ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI PDF

Title ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Course quan hệ kinh tế quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 40
File Size 812.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 155
Total Views 579

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾTIỂU LUẬN MÔN HỌC:QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚINhóm thực hiện : Nhóm 2 Lớp tín chỉ : KTE306(GÐ1-HK2-2122). Giảng viên hướng dẫn : TSễn Quang MinhHà Nội, 3/STT ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA XU THẾ TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

Nhóm thực hiện Lớp tín chỉ Giảng viên hướng dẫn

: Nhóm 2 : KTE306(GÐ1-HK2-2122).2 : TS.Nguyễn Quang Minh

Hà Nội, 3/2022

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT

HỌ VÀ TÊN

MSV

1

Đinh Thu Hoài

2012730008

2

3

4

Vũ Quỳnh Chi

Nguyễn Minh Hằng

Đinh Trà My

2014730013

2012730007

2014730039

NỘI DUNG PHỤ TRÁCH - I.1 - I.2 - I.7 - II.1 - II.2 - II.3 - I.3 - I.5 - I.6 - Lời mở đầu - I.4 - Kết luận - Chỉnh sửa tiểu luận

2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA..................................6 1. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự hình thành các tổ chức liên kết KTQT.....................6 2. Toàn cầu hóa thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển........................................9 3. Toàn cầu hóa thúc đẩy gia tăng dòng vốn đầu tư quốc tế.................................12 4. Toàn cầu hóa góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế các nước............................................................................................................................. 15 5. Toàn cầu hóa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ…………………………………………………………………………………19 6. Toàn cầu hóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập của người dân trên thế giới............................................................................................... 21 7. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển của KHCN...............................................24 CHƯƠNG II. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA............................26 1. Toàn cầu hóa làm gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo và trình độ phát triển giữa các nước phát triển và đang phát triển....................................................26 2. Cạnh tranh gay gắt hơn dẫn đến nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các nước đang phát triển.....................................................28 2.1.

Vấn đề chảy máu chất xám............................................................................28

2.2.

Gia tăng phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài...........................................31

3. Toàn cầu hóa kinh tế làm tăng thêm những thách thức có tính toàn cầu........34 3.1.

Vấn đề ô nhiễm môi trường...........................................................................34

3.2.

Vấn đề lây nhiễm dịch bệnh...........................................................................35

3.3.

Vấn đề văn hóa...............................................................................................37

3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số lượng tổ chức liên kết KTQT và các FTA trên thế giới (1994 - 2021)............8 Biểu đồ 2: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thế giới (2005 – 2020). .10 Biểu đồ 3: Quy mô GDP thế giới (2000 - 2020)..................................................................11 Biểu đồ 4: Mức thuế quan trung bình trên thế giới (1997 - 2019).......................................12 Biểu đồ 5: Quy mô vốn FDI trực tiếp của thế giới (1995 - 2020)........................................14 Biểu đồ 6: Thu hút vốn FDI của Việt Nam (2010 - 2020)...................................................15 Biểu đồ 7: Tỷ trọng xuất khẩu trong GDP ở các nước phát triển (2015 – 2020).................17 Biểu đồ 8: Tổng chi tiêu thế giới cho R&D (2010 – 2019)..................................................18 Biểu đồ 9: Số lượng doanh nghiệp mới ở các nước đang phát triển năm 2018...................19 Biểu đồ 10: Cơ cấu kinh tế thế giới năm 2000 và 2019; ĐVT: %GDP...............................21 Biểu đồ 11: Tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình quân đầu người trên thế giới (2000 – 2020)..............................................................................................................................................22 Biểu đồ 12:Thu nhập bình quân đầu người trên thế giới (2000 – 2020)..............................23 Biểu đồ 13: Tỉ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong quý II các năm ( 2011 – 2020)................24 Biểu đồ 14: Thống kê số lượng đơn đăng kí KHCN (2010 – 2019)....................................25 Biểu đồ 15: GDP/người của các nước phát triển và đang phát triển (2000 – 2020)............27 Biểu đồ 16: Số lượng bài báo về khoa học – công nghệ (2000 – 2018)..............................28 Biểu đồ 17: Lượng người di cư trên thế giới (1990 – 2015)................................................30 Biểu đồ 18: Số lượng lao động nhập cư trên thế giới năm 2019..........................................31 Biểu đồ 19: Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới giai đoạn 2008 – 2020.................................33 Biểu đồ 20: Chỉ số bụi mịn PM2.5 toàn cầu (1990 – 2016).................................................35 Biểu đồ 21: Tổng quan về ngôn ngữ....................................................................................39

4

LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, thế giới có những biến động không ngừng cùng với sự xuất hiện liên tiếp của các xu hướng mới, điều này đặt ra cho nhân loại những cơ hội đồng thời là cả những thách thức. Đặc biệt, xu hướng Toàn cầu hóa trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nó ảnh hưởng đến mọi mặt xã hội của mỗi quốc gia. Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu nằm ngoài xu hướng phát triển của thế giới. Xu hướng “Toàn cầu hóa” trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, nó làm cho các nền kinh tế của các quốc gia trở nên phụ thuộc lẫn nhau và từ đó tạo động lực nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, quá trình toàn cầu hóa vừa đem lại những cơ hội, vừa đặt ra các thách thức, động lực đối với các quốc gia trên thế giới. Nhânythức được tầm ảnh hưởng lớn của Toàn cầu hóa, tất cả những tác động của xu thế này sẽ được phân tích trong đề tài: “Nghiên cứu những tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với nền kinh tế thế giới”. Toàn cầu hóa mang lại sự chia sẻ tri thức, giúp đời sống con người ngày càng văn minh, tiến bộ hơn. Hiện nay, toàn cầu hóa ngày càng trở thành một hướng đi được nhiều quốc gia lựa chọn tham gia. Toàn cầu hóa được thể hiện ở nhiều mặt, từ văn hóa, xã hội, dịch vụ, thương mại nhưng được thể hiện rõ rệt nhất qua toàn cầu hóa kinh tế. Bài tiểu luâny của nhóm 1 gồm 2 nô iydung chính cụ thể như sau: Chương I: Tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa Chương II: Tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa Do những hạn chế nhất định về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, bài tiểu luận của nhóm có thể không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ nhận được sự góp ý từ thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện một cách tốt nhất. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.

5

CHƯƠNG I.

TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA

1. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự hình thành các tổ chức liên kết KTQT Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự gia tăng xu thế toàn cầu hóa, thương mại quốc tế ngày càng được tăng cường. Quá trình toàn cầu hóa tạo điều kiện và thúc đẩy các hoạt động giao dịch, đòi hỏi các quốc gia phải cải cách hoàn thiện thể chế, nâng cao các tiêu chuẩn và điều kiện, môi trường lao động. Quá trình tự do hóa thương mại gắn chặt với quá trình hợp tác, liên kết sản xuất. Quá trình này cho phép các nước đang phát triển tiếp cận với thị trường thế giới do đó phát triển nền sản xuất của họ đến một quy mô vượt quá nhu cầu của thị trường nội địa. Đồng thời thông qua việc nhập khẩu hàng hóa, công nghệ từ các nước phát triển trình độ kỹ thuật của các nước đang phát triển tăng lên. Tự do hóa thương mại, với nội dung giảm thiểu, từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa và dịch vụ, phù hợp với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế, trên cơ sở lý thuyết “lợi thế so sánh” và quan điểm kinh tế mở. Tự do hóa thương mại và đầu tư đóng vai trò quan trọng trong các chương trình cải cách, là một trong những cách thức, công cụ và biện pháp chủ yếu để phát triển, mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa của quốc gia. Nhờ vậy, sự gia tăng liên kết hợp tác kinh tế giữa các nước được phát triển hết mức mạnh mẽ với biểu hiện cụ thể là có rất nhiều các tổ chức và hiệp định liên kết hợp tác kinh tế thương mại giữa các nước đã được hình thành.

6

Object 3

Biểu đồ 1: Số lượng tổ chức liên kết KTQT và các FTA trên thế giới (1994 - 2021) NGUỒN : World Trade Organization http://rtais.wto.org/UI/PublicMaintainRTAHome.aspx

Phân tích: Chúng ta có thể thấy rằng trong hơn 20 năm kể từ khi tổ chức thương mại thế giới WTO hình thành thì số lượng các hiệp định thương mại tự do FTA ra đời với tốc độ nhanh chóng, trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến 2021, đã tăng gấp 11 lần. Trong giai đoạn đầu từ năm 1994 đến 2005, cứ 5 năm số lượng hiệp định thương mại tự do FTA lại tăng gấp đôi. Sau đó, dù với tốc độ giảm dần, nhưng số lượng các FTA vẫn tăng lên mỗi năm một cách đáng kể. Cho đến nay, đa số các nước trên thế giới là thành viên, hoặc đang đàm phán tham gia, ít nhất một FTAs hoặc RTAs và khoảng hơn 50% tổng giá trị giao dịch thương mại toàn cầu được tiến hành thông qua các thỏa thuận thương mại khu vực. Đây chính là cơ sở cho sự phát triển của thương mại quốc tế. Vai trò của FTA là thúc đẩy thương mại tự do, hợp tác kinh tế và đầu tư. Chúng ta có thể thấy FTA dường như ưu việt hơn WTO ở chỗ là thời gian đàm phán ký kết ngắn, dễ đạt đồng thuận do ít nước tham gia, lĩnh vực FTA bao quát cũng rộng hơn so với WTO. Các nội dung mà FTA đề cập đến thường bao gồm: Thứ nhất, quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan 7

Thứ hai, quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan. Thứ ba, quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài không quá 10 năm Thứ tư, quy định về quy tắc xuất xứ. Xét theo tiến trình phát triển thương mại thế giới, nội dung thỏa thuận trong các FTA đã từng bước được mở rộng, mà ở đây không chỉ tự do hóa sản phẩm hàng hóa hữu hình mà bao gồm cả sản phẩm dịch vụ và đầu tư, xóa bỏ các điều kiện tiếp cận thị trường trong lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó, đi liền với mở rộng thị trường là sự gia tăng cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Tham gia FTA đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong các quốc gia thành viên không còn nhận được sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương mại của nhà nước, họ sẽ đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các nước thành viên. Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất của FTA. Tác động khác của FTA là thúc đẩy sự lưu chuyển của các dòng vốn đầu tư. Do các cam kết bảo đảm lợi ích cao, cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong FTA và nhiều dịch vụ hỗ trợ đi kèm cùng các thị trường đầu tư mới xuất hiện, nên dòng vốn đầu tư lưu chuyển mạnh hơn. Tuy nhiên, các tác động này sẽ tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động vươn lên, nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm. Đó là con đường duy nhất để thành công trong hội nhập đối với các doanh nghiệp. Như vậy, việc ký kết, triển khai các FTA sẽ đưa lại nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức với các quốc gia thành viên. Đó là những cơ hội và thách thức xung quanh mở rộng thị trường thương mại, đầu tư, lao động... đi liền với cạnh tranh gia tăng; đó là cơ hội và thách thức nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống quản trị quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh thể chế... Các cơ hội và thách thức đan xen và chuyển hóa nhau, chúng phụ thuộc vào trình độ phát triển, sự năng động và chủ động hội nhập trong tham gia các FTA của các quốc gia thành viên.

2. Toàn cầu hóa thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển 8

Toàn cầu hóa kinh tế góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Kể từ khi Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, hệ thống thương mại toàn cầu liên tục phát triển trong suốt hơn 70 năm qua.

Object 5

Biểu đồ 2: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thế giới (2005 – 2020) NGUỒN: UNCTAD https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=89795

Phân tích: Từ năm 2005 đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa toàn thế giới tăng 1.75 lần, từ 20.24 nghìn tỷ USD lên 35.6 nghìn tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ cũng tăng gấp gần 2 lần, từ 5.3 nghìn tỷ USD lên 10.53 nghìn tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa tăng 4 lần, từ 4.2 nghìn tỷ lên gần 17.4 nghìn tỷ USD, xuất khẩu dịch vụ tăng 3.8 lần, từ 1.3 nghìn tỷ USD lên 4.9 nghìn tỷ USD. Đồng thời, tỷ trọng thương mại quốc tế trên GDP cũng tăng từ 39% lên 59%. Như vậy, trong 15 năm qua, thương mại quốc tế đã có sự tăng trưởng, mở rộng rất nhanh.

9

Có 2 khía cạnh thể hiện sự tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến sự tăng trưởng của thương mại quốc tế. Một là, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đã tạo ra khối lượng hàng hóa, dịch vụ rất lớn, là tiền đề cho thương mại quốc tế phát triển. Điều này khiến cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu gia tăng đáng kể.

Object 7

Biểu đồ 3: Quy mô GDP thế giới (2000 - 2020) NGUỒN: UNCTAD https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=95

Phân tích: Năm 2000, tổng GDP toàn cầu đạt 33.6 nghìn tỷ USD, năm 2008 tăng lên 63.5 nghìn tỷ USD. Năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng GDP thế giới sụt giảm xuống 60.3 nghìn tỷ USD. Từ năm 2010 đến 2020, kinh tế toàn cầu tăng trưởng khá ổn định, đến năm 2019 đạt mốc 88.7 nghìn tỷ, một con số rất lớn. Năm 2020, do tác động của dịch bệnh Covid-19, quy mô GDP thế giới suy giảm xuống còn 84.7 nghìn tỷ USD. Hai là, tự do hóa thương mại ngày càng tác động tới sự tăng trưởng và phát triển của thương mại quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Cụ thể là các rào cản thuế quan, phi 10

thuế quan được giảm bớt và dỡ bỏ đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển. Các nước thành viên WTO phải thống nhất thực hiện những nguyên tắc cơ bản nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt những rào cản của thương mại quốc tế. Qua tám vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT trước đây, đặc biệt là sau vòng Uruguay, thuế công nghiệp bình quân của các nước phát triển được giảm xuống 3,8%, các nước này cũng đồng ý cắt giảm 36% mức thuế công nghiệp. Riêng các nước đang phát triển đồng ý cắt giảm 24% thuế nông nghiệp.

Object 9

Biểu đồ 4: Mức thuế quan trung bình trên thế giới (1997 - 2019) NGUỒN: WB https://data.worldbank.org/indicator/TM.TAX.MRCH.WM.AR.ZS

Phân tích: Năm 1997, mức thuế quan đang là 7.6%, trong xu thế toàn cầu hóa, thỏa thuận, cắt giảm thuế quan, mức thuế này ngày càng có xu hướng giảm xuống. Đến năm 2019, mức thuế quan giảm còn 4.3%, giảm gần một nửa so với 22 năm trước đó. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ thương mại giữa các nước trên thế giới.

11

3. Toàn cầu hóa thúc đẩy gia tăng dòng vốn đầu tư quốc tế. Sự hình thành các hiệp định thương mại tư do (FTA) và xu thế tự do hóa thương mại đã khuyến khích gia tăng vốn đầu tư quốc tế, bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp, giúp các nước thu hút vốn và công nghệ của thế giới, phục vụ phát triển kinh tế trong nước. Trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do được hình thành ngày càng nhiều, các rào cản về thuế ngày càng được cắt giảm thì thị trường tiêu thụ ngày càng được rộng mở với các nhà đầu tư. Đó là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư gia tăng vốn đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi của các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây sang kinh tế thị trường cũng đã làm cho những nền kinh tế này nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đầu tư quốc tế còn là một hình thức quan trọng nhằm nâng cao uy tín quốc tế và thực hiện các mục đích chính trị - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Mỗi nước tùy theo ưu tiên của mình có thể có những chiến lược để đầu tư vào các địa bàn, quốc gia khác nhau. Ví dụ như trong khu vực châu Á có Nhật Bản là nước đầu tư lớn trực tiếp ra các nước trong khu vực, nhằm tăng cường tiếng nói của mình trên chính trường quốc tế. Các cam kết quốc tế về tự do hóa đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho việc di chuyển vốn giữa các nước. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại, hàng trăm tổ chức liên kết kinh tế quốc tế song phương, khu vực và toàn cầu ra đời. Trong các liên kết kinh tế quốc tế đó, bên cạnh nội dung thương mại, đều có các cam kết về tự do hóa đầu tư quốc tế. Đó là cam kết về việc yêu cầu các nước phải có những nguyên tắc đối xử công bằng, bình đẳng và đều phải cam kết mở cửa thị trường, hạn chế các cản trở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

12

Object 11

Biểu đồ 5: Quy mô vốn FDI trực tiếp của thế giới (1995 - 2020) NGUỒN: UNCTAD https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx

Phân tích: Sự gia tăng về vốn đầu tư trực tiếp toàn cầu rất nhanh. Năm 1995, quy mô FDI thế giới đạt 356 tỷ USD, đến năm 2015 đạt 1708 tỷ USD, tăng gấp 4.8 lần so với năm 1995. Những năm gần đây, quy mô FDI thế giới có tăng giảm nhưng ổn định ở mức khoảng 1000 tỷ USD. Việc đóng cửa biên giới trên khắp thế giới để đối phó với đại dịch Covid-19 đã làm trì hoãn các dự án đầu tư hiện có và triển vọng suy thoái khiến các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) phải đánh giá lại các dự án mới. Tác động của đại dịch khiến tất cả các thành phần của FDI đều giảm, dòng vốn đầu tư cổ phần giảm hơn 50%. Báo cáo của UNCTAD cho biết, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến nguồn vốn FDI năm 2020 giảm 35% xuống 816 tỷ USD, từ 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Theo Báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển mới công bố, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu dự kiến sẽ chạm đáy vào năm 2021 và phục hồi một phần với mức tăng khoảng 10-15%. Các dự báo hiện tại

13

cho thấy sự gia tăng hơn nữa vào năm 2022 có thể đưa FDI trở lại mức năm 2019 là 1.300 tỷ USD.

Object 14

Biểu đồ 6: Thu hút vốn FDI của Việt Nam (2010 - 2020) NGUỒN: WB https://data.worldbank.org/indicator/BX.KLT.DINV.CD.WD? end=2019&locations=VN&start=1992

Phân tích: Theo báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển, Việt Nam lần đầu tiên nằm trong top 20 nước thu hút nhiều FDI nhất trong năm 2020. Quốc gia Đông Nam Á này được đánh giá còn nhiều dư địa để cạnh tranh nguồn vốn FDI trong xu hướng chuyển dịch sản xuất toàn cầu hiện nay với các đối thủ lớn khác. Năm 2020, Việt Nam thu hút khoảng 20.2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đứng thứ 19 trên thế giới. Chỉ tính vốn đầu tư nước ngoài đã thực sự đưa vào triển khai, theo văn bản và cam kết của các nhà đầu tư, không tính các dự án đầu tư ở Việt Nam, năm 2010, Việt Nam thu hút 11 tỷ USD vốn đầu tư, và xu hướng chung là tăng trưởng đều, đặc biệt là năm 2012, 2013 đến nay, vốn FDI vào Việt Nam tăng trưởng tương đối nhanh. 14

Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế đánh giá rất tích cực khi làn sóng FDI lần thứ 4 đang diễn ra và Việt Nam là điểm đến của sự dịch chuyển này. Với những lợi thế về chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao trong nhiều năm liền, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và thành công trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19, môi trường đầu tư Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về độ an toàn. Tuy vậy, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng khốc liệt Việt Nam phải thích ứng, chủ động, sáng tạo hơn nữa trong thu hút đầu tư, có như vậy mới tận dụng được cơ hội từ làn sóng FDI thứ 4 này. 4. Toàn cầu hóa góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế các nước Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế b...


Similar Free PDFs