Đánh giá tình hình tài chính PDF

Title Đánh giá tình hình tài chính
Author Thư Huyền
Course tư tưởng hcm
Institution Học viện Tài chính
Pages 29
File Size 924.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 4
Total Views 520

Summary

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNHBÁO CÁOĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ SEN GIAI ĐOẠN 2015-Lớp: LT2_11CLNhóm: 8Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền ThưBùi Phương ThanhBùi Thị Kim NgânLê Thị Ngọc MaiNguyễn Vân AnhHà Nội, tháng 3 năm 2020Bảng phân công công việcTT Họ tên Côn...


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ SEN GIAI ĐOẠN 2015-2019

Lớp: LT2_11CL03 Nhóm: 8 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Thư Bùi Phương Thanh Bùi Thị Kim Ngân Lê Thị Ngọc Mai Nguyễn Vân Anh

Hà Nội, tháng 3 năm 2020

Bảng phân công công việc TT

Họ tên

Công việc

1 Kim Ngân

Nội dung

1.1 Giới thiệu DN 1.2 PT chính sách đầu tư Đánh giá chung: ưu điểm

2 Vân Anh

Nội dung

1.3 PT chính sách tài trợ Đánh giá chung: ưu điểm

Nội dung

1.4 PT chính sách cổ tức 1.8 PT tình hình rủi ro và tăng trưởng Đánh giá chung: Nhược điểm

Nội dung

1.5 PT tình hình dòng tiền 1.7 PT giá trị thị trường Kết luận

Nội dung

1.6 PT hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh Kiến nghị đề xuất

Hình thức

Tổng hợp Word + Excel Tổng hợp Tài liệu tham khảo

3 Phương Thanh

4 Ngọc Mai

Huyền Thư 5 (Nhóm trưởng)

1. Phân tích Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 1.1. Giới thiệu công ty  Giới thiệu chung: Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp: Mã số DN 3700381324, đăng ký lần đầu ngày 08/08/2001, đăng ký thay đổi lần thứ 32 ngày 15/05/2019. Mã chứng khoán: HSG; niêm yết trên sàn HOSE Địa chỉ trụ sở chính: Số 9, Đại lộ Thống Nhất, Khu công nghiệp Sóng Thần II, Phường Dĩ An, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Điện thoại: 028.3999.0111 – fax: 028.3847.9882 Văn phòng đại diện: 183 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10 - Phú Nhuận - TP. Hồ Chí Minh. Website: www.hoasengroup.vn  Lịch sử hình thành: Ngày 08/08/2001: Tiền thân là Công ty Cổ phần Hoa Sen được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng và 22 CBCNV; Tháng 11/2006: Thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với vốn điều lệ 320 tỷ đồng. Tháng 12/2007: Đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và tiến hành nhận sáp nhập các công ty con là Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Hoa Sen, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Hoa Sen; Ngày 08/11/2008: Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE); Ngày 05/12/2008: Giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE); Năm 2009: Tăng vốn điều lệ lên 1.008 tỷ đồng; Năm 2011: Công ty khánh thành giai đoạn 1 Dự án nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, thành lập thêm 13 chi nhánh phân phối bán lẻ nâng tổng số chi nhánh lên con số 106; Năm 2012: Công ty có doanh thu xuất khẩu đạt 180 triệu USD, trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ vàng hàng đầu Đông Nam Á; Ngày 20/04/2017: Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng; Ngày 26/06/2017: Tăng vốn điều lệ lên 3.499.966.830.000 đồng; 1

Ngày 09/07/2018: Tăng vốn điều lệ lên 3.849.903.280.000 đồng; Ngày 15/05/2019: Tăng vốn điều lệ lên 4.234.694.890.000 đồng;  Ngành nghề kinh doanh: Công ty hiện có hai nhóm sản phẩm chính: Nhóm sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thép như tôn mạ hợp kim nhôm kẽm, tôn mạ màu, xà gồ thép mạ kẽm Nhóm sản phẩm nhựa như ống nhựa PVC, hạt nhựa, tấm trần nhựa.  Thành tựu Với sự điều hành linh hoạt và sáng tạo của Ông Lê Phước Vũ và các cộng sự, từ một công ty nhỏ với số vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng và 22 nhân viên, Tập đoàn Hoa Sen đã vươn lên trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á với vốn điều lệ 4200 tỷ đồng, doanh thu đạt gần 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1500 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng gần 10.000 nhân viên. Hiên nay, Tâp đoàn Hoa Sen đang d|n đầu các doanh nghiêp sản xuất và kinh doanh tôn, thép tai Viêt Nam với 33,1% thị phần tôn và 20,3% thị phần ống thép (Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2016). Với chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, thời gian giao hàng nhanh, giá thành hợp lý, dịch vụ khách hàng tốt, Tập đoàn Hoa Sen luôn đáp ứng tốt nhất và nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng ở cả thị trường nội địa l|n xuất khẩu. Hiện nay, Tập đoàn Hoa Sen đang sở hữu 11 nhà máy lớn, hệ thống gần 500 chi nhánh phân phối - bán lẻ trải dài trên khắp cả nước. Ngoài ra, Hoa Sen còn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, sản phẩm của Hoa Sen đang có mặt tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tập đoàn Hoa Sen đang không ngừng vươn cao vị thế ở thị trường trong nước và quốc tế, khẳng định tầm vóc của một doanh nghiệp tăng trưởng toàn cầu thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ngoài những đối tác xuất khẩu truyền thống, Tập đoàn còn mở rộng xuất khẩu tại những thị trường giàu tiềm năng như các nước Châu Mỹ, Châu Âu,…  Lợi thế cạnh tranh Để đạt được những thành công đó, Tập đoàn Hoa Sen đã và đang phát huy chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi bao gồm: Thứ nhất, là quy trình sản xuất kinh doanh khép kín giúp Tập đoàn Hoa Sen có thể chủ động điều tiết và kiểm soát chặt chẽ chi phí từng khâu trong quá trình sản xuất; Thứ hai, là phát triển hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng và quản trị được hệ thống đó; Thứ ba, là xây dựng thương hiệu mạnh, thân thiện, hướng đến cộng đồng thông qua các hoạt động tài trợ từ thiện; 2

Thứ tư, là xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc thù dựa trên triết lý kinh danh “Trung thực - Cộng đồng - Phát triển”, tạo được đội ngũ cộng sự đáng tin cậy, xây dựng được hệ thống quản trị chuyên nghiệp, chuẩn mực, linh hoạt và hiệu quả, thích nghi với mọi thay đổi và thách thức của thị trường; Thứ năm, là tiên phong đầu tư công nghệ mới.  Đối thủ cạnh tranh của tập đoàn Hoa Sen: Với việc năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Tâ 8p đoàn Hoa Sen đang trên bệ phóng vững chắc trở thành Tập đoàn Kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam và khu vực, khẳng định vị thế của một doanh nghiệp tăng trưởng toàn cầu thuộc Diễn đàn Kinh tế thế giới. Đối thủ cạnh tranh của HSG là: Đối thủ cạnh tranh trong nước: Trên thương trường tôn kẽm hiện nay có hàng chục doanh nghiệp đang cạnh tranh trực tiếp với tập đoàn Hoa Sen ở nhiều lĩnh vực. - CTCP Tập đoàn Hòa Phát (MCK: HPG): Năm 2018, HPG tuyên bố gia nhập thị trường tôn mạ với quyết định đầu tư dự án Nhà máy sản xuất tôn mạ màu Hòa Phát tại khu công nghiệp Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên với công suất 400.000 tấn/năm. - CTCP thép Nam Kim (MCK: NKG): cùng với tôn thép Hoa Sen, thép Nam kim hiện chiếm khoảng 50% thị phần tôn mạ trong nước. NKG sở hữa 2 công ty và 3 chi nhánh là đơn vị hạch toán trực thuộc; phân phối sản phẩm tới đại lý phân phối, thông qua các tổng kho tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam và một kho tại Hà Nội. Trong khi HSG tự xây dựng các chi nhánh riêng, bán hàng sỉ và lẻ qua các chi nhánh này. Có thể kể thêm một số đối thủ cạnh tranh của tập đoàn Hoa Sen khác như POM là doanh nghiệp đang sở hữu nhà máy luyện thép lớn nhất Đông Nam Á với công suất luyện phôi 1 triệu tấn/năm, cán thép 1 triệu tấn/năm và có vốn điều lệ gần gấp đôi vốn điều lệ của Hoa Sen và đứng đầu về thị phần thép xây dựng. Hay VIS là doanh nghiệp có vốn điều lệ xấp xỉ 50% so với vốn điều lệ của Hoa Sen cũng là đối thủ nặng kí… Tập đoàn nước ngoài: là những tập đoàn với thế mạnh về nguồn vốn lớn đầu tư vào thị trường tôn thép Việt Nam. Ví dụ, Công ty liên doanh giữa 2 tập đoàn Úc và Nhật sử dụng tôn mạ màu làm sản phẩm chủ đạo, đây cũng là mặt hàng chiếm thị phần lớn nhất của Hoa Sen. Có thể nói, đây là đối thủ lớn nhất của Hoa Sen trong thị phần thép mạ màu trên thương trường hiện nay. Hiện nay, đối thủ cạnh tranh của tập đoàn Hoa Sen có hàng chục doanh nghiệp cả trong l|n ngoài nước. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tôn mạ, Hoa Sen đang nắm gần 40% thị phần, vượt xa các doanh nghiệp ở vị trí thứ hai và thứ ba. Bên cạnh đó, với ống thép và ống nhựa, dù Tập đoàn mới tham gia thị trường khoảng 7 năm, nhưng đã vươn lên đứng đầu thị trường ống thép với 20% thị phần và đứng thứ ba thị trường ống nhựa. Vì vậy, nói Hoa Sen 3

có đối thủ cũng đúng mà không có cũng đúng, bởi hiện Hoa Sen đã vươn lên d|n đầu trong nhiều phân khúc. 1.2. Phân tích chính sách đầu tư Nhận xét chung: Các quyết định đầu tư của doanh nghiệp mặc dù đều dựa trên cơ sở dự tính về thu nhập trong tương lai do đầu tư đưa lại, tuy nhiên khả năng nhận được thu nhập trong tương lai thường không chắc chắn nên rủi ro trong đầu tư là rất lớn. Vì vậy nên mỗi doanh nghiệp đều cần phải có một chính sách đầu tư đúng đắn, thận trọng để có thể tồn tại trong thị trường kinh doanh đầy biến động.  Chính sách đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn Bảng 1: Tỷ lệ đầu tư vào tài sản của HSG giai đoạn 2015 -2019 Tỷ lệ đầu tư TSNH

2015 58.00%

2016 62.19%

2017 74.77%

2018 67.63%

2019 61.01%

Tỷ lệ đầu tư TSDH

42.00%

37.81%

25.23%

32.37%

38.99%

Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTC

Ta có thể thấy rõ ràng tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn đều cao hơn tài sản dài hạn và biến động không đều qua từng năm. Nguyên nhân cơ bản đó chính là đặc thù kinh doanh của công ty Hoa Sen là sản xuất các mặt hàng có lượng tiêu thụ lớn, chi phí sản xuất cao và đặc biệt cần có một lượng hàng tồn kho nhất định để cung cấp ra ngoài thị trường. Trong niên độ tài chính từ năm 2015-2017, tỷ lệ đầu tư TSNH tăng mạnh từ xấp xỉ 58% lên tới 74,7% chủ yếu là do tập trung sản xuất hàng tồn kho (chiếm đến 37%) và đẩy mạnh bán sản phẩm (khoản phải thu 42%) để mở rộng chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên do tình hình thị trường biến động mạnh, Trung Quốc giảm giá thép khiến toàn bộ doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn nên vào 2 năm 2018 và 2019, tỷ lệ đầu tư giảm xuống còn khoảng 61%. Đây là động thái cho việc tạm ngừng tham gia đẩy mạnh sản xuất mở rộng quy mô kinh doanh của công ty sau khi gánh trên vai hàng loạt chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bị phình to do vay nợ. Phần gia tăng về chi phí đã ăn mòn chính lợi nhuận của doanh nghiệp này. Tỷ lệ đầu tư cho tài sản dài hạn của HSG có dấu hiệu tăng lên vào năm 2018 (tăng lên 7%) và tiếp tục tăng thêm 6% nữa vào năm 2019 bởi sau khi giá thép bị biến động, công ty đã tiến hành tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình kinh doanh để nhằm tối ưu hoá hệ thống phân phối. Điều này cũng d|n đến việc doanh thu và lợi nhuận của Hoa Sen sụt giảm tuy nhiên cũng đã kéo được lượng hàng tồn kho và khoản phải thu nợ vay đi xuống đáng kể (dựa trên BCTC). Trong khoản mục TSDN, tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng đều trong cả 5 năm trong đó tài sản cố định hữu hình và đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. 4

Đầu tư tài sản cố định Từ năm 2015 - 2019, lượng tài sản cố định của doanh nghiệp giảm đều theo từng năm, đây là hệ quả của giai đoạn mở rộng quá nhanh cơ sở kinh doanh trải dài khắp đất nước. Liên tục trong ba năm 2015-2017, doanh nghiệp này mở rộng hệ thống phân phối ra các tỉnh với số lượng chi nhánh mở mới tăng theo cấp số. Số lượng chi nhánh từ con số 150 cuối năm 2015 đã tăng lên 491 (gấp hơn 3 lần) vào cuối 2018. Riêng năm 2017, đơn vị này mở 121 chi nhánh. Đặc biệt lượng mua sắm TSCĐ trong năm 2017 tăng lên tới 606 tỷ đồng cho thấy công ty rất kỳ vọng việc đầu tư TSCĐ sẽ thu về mức lợi nhuận khổng lồ. Việc vận hành hệ thống phân phối lớn khiến CP bán hàng và QLDN liên tục gia tăng, cùng với đó là chi phí tài chính cao do vay nợ. Nhưng ở chiều ngược lại lợi nhuận gộp không tăng cùng chiều với doanh thu khiến lợi nhuận làm ra không đủ đề bù đắp phần chi phí ngày càng tăng của DN. Như vậy, có thể nhận định hành động đầu tư mở rộng chi nhánh phân phối của HSG không hiệu quả, cổ phiếu HSG tụt xuống mức kém khả quan do những rủi ro ngày càng lộ rõ trong hoạt động, từ biên lợi nhuận đi xuống, chi phí gia tăng, cho tới sự thiếu ổn định từ cơ cấu tài chính.  Chính sách đầu tư tài chính Bảng 2: Tỷ lệ đầu tư tài chính của HSG giai đoạn 2015 -2019 2015 Tỷ lệ đầu tư TCNH Tỷ lệ đầu tư TCDH

100%

2016 100%

2017 100%

2018 0.01% 99.99%

2019 2.35% 97.65%

Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTC

Về đầu tư tài chính ngắn hạn: doanh nghiệp không phát sinh bất cứ khoản chi nào trong 3 năm 2015-2017. Không tiếp tục dùng tiền để đầu tư mới nữa mà trong năm 2018-2019, công ty đã đầu tư cho khoản mục này từ 0,27 tỷ lên tới 75,75 tỷ đồng chủ yếu vào các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại. Về đầu tư tài chính dài hạn: luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong cả giai đoạn. Năm tài chính 2018-2019, doanh nghiệp chi mạnh vào việc mua trái phiếu từ các ngân hàng thương mại và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn thay vì chỉ đầu tư vào công ty con và công ty liên doanh, liên kết như 3 năm trước đó. Dưới tình hình nợ vay tăng nhanh, lợi nhuận sụt giảm thì việc đầu tư cho trái phiếu là giải pháp an toàn để doanh nghiệp bù đắp lại nguồn vốn. Ta có bảng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư qua từng năm như sau: Bảng 3: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư của HSG giai đoạn 2015-2019 5

ĐVT: 1,000,000 Mua sắm TSCĐ Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác Tiền chi cho vay và tiền gửi có kỳ hạn Tiền thu hồi từ khoản cho vay và tiền gửi có kỳ hạn Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác Tiền thu hồi đầu từ góp vốn vào các đơn vị khác Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

2015

2016

2017

(344,822 (256,488) )

2018

(605,945) (267,516) (236,954)

71,470

7,326

56,619

-

-

-

-

-

-

(151,496 (415,200) )

2019

164,811

281,380

(298) (105,390) 116,105

76,870

(635,150) (181,954)

(14,766)

4,273

4,367

-

156,447

18,018

3,793

8,516

2,944

5,428

13,147

(416,782 (651,479) (1,181,532) (304,646) )

32,306

Nguồn: BCTC HSG giai đoạn 2015-2019

Nhìn vào mục lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư, từ năm 2015-2018 là con số âm, cao nhất là năm 2017 lên tới hơn 1000 tỷ đồng, cho thấy được mức độ giảm sút quy mô vốn ảnh hưởng đến sức khoẻ của DN rất nhiều. Tuy nhiên dấu hiệu tích cực từ việc thay đổi chính sách đầu tư đã đem lại mức lưu chuyển tiền thuần trong năm 2019 dương, cho thấy tuy con số không đáng kể nhưng đã phần nào cải thiện tình hình tăng trưởng của Hoa Sen.  Kết luận Nhìn chung, chính sách đầu tư của HSG khá hợp lý. Tại thời điểm mở công ty mở rộng hệ thống kinh doanh thì ngành thép đang phát triển mạnh, tuy nhiên cũng do yếu tố thị trường biến động khó lường d|n đến việc Hoa Sen rơi vào khó khăn khi chịu mức doanh thu thấp hơn hẳn so với các năm trước kèm theo hàng loạt chi phí phình to do mở rộng quy mô quá nhanh. Bước chuyển mình về chính sách đầu tư của Hoa Sen đã mang đến nhiều dấu hiêu khả quan cho doanh nghiệp này. Trong niên độ tài chính 2018-2019 họ đã ngừng việc đẩy mạnh sản xuất bán hàng, chú trọng tiêu thụ nội địa hơn nhưng cũng v|n song hành với xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra hạn chế giao dịch với các bên liên quan để giảm xung đột lợi ích (BCLCTT). 1.3. Phân tích chính sách tài trợ  Cơ cấu nguồn vốn Tổng giá trị nguồn vốn tăng qua từng năm từ 2016 đến 2018 nhưng đến năm 2019 lại sụt giảm từ 16,24 nghìn tỷ đồng xuống còn 13,69 nghìn tỷ đồng. Tỉ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2015-2019 duy trì ở mức 35%. Cơ cấu nguồn vốn từ năm 6

2015-2018 của công ty tăng do sử dụng nhiều vào nợ, huy động vốn chủ yếu từ bên ngoài (vốn vay từ ngân hàng, tín dụng thương mai, thuê tài sản,…) và mức độ độc lập về tài chính còn thấp. Tuy nhiên, năm 2019 Công ty có xu hướng giảm các khoản nợ phải trả như giảm vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, tăng tỷ trọng VCSH, nhưng sẽ chỉ đến một mức nào đó vì DN v|n cần vốn vay cho nhu cầu hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn HSG giai đoạn 2015-2019 Hệ số nợ 33%

39%

67%

61%

2015

2016

Hệ số vốn chủ sở hữu 27%

33%

73%

67%

2017

2018

44%

56%

2019

Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTC

Nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng trong những năm đầu, cụ thể năm 2017, tổng nợ phải trả là 11,72 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 73% cơ cấu nguồn vốn Công ty và cũng là tỷ trọng nợ phải trả cao nhất trong giai đoạn, chủ yếu là các khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, sang năm 2018, tỷ trọng nợ phải trả đã giảm 6% so với năm 2017. Đến năm 2019, tỷ trọng nợ chỉ chiếm 56%, giảm mạnh 11% so với năm 2018. Điều này cho thấy công ty đã có những chiến lược thiết thực và hiệu quả nhằm tập trung điều chỉnh giảm nợ vay. Biểu đồ 2: Tỷ trọng nợ HSG trong giai đoạn 2015-2019 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

11%

6%

2%

1%

1%

89%

94%

98%

99%

99%

2015

2016

2017

2018

2019

Nợ ngắn hạn

7

Nợ dài hạn

Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTC

Nợ ngắn hạn năm 2016 và năm 2017 tăng, cụ thể năm 2017 tăng 5,26 tỷ đồng so với năm 2016 và là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ 2015-2019. Những năm này nợ ngắn hạn tăng do khoản phải trả người bán tăng. Sang năm 2018, nợ ngắn hạn giảm 694,84 tỷ đồng xuống còn 10,78 nghìn tỷ đồng và năm 2019 giảm mạnh còn 7,66 nghìn tỷ đồng do chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính giảm mạnh. Doanh nghiệp đã cố gắng giảm nợ bằng cách tái cấu trúc hệ thống, thu gọn các dự án đầu tư trái ngành nhằm duy trì cơ cấu vốn an toàn, ít rủi ro và ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài hơn. Nợ dài hạn trong giai đoạn 2015-2019 liên tục giảm mạnh chiếm lần lượt 11%, 6%, 2% và 1% tổng nợ phải trả của từng năm, điều này thể hiện doanh nghiệp đã tập trung trả các khoản nợ dài hạn như vay tài chính, do đó việc huy động vốn từ bên ngoài cũng giảm.  Mô hình tài trợ Bảng 4: Nguồn vốn lưu động thường xuyên (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu

2015

2016

Nguồn vốn thường xuyên

3,644,635 4,665,078

NWC

(113,404)

551,596

2017 4,544,84 5 501,640

2018

2019

5,458,266 6,029,327 200,444

691,206

Nguồn: Tính toán của nhóm từ BCTC

Dựa vào bảng tính, ta thấy năm 2015 NWC0 đã cho thấy sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty vì có một phần nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động (Mô hình 1) để sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp đã sử dụng mô hình tài trợ có độ an toàn cao và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.  Đòn bẩy tài chính Để gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, DN thường sử dụng đòn bẩy tài chính. Hệ số nợ/ Tổng tài sản Chỉ tiêu

2015

2016 8

2017

2018

2019

Hệ số nợ/Tổng tài sản

0.666

0.607

0.731

0.669

0.563

Hệ số này đo mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Hệ số nợ/ Tổng tài sản của công ty trong 5 năm đều ở mức cao. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ trên tổng tải sản giảm rõ rệt từ 73% năm 2017 xuống còn 66% và 56% ở năm 2018 và 2019. Điều này cho thấy Công ty đã có những chính sách điều chỉnh giảm nợ, nhưng tỷ lệ này v|n ở mức cao so với nhiều doanh nghiệp thép khác cũng như hệ số trung bình ngành, cho thấy doanh nghiệp v|n đang sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ cao. Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu

2015

2016

2017

2018

2019

1.993

1.544

2.209

2.017

1.290

Hệ số này đo lường quy mô tài chính của doanh nghiệp. Giai đoạn 2015-2019, chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 chứng...


Similar Free PDFs