địa lý kinh tế xã hội chính trị Liên bang Nga PDF

Title địa lý kinh tế xã hội chính trị Liên bang Nga
Author Trà Hương
Course nguyên lý quản lý kinh tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 43
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 313
Total Views 994

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾTIỂU LUẬNĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚIĐề tài: ĐỊA LÝ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘICỦA LIÊN BANG NGALớp tín chỉ : TMA201 (GĐ1 – HK 2/2121). Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thành Toàn ThS. Phùng Bảo Ngọc Vân Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 2Hà Nội – 02...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI Đề tài: ĐỊA LÝ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA LIÊN BANG NGA

Lớp tín chỉ

: TMA201 (GĐ1 – HK 2/2121).3

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Vũ Thành Toàn ThS. Phùng Bảo Ngọc Vân

Nhóm sinh viên thực hiện

: Nhóm 2

Hà Nội – 02/2022

Tiểu luận TMA201.3

Nhóm 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT

Họ và tên

MSV

Nhiệm vụ

Mức độ hoàn thành

1

Nguyễn Hạnh Nguyên (Nhóm trưởng)

2011110166 - Phân công và theo dõi

Hoàn thành tốt

tiến độ công việc - Viết phần mở đầu, kết luận, 3.4

2

Lê Ngọc Huyền

3

Trần Thị Lan Anh

4 5

2011110106 Mục 2.2

2011110029 Mục 2.1.1 +2.1.2 +2.1.4 Hoàn thành tốt

Nguyễn Hương Trà 2011110247 Mục 3.1+3.2+3.3 Trần Dương

Hoàn thành tốt

Hoàn thành tốt

1917730040 Chương 4

Hoàn thành tốt

1917730080 Chương 1

Hoàn thành tốt

1911120052 Làm slide

Hoàn thành tốt

2014120054 - Mục 2.1.3

Hoàn thành tốt

Nguyệt Minh 6

Phùng Thị Thu Thảo

7

Đào Thị Thanh Hương

8

Đỗ Thị Hoan

- Tổng hợp tài liệu, chỉnh sửa và hoàn thiện tiểu luận

Trang 2

Tiểu luận TMA201.3

Nhóm 2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................. 6 Chương 1: Địa lý tự nhiên của Liên Bang Nga ................................................ 7 1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 7 1.1.1. Đặc điểm ......................................................................................................... 7 1.1.2. Thun li ......................................................................................................... 7 1.1.3. Kh khăn ......................................................................................................... 7 1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 8 1.2.1. Đặc điểm ......................................................................................................... 8 1.2.2. Thun li ......................................................................................................... 8 1.2.3. Kh khăn ......................................................................................................... 9 1.3. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................ 9 1.3.1. Đặc điểm ......................................................................................................... 9 1.3.2. Thun li ......................................................................................................... 9 1.3.3. Kh khăn ......................................................................................................... 9

Chương 2: Địa lý Chính trị - Xã hội của Liên Bang Nga .............................. 10 2.1. Địa lý xã hội ........................................................................................................ 10 2.1.1. Dân cư........................................................................................................... 10 2.1.2. Ngôn ngữ....................................................................................................... 10 2.1.3. Con người ..................................................................................................... 11 2.1.4. Văn ha - xã hội ............................................................................................ 12 2.2. Địa lý Chính trị ................................................................................................... 20 2.2.1. Đảng chính trị ............................................................................................... 20 2.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước............................................................................. 20

Chương 3: Địa lý kinh tế nước Nga ................................................................. 26 3.1. Tổng quan nền kinh tế ....................................................................................... 26 3.1.1. Quá trình phát triển kinh tế .......................................................................... 26 3.1.2. Tổng quan nền kinh tế Nga hi ện nay ............................................................ 27 3.2. Các ngành kinh tế .............................................................................................. 28 3.2.1. Công nghiệp .................................................................................................. 28 3.2.2. Nông nghiệp .................................................................................................. 32 3.2.3. Dịch vụ ..........................................................................................................33 3.3. Các vùng kinh tế trọng điểm .............................................................................. 34 3.4. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế Nga .................................. 35 Trang 3

Tiểu luận TMA201.3

Nhóm 2

Chương 4: Quan hệ ngoại giao của Liên Bang Nga với Việt Nam ............... 37 4.1. Quan hệ ngoại giao chính trị với Việt Nam ......................................................37 4.2. Quan hệ kinh tế với Việt Nam ........................................................................... 39 4.3. Củng cố m ối quan hệ ngoại giao gi ữa hai nước Việt-Nga ..............................41

KẾT LUẬN ................................................................................................ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 43

Trang 4

Tiểu luận TMA201.3

Nhóm 2

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1-1: Lược đồ Liên Bang Nga .................................................................................. 7 Hình 3-1: Lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của Nga .....................................31 Hình 3-2: Lược đồ phân bố sản xuất nông nghiệp ở Nga ............................................. 33 Hình 3-3: Lược đồ các vùng kinh tế của Nga................................................................ 34

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3-1: Tỷ trọng một số sản phẩm công - nông nghiệp chủ yếu của Liên bang Nga trong Liên Xô cuối thập niên 80 thế kỉ XX (của Liên Xô tính là 100%) ...................... 26 Bảng 3-2: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Nga từ năm 1995 - 2015 ...... 29 Bảng 3-3: Xuất khẩu vũ khí của Nga theo năm ............................................................ 30 Bảng 3-4: Một số trung tâm công nghiệp lớn và các ngành chính ................................ 31 Bảng 3-5: Các vùng kinh tế trọng điểm......................................................................... 35 Bảng 4-1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga (Đơn vị: Nghìn USD) .........40

Trang 5

Tiểu luận TMA201.3

Nhóm 2

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng diễn ra ở hầu khắp các quốc gia và khu vực trên thế giới hiện nay, để có được những định hướng, chính sách, giải pháp đúng đắn nhằm đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển toàn diện trên mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội, việc tìm hiểu và nắm bắt tình hình địa lý kinh tế của các quốc gia, khu vực trên thế giới là một điều bức thiết. Trong số nhiều quốc gia đối tác, có thể nói Liên Bang Nga Là một quốc gia anh em có mối liên kết chặt chẽ với Việt Nam. Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Bang Nga vào ngày 22 tháng 12 năm 1993, kể từ đó đến nay, hai nước đã xây dựng được nhiều cơ chế hợp tác song phương quan trọng như Diễn đàn Đối tác liên Chính phủ, Ủy ban hỗ trợ Thương mại, Đối thoại Quốc phòng. Nam Phi hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi, đồng thời là đối tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng khác. Để việc hợp tác phát triển giữa hai quốc gia trở nên thuận lợi, hiệu quả thì việc tìm hiểu lẫn nhau là điều cần thiết, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Tuy nhiên, những kiến thức về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội nước bạn không nên chỉ dừng lại ở tầm cỡ quốc gia mà còn cần được phổ biến cho nhiều đối tượng khác. Đặc biệt, đối với những sinh viên kinh tế như chúng em thì việc trau dồi, nâng cao vốn hiểu biết, kiến thức về địa lý kinh tế của thế giới nói chung và Liên Bang Nga nói riêng có ý nghĩa vô cùng to lớn và cần thiết trên con đường nghiên cứu, học tập và cả phát triển sự nghiệp, đóng góp cho nước nhà. Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm bắt những đặc điểm của kinh tế - xã hội Liên Bang Nga, trong học phần Địa lý kinh tế thế giới, nhóm đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu địa lý kinh tế, chính trị và xã hội của Liên Bang Nga” với mong muốn nâng cao hiểu biết, đồng thời cung cấp những thông tin thiết thực, hữu ích về địa lý kinh tế Liên Bang Nga tới tập thể lớp nói riêng và các đối tượng khác nói chung. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính đề tài được triển khai theo các phần như sau: Chương 1: Địa lý tự nhiên của Liên Bang Nga Chương 2: Địa lý Chính trị - Xã hội của Liên Bang Nga Chương 3: Địa lý Kinh tế Liên Bang Nga Chương 4: Quan hệ ngoại giao của Liên Bang Nga với Việt Nam Trang 6

Tiểu luận TMA201.3

Nhóm 2

Chương 1: Địa lý tự nhiên của Liên Bang Nga 1.1. Vị trí địa lý

1.1.1. Đặc điểm  Diện tích: 17.075.400 km2 (rộng nhất trên thế giới - chiến hơn 10% diện tích toàn cầu).  Lãnh thổ nằm ở cả hai châu lục Á và Âu, trải dài trên phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á. Đây là quốc gia có đường biên giới xấp xỉ chiều dài đường Xích đạo. Một đất nước với hơn 11 múi giờ, giáp với 14 quốc gia khác.  Phía Đông tiếp giáp Bắc Thái Bình Dương; phía Tây tiếp giáp với Đông và Bắc Âu; phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương; phía Nam tiếp giáp với các nước Cáp-ca-dơ, Trung Á và Đông Bắc Á.  Đường bờ biển dài, tiếp giáp với Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, biển Bantích, Ca-xpi, biển Đen.

Hình 1-1: Lưc đồ Liên Bang Nga 1.1.2. Thun li  Tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.  Thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển các ngành kinh tế, nhất là kinh tế biển (các nước ở Bắc Bán Cầu). 1.1.3. Kh khăn  Lãnh thổ giáp Bắc cực nên không thuận lợi về mùa đông. Trang 7

Tiểu luận TMA201.3

Nhóm 2

 Bảo vệ an ninh – quốc phòng.  Quản lý và khai thác lãnh thổ. 1.2. Điều kiện tự nhiên

1.2.1. Đặc điểm  Khí hậu: Bắc cực, cận nhiệt đới, ôn đới. Hơn 80% lãnh thổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới, phần phía tây có khí hậu ôn hoà hơn phía đông, phía bắc có khí hậu cực lạnh giá, chỉ có 4% diện tích lãnh thổ (ở phía nam) có khí hậu cận nhiệt. (Nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực -40 °C. Ở phía nam, khí nhiệt độ trung bình -8 °C vào mùa đông. Mùa hè với nhiệt độ trung bình là 25 °C).  Địa hình: cao về phía đông, thấp về phía tây. Dòng sông Ê-nit-xây chia LB Nga thành hai phần rõ rệt:  Phần phía Tây: đại bộ phận là đồng bằng (đồng bằng Đông Âu và Tây Xibia) và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đôi cao, xen nhiều đồi thấp, đất màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính. Đồng bằng Tây Xibia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến hành được ở dải đất miền Nam. Đồng bằng này tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Dải núi Ư-ran giàu khoáng sản (than, dầu, quặng sắt, kim loại màu...).  Phần phía đông: phần lớn là núi và cao nguyên; có nguồn khoáng sản (than đá, dầu mỏ, kim cương, vàng, sắt, kẽm, thiếc, vonfram), lâm sản và trữ năng thuỷ điện lớn.  Sông ngòi: Nước Nga có nhiều sông hồ có diện tích và chiều dài lớn trên thế giới. Trên lãnh thổ nước Nga có tới 2 triệu con sông, trong đó có nhiều sông lớn với lưu lượng nước hàng năm trên 200 triệu Km3 có giá trị về nhiều mặt (tưới nước, thuỷ điện, …). Nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. 1.2.2. Thun li  Khí hậu: Khí hậu ôn đới thuận lợi phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp.  Địa hình:  Vùng đồng bằng rộng lớn màu mỡ phía Tây thuận lợi cho phát triển cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. Trang 8

Tiểu luận TMA201.3

Nhóm 2

 Đồi núi, cao nguyên phía Tây giàu tài nguyên rừng, cung cấp gỗ cho sản xuất lâm nghiệp.  Nhiều sông lớn, hồ lớn, phát triển giao thông vận tải đường sông, du lịch, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt tiềm năng thủy điện rất có giá trị: sông Lênin, sông Obi, …), các hồ nước ngọt phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch (hồ Baican). 1.2.3. Kh khăn  Lãnh thổ rộng, nhiều đồi núi và cao nguyên, đầm lầy chiếm diện tích lớn.  Khí hậu lạnh, nhiều vùng băng giá, khô hạn không có dân cư sinh sống. 1.3. Tài nguyên thiên nhiên

1.3.1. Đặc điểm  Tài nguyên sinh vật: do diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí hậu đa dạng nên thực, động vật của nước Nga khá đa dạng và phân hóa theo vùng.  Tài nguyên đất: nước Nga có diện tích đất nông nghiệp và đồng cỏ là 220 triệu ha, đất trồng là 22,7 triệu ha, chiếm 6% diện tích lãnh thổ.  Khoáng sản: đa dạng và phong phú: than, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, kẽm, thiếc, vonfram… trữ lượng lớn nhất nhì thế giới.  Rừng: Có diện tích đứng đầu thế giới (886 triệu ha, trong đó rừng có thể khai thác là 764 triệu ha) chủ yếu là rừng lá kim. 1.3.2. Thun li  Tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.  Tài nguyên rừng giàu có thuận lợi phát triển ngành khai thác và chế biến lâm sản. 1.3.3. Kh khăn Tài nguyên phong phú nhưng chủ yếu phân bố ở vùng núi hoặc vùng khí hậu khắc nghiệt, khó khai thác cũng như vận chuyển.

Trang 9

Tiểu luận TMA201.3

Nhóm 2

Chương 2: Địa lý Chính trị - Xã hội của Liên Bang Nga 2.1. Địa lý xã hội

2.1.1. Dân cư  Nga là 1 nước đông dân, đứng thứ 8 thế giới nhưng mật độ thấp.  Tốc độ gia tăng dân số giảm do di cư.  Là 1 quốc gia đa dân tộc, chủ yếu là người Nga, chiếm 80% dân số  Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố.  Đồng bằng Đông Âu, phía nam dãy Uran và rìa phía nam, tây nam là khu vực tập trung dân cư đông nhất  Phía bắc của đồng bằng Đông Âu và ven các sông ít hơn.  Phần lớn diện tích phần phía đông, phía bắc và trung tâm đồng bằng Tây Xibia, phía Bắc dãy Uran là những nơi có mật độ thưa thớt nhất. (Dân số hiện tại của Nga vào khoảng 146 triệu người, chiếm 1,84% dân số thế giới, đứng thứ 9 thế giới. Mật độ dân số khoảng 9 người/km2, 74,43% là dân số thành thị. Độ tuổi trung bình ở Nga hiện nay là 40,2 tuổi là một xã hội đa sắc tộc, là nơi sinh sống của trên 160 nhóm sắc tộc và sử dụng khoảng 100 ngôn ngữ) 2.1.2. Ngôn ngữ Ngôn ngữ thông dụng nhất là tiếng Nga, sau đó là tiếng Tatar và tiếng Ukraina. Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức duy nhất của nhà nước, nhưng Hiến pháp trao cho các nước cộng hòa riêng biệt quyền đưa ngôn ngữ bản địa của mình trở thành ngôn ngữ đồng chính thức bên cạnh tiếng Nga. Dù có sự phân tán mạnh, tiếng Nga là thuần nhất trên toàn bộ nước Nga.Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất nếu tính theo diện tích địa lý trên lục địa Âu Á và cũng là ngôn ngữ Slavơ được sử dụng nhiều nhất Nga có một hệ thống giáo dục miễn phí bảo đảm cho mọi công dân theo Hiến pháp, tỷ lệ người biết chữ là 99,4%. Việc đặt giáo dục lên hàng đầu như vậy cũng là sự ưu tiên hàng đầu cho khoa học và kỹ thuật trong giáo dục, y tế, toán học, khoa học và khoa học vũ trụ…cung cấp lực lượng nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới…

Trang 10

Tiểu luận TMA201.3

Nhóm 2

2.1.3. Con người  Lòng hiếu khách Người Nga nổi tiếng trên thế giới bởi lòng hiếu khách. Khi có khách đến chơi họ thường dùng bánh mì và muối để tiếp đãi. Bánh mì thể hiện mong muốn giàu có và sung túc, còn muối là sự bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù. Như vậy, tiếp đãi khách bằng bánh mì và muối tức là mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là thân thiện và đầy tin cậy. Với những vị khách khi được mời đến chơi thì cũng thường mang theo một món quà nào đó, giá trị không quan trọng nhưng phải có để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng với chủ nhà.  Vui tính, thích đùa Người Nga nói chung là những người vui tính, họ thích đùa, thích pha trò cười và kể chuyện cười. Một điều rất phổ biến ở Nga đó là việc chèn những trích dẫn từ những bộ phim nổi tiếng, đặc biệt là những bộ phim hài của Liên Xô vào lời phát biểu để tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái.  Thích đi xông hơi Người Nga tin rằng xông hơi sẽ làm sạch cơ thể và tâm hồn nên họ đi xông hơi không chỉ để làm sạch người mà còn để tán gẫu với bạn bè hoặc người quen. Đầu tiên, trước khi vào xông hơi mọi người sẽ ngồi trong phòng nghỉ. Tiếp đến, cần phải tắm bằng nước ấm trước khi vào phòng xông hơi nhằm giúp cơ thể thích nghi từ từ với nhiệt độ. Sau khi xông hơi một khoảng thời gian và cảm thấy đến giới hạn chịu nóng, họ rời khỏi phòng xông hơi và nhảy ngay vào hồ nước lạnh, bể ngâm hoặc xối nước lạnh lên toàn thân. Cuối cùng là thư giãn khoảng 2 tiếng trước khi trở về nhà, lúc này mọi người có thể cùng nhau trò chuyện, vừa uống trà, uống bia, vừa thưởng thức những món ăn truyền thống của Nga như bánh bao, dưa chua, rứng cá muối, súp củ cải đường, … Sau khi làm xong các “thủ tục” những người tắm xong da đỏ được đón chào bằng câu nói truyền thống “S lekhkim parôm!” (Chúc xông hơi nhẹ nhõm!).  Sự trân trọng đặc biệt dành cho phụ nữ Trong văn hóa Nga đối với người đàn ông khi nào cũng phải đưa tay đỡ người phụ nữ khi họ lên xuống taxi, tàu lửa và phụ nữ ở Nga cũng thường được nhường chỗ ngồi trong các phương tiện công cộng.…Người phụ nữ Nga ngày xưa đi bất cứ đâu cũng phải có người hộ tống đi theo. Điều hấp dẫn hơn hết đó là người đàn ông Nga luôn tỏ ra quan tâm đến phụ nữ. Dù là bạn gái mới quen hay là bạn bè bình thường thì Trang 11

Tiểu luận TMA201.3

Nhóm 2

đàn ông Nga luôn dành phần trả tiền cho những cuộc hẹn hò gặp gỡ. Chính vì sự lịch thiệp này nên đa số phụ nữ Nga đều rất tự hào khi nhận được sự quan tâm của đàn ông Nga. Thông thường người đàn ông Nga thường đưa phụ nữ đến chơi ở nhà hát và rạp chiếu phim cũng như những địa điểm vui chơi giải trí khác. Chỉ có việc nhìn chằm chằm những cô gái lạ ở nơi công cộng, bắt bớ, tán tỉnh dai dẳng, huýt sáo sau đó mới bị coi là những hành vi xúc phạm.  Tin vào điềm gở, điềm lành Nếu ở Nhật Bản mèo đen được coi là bùa hộ mệnh may mắn thì Người Nga thường nhổ qua vai trái nếu nhìn thấy mèo đen chạy ngang qua đường để tránh điểm gở. Họ cũng gõ vào gỗ, để việc mình muốn thành hiện thực không bị hỏng và không huýt sáo trong nhà, để không bị hết tiền. Nếu như phải quay lại nhà vì quên một thứ gì đấy thì trước khi rời đi phải luôn soi gương. Để chuyến đi thành công, người Nga cho rằng cần phải ngồi trong lặng im trước khi rời nhà lên đường. Theo truyền thuyết, một tấm gương vỡ hay muối ăn bị đổ ra ngoài không hứa hẹn điều gì tốt cả. Trước một sự kiện quan trọng, người Nga nói với nhau “ni pukha ni pera”. Đáp lại, cần phải nói: “K chertu!” nếu không sẽ không có hiệu lực. Với sĩ tử vào nửa đêm trước ngày thi phải hét to gọi sự may mắn đến và cầm sổ ghi điểm (zachetka) vẫy qua cửa sổ; vào ngày đi thi cần đặt một đồng xu năm rúp dưới gót chân ở bên trong giày. Người ta tin rằng những thao tác này sẽ giúp mình có điểm tốt. 2.1.4. Văn ha - xã hội 2.1.4.1. Văn học Nga

Văn học Nga đã bắt đầu xuất hiện trong những người Xlavơ Đông, sau phong trào cơ đốc hoá vào thế kỷ thứ 10. Trong suốt thế kỷ 16, hầu hết những tác phẩm văn học đều có chủ đề tôn giáo hoặc do những người trong những lĩnh vực tôn giáo viết ra. Một số tiểu thuyết ngắn và chuyện châm biếm của thế kỷ 17 cũng đã sử dụng tiếng Nga bản xứ. Thế kỷ 18, đặc biệt là dưới triều đại của Peter đại đế và Catherine Đại đế, l...


Similar Free PDFs