DSPT205 NHOM11 Baocao 1 PDF

Title DSPT205 NHOM11 Baocao 1
Author Lê Đức Anh Tuấn
Course TC2- Fungi & Micro-fungi
Institution Đại học Đà Nẵng
Pages 21
File Size 632.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 366
Total Views 442

Summary

Download DSPT205 NHOM11 Baocao 1 PDF


Description

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ VỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ NÀY Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA.

GVHD: Huỳnh Viết Thiên Ân. Tên lớp: ECO3021. Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 11. Sinh viên thực hiện: 1. Trần Thị Anh Thư (45k04.2) 2. Trịnh Thị Mai (45k04.2) 2. Hà Nhật Thành (45k04.2) 3. Phạm Quốc Hưng (45k04.1) 4. Nguyễn Văn An (46k20.1)

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2021

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................2 1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................2 2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2 4.1. Phương phá sưu tầm.................................................................................2 4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp.............................................................3 4.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ: .................................................................3 PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................3 I. Mối quan hệ giữa dân số và nghèo đói...........................................................3 1. Khái niệm dân số và nghèo đói...................................................................3 1.1. Dân số và sự gia tăng dân số................................................................3 1.2. Biến đổi dân số và nguyên nhân của biến đổi dân số..........................3 1.3. Nghèo đói và Các chỉ tiêu đánh giá sự nghèo đói................................4 1.3.1. Khái niệm nghèo đói....................................................................4 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự nghèo đói.........................................4 1.3.3. nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.............................................5 2. Mối quan hệ giữa dân số và đói nghèo.......................................................6 2.1 Mối quan hệ giữa dân số và đói nghèo...............................................6 2.2 Tác động qua lại của dân số và nghèo đói và chiều tác động ngược lại............................................................................................................................... 6 2.2.1. Tác động của dân số đến nghèo đói......................................6 2.2.2. Tác động của nghèo đói đến dân số......................................7 2.2.3. Tác động qua lại của dân số với phát triển kinh tế bền vững.......................................................................................................................... 7 3. Tình trạng đói nghèo và phát triển ở một số nước trên thế giới..............8 4. Nghịch lý giữa phát triển kinh tế và nghèo đói.......................................9 II. Thực trạng mối quan hệ này ở Việt Nam..........................................................9 1. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo quốc tế, Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo.......................................................................9 2

1.1. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo quốc tế....................9 1.2. Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo...........10 2. Thực trạng hiện nay của nước ta..............................................................11 2.1. Thực trạng về biến đổi dân số của nước qua trong thời gian qua.................................................................................................11 2.2. Thực trạng về đói nghèo của nước ta trong thời gian qua.. .12 3. Nguyên nhân, hậu quả và đề xuất cần có của Việt Nam.........................14 3.1. Nguyên nhân..........................................................................14 3.2. Hậu quả của đói nghèo..........................................................15 3.3. Các đề xuất cụ thể của Việt Nam để giải quyết vấn đề hạn chế về mối quan hệ giữa dân số và nghèo đói ở nước ta.............15 KẾT LUẬN............................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................18

3

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong nhân khẩu học, dân số thế giới là tổng số người hiện đang sống trên Trái Đất và được ước tính tại thời điểm ngày 10/5/2021 là 7,86 tỷ người. Và Theo điều tra của BBC về sự gia tăng dân số của thế giới hiện nay, cứ mỗi giây trên thế giới có 4,2 người được sinh ra và 1,8 người chết đi. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, dân số hiện tại của Việt Nam là 98.434.114 người vào ngày 01/11/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Hằng năm, dân số Việt Nam tăng không ngừng, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1 triệu người, hiện chiếm 1,25% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Đây là những con số, giúp ta thấy được dân số Việt Nam khá đông so với thế giới. Một quốc gia có dân số đông, sẽ đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho nước đó. Chẳng hạn, dân số đông tại Việt Nam đã giúp đất nước có nguồn lao động dồi dào, có thể thu hút các nhà đầu tư hoặc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động xã hội,.... Tuy nhiên, đông dân cũng tạo ra nhiều thách thức lớn về các mặt kinh tế, xã hội, con người và đặc biệt là vấn đề nghèo đói tại Việt Nam. Dân số đông gây sức ép đến vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở, thất nghiệp và thiếu việc làm. Điều đó, khiến cho hàng nghìn người rơi vào tình cảnh nghèo đói. Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo một cách hệ thống, có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo giảm cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết để từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển.Và vì tính bức thiết của vấn đề, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “ MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ VỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ NÀY Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA”. 2. Phạm vi nghiên cứu. Về không gian: đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và đói nghèo ở Việt Nam và thế giới cũng như trong khu vực. Về thời gian: đề tài nghiên cứu về tình hình dân số và đói nghèo ở Việt Nam từ năm 1995- 2020. Đây là giai đoạn có biến đôỉ sâu sắc và mạnh mẽ về tình hình kinh tế - xã hội và những thay đổi rõ nét về quy mô và đặc điểm dân số cũng như tình hình đói nghèo ở Việt Nam . 4

3. Mục đích nghiên cứu. Phân tích những số liệu về dân số và sự biến động của dân số, từ đó thấy được sự tác động qua nhiều khía cạnh kinh tế- xã hội và đặc biệt tập trung vào sự nghèo đói, thực trạng mối quan hệ này ở nước ta như thế nào?, những mặt tích cực và hạn chế, những mặt trái của lí thuyết so với thực tiễn. Từ đó tìm ra được nguyên nhân và định hướng sự phát triển dân số của Việt Nam nhằm phát triển cân đối giữa dân số với phát triển và đói nghèo

4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương phá sưu tầm: đây là một phương pháp quan trọng vì trên cơ sở số liệu đã sưu tầm trên sách báo, Internet liên quan đến chủ đề, từ đó có thể rút ra được các đặc điểm của dân số cũng như đánh giá chính xác mối quan hệ giữa dân số và đói nghèo 4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: trong quá trình nghiên, các số liệu cụ thể về dân số và nghèo đói thu thập được cần được phân tích – tổng hợp để có những cái nhìn tổng quan về vấn đề đang nghiên cứu. 4.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ: việc sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề được nghiên cứu được cụ thể, trực quan và trực diện hơn PHẦN NỘI DUNG I. Mối quan hệ giữa dân số và nghèo đói. 1. Khái niệm dân số và nghèo đói. 1.1. Dân số và sự gia tăng dân số. Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo lường bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số. Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý hay kinh tế hoặt một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định Cơ cấu dân số được hình thành dưới tác động của sự thay đổi mức sinh, mức chết và di dân. Sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận theo một tiêu thức đặc trưng nhất định gọi là cơ cấu dân số. Sự gia tăng dân số là sự thay đổi trong dân số theo thời gian, và có thể được định lượng như sự thay đổi trong số lượng của các cá thể của bất kỳ giống loài nào sử dụng cách tính toán "trên đơn vị thời gian". 1.2. Biến đổi dân số và nguyên nhân của biến đổi dân số. Biến đổi dân số là sự biến đổi trong từng nhóm tuổi trong từng thời kỳ tại một quốc gia. Trong nữa thế kỷ qua, dân số và cấu trúc tuổi dân số ở nhiều nước trên thế 5

giới đã có sự biến đổi mạnh mẽ và sự biến đổi này có những tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế xã hội nói chung và đói nghèo ở mỗi quốc gia nói riêng. Sự biến đổi dân số phụ thuộc vào  Mức sinh: Là một nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng dân số, mức sinh là thông tin đầu vào cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách về dân số và phát triển. Mức sinh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và môi trường.  Mức tử: Tỷ suất chết thô được tính bằng số người chết đi trên tổng số dân trung bình cùng thời điểm đó. Tỷ suất chết thô ở mỗi quốc gia là khác nhau. Theo nghiên cứu CDR theo các vùng địa lý-kinh tế cho thấy đã xuất hiện khá rõ tác động của cơ cấu dân số theo độ tuổi lên tỷ suất chết thô.  Quá trình biến đổi dân số tự nhiên, biến đổi dân số cơ học  Tỷ lệ giới tính: Là thương số giữa nam và nữ, nếu xét trên phạm vi rộng tỷ lệ này xấp xỉ này thường là 1:1  Tỷ lệ và cơ cấu của tháp tuổi: Ở mỗi quốc gia sẽ có cơ cấu dân số khác nhau. Gồm cơ cấu dân số già, cơ cấu dân số trẻ và thời kỳ vàng của dân số. Ở mỗi loại hình cơ cấu sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng cho việc phát triển kinh tế- xã hội của một đất nước. Ở Việt Nam, sau khi chiến tranh kết thúc, quá trình dân số đã trải qua giai đoạn bùng nổ với tỷ suất sinh tăng đột biến gắn liền với tỷ suất chết giảm mạnh. Tuy nhiên, ngay sau việc ban hành và thực thi quyết liệt về chính sách dân số mà trọng tâm là nỗ lực giảm tỷ suất sinh, nâng cao chất lượng dân số cùng với sự ổn định về chính trị, xã hội đã làm cho cả tỷ suất sinh và tỷ suất chết đều giảm mạnh, dân số Việt Nam có những biến đổi rõ rệt. Tỷ lệ trẻ em giảm, tuổi thọ và dân số cao tuổi tăng dần và đặc biệt là sự tăng lên mạnh mẽ của dân số trong tuổi lao động. 1.3. Nghèo đói và các chỉ tiêu đánh giá sự nghèo đói. 1.3.1. Khái niệm nghèo đói. Ngày nay có những quan điểm khác nhau về nghèo đói, được nhiều nước trên thế giới dùng. Tuy nhiên có một khái niệm chung được nhiều quốc gia thừa nhận trong đó có Việt Nam là: “nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương.” Ở mỗi quốc gia thì tình trạng nghèo đói cũng khác nhau về mức độ và số lượng, nó được thay đổi theo không gian và thời gian, ở quốc gia này với mức thu nhập như thế thì chưa được xem là nghèo đói nhưng ở quốc gia khác thì với mức thu nhập tương tự vẫn chưa được xem là nghèo đói. Vì vậy để đánh giá đúng mức độ của nghèo đói, thế giới dùng khái niệm “nghèo khổ” và được nhận định theo 4 khía cạnh: về thời gian, về không gian, về giới và về môi trường. 6

Qua việc phân tích 4 khía cạnh của nghèo khổ, nhiều nước còn phân chia nghèo đói thành hai loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Người nghèo thường không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin, v.v…và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Do vậy, mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho người nghèo là phương thức tốt nhất để giảm nghèo bền vững. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự nghèo đói. Để đánh giá sự nghèo đói của các nước trên thế giới người thường sử dụng chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GDP). Nhưng do hiện nay, giữa các nước có sự phân cách về giàu nghèo cành rõ rệt. Như vậy, ở những nước này, những hộ giàu chiếm phần lớn của cải của người dân. Do vậy mà chỉ đánh giá nghèo đói qua chỉ tiêu GDP là chưa đủ và từ đó tổ chức hội đồng phát triển hải ngoại (ODC) đã chỉ ra chỉ số chất lượng cuộc sống để đánh giá bao gồm ba chỉ tiêu cơ bản sau:  Tuổi thọ  Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh  Tỷ lệ xóa mù chữ Trong những năm gần đây, UNDP đã thêm chỉ số phát triển con người FDI, bao gồm ba chỉ tiêu sau:  Tuổi tác  Tình trạng biết chữ của người lớn  Thu nhập Để đánh giá nước giàu và nước nghèo của các quốc gia thì người ta vẫn căn cứ vào GDP là chính. Về hộ nghèo: giới hạn về nghèo đói được biểu hiện dưới dạng thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người, nếu nằm dưới giới hạn ghèo thì hộ đó được coi là hộ nghèo. Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ quy định. Tuy nhiên trong những năm gần đây ở Việt Nam có hai phương pháp chủ yếu để đo lường nghèo. Phương pháp thứ nhất do Bộ Lao động, Thương binh và Các Vấn đề Xã hội (gọi tắt là phương pháp MOLISA) áp dụng nhằm đưa ra cách phân loại để xác định những đối tượng được thụ hưởng trong các chương trình giảm nghèo của cả nước cũng như để theo dõi tình trạng nghèo trong ngắn hạn. Một phương pháp 7

riêng biệt khác được Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới (gọi tắt là phương pháp GSO-WB) áp dụng chủ yếu để tìm hiểu về những thay đổi tình trạng nghèo trong dài hạn. việc áp dụng các phương pháp khác nhau để theo dõi thay đổi tình trạng nghèo và để định hướng các chương trình của chính phủ cũng là hình thức phổ biến trên thế giới. 1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Những nguyên nhân chính đẫn đến nghèo được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị, cơ cấu kinh tế, thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ dẫn đến khó phát triển kinh tế, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh không thể kiểm soát được và không có bình đẳng nam nữ. Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo đói tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm. Ngoài ra còn những yếu tố khác như phân bổ thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục. 2. Mối quan hệ giữa dân số và đói nghèo. 2.1. Mối quan hệ giữa dân số và đói nghèo. Có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa gia tăng dân số và nghèo đói: - Một số người tin rằng mức sinh cao gây ra đói nghèo và mức sinh thấp hơn là chìa khóa để giảm nghèo (chủ nghĩa tân Malthus). Họ lập luận cho rằng do tỷ lệ sinh cao tạo ra một lượng lớn trẻ em so với số lượng người lớn đang đi làm, các khoản tiết kiệm có thể được đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển của đất nước thay vào đó phải được chuyển hướng sang đáp ứng nhu cầu thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và giá dục cho trẻ em và thanh thiếu niên. Điều này ngăn cản quốc gia và các gia đình thực hiện các khoản đầu tư dài hạn cần thiết để giúp họ thoát khỏi nghèo đói. - Những người khác lại tin rằng: khi lao dân số đông chính là một nguồn lao động dồi dào, điều này tác động mạnh tới nền kinh tế. Người nghèo thường muốn có thêm con vì con cái đại diện cho sự giàu có, cung cấp sức lao động trong gia đình và là hình thức an sinh xã hội duy nhất dành cho các bậc cha mẹ khi về già. 2.2. Tác động qua lại của dân số và nghèo đói và chiều tác động ngược lại. 2.2.1. Tác động của dân số đến nghèo đói. Các lập luận kinh tế đơn giản sẽ cho thấy rằng sự tăng trưởng dân số quá nhanh làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói: -

Ở các quốc gia nghèo đông dân cư với áp lực về đất đai, tăng trưởng dân số làm tăng tình trạng thiếu đất sinh sống và canh tác dẫn đến tỷ lệ đói nghèo tăng. 8

-

-

Dân số tăng được cho là có tác động tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng thu nhập và chi tiêu của người dân. Làm giảm cơ hội kiếm thu nhập, cùng với số lượng trẻ em tăng lên, các hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu - trong một số trường hợp, họ thậm chí có thể phải bắt trẻ em bỏ học và đưa chúng đi làm. Điều này có xu hướng làm gia tăng nghèo đói, kìm hãm chất lượng của lao động, làm giảm tiền lương và làm giảm đi sự phân phối thu nhập. Tác động bất lợi đến sức khỏe trẻ em và giáo dục, làm gia tăng tình trạng nghèo đói trong thế hệ tiếp theo. Quy mô gia đình lớn kìm hãm sự phát triển thể chất của trẻ em, có thể thông qua việc chăm sóc thai sản chất lượng thấp hơn và chế độ dinh dưỡng kém hơn.

Có ba kênh chính mà qua đó dân số ảnh hưởng đến đói nghèo đó là: kênh tăng trưởng, kênh phân phối và kênh chuyển đổi: -

Kênh tăng trưởng đề cập đến tác động của các biến nhân khẩu học đối với mức độ hoặc mức độ tăng trưởng phúc lợi có thể đạt được trên mỗi người. Kênh phân phối đề cập đến tác động làm thay đổi phân phối thu nhập dựa trên phúc lợi có thể đạt được trên mỗi người. Kênh chuyển đổi đề cập đến những thay đổi về sức khỏe thực tế hoặc khả năng do phúc lợi có thể đạt được cho mỗi người. 2.2.2. Tác động của nghèo đói đến dân số.

Nghèo đói ảnh hưởng đến dân số ở các nước đang phát triển thông qua các yếu tố về mức sinh, tỉ lệ tử vong, tuổi thọ và di dân: -

-

-

Nghèo đói có thể gây ra mức sinh cao - tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao, đặc biệt là gia tăng tình trạng phụ nữ thiếu giáo dục, thu nhập gia đình quá ít để đầu tư cho con cái, tỷ trọng thu nhập quốc dân không bình đẳng và không thể tiếp cận kế hoạch hóa gia đình. Về mặt tuổi thọ, nghèo đói khiến cho người dân khó tiếp cận được vấn đề lương thực và y tế diều này làm tăng tỉ lệ tử vong do đó làm giảm tuổi thọ trung bình của quốc gia. Kinh nghiệm ở Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Colombia, Hàn Quốc, Sri Lanka, Cuba và Costa Rica cho thấy tỷ lệ sinh có thể giảm nhanh chóng ở các nhóm và quốc gia có thu nhập thấp khi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, giáo dục và các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình miễn phí hoặc chi phí thấp được thực hiện rộng rãi có sẵn. 2.2.3. Tác động qua lại của dân số với phát triển kinh tế bền vững.

DÂN SỐ

SẢN XUẤT

Kết cấu Kích thước Phân bố.

Sản xuất Thuê người làm

SỰ PHÁT TRIỂN - Hàng Hóa và Dịch vụ

S ự

Hình: khung dân số và phát triển bền vững. Nhiều nhà nhân khẩu học kinh tế đã xây dựng mô hình và đưa ra học thuyết và được nhiều nước ứng dụng (các nhà nhân khẩu học Ấn Ðộ đã đưa vào giáo trình giảng dạy chính thức về dân số học). Theo học thuyết này, giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển dân số có mối tương quan chặt chẽ tỷ lệ nghịch, "Ðể bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội như hiện tại, nếu tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đương phải là 4%". Như vậy, theo mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế - xã hội, mỗi quốc gia phải xác định và khống chế tốc độ tăng dân số ở mức hợp lý để bảo đảm cho việc phát triển kinh tế bảo đảm có khả năng tích lũy. Chúng ta thấy rõ rằng, đồng thời với tăng trưởng kinh tế và giảm được tỷ lệ phát triển dân số thì mới cho hiệu quả dương, tức tăng về đời sống nhân dân. Từ đó có thể thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa tỷ lệ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế phát triển xã hội.

10

3. Tình trạng đói nghèo và phát triển ở một số nước trên thế giới.

Ở một nước đang phát triển, nghèo đói là yếu tố chính làm biến dạng chuyển đổi dân số để đáp ứng v...


Similar Free PDFs