ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ Đề tài: Giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 PDF

Title ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ Đề tài: Giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Author Tieu Khanh Son
Course nguyên lý quản lý kinh tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 17
File Size 524.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 456
Total Views 698

Summary

Đề xuất nghiên cứu Nhóm 11 Nguyên lý quản lý kinh tế DTU301.TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGViện Kinh tế và Kinh doanh quốc tếĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨUNGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾĐề tài: Giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Namtrong bối cảnh đại dịch COVID-Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Ngọc Kiên Trường Đại học Ngo...


Description

Đề xuất nghiên cứu

Nhóm 11

Nguyên lý quản lý kinh tế DTU301.4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ Đề tài: Giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Giảng viên hướng dẫn:

TS. Đỗ Ngọc Kiên

Trường Đại học Ngoại thương

Sinh viên tham gia

Tiêu Khánh Sơn

2014120127

đề xuất nghiên cứu:

Đàm Lê Phương Anh

2011120002

Ma Thị Ngọc Minh

2014110169

Nguyễn Thị Nga

2014110179

Nguyễn Vũ Mai Phương

2014120110

Đặng Thùy Linh

2014610056

Trần Nguyên Vũ

2014110261

Quân Anh Thư

2011110242

Lớp tín chỉ:

DTU301(GĐ2-HK1-2021).4

Keyword: Tỷ lệ thất nghiệp, Thất nghiệp, Thất nghiệp và lý do liên quan, Ảnh hưởng của thất nghiệp đến nền kinh tế vĩ mô, Ổn định kinh tế vĩ mô, Tăng trưởng kinh tế, COVID -19 và nền kinh tế vĩ mô,.. Submitted date: 15/12/2021 1

MỤC LỤC 1. Giới thiệu chung........................................................................................

3

2. Xác định vấn đề nghiên cứu .....................................................................

4

3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu ..............................................................

5

4. Tổng quan nghiên cứu ..............................................................................

6

5. Phương pháp và Quá trình nghiên cứu .....................................................

12

6. Kết luận ....................................................................................................

14

Tài liệu tham khảo

2

1. Giới thiệu chung Khoảng thời gian gần đây, thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức cùng một lúc dẫn đến sự bất định, bất ngờ, khó dự báo, dự đoán cho việc hoạch định chính sách và phát triển chung trên toàn cầu bao gồm Việt Nam. Các thách thức đó đến từ đại dịch Covid-19, già hóa dân số, biến đổi khí hậu, cách mạng công nghiệp 4.0 và cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc… Trước tình hình đó, chúng ta thấy rõ những quốc gia có sự thay đổi, thích nghi nhanh nhạy có những lợi thế rất lớn trong việc ổn định, phát triển kinh tế phù hợp, hiệu quả và kịp thời trong thời kỳ đại dịch như hiện nay. Nhiệm vụ cấp thiết và cấp bách nhất hiện nay là kiểm soát đại dịch Covid-19 và thế giới đã khẩn trương nghiên cứu ra nhiều loại vaccines có hiệu quả cao góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Song vẫn chưa có dấu hiệu chắc chắn về việc đại dịch có thể được kiểm soát trong thời gian ngắn. Ta thấy được nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp nhằm mục đích dần thích nghi, định hướng sống chung với dịch bệnh trong tương lai đồng thời khôi phục nền sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo cơ hội việc làm nhằm duy trì phát triển kinh tế, an sinh xã hội, với mục tiêu nâng cao kỹ năng lao động cho đối tượng lao động thanh niên trẻ thời hậu Covid 19 được xác định là trọng tâm. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kế, đến cuối năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid -19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,... Đồng thời đẩy nhiều lao động vào tình trạng không có việc làm đồng thời khiến cho nhiều người trong số họ buộc phải trở thành lao động có việc làm phi chính thức1. Thị trường lao động tại Việt Nam đã và đang trải qua một giai đoạn khó khăn với số lượng lớn người dân rơi vào tình trạng thất nghiệp dẫn đến thu nhập bình quân thâm hụt nặng nề. Tuy nhiên, với sự kết hợp của Chính phủ và những đường lối đúng đắn, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam đã giảm thiểu đáng kể so với khoảng thời gian đầu dịch bệnh đảm bảo quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước vẫn diễn ra tốt đẹp. Trong giai đoạn 2030 - 2045, Việt Nam chú trọng phát triển một trong ba đột phá chiến lược là tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

1

Lao động có việc làm phi chính thức bao gồm những người làm việc trong khu vực phi nông, lâm nghiệp và thủy sản và lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có đăng ký kinh doanh,thuộc một trong bốn nhóm sau: (i) lao động gia đình không được hưởng lương, hưởng công; (ii) người chủ của cơ sở, lao động tự làm trong khu vực phi chính thức; (iii) người làm công ăn lương không được ký hợp đồng lao động hoặc được ký hợp đồng có thời hạn nhưng không được cơ sở tuyển dụng đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc; (iv) xã viên hợp tác xã không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3

Với lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19” để đưa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm góp phần giúp đất nước nhanh chóng phục hồi, phát triển trở lại trong bối cảnh đại dịch như hiện nay. 2. Xác định vấn đề Đại dịch COVID-19 đã và đang tạo nên những ảnh hưởng đáng kể đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực lao động, việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thu nhập giảm dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội. Một bộ phận lớn công nhân lao động vẫn chưa có việc làm ổn định; trong khi đó điều kiện làm việc ở nhiều doanh nghiệp và đời sống của công nhân lao động được phản ánh chưa có nhiều cải thiện, thậm chí có nơi còn khá yếu kém. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp gần đây, doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng nặng nề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, cùng với đó đời sống, việc làm của nhiều công nhân lao động cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt ở bộ phận lao động giản đơn. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực: mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Thu nhập bình quân của họ cũng theo đó bị thâm hụt. Trong khi các năm gần đây các chỉ tiêu có xu thế giảm, thì đến dịch COVID-19, các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức đều tăng ở mức cao. Các mục tiêu liên quan đến việc làm bền vững của đất nước đang đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh khủng hoảng vì dịch bệnh COVID-19. Việc xuất hiện dịch bệnh đã gây ảnh hưởng đến sự vận hành thông thường của cấu trúc sản xuất và thương mại toàn cầu, ít nhất trong ngắn hạn. Các thị trường tiêu thụ lớn đình trệ khiến cho chuỗi cung ứng xuất hiện sự đứt gãy tạm thời, xảy ra cả ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thị trường lao động thời COVID -19 được cho là sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả thị trường, việc làm. C ác biện pháp cách ly và suy giảm hoạt động kinh tế khiến cung lao động giảm. Thị trường lao động đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong 10 năm qua khi đại dịch COVID-19 khiến số lao động có việc làm giảm ở mức mạnh nhất. Bằng cách xác định các vấn đề quan trọng từ nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi, sau đó chúng tôi xác định các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cho một tổng quan tài liệu có hệ thống.

4

3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu Mục đích chung của bản đề xuất nghiên cứu là cung cấp một cái nhìn tổng quan về vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid -19 đồng thời đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Các mục đích cụ thể bao gồm: Một là, tìm hiểu, tổng hợp một số nghiên cứu về tác động của thất nghiệp đến kinh tế vĩ mô. Hai là, tìm hiểu tác động của đại dịch Covid -19 đến tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam. Ba là, tìm hiểu thực trạng thất nghiệp và nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Bốn là, đề xuất một số giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Năm là, đánh giá triển vọng của việc giảm tỷ lệ thất nghiệp đến sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Để đạt được mục đích đó, chúng tôi đã xây dựng 4 câu hỏi chính: Câu hỏi 1: Đại dịch Covid-19 có tác động như thế nào đến tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam? Câu hỏi 2: Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19? Câu hỏi 3: Để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cần các giải pháp gì? Câu hỏi 4: Việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp có vai trò ra sao đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19? Câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ làm rõ tác động của việc giảm tỷ lệ thất nghiệp vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và cung cấp định hướng cho bài nghiên cứu của chúng tôi. 5

4. Tổng quan nghiên cứu Như đã đề cập ở trên, thất nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ổn định nền kinh tế vĩ mô hiện nay. Qua tìm hiểu, nhóm chúng tôi thấy rằng, đã có rất nhiều nghiên cứu đi trước chỉ ra các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia và phản ứng của thất nghiệp đến các nhân tố đó. Vì thế, để hiểu rõ hơn tác động của thất nghiệp nên nền kinh tế vĩ mô nói chung, nhóm chúng tôi sẽ phân tích ảnh hưởng riêng biệt của thất nghiệp lên các nhân tố quan trọng cấu thành nên một nền kinh tế vĩ mô để hiểu rõ hơn về tác động chung của mối quan hệ này. 4.1.1 Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát Theo công trình nổi tiếng của Phillips (1958), trong giai đoạn 1861 – 1957, những năm có tỷ lệ thất nghiệp cao thì có lạm phát về lương thấp và ngược lại, tức là mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát lương là mối quan hệ ngược chiều. Samuelson và Solow (1960) đã mở rộng mô hình của đường cong Phillips nhưng sử dụng để diễn tả mối quan hệ tương tự về thất nghiệp và lạm phát giá cả. Giả sử nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công, hay gần như không có tỷ lệ thất nghiệp, sẽ xảy ra tình trạng chi phí nhân công tăng mạnh kéo theo sự tăng giá sản phẩm, dịch vụ, bởi nếu doanh nghiệp có mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh, họ bắt buộc phải thuê thêm nhân công và trả lương cao hơn thì mới có thể thu hút được nhân công từ nơi khác chuyển đến. Đây là hiện tượng xảy ra dây chuyền và khiến cho lạm phát gia tăng mạnh. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp, chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp khuyến khích sản xuất và tiêu dùng như tăng cho vay, tăng trợ cấp, giúp kinh tế tăng trưởng và đồng thời gia tăng lạm phát. Lạm phát gia tăng là cái giá phải đánh đổi cho tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, nghiên cứu của Lâm Mạnh Hà (2021) đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp có sự khác nhau trên lý thuyết và thực tế. Theo tác giả, trên phương trình thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp thực tế, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng (Mankiw, 2012), mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn là nghịch biến, hoặc là mối quan hệ đánh đổi, được thể hiện như sau: “Thất nghiệp thực tế = thất nghiệp tự nhiên – a(lạm phát thực tế - lạm phát kỳ vọng) trong đó: ●

a là tham số đo lường phản ứng của thất nghiệp thực tế khi có sự chênh lệch giữa lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế.



Thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp thông thường mà thất nghiệp thực tế xoay quanh nó” 6

Nhưng theo tác giả, trong thực tế, mối quan hệ này không hẳn đã ngược chiều. Cụ thể trong thời kỳ Great Moderation (giai đoạn ổn định của nền kinh tế trong vài thập kỷ với những đặc trưng cơ bản như lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế dương), các Ngân hàng Trung ương có thể giữ được lạm phát ở mức thấp mà không làm tăng thất nghiệp hay giảm sự tăng trưởng kinh tế. Tác giả cũng đề cập đến nguyên nhân của việc lãi suất và lạm phát giảm mà nền kinh tế vẫn có khả năng tăng trưởng ổn định dựa theo khái niệm gần đây về lãi suất trung lập (neutral interest rate) từ nghiên cứu của Michael Ng và David Wessel (2018). Mức lãi suất này được lý giải theo nghiên cứu của Joanne Archibald và Leni Hunter (2001), là mức lãi suất không quá thúc đẩy cũng như không làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, không thể thấy được trực tiếp mà chỉ có thể ước tính, là mức lãi suất tại đó chính sách tiền tệ không hẳn là mở rộng, cũng không hẳn là thu hẹp, được cho là lời giải thích hợp lý cho mối quan hệ lạm phát – tăng trưởng – thất nghiệp trong thời gian gần đây.

4.1.2. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế Đối với nghiên cứu lý thuyết, Pissarides (1990) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ đồng biến khi nghiên cứu về tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp dựa trên hiệu ứng tư bản hóa (Capitalization

effect).

Nghĩa

là,

tăng

trưởng là nguyên nhân

gia tăng số

doanh

nghiệp tham gia vào thị trường, dẫn đến gia tăng cầu việc làm và giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, Bean và Pissarides (1993) kết luận rằng có quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp dựa vào hiệu ứng tổng tiết kiệm. Lingens (2003) phát triển mô hình lý thuyết dựa trên mối quan hệ giữa tăng trưởng với thất nghiệp và khẳng định rằng quan hệ này có thể đồng biến hoặc nghịch biến phụ thuộc vào kỹ năng của người lao động (đã qua đào tạo hoặc chưa qua đào tạo). Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế cũng được thực hiện trên nhiều quốc gia. Tại Anh và Mỹ giai đoạn 1966-1989 xuất hiện quan hệ đồng biến nhưng rất yếu giữa tăng trưởng và thất nghiệp theo nghiên cứu của Caballero (1993). Trên các q uốc gia nhóm OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), Bean and Pissarides (1993) thực hiện nghiên cứu và không tìm thấy quan hệ giữa tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp, tuy nhiên Aghion and Howitt (1992) chỉ ra rằng mối quan hệ này có hình chữ U ngược. Tại các nước Đông Âu giai đoạn 1992 - 2014, nghiên cứu của Soylu và cộng sự (2017) đã chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng kinh tế đến tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn và mối quan hệ đồng liên kết tiêu cực giữa hai yếu tố này trong dài hạn, qua việc sử dụng các kiểm định mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Pooled Panel OLS) và đồng liên kết Johansen để 7

đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp. Tại Nigeria, Seth và cộng sự (2018) áp dụng kiểm định đồng liên kết độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) cho dữ liệu tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế cho quốc gia này ở giai đoạn 1986 - 2015. Nghiên cứu không chỉ ra mối quan hệ dài hạn, nhưng đưa ra kết luận về mối quan hệ ngắn hạn thuận chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria, cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% dẫn đến tăng trưởng kinh tế (tổng sản phẩm quốc nội thực tế) tăng 20.6%. Gyang, Anzaku, và Iyakwari (2018) đã sử dụng các kiểm định đồng liên kết Johansen và nhân quả Granger để đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria giai đoạn 1986 - 2015. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tổn tại mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế, nhưng kiểm định nhân quả Granger cho thấy thất nghiệp và lạm phát không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế ở Nigeria. Tại Nhật Bản, nghiên cứu của Mitra và Sato (2007) đã kết luận rằng có mối quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp. Tương tự, Meckl (2001), Lingens (2003), Haruyama và Leith (2010) qua nghiên cứu thực nghiệm cũng kết luận rằng có quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp

4.1.3. Mối quan hệ giữa thất nghiệp đến t ổng sản ph ẩm quốc nội (GDP) Theo nhà kinh t ế học Arthur Melvin Okun, được rút ra t ừ thực nghiệm thay vì từ l ý thuyết, Định luật Okun (1962) dựa theo số liệu thống kê của Mỹ cho biết tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mỗi 1% sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP thực giảm 2% đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều của hai biến số này. Bởi tỷ lệ thất nghiệp cao dẫn đến thu nhập của người dân sụt giảm, không tận dụng được hết nguồn lực có trong nền kinh tế làm cho sản lượng suy giảm bằng số s ản lượng do những người thất nghiệp tạo ra. Ut = Un +

   

x 50%

Trong đó: Ut là tỷ lệ thất nghiệp thực tế Un là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Yp là GDP tiềm năng Yt là GDP thực tế Cùng chỉ ra mỗi quan hệ ngược chiều nhưng các nghiên cứu lại đưa ra những ước lượng khác với Arthur Melvin Okun có thể kể đến như Martin Prachowny (1993) ước tính sự suy 8

giảm trong sản xuất 3% do sự sụt giảm trong tỷ lệ thất nghiệp bằng 1%, Prachowni cho rằng nếu làm giảm tỷ lệ thất nghiệp 1% thì dẫn đến sự gia tăng GDP chỉ 0,7% (khi các yếu tố khác không đổi) hay g ần hơn là Andrew Abel và Ben Bernanke (2005) ước lượng sản lượng giảm khoảng 2% tương ứng với mỗi 1% tăng của thất nghiệp; trong nghiên cứu Dahmani Mohamed Driouche và Rekrak Mounia (2015) khi GDP tăng trưởng 1% thì sẽ dẫn tới sự giảm 0,265% trong thất nghiệp. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu Muhammad Arslan và Rashid Zaman (2014), Yilmaz Bayar (2014), Olawunmi Omitogun và Adedayo Emmanuel Longe (2017), cũng ủng hộ kết quả về chiều tác động ngược của hai biến số trên. Tại Malaysia, Noor, Nor, và Ghani (2007) nghiên cứu về mối quan hệ giữa sản lượng quốc gia (tổng sản phẩm quốc nội) và tỷ lệ thất nghiệp ở Malaysia tại quốc gia này và kết quả cũng cho thấy mối quan hệ tiêu cực trong dài hạn của hai biến số này. Thất nghiệp gây nên nh ững thiệt hại nghiêm trọng về sản lượng. Những thời k ỳ mức thất nghiệp cao l à những thời kỳ có GDP thực tế thấp, Tỷ lệ thất nghiệp cao d ẫn đến sản lượng bị bỏ đi hoặc không được sản xuất. Thất nghiệp t ạo ra một sự lãng phí về nguồn lực xã hội, l à một trong các nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn trong xã hội và chiều hướ ng suy giảm của nền kinh tế quốc gia. Haririan, Bilgin, và Karabulut (2010) cứu mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia MENA (Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel và Jordan) khẳng định mối quan hệ tiêu cực giữa GDP và tỷ lệ thất nghiệp.Tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia MENA giảm xuống tạo nên sự khởi sắc trong vi ệc tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Misini và Pantina (2017) cũng đã tìm ra m ỗi quan hệ tiêu cực giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỷ lệ thất nghiệp bằng việc đánh giá giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa và tỷ lệ thất nghiệp ở Kosovo. Có cùng kết quả nghiên cứu với nghiên c ứu trên như Gocer và Erdal (2015) sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng để nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở 18 quốc gia Châu Âu giai đoạn 1996 - 2012 theo Định luật Okun. Kế t quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực trong dài hạn, sự phát triển kinh tế của quốc gia bị ảnh hưởng rất nhiều nhờ sự suy giảm tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở quốc gia đó. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Để có được một nền kinh tế ngày càng phát triển, quốc gia đó phải có được một nguồn l ực lao động tốt và có c ách phân bổ nguồn l ực tối ưu. Những quốc gia c ó cơ cấu dân số vàng như Việt Nam (dân số trong độ tuổi lao động l ớn) được cho là rất có tiềm năng trong đưa nên kinh tế phát triển. S ự suy giảm tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên đối với một quốc gia được đánh giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội. 9

Bên cạnh các nghiên cứu chứng minh tác động ngược của hai biến s ố cũng không ít k ết quả từ các nghiên cứu không cho ra kết quả như vậy. Kết quả nghiên cứu của Kreishan (2011) về mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế GDP ở Jordan giai đoạn 1970 - 2008 cho thấy tăng trưởng kinh tế không ảnh hưởng đến thất nghiệp và không tồn tại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp ở Jordan. Hua-chu (2008) thực hiện phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) giai đoạn 1978 - 2016. Kết quả là khi GDP tăng 1% dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 0.22% cho thấy có một mối quan hệ tích cực và ổn định trong dài hạn giữa tỷ lệ thất nghiệp và tổng sản phẩm quốc n ội (GDP).Bên cạnh đó, tồn tại quan hệ nhân quả hai chiều giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỷ lệ thất nghiệp. Nhìn chung, t ỷ ...


Similar Free PDFs