Đề cương thuyết trình tiểu luận nhóm 2 PDF

Title Đề cương thuyết trình tiểu luận nhóm 2
Author Linh Trần
Course Thống Kê Ứng Dụng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 298.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 113
Total Views 444

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC UEHKHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊBÀI TIỂU LUẬNMÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNINĐỀ TÀI SỐ 2VẤN ĐỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦNGHĨA Ở VIỆT NAMGIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH VÂNNHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 2--------------- NĂM THỰC HIỆN: NĂM 2022 ---------...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN ĐỀ TÀI SỐ 2 VẤN ĐỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH VÂN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 2 --------------- NĂM THỰC HIỆN: NĂM 2022 ---------------

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

TT

TÊN SINH VIÊN

MSSV

LỚP

GHI CHÚ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

NGUYỄN ĐÌNH TOÀN LÊ HOÀNG DUY TRẦN HOÀNG TRUNG ĐỨC HÀ GIA HIẾN PHẠM MINH HIỀN ĐỖ NGUYỄN THU HIỀN NGUYỄN KING TRẦN THẢO LINH TRƯƠNG THỊ HỒNG MAI DOÃN PHƯƠNG HÀ MY ĐẶNG YẾN NHI VĂN NGỌC NHƯ QUỲNH ĐÀO THI PHƯƠNG QUỲNH

31211027676 31211025613 31211027635 31211021362 31211021654 31211025236 31211023531 31211022115 31211026726 31211027649 31211027659 31211027669 31211027667

DS001 NHÓM TRƯỞNG EE003 DS001 DS001 DS001 EE003 DS001 AU003 DS001 DS001 DS001 DS001 DS001

14 15 16

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO HUỲNH MINH THƯ PHẠM QUỐC THUẬN

31211027671 31211026430 31211027674

DS001 DS001 DS001

MỤC LỤC PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................1 PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH...........................................................1 1. KHÁI NIỆM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM..................................................1 2. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM...................................................................................1 2.1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật phát triển khách quan...........................................1

2.2. Kinh tế thị trường là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước............................................................1 2.3. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân........................................................2 3. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM...........................................2 3.1. Về mục tiêu..............................................................................2 3.2. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế................................2 3.3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế................................................2 3.4. Về quan hệ phân phối...............................................................3 3.5. Về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.....3 PHẦN 3: KẾT LUẬN.........................................................................3 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................3

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của từng quốc gia, từng dân tộc. Vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỷ qua, do đó việc tìm tòi mô hình quản lý kinh tế thích hợp và có hiệu quả hơn là vấn đề mà nhà nước ta và nhiều nước trên thế giới quan tâm. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta. Trong những năm qua,

nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước, nước ta đã thoát khỏi những khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên quy luật giá trị và tín hiệu cung cầu của thị trường. Do vậy, việc quan tâm đến xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một điều hết sức cần thiết với mỗi chúng ta. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (T6-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã quyết định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (nền kinh tế đã kìm hãm sự phát triển của xã hội trong một thời gian khá dài) sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nó vừa mang tính chất chung của thị trường, vừa có những đặc thù được quyết định bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đây là sự vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm trong nước và thế giới về phát triển kinh tế thị trường, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước. Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Sau 35 năm đổi mới chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu, nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ, luôn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Khái niệm kinh tế thị trường giờ đã trở nên quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Song không phải ai cũng hiểu được bản chất nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đã chọn. Bài tiểu luận này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về vấn đề này.

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH 1. KHÁI NIỆM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. Theo C. Mác, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển. Là sản phẩm của nhân loại, vậy nên ở mỗi giai đoạn khác nhau ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những mô hình kinh tế thị trường khác biệt, mang đặc trưng riêng phản ánh điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Ở Việt Nam, đó là nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Và được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sinh ra trong thời kỳ Đổi mới, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường, có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước nhắm tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cụm từ “Định hướng xã hội chủ nghĩa” bởi lẽ nước ta chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội mà đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Không những thế, giá trị dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị trong tương lai mà loài người còn phải phấn đấu rất nhiều để

đạt được. Do đó, định hướng xã hội chủ nghĩa ở đây cũng là hướng tới những giá trị cốt lõi ấy. Dù mới chỉ tồn tại, thử nghiệm và vận hành được hơn 30 năm, tuy nhiên đã có những kết quả thực tế chứng tỏ đây là mô hình không chỉ phù hợp với đặc trưng trình độ phát triển, hoàn cảnh chính trị - xã hội của Việt Nam mà còn có sức sống và triển vọng to lớn trong tương lai. Và để tiến xa, vững mạnh hơn nữa thì phải do nhân dân nỗ lực xây dựng mới có thể đạt được.

2. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. 2.1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật phát triển khách quan - Kinh tế thị trường bản chất là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Khi có đủ điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, nền kinh tế hàng hóa tự hình thành. Kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nhất định, tất yếu sẽ chuyển sang kinh tế thị trường. Đây là quy luật phát triển tất yếu khách quan, nằm ngoài với suy nghĩ chủ quan của con người. Trôi ngược dòng lịch sử, nền kinh tế hàng hóa tại Việt Nam vốn được hình thành từ lâu: cuối thời phong kiến Pháp rồi sang thời Pháp thuộc và sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Trong những khoảng thời gian này, nền kinh tế hàng hóa từng bước phát triển. Do vậy chúng ta đã xây dựng được nền tảng kinh tế hàng hóa. Đất nước chúng ta còn sẵn có những điều kiện thúc đẩy, phát triển kinh tế hàng hóa như: thị trường cung - cầu; thị trường lao động; vị trí địa lý; tài nguyên dồi dào;...

Có thể thấy, vừa tồn tại nền tảng kinh tế hàng hóa, vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hàng hóa nên việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam là vấn đề tất yếu khách quan. Tuy nhiên, cần lưu ý, trong quá trình hình thành nên nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, không thể có một nền kinh tế trừu tượng, chung chung cho mọi hình thái kinh tế - xã hội, mọi quốc gia, dân tộc. - Kinh tế thị trường trong mỗi hình thái kinh tế xã hội cụ thể phải chịu sự chi phối của các quan hệ sản xuất thống trị. Tức là, nền kinh tế thị trường dưới một bối cảnh xã hội cụ thể sẽ phát triển theo định hướng của Nhà nước thống trị. Trong lịch sử, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã sớm hình thành. Nó được coi là công cụ, phương tiện phát triển kinh tế của các nước tư bản; đảm bảo quyền lợi cho bộ phận giai cấp thống trị là giai cấp tư sản. Tuy nhiên thực tiễn lịch sử đã cho thấy, mặc dù kinh tế thị trường đã đạt tới giai đoạn phát triển cao và phồn thịnh ở các nước tư bản phát triển nhưng những mâu thuẫn vốn có của nó không thể nào khắc phục được trong lòng xã hội tư bản. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đang có xu hướng tự phủ định, tự tiến hóa tạo ra những điều kiện cần và đủ cho một cuộc cách mạng xã hội - cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy trên bước đường phát triển của nhân loại, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Và Việt nam của chúng ta cũng đang đi theo con đường định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng nhà nước “ của dân, do dân và vì dân’’ với hệ tiêu chí “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh’’. Với ý nghĩa đó, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển

của dân tộc; sự lựa chọn ấy không hề mâu thuẫn với tiến trình phát triển của đất nước. Đây chính là bước đi, cách làm mới hiện nay của các dân tộc, quốc gia đang trên con đường hướng tới xã hội chủ nghĩa.

2.2. Kinh tế thị trường là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. - Kinh tế thị trường là một thành tựu phát triển văn minh của nhân loại trong sản xuất và trao đổi sản phẩm, là phương thức phân bổ nguồn lực loài người đã đạt được, là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả cao. So với các mô hình kinh tế phi thị trường, thì kinh tế thị trường là phương thức phân bổ nguồn lực có hiệu quả hơn cả, nó đáp ứng được yêu cầu đặt ra là bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Đồng thời đây cũng là một thành tựu phát triển văn minh của nhân loại trong sản xuất và trao đổi sản phẩm,là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất,thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và đạt hiệu quả cao, giúp các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. - Dưới tác động của các quy luật thị trường, nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá thành sản phẩm. Vì sự phát triển của kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn với mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của chủ nghĩa xã hội. Thế nên trong sự phát triển của Việt Nam, cần đồng thời phải phát triển kinh tế thị trường, để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả nhất có thể. Song, nền kinh tế thị trường, kể cả nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại, không thể tránh khỏi việc có những hạn chế, những nhược điểm rất cơ bản,

thậm chí cả những khuyết tật không dễ gì sửa chữa. Chính vì thế mà trong quá trình phát triển kinh tế thị trường cũng cần phải chú ý đến những thất bại và khuyết tật của thị trường để có sự can thiệp, điều tiết kịp thời của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bởi không gì khác, phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa chính là sự lựa chọn cách làm, bước đi đúng quy luật kinh tế khách quan để đi đến mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2.3. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. - Sự tồn tại của kinh tế thị trường ở nước ta tạo ra một động lực quan trọng cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Sự khác biệt cơ bản giữa nhà nước Việt Nam với các nhà nước TBCN là nhà nước chúng ta được hình thành từ cuộc cách mạng vô sản, cuộc cách mạng đó là do nhân dân thực hiện. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Còn cuộc cách mạng tư sản của các nước TBCN là do giai cấp TS thực hiện và Nhà nước TBCN đảm bảo quyền lợi thiết thực cho giai cấp tư sản là giai cấp thống trị. Với đặc điểm bản chất nhà nước này, chúng ta không thể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chỉ có thể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân lao động về một xã hội dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là khát vọng của nhân dân Việt Nam. Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN về thực chất là quá trình phát triển "rút ngắn" của lịch sử, chứ không phải "đốt cháy" giai đoạn. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ phá vỡ tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tế, đẩy mạnh phân công lao động, phát triển ngành nghề.

Có thể xem, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là bước đi quan trọng nhằm xã hội hóa nền sản xuất xã hội, là bước đi tất yếu của sự phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là bước quá độ để đi lên CNXH.

3. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. 3.1. Về mục tiêu - Để có thể phân biệt nền kinh tế thị trường nước ta với nền kinh tế thị trường khác, phải nói đến mục đích chính trị mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Nhân dân ta đã chọn. Kinh tế thị trường hướng đến xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm mục tiêu phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.  Làm cho dân giàu: nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân GDP đầu người tăng nhanh trong một thời gian ngắn và khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội ngày càng được thu hẹp.  Làm cho nước mạnh: thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị trường cho ngân sách của quốc gia; ở sự gia tăng ngàng kinh tế mũi nhọn; ở sự sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia; ở sự bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các bí mật quốc gia về tiềm lực kinh tế, công nghệ, khoa học và quốc phòng, an ninh.  Làm cho xã hội công bằng, văn minh: thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi ích ngay trong nội bộ nền kinh tế thị trường; trong đó việc góp phần to lớn vào giải quyết các vấn đề xã hội, việc cung ứng các hàng hoá và

dich vụ có giá trị không chỉ về kinh tế mà còn có giá trị cao về văn hoá, xã hội. - Ở nước ta hiện nay, lực lượng sản xuất còn yếu kém; cơ sở vật chất – kỹ thuật còn lạc hậu vì thế cần phải kích thích sản xuất; khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người lao động. Đây là sự khác biệt căn bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Mục đích đó bắt nguồn từ cơ sở kinh tế xã hội của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và là sự phản ánh mục tiêu chính trị - xã hội mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang phấn đấu. Mặt khác, đi đôi với việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam còn gắn với việc xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp trên cả ba mặt: sỡ hữu, quản lý và phân phối nhằm ngày càng hoàn thiện cơ sở kinh tế - xã hội của chủ nghĩa xã hội. 3.2. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế. - Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều kiện lịch sử nhất định. Sở hữu hàm ý trong đó bao gồm có chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu, lợi ích từ đối tượng sở hữu. Mục đích của chủ thể sở hữu là nhằm thực hiện những lợi ích từ đối tượng sở hữu. Chẳng hạn như ở chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì đối tượng sở hữu là tư bản và trí tuệ, chủ thể sở hữu là nhà tư bản, lợi ích có được từ đối tượng sở hữu là giá trị thặng dư (có được do người có quyền sở hữu có quyền phân phối kết quả lao động).

Khác với việc chiếm hữu các sản phẩm tự nhiên, sở hữu phản ánh việc chiếm hữu trước hết là các nguồn lực sản xuất, tiếp đến là chiếm hữu kết quả lao động. Trong sự phát triển của các xã hội khác nhau, đối tượng sở hữu trong các nấc thang phát triển có thể là nô lệ, có thể là ruộng đất, có thể là tư bản, có thể là trí tuệ. Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý:  Về nội dung kinh tế: sở hữu là điều kiện của sản xuất, là lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu được thụ hưởng khi sở hữu đối tượng sở hữu.Về mặt này, sở hữu là cơ sở để các chủ thể thực hiện lợi ích từ đối tượng sở hữu, không xác lập quan hệ sở hữu sẽ không có cơ sở để thực hiện lợi ích kinh tế.  Về nội dung pháp lý: sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn hay nghĩa vụ của chủ thể sở hữu.Trong trường hợp này, sở hữu luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu khi xây dựng và hoạch định cơ chế quản lý nhà nước với quát trình phát triển nói chung. Vì vậy, về mặt pháp lý, sở hữu giả định và đòi hỏi sự thừa nhận về mặt luật pháp. Khi đó, những lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu được thụ hưởng sẽ không bị các chủ thể khác phản đối. Khi đó việc thụ hưởng được coi là chính đáng và hợp pháp. Bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý:  Về nội dung kinh tế: Là cơ sở, điều kiện của sản xuất.  Về nội dung pháp lý: Thể hiện những quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn, nghĩa vụ của chủ thể sở hữu. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng kinh tế tập thể trở thành nền tảng cho nền kinh tế quốc dân.

- Về thành phần kinh tế, Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phât triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật. Đây không chỉ là điểm khác biệt cơ bản với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà còn phản ánh nhận thức mới về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để đi lên chủ nghĩa xã hội cần phải phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm tạo động lực cạnh tranh cho nền kinh tế.

3.3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế. - Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân. Nước ta bước vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bằng cách dứt khoát thoát khỏi hệ thống quan liêu bao cấp, kinh tế tập trung là một phương án sáng tạo, khách quan, độc lập và phù hợp với thời đại chung của sự vận hành kinh tế thế giới hiện đại. Xây dựng đất nước với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chỉ nghĩa tất cả là do dân và vì dân; nền kinh tế đó một mặt tôn trọng và tuân theo các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường; tức là sản xuất kinh doanh phải có lãi, phải chấp nhận cạnh tranh phù hợp với pháp luật để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Mặt khác, lực lượn...


Similar Free PDFs