Dự án SCM - Nhóm 1B - Mô tả chuỗi cung ứng PDF

Title Dự án SCM - Nhóm 1B - Mô tả chuỗi cung ứng
Author HOI NGO HONG
Course Supply Chain Management (P2)
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 30
File Size 912.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 438
Total Views 504

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ- MARKETING~~~~~ ~~~~~DỰ ÁN TRỰC TUYẾNMÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG PTIÊU ĐỀ: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ACECOOKGiảng viên hướng dẫn: THS. Phạm Thị Trúc LyMã HP: 21C1BUSNhóm sinh viên thực hiện – Nhóm 1B1. Lê Gia Huy – 311910253782. Nguyễn...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ- MARKETING ~~~~~

~~~~~

DỰ ÁN TRỰC TUYẾN MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG P1 TIÊU ĐỀ: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ACECOOK

Giảng viên hướng dẫn: THS. Phạm Thị Trúc Ly Mã HP: 21C1BUS50300904 Nhóm sinh viên thực hiện – Nhóm 1B 1. Lê Gia Huy – 31191025378 2. Nguyễn Thành Đạt - 31191026265 3. Nguyễn Võ Khang Vy – 31191024871 4. Đặng Trần Thảo Vy - 31191026707 5. Ngô Hồng Hội – 31191026138

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 11 năm 2021

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ: Nội dung Phần 1

Sinh viên thực hiện

Tỷ lệ hoàn thành (%)

Thành Đạt Thảo Vy

100% 100%

Gia Huy Hồng Hội Khang Vy Thành Đạt

100% 100% 100%

Giới thiệu về doanh nghiệp Sơ lược về bối cảnh ngành mà doanh nghiệp đang tham gia vào Vẽ sơ đồ chuỗi cung ứng nội địa Mô tả sơ lược quy trình chuỗi cung ứng nội địa của doanh nghiệp

Phần 2

Phần 3

Plan Source Make Delivery Return Hai ảnh hưởng tích cực Hai ảnh hưởng tiêu cực Cần đa dạng các sản phẩm để bắt kịp xu thế thị trường Kênh phân phối cho các sản phẩm chưa đồng đều Tài liệu tham khảo Format bài tiểu luận Bìa tiểu luận và bảng phân công Tóm lượt

Phần 4 Phần 5

Khác

100% 100%

Thảo Vy Gia Huy Hồng Hội Khang Vy Hồng Hội Gia Huy Thành Đạt Thảo Vy

100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Khang Vy

100%

Thành Đạt Gia Huy Hồng Hội Khang Vy

100% 100% 100% 100%

THÔNG TIN THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP Tên thành viên

MSSV

Email

Lê Gia Huy

31191025378

[email protected]

Nguyễn Thành Đạt

31191026265

[email protected]

Ngô Hồng Hội

31191026138

[email protected]

Đặng Trần Thảo Vy

31191026707

[email protected]

Nguyễn Võ Khang Vy

31191024871

[email protected]

2

Tỷ lệ đóng góp (%) Tham gia đóng góp 20% vào dự án, hoàn thành tối nhiệm vụ Tham gia đóng góp 20% vào dự án, hoàn thành tối nhiệm vụ Tham gia đóng góp 20% vào dự án, hoàn thành tối nhiệm vụ Tham gia đóng góp 20% vào dự án, hoàn thành tối nhiệm vụ Tham gia đóng góp 20% vào dự án, hoàn thành tối nhiệm vụ

Mục lục: 1. Khái quát về doanh nghiệp và bối cảnh ngành mà doanh nghiệp đang tham gia............... 5 1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp...............................................................................................................5 1.2 Sơ lược về bối cảnh ngành mà doanh nghiệp đang tham gia vào ................................................. 6 1.2.1. Tổng quan ngành mì ăn liề n tại thị trường Việt Nam. .......................................................................... 6 1.2.2. Thị phần của mì Hảo Hảo trên thị trường Việt Nam. ........................................................................... 7 1.2.3. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................................................................ 8

2. Vẽ sơ đồ và mô tả sơ lược quy trình chuỗi cung ứng nội địa của doanh nghiệp: ................9 2.1 Vẽ quy trình chuỗi cung ứng nội địa của doanh nghiệp ................................................................ 9 2.2 Mô tả quy trình chuỗi cung ứng nội địa của doanh nghiệp ......................................................... 10 2.2.1 Về nguồn cung cấp............................................................................................................................... 10 2.2.2 Về vận hành sản xuất ........................................................................................................................... 10 2.2.3 Về phân phối:....................................................................................................................................... 10

3. Các hoạt động trong qu ản lý chuỗi cung ứng nội địa sản phẩm mì Hảo Hảo của Acecook ......................................................................................................................................... 11 3.1

Lập kế hoạch (Plan) ..................................................................................................................11

3.1.1 Giá cả .................................................................................................................................................. 11 3.1.2 Chất lượng ........................................................................................................................................... 12 3.1.3 Tốc độ phân phối ................................................................................................................................. 13 3.1.4 Sự tin cậy trong phân phối ................................................................................................................... 13 3.1.5 Theo kịp các thay đổ i về nhu cầu, thay đổi khối lượng........................................................................ 13 3.1.6 Tốc độ giới thiệu sản phẩm uyển chuyển và nhanh chóng................................................................... 13 3.1.7 Những tác động lên cách th ức quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp ......................................... 14 3.1.8 Nhận xét về chiến lược của Acecook.................................................................................................... 15

3.2 Quản lý nguồn cung (Source) ......................................................................................................... 16 3.3 Sản xuất (Make) ..............................................................................................................................18 3.3.1 Quy trình sản xuất ............................................................................................................................... 18 3.3.2 Phân tích dòng chảy quy trình sản xuất: ............................................................................................. 18

3.4 Giao hàng (Delivery) .......................................................................................................................19 3.4.1 Phương thức vận tải: cao tốc (xe tải) .................................................................................................. 20 3.4.2 Các kênh phân phôi ............................................................................................................................. 20 3.4.3 Quản lý kho .......................................................................................................................................... 21 3.4.4 Quy trình đóng gói: ............................................................................................................................. 22

3.5 Chính sách đổi trả (Return) ...........................................................................................................22

4. Phân tích 2 ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của đại dịch COVID-19 đến hoạt động vận hành và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp ........................................................................ 22 4.1 Hai ảnh hưởng tiêu cực ................................................................................................................... 22 4.2 Hai ảnh hưởng tích cực: ................................................................................................................. 23

5. Các vấn đề lớn nhất trong quản lý vận hành và chuỗi cung ứng của DN hiện tại và những giải pháp đề xuất cho doanh nghiệp nhằm giải quyết 2 vấn đề trên........................... 24 5.1 Cần đa dạng các sản phẩm để bắt kịp xu thế thị trường ............................................................. 24 5.2 Kênh phân phối cho các sản phẩm chưa đồng đều ...................................................................... 25

6. Tài liệu tham khảo ................................................................................................................... 27 3

TÓM LƯỢC: Hiện nay thị trường Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang đi theo xu hướng hội nhập toàn cầu và mở cửa để cùng nhau phát triển. Song bên cạnh đó là sự cạnh tranh vô cùng gay gắt của các doanh nghiệp để có thể phát triển ổn định và bám vững thị trường. Do đó, một trong những cách để có thể tồn tại thì doanh nghiệp cần có khả năng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Bởi lẻ thực tế, quản lý chuỗi cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận thị trường, chiếm lĩnh thị trường và lòng tin của khách hàng đối với một doanh nghiệp. Nếu quản lý tốt chuỗi cung ứng, công ty không chỉ có thể thu được lợi nhuận lớn mà còn có thể vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Không nói riêng ở nhóm ngành nào, mà thực tế sự cạnh tranh luôn tồn tại ở mọi nhóm ngành. Ở bài báo cáo này, nhóm đề cập đến cụm ngành FMCG và doanh nghiệp lựa chọn để phân tích đó là Công ty TNHH Acecook Việt Nam. Bài báo cáo sẽ phân tích rõ hơn về chuỗi cung ứng của Acecook, thông qua đó tìm ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Covid19 đang ảnh hưởng đến vận hành và chuỗi cung ứng của Acecook. Hơn nữa, nhóm cũng đưa ra những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình vận hành và chuỗi cung ứng, từ đó đề ra những giải pháp khả thi để giải quyết những vấn đề nêu trên để việc vận hành và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trở nên tốt hơn. Vậy để hiểu chi tiết hơn về quy trình chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Nhóm chúng em sẽ đi sâu vào vấn đề này với báo cáo: “Phân tích quy trình chuỗi cung ứng của Acecook”. Các nội dung chính của bài báo cáo bao gồm: Phần 1: Khái quát về doanh nghiệp và bối cảnh ngành mà doanh nghiệp đang tham gia. Phần 2: Vẽ sơ đồ và mô tả quy trình chuỗi cung ứng nội địa của doanh nghiệp Phần 3: Các hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng nội địa sản phẩm mì Hảo Hảo của Acecook. Phần 4: Phân tích 2 ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của đại dịch COVID-19 đến hoạt động vận hành và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Phần 5: Các vấn đề lớn nhất trong quản lý vận hành và chuỗi cung ứng của DN hiện tại và những giải pháp đề xuất cho doanh nghiệp nhằm giải quyết 2 vấn đề trên. Và cuối cùng, để có thể hoàn thành dự án này nhóm xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Trúc Ly về quá trình tận tụy và hết mình của cô để có thể mang kiến thức đến chúng em mặc dù những khó khăn trong quá trình học online trong những tháng vừa qua.

4

1. Khái quát về doanh nghiệp và bối cảnh ngành mà doanh nghiệp đang tham gia. 1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp - Giới thiệu: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được thành lập vào ngày 15/12/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty Liên doanh Vifon Acecook - là kết quả của sự hợp tác theo tỷ lệ góp vốn 6:4 giữa Công ty Acecook Nhật Bản và Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) (khi ấy trực thuộc Bộ Công nghiệp). Ngày 7/7/1995, công ty chính thức đi vào hoạt động khi bán sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên sau gần 10 năm hợp tác, Vifon tiến hành thoái vốn. Và đến năm 2004, công ty chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà máy về khu công nghiệp Tân Bình. Vào ngày 18/01/2008, công ty đã đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam và hoạt động cho đến ngày nay. Trong quá trình hoạt động, công ty đã đạt được không ít thành tựu như đoạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” vào năm 1999, đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất vào năm 2010,... (Lịch Sử Hình Thành – Acecook Việt Nam, n.d.) Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam: “Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt Nam.” Sứ mệnh: “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE - AN TOÀN - AN TÂM cho khách hàng.” Tầm nhìn: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa.” Giá trị cốt lõi: COOK HAPPINESS. Đây cũng chính là câu slogan của công ty Acecook. (Tầm Nhìn Sứ Mệnh – Acecook Việt Nam, n.d.) - Về sản phẩm: Tại Việt Nam, Acecook hiện đang đưa ra nhiều dòng sản phẩm vô cùng đa dạng như mì, hủ tiếu, phở, miến, bún với các thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng như Hảo Hảo, Đệ Nhất, Phở Xưa và Nay, Phú Hương,... Hình thức đóng gói cũng rất phong phú như gói, tô, ly, khay,... + Đối với mì thì có các loại như mì Hảo Hảo (tôm chua cay, sa tế hành tím, sườn heo tỏi phi), mì Đệ nhất, Thế giới mì (mì lẩu thái, mì hoành thánh), mì Doraemon, mì Số Đỏ,... Các sản phẩm mì này có nhiều cách chế biến khác nhau như nấu, xào, ăn liền,... tạo sự tiện lợi cho người tiêu dùng. + Các dòng sản phẩm về phở, miến, bún, hủ tiếu có các thương hiệu đặc trưng như phở Đệ Nhất, phở Xưa và Nay, hủ tiếu Nam Vang, bún Hằng Nga, miến Phú Hương,...

5

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ăn chay của người Việt, Acecook cũng đã cho ra đời các sản phẩm mì, miến, phở, hủ tiếu, bún chay như mì Hảo Hảo chay, Hủ tiếu chay Nam Vang. Đặc biệt, vào tháng 4/2020, Acecook đã chính thức cho ra mắt sản phẩm muối Hảo Hảo - loại “bột canh thần thánh” gắn với tuổi thơ của rất nhiều người và đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ phía người dùng. (Sản Phẩm – Acecook Việt Nam, n.d.) - Về doanh thu: Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019, Công ty cổ phần Acecook Việt Nam có doanh thu thuần tăng liên tục. Năm 2016 là 8.413 tỷ đồng, lên 8.878 tỷ đồng (2017), 9.829 tỷ đồng (2018) và cuối cùng là đạt cột mốc 10.648 tỷ đồng (2019). Lợi nhuận cũng tăng với tốc độ bình quân 20%/ năm, từ năm 2016 là 920 tỷ đồng lên 1.115 tỷ đồng (2017), 1.383 tỷ đồng (2018) và sau đó là 1.660 tỷ đồng năm 2019. (Acecook Việt Nam Thu Lợi "Khủng" Từ Việc Bán Mì Hảo Hảo, 2021) 1.2 Sơ lược về bối cảnh ngành mà doanh nghiệp đang tham gia vào

1.2.1. Tổng quan ngành mì ăn liền tại thị trường Việt Nam. Thống kê nhu cầu mì ăn liền toàn cầu giai đoạn 2016-2020 (ĐVT: triệu gói) Nguồn: Thống kê số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA) + Theo thống kê số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy Việt Nam là quốc gia tiêu thụ mì thứ 3 thế giới (theo bảng thống kê nhu cầu mì ăn liền toàn cầu giai đoạn 2016-2020). Một phần nhờ ảnh hưởng đại dịch Covid-19, khi thực hiện giãn cách, cửa hàng, quán ăn đóng cửa, người tiêu dùng hầu như chuyển sang sử dụng các thực phẩm tiện lợi có thể dự trữ được trong lâu dài. + Người tiêu dùng Việt đang ngày càng khó tính hơn, bên cạnh đó là các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, do vậy mà ngành mì ăn liền - ngành sản xuất khá đại trà này bị quản lý chặt chẽ bởi nhà nước, cụ thể là ba ngành: ngành nông nghiệp quản lý gói gia vị, ngành công thương quản lý về tinh bột, còn ngành y tế chịu trách nhiệm về các chất phụ gia, phẩm màu.

6

+ Nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra khiến người tiêu dùng trở nên tiết kiệm hơn. Hơn nữa, lạm phát hiện nay vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại khiến giá cả tăng nhanh chóng, điều này tạo nên ảnh hưởng xấu đến những hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp kể cả trong lĩnh vực mì ăn liền mà sự cạnh tranh về giá trong ngành hàng này rất cao. + Việt Nam tham gia WTO góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế, chuyển giao nhiều các quy trình công nghệ đồng thời các doanh nghiệp cũng nắm bắt nhanh chóng từ đó làm bàn đạp khiến cho cuộc chiến tranh giành thị phần càng trở nên kịch tính hơn khi sự cạnh tranh không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, lần chuyển giao công nghệ này đã giúp Acecook Việt Nam tạo ra sản phẩm với công nghệ của Nhật Bản nhưng hương vị đậm đà bản chất Việt Nam. 1.2.2. Thị phần của mì Hảo Hảo trên thị trường Việt Nam. + Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia ngành hàng sản xuất mì ăn liền (Vietdata tổng hợp, 2021). Trong đó, các thương hiệu mì ăn liền đã đi vào lòng người nổi bật là: Hảo Hảo của ACECOOK; Omachi, Kokomi của MASAN; mì 3 Miền của UNIBEN, mì Gấu đỏ của ASIA FOOD và không thể không nhắc đến đó là mì Miliket của COLUSA MILIKET.

Nguồn: vietdata.vn + Từ biểu đồ có thể thấy ACECOOK hiện đang dẫn đầu doanh thu và vượt xa so với đối thủ còn lại và tăng trưởng doạnh thu mạnh qua các năm. Thương hiệu mì Hảo Hảo có thể nói rất được tin dùng bởi người tiêu dùng Việt và dường như trở thành từ khóa mỗi khi nhắc đến mì gói. Acecook nhờ đó chiếm được thị phần hàng đầu trong ngành mì ăn liền này với khoảng đến 50% đối với khu vực ở thành phố và 43% trên toàn quốc với sự đáp ứng nhu cầu đến từ

7

doanh nghiệp là 3 tỷ gói/năm và trong bối cảnh dịch, mì Hảo Hảo hiện tại đang trong tình trạng khan hiếm (Vietdata tổng hợp, 2021).

+ Trong năm 2018-2019, Acecook được công nhận là “Nhà sản xuất mì ăn liền được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất”, tạo nên đánh dấu khi mà chính thương hiệu mũi nhọn được xác định là mì Hảo hảo xứng đáng là “Thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất” ở các khu vực thành thị. Dù vậy, Acecook vẫn không quên hứa hẹn sẽ luôn luôn không ngừng cải tiến và phát triển sản phẩm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng ngày một tốt hơn. 1.2.3. Đối thủ cạnh tranh

OMACHI, KOKOMI - MASAN + Ngay sau Acecook đứng ở vị trí thứ 2, xét về dòng sản phẩm cũng khá đa dạng và có mạng lưới phân bố rộng khắp Việt Nam. Nếu như Hảo Hảo của Acecook đánh mạnh vào chất lượng được đảm bảo bằng công nghệ Nhật Bản, nhà xưởng máy móc thì Omachi tạo ấn tượng khác biệt bằng những sợi mì chế biến từ khoai tây được chiên với nhiệt độ thích hợp bảo đảm chất lượng, kết hợp với nước súp đặc chế từ rau củ hòa quyện tạo nên hương vị thơm ngon, mới lạ hơn. Theo nghiên cứu thực phẩm Anh Quốc cho thấy các sợi khoai tây có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đây sẽ là dòng sản phẩm thích hợp cho người tiêu dùng muốn ăn mì nhưng sợ “nóng” và vẫn muốn tốt cho sức khỏe. Mì Kokomi được chế biến từ bột mì cao cấp chọn lọc cẩn thận kết hợp với dây chuyền công nghệ khép kín hiện đại. Bên cạnh đó còn cung hành lượng protein hay tinh bột khiến năng lượng cơ thể dồi dào cho ngày dài hoạt động. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng lại được đánh giá là dễ ăn, thanh ngọt về hương vị và đặc biệt là sợi mì để 8

lâu không bị bở - đây cũng là chiến lược đi đúng hướng nhằm đánh vào tâm lý người tiêu dùng mang lại hiệu quả cao.

MÌ GẤU ĐỎ - ASIA FOOD + Đứng ngay sau ACECOOK, MASAN là ASIAFOOD với sản phẩm mì gói Gấu đỏ ở vị thế thứ 3 trên thị trường. Asia food chọn khu vực nông thôn là phân khúc khá cạnh tranh cũng được mì Hảo Hảo của Acecook chọn để đề ra chiến lược. Hảo Hảo và Gấu Đỏ đều là hai cái tên thương hiệu mì gói bình dân quen thuộc dành cho phân khúc khách hàng trung cấp. Hiện nay, các chủng loại ở cả hai cả hai hãng mì đều khá giống nhau, tuy nhiên thì giá thành của mì Gấu đỏ lại rẻ hơn so với mì Hảo Hảo. Asia food sử dụng chiến lược khác biệt hóa, chú trọng yếu tố chất lượng, giá cả, ngoài ra, Á Châu luôn không ngừng cải tiến về mặt công nghệ tạo ra nhiều hương vị mới. Đặc biệt gần đây có những biến động thị trường, khiến cho nguồn cung của các đối thủ Acecook, Masan không ổn định nhờ đó giúp thị phần Á Châu tăng trưởng trên thị trường. 2. Vẽ sơ đồ và mô tả sơ lược quy trình chuỗi cung ứng nội địa của doanh nghiệp: 2.1 Vẽ quy trình chuỗi cung ứng nội địa của doanh nghiệp

9

2.2 Mô tả quy trình chuỗi cung ứng nội địa của doanh nghiệp Quy trình chuỗi cung ứng nội địa của doanh nghiệp Acecook Việt Nam gồm 3 giai đoạn chính: Nguồn cung cấp (nguyên liệu, máy móc sản xuất,...); sản xuất và vận hành để ra được sản phẩm mì ăn liền và phân phối các sản phẩm ấy đến với người tiêu dùng trên khắp lãnh thổ Việt Nam (ACECOOK VIỆT NAM, 2020). 2.2.1 Về nguồn cung cấp Điểm chung của nguồn cung các sản phẩm Acecook Việt Nam đó là được nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng vượt trội và đi đầu trong ngành hàng mì ăn liền. + Nguyên liệu làm gia vị, dầu: Các nguồn nguyên liệu này được nhập từ Malaysia vào với nguồn gốc rất uy tín, đảm bảo chất lượng, an toàn. Các sản phẩm tươi như: tỏi, hành tím, ớt, ngò và thậm chí là tôm, thịt,.. được sấy khô và chiết xuất trong quy trình khép kín để tạo nên gói súp, gói dầu và gói gia vị (ACECOOK VIỆT NAM...


Similar Free PDFs