giai cấp công nhân PDF

Title giai cấp công nhân
Author Ánh Vũ
Course Lịch sử Đảng
Institution Đại học Đà Nẵng
Pages 16
File Size 167.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 9
Total Views 606

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAMKHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐCTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNCHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC(Học kì 1 năm học 2021 - 2022)ĐỀ TÀI 1 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Sinh viên cần làm gì để sau này thể hiện r...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (Học kì 1 năm học 2021 - 2022)

ĐỀ TÀI 1

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Sinh viên cần làm gì để sau này thể hiện rõ vai trò của đội ngũ trí thức trong liên minh Công-Nông-Trí thức?

Giảng viên hướng dẫn : Dương Thị Nhẫn Sinh viên Mã SV

: Vũ Thị Ngọc Ánh - Lớp HQ 14-05 : 1452100020

HÀ NỘI - 2021

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2 LÍ DO VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................2 B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................3 I. Khái niệm GCCN...............................................................................................3 II. Sứ mệnh lịch sử của GCCN.............................................................................5 1. Bối cảnh lịch sử.............................................................................................5 2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN...........................................................5 3. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN............7 III. Liên hệ sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam, thực trạng và giải pháp.........8 1. Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam...........................................................8 2. Thực trạng GCCN Việt Nam..........................................................................9 3. Những phương hướng, giải pháp xây dựng GCCN Việt Nam.....................12 C. PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................14

A. PHẦN MỞ ĐẦU LÍ DO VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở bất kỳ thời đại xã hội nào người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân đều có vai trò sáng tạo ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyết định trong việc sáng tạo công cụ sản xuất, giá trị thang dư và chính trị xã hội. Trong giai đoạn mới hiện nay, khi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra trên toàn thế giới, CNXH đang trong thời kỳ thoái trào, thời đại ngày nay vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới còn đang có nhiều biến động,tiêu cực…thì vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của GCCN được đặt ra trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Đối với nước ta, vấn đề này luôn được Đảng ta rất chú trọng. Vì thế, sứ mệnh lịch sử của GCCN không chỉ thể hiện rõ trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc, mà đây còn là một trong những đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều nhà lý luận, nhà nghiên cứu lịch sử và của nhiều thế hệ công nhân, sinh viên. Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của GCCN không chỉ ảnh hưởng tới sự chuyển biến lịch sử thế giới, làm thay đổi từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế độ kinh tế khác mà còn làm thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội trên toàn thế giới, nó tác động tới quá trình sản xuất cụ thể, tới bộ mặt phát triển của thế giới. Sứ mệnh lịch sử của GCCN là phạm trù cơ bản nhất của CNXH khoa học. Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận phức tạp hiện nay, các thế lực thù địch, chống cộng cùng với các phần tử cơ hội, xét lại dưới mọi màu sắc đã và đang mưu toan xuyên tạc, phủ nhận những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong đó có quan điểm về GCCN và sứ mệnh lịch sử của nó. Vì thế việc nhận thức đúng đắn về GCCN và sứ mệnh lịch sử của nó sẽ có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng đối với mỗi ĐCS cũng như toàn bộ phong

trào cộng sản công nhân quốc tế trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu là thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Xuất phát từ những vấn đề cấp bách đó cùng với vốn kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên bộ môn em xin được nghiên cứu về đề tài: Sứ mệnh lịch sử của GCCN và liên hệ với sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam hiện nay.

B. PHẦN NỘI DUNG I. Khái niệm GCCN Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, GCCN là con đẻ của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cùng với sự phát triển của lịch sử, cũng luôn luôn phát triển với những biểu hiện và đặc trưng mới trong từng giai đoạn nhất định. Sự phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, thành giai cấp vô sản hiện đại. Chính vì vậy, một kết luận rút ra là, GCCN hiện đại ra đời gắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp đó. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, GCCN là một trong những giai cấp cơ bản, chủ yếu, đối lập với giai cấp tư sản, là giai cấp bị giai cấp tư sản tước đoạt hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để sống, bị bóc lột giá trị thặng dư. Họ là những người được tự do về thân thể và có quyền bán sức lao động tùy theo cung – cầu hàng hóa sức lao động. Đây là giai cấp bị bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa về vật chất lẫn tinh thần. Sự tồn tại của họ phụ thuộc và quy luật cung – cầu hàng hóa sức lao động, phụ thuộc vào kết quả lao động của chính họ. Họ phải tạo ra giá trị thặng dư, nhưng giá trị thặng dư lại bị giai cấp tư sản chiếm đoạt.

Dưới chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã định nghĩa rằng, “Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình đế sống”. Dù GCCN có bao gồm những công nhân làm những công việc khác nhau như thế nào đi nữa, thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen, họ vẫn chỉ có hai tiêu chí cơ bản để xác định, phân biệt với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác. - Một là, về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trong nền sản xuất công nghiệp. Có thể họ là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Đã là công nhân hiện đại thì phải gắn với nền đại công nghiệp, bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp. GCCN hiện đại là hạt nhân, bộ phận cơ bản của mọi tầng lớp công nhân. - Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của GCCN, chúng ta phải xem xét trong hai trường hợp sau: + Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì GCCN là những người vô sản hiện đại, không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá trị thặng dư mà GCCN tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Chính căn cứ vào tiêu chí này mà những người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai cấp vô sản. + Sau cách mạng vô sản thành công, GCCN trở thành giai cấp cầm quyền. Nó không còn ở vào địa vị bị áp bức, bị bóc lột nữa, mà trở thành giai cấp thống trị, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. GCCN cùng với toàn thể nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu hóa. Như vậy họ không còn là những người vô sản như trước và sản phẩm thặng dư do họ tạo ra là nguồn gốc cho sự giàu có và phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa GCCN như sau: GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại ngày nay. II. Sứ mệnh lịch sử của GCCN 1. Bối cảnh lịch sử Trong chủ nghĩa tư bản GCCN gắn liền với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất cho nên là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Sau khi giành được chính uyền GCCN đại biểu cho sự tiến hóa tất yếu của lịch sử cho nên là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa 2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN được biểu hiện cụ thể như sau: Trong lĩnh vực kinh tế: GCCN tiến hành xoá bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dưng chế độ công hữu tư liệu sản xuất, nâng cao năng xuất lao động thoả mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân. Sứ mệnh lịch sử của GCCN trong lĩnh vực này chỉ rõ mục tiêu cuối cùng của GCCN, thoả mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ hơn: làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Trong lĩnh vực chính trị: GCCN phải trở thành giai cấp thống trị xã hội. Đó là phải đập tan chính quyền tư sản; xây dựng chính quyền nhà nước (nền chuyên chính vô sản) thực chất là để đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân giữ vai trò quan trọng là công cụ quan trọng xây dựng xã hội mới, là kiểu nhà nước: nhà nước nửa nhà nước và nhà nước tự tiêu vong

Trong lĩnh vực xã hội: đó là phải xoá bỏ giai cấp bóc lột; phải tiến hành xoá bỏ giai cấp nói chung, tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ người với người. Ở đây xoá bỏ giai cấp bóc lột với tư cách là giai cấp chứ không xáo bỏ các cá nhân vì họ có thể là những cá nhân có ích cho xã hội mới. Có thể nói nội dung của sứ mệnh lịch sử của GCCN bao gồm bốn sự nghiệp. Đó là sự nghiệp giải phóng giai cấp; giải phóng xã hội, dân tộc; giải phóng người lao động và giải phóng con người. Đây chính là nấc thang phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Vì vậy phải tiến hành dần qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, GCCN và chính đảng của mình tiến hành cuôc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp vô sản. Giai đoạn thứ hai, khi đã giành được chính quyền - thời kỳ quá độ xây dựng CNXH : ĐCS và GCCN phải tiếp tục đấu tranh giai cấp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với mục đích là giữ vững chính quyền cách mạng,xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa với đỉnh cao là chủ nghĩa cộng sản. Cho dù hiện nay, với những cố gắng để thích nghi với tình hình mới, chủ nghĩa tư bản thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Chừng nào còn chủ nghĩa tư bản thì công nhân còn bị bóc lột và còn có sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Vì thế sứ mệnh lịch sử của GCCN vẫn không hề thay đổi họ vẫn có nhiệm vụ xoá bỏ chế độ bóc lột,xây dựng chế độ mới tiến bộ hơn. Khái quát hơn, nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng GCCN, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

-Ph. Ăngghen viết: "Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại". V.I. Lênin cũng chỉ rõ: "Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa". Ở nước ta, GCCN trước hết phải làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sứ mệnh lịch sử của GCCN là phải lãnh đạo cuộc cách mạng đó thông qua đội tiên phong của mình là ĐCS Việt Nam, đấu tranh giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, GCCN từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành công CNXH, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công. 3. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN GCCN có sứ mệnh lịch sử thế giới là do địa vị kinh tế - xã hội khách quan của nó quy định: - Dưới chủ nghĩa tư bản, với sự phát triển của nền đại công nghiệp, GCCN ra đời và từng bước phát triển. GCCN là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao. Đây là giai cấp tiên tiến nhất, là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giai cấp tiêu biểu cho xu hướng phát triển của lịch sử trong thời đại ngày nay. - Mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng GCCN không có tư liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thang dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động. Một khi sức lao động đã trở thành hàng hóa, thì người chủ của nó (người vô sản) phải chịu đựng mọi thử thách, mọi may rủi của cạnh tranh; số phận của nó tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa sức lao động trên thị trường làm thuê và phụ thuộc vào kết quả lao động của chính họ. Họ bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột và ngày càng bị bần cùng hóa cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Do đó, mâu

thuẫn giữa GCCN với giai cấp tư sản là mâu thuẫn đối kháng, cơ bản, không thể điều hòa trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Xét về mặt bản chất, GCCN là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa. Những điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể giải phóng mình bằng cách giải phóng toàn thể nhân loại khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình. - Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến GCCN trở thành giai cấp cách mạng triệt để mà còn tạo cho họ có khả năng thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó. Đó là khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới. Đó là khả năng đoàn kết với các giai cấp lao động khác chống chủ nghĩa tư bản. Đó là khả năng đoàn kết toàn thể GCCN và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”. III. Liên hệ sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam, thực trạng và giải pháp 1. Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam Ra đời sau cách mạng Tháng Mười Nga, GCCN nước ta là giai cấp thuần nhất về tư tưởng, sớm giác ngộ Cách mang, tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin và tổ chức được chính Đảng của mình. Hơn nữa, GCCN Việt Nam được kế thừa truyền thống đầu tranh anh hùng bất khuất của dân tộc, lại phải chịu ba tầng áp bức năng nê nên họ có tinh thân cách mạng cao. Đa số công nhân xuất thân từ nông dân và các tâng lớp lao động khác nên có môi quan hệ khăng khít, thường xuyên, chặt chế với giai cấp nông dân, tâng lớp trí thức cũng như các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội. Là một bộ phận của GCCN quốc tế nhưng với những đặc điểm vừa phân tích, sứ

mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam cũng có những nôi dung khác so với sứ mệnh lịch sử của GCCN thế giới nói chung. Trong giai đoạn từ những năm 30 của thế kỷ XX, ta có thể khẳng định sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam đó là lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình là ĐCS Việt Nam đánh đuổi về lũ thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Suốt chặng đường dài ngót thế kỷ gian nan thử thách ấy, GCCN Việt Nam đã được tôi luyện và trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng nòng cốt của liên minh công nông, trí thức vững chắc. Trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực thì GCCN Việt Nam phải "tự mình trở thành dân tộc", tiêu biểu cho quyền lợi của dân tộc, đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi giai cấp, giữ vững bản chất cách mạng, bản lĩnh chính trị của mình, lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh để cần động và đặc biệt là trưởng thành lực lượng đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới. Nghị quyết số 20 NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá X đã khăng định:" GCCN nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình là ĐCS Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiền, hiện đai, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hôi; lực lượng đi đầu trong sư nghiệp CNH- HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh GCCN với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.." 2. Thực trạng GCCN Việt Nam Những năm cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XX truy tầng lớp tư sản mại bản tiến vào nước ta thì những nhóm công nhân Việt Nam riêng lẻ cũng bắt đầu xuất hiện và từng bước trưởng thành với tư cách là một giai cấp. Thời Việt Nam thuộc Pháp, giới chủ nhà máy, xí nghiệp đã chia Công nhân ra làm hai loại: "công nhân áo

xanh" và "công nhân áo nâu". Việc ĐCS Việt Nam được thành lập vào đầu năm 1930 đã đánh dấu cột mốc sự chuyển biến về chất trong cuộc đấu tranh của GCCN Việt Nam từ tự phát tiến đến tự giác. Trong lịch sử của mình GCCN Việt Nam cùng với đội tiên phong của mình là ĐCS Việt Nam thực hiện thành công của cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. GCCN nước ta đã có những cuộc đấu tranh quyết liệt chống về lũ thực dân Pháp. Rất nhiều công nhân chân chính đã ngã xuống trong cuộc đầu tranh này để giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, GCCN ở cả hai miền Bắc Nam đã có nhiều cống hiến đặc biệt xuất sắc. Từ năm 1955 đến năm 1975, miền Bắc nước ta bước vào công cuộc xây dựng CNXH với mục tiêu cơ bản là khôi phục và cải tạo nên kinh tế. GCCN miền Bắc thời kỳ này sôi nỗi thi đua phấn đấu theo lời kêu gọi của Bác Hồ:" Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt ". Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất, đất nước ta bước vào thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước. GCCN có khoảng 5 triệu người, chiếm khoảng 6% dân số. Điểm thuận lợi lớn nhất của GCCN nước ta lúc đó là được sự lãnh đạo của Đảng và tinh thần hăng say lao đông để xây dựng quê hương, đất nước. Qua quá trình đối mới xây dựng đất nước, GCCN không chỉ phát huy vai trò của mình, đóng góp vào sự nghiệp đối mới hoàn toàn là sản phẩm của quá trình đối mới, GCCN không ngừng biến đối và phát triển. Sự biến đổi trước hết là ở cơ cấu GCCN, họ không còn thuần túy là những người lao động công nghiệp ở các nhà máy, xí nghiệp. Ngày nay GCCN nước ta là đội ngũ được đào tạo giả cơ bản, có hệ thống trên nền tảng văn hóa phố thông và dạy nghề chuyên nghiệp. Học sóm thích nghi với nên kinh tế thị trường Đoàn phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại. GCCN có mỗi quan hệ tự nhiên, mẫu thịt với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và nhân dân lao động. Họ là lực lượng nòng cốt xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, GCCN nước ta đã thế hiện xứng đáng là một bộ phận của GCCN quốc tế, tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nên tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình. Không những vậy mà công nhân Việt Nam còn chủ động tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế có tính thời đại như: dân số, môi trường, văn hóa, năng lượng, lương thực, bệnh tật, chiến tranh và hòa bình. Những chuyển biến mang tính tích cực của mình, GCCN đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Về mặt sản xuất, GCCN là lực lượng cơ bản, chủ yếu có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù vế số lượng, GCCN chiếm một tỷ lệ không lớn trong tổng số dân cư và chỉ chiểm khoảng 13% lao động xã hội nhưng lại năm giữ những cơ sở vật chất và các phương tiện sản xuất hiện đại của xã hội, quyết định phương hướng phát triển của nền kinh tế, họ cũng là lực lượng lao động đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước. GCCN đi đầu trong lao động sáng tạo, xây dưng đất nước. Chủng ta tự hào về sự thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước với các thành tưu về kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng... đội ngũ công nhân Việt Nam đã có mặt trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, các thành phần, các ngành kinh tế. Thực tế này trái ngược với nhận định của một số người cho rằng v...


Similar Free PDFs