GIẢI PHÁP CHO NHỮNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG SẮT, THÉP VIỆT NAM TẠI CÁC THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC - HOA KỲ - MALAYSIA PDF

Title GIẢI PHÁP CHO NHỮNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG SẮT, THÉP VIỆT NAM TẠI CÁC THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC - HOA KỲ - MALAYSIA
Course Chính sách thương mại quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 25
File Size 686.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 227
Total Views 391

Summary

Download GIẢI PHÁP CHO NHỮNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG SẮT, THÉP VIỆT NAM TẠI CÁC THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC - HOA KỲ - MALAYSIA PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------***-------

TIỂU LUẬN GIẢI PHÁP CHO NHỮNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG SẮT, THÉP VIỆT NAM TẠI CÁC THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC - HOA KỲ - MALAYSIA Môn: Chính sách thương mại quốc tế Giảng viên: Nguyễn Hạ Liên Chi Khoá lớp: K59E Mã môn học: ML157

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10 STT Tên thành viên 1 Nguyễn Lê Tiến Huy

MSSV 2011115212

Đóng góp 100%

2

Hồ Xuân Phú

2011115454

100%

3

Phan Thị Lan Phương

2011115481

100%

4 5

Nguyễn Vĩnh Thụy Bùi Thị Cẩm Tiên

2011115593 2011115599

100% 100%

6

Nguyễn Đặng Hoàng Tín

2011115605

100%

7 8

Trần Đức Trí Trần Anh Trúc

2011115636 2011115645

100% 100%

9

Phạm Thu Uyên

2011115670

100%

10 11

Nguyễn Hoàn Vũ Lương Hòa Gia Bảo

2011115686 2011115720

100% 100%

2

MỤC LỤC

3

CHƯƠNG 1 ------ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa được diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ. Sau khi tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam bước sang trang mới tươi sáng hơn nhưng cũng gặp nhiều thử thách. Đặc biệt là xuất khẩu sắt thép, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Khi đưa sản phẩm sang thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Malaysia và Hoa Kỳ, ngành sắt thép cũng đã đem lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, vẫn còn đang đối mặt với khó khăn về các hàng rào phi thuế quan, một công cụ chính sách thương mại được các nước nhập khẩu sử dụng nhiều hiện nay. Chính vì thế việc nghiên cứu các hàng rào phi thuế quan về mặt hàng sắt thép xuất khẩu của Việt Nam ở các thị trường chủ lực như Trung Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ là hết sức cấp thiết. Vì lý do đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài: “Giải pháp cho những rào cản phi thuế quan đối với ngành hàng sắt, thép Việt Nam tại các thị trường Trung Quốc - Hoa Kỳ - Malaysia”, với mong muốn phân tích cũng như đề xuất giải pháp nhằm phát triển ngành hàng này và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới. Cụ thể, bài tiểu luận của nhóm sẽ gồm 4 chương: Chương 1: Đặt vấn đề Chương 2: Tổng quan hoạt động xuất khẩu ngành hàng sắt thép của Việt Nam Chương 3: Các hàng rào phi thuế quan đối với mặt hàng sắt, thép của Việt Nam Chương 4: Giải pháp cho Nhà Nước và doanh nghiệp Việt Nam

4

CHƯƠNG 2 ------TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG SẮT THÉP CỦA VIỆT NAM

1. Tổng quan xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2020 chứng kiến mức vượt sâu mốc 500 tỷ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Chính phủ đề ra, đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2019. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 282,66 tỷ USD, tăng 7,0% so với năm 2019 và tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2019. Trong bối cảnh phức tạp của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì mức tăng 7% so với năm trước, bằng đúng chỉ tiêu được Quốc hội giao cho Chính phủ trong năm 2020.

Biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 (Biểu đồ do nhóm tự vẽ từ số liệu của Bộ Công thương) 2. Tình hình nhóm hàng sắt thép của Việt Nam năm 2020 2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng sản lượng sản xuất thép các loại vào năm 2020 đạt 25,9 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2019. Trong đó, sản lượng thép xây dựng đạt cao nhất - 10 triệu tấn; tiếp đến là tôn mạ kim loại và sơn phủ màu đạt 4,43 triệu tấn,…

5

Nguồn: VSA (Hiệp hội Thép Việt Nam) Bảng số liệu sản xuất thép của Việt Nam năm 2020 2.2. Tình hình xuất khẩu sắt thép Việt Nam và lý do lựa chọn Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020, sản lượng sắt thép xuất khẩu của nước ta đạt 9,86 triệu tấn, kim ngạch gần 5,26 tỷ USD và tăng 25,1% về trị giá so với năm 2019; mặc dù giá xuất khẩu bình quân năm qua giảm 15,5%, còn khoảng 533 USD/tấn.

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam Bảng thống kê xuất khẩu ngành hàng sắt, thép sang một số thị trường Qua quá trình tìm hiểu sản lượng xuất khẩu đến các nước và sơ lược về các hàng rào phi thuế quan các nước dành cho Việt Nam, nhóm đã quyết định chọn 3 thị trường điển hình để thuận lợi trong việc phân tích chuyên sâu về lĩnh vực này, bao gồm: 6

(1) Thị trường Trung Quốc: Theo báo cáo cuối năm 2020 của Bộ Công thương, sản lượng sắt, thép xuất khẩu sang thị trường này tăng gần 6,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,54 triệu tấn do nước này sớm hồi phục sau đại dịch Covid19 và Chính phủ kích thích kinh tế mạnh mẽ thông qua các dự án cơ sở hạ tầng. Thêm vào đó, các hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc dành cho Việt Nam về nhóm hàng này hết sức đa dạng từ số lượng, kỹ thuật đến kiểm soát giá, điều đó tạo nên “mảnh đất màu mỡ” cho nhóm phân tích và đào sâu. (2) Thị trường Hoa Kỳ: Một điều kì lạ là, mặc dù là nước đi đầu thế giới về việc sử dụng và chế tạo sản phẩm từ sắt thép, Hoa Kỳ lại không đứng thứ hạng cao trên bảng xếp hạng sản lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam (xếp thứ 9 với 191 nghìn tấn). Điều này đã kích thích sự tò mò của nhóm về các biện pháp hạn chế của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam. Một cách tổng quan, bên cạnh việc vướng phải các vụ kiện bán phá giá do Hoa Kỳ khởi xướng, Việt Nam còn phải xoay sở với những hàng rào phi thuế quan về nhóm hàng này như các quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại của quốc gia Bắc Mỹ này ấn định cho Việt Nam. (3) Thị trường Malaysia: Dựa trên kết quả phân tích, Malaysia xếp thứ 4 về sản lượng xuất khẩu thép từ Việt Nam (đạt 629 nghìn tấn) - đây quả là một con số đáng ghi nhận trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Nhưng đấy chưa phải là lý do nhóm 10 chọn quốc gia này. Bắt đầu từ ngày 28/07/2020, công ty thép Mycron Steel CRC Sdn đại điện cho cả ngành sắt, thép Malaysia đâm đơn kiện Việt Nam vì đã bán phá giá, gây ảnh hưởng đầu ra của đất nước này. Sự kiện đưa Việt Nam vào tầm ngắm của Malaysia là động lực cho nhóm quyết định đưa nước này vào danh sách phân tích.

7

CHƯƠNG 3 ------CÁC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN CỦA MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG SẮT THÉP CỦA VIỆT NAM

I. TRUNG QUỐC 1. Các hàng rào phi thuế quan đối với ngành hàng sắt, thép trong chính sách của Trung Quốc 1.1. Hạn chế về định lượng Trung Quốc, nước sản xuất quá nửa sản lượng thép toàn cầu, đã cam kết giảm sản lượng thép năm nay như là một phần trong kế hoạch giảm phát thải carbon từ một trong những ngành công nghiệp ô nhiễm nhất. Ngoài biện pháp thuế phí, các biện pháp hành chính cũng được áp dụng, như việc chính quyền địa cấp thị Đường Sơn yêu cầu 23 nhà sản xuất tại địa phương phải cắt giảm sản lượng thép trong năm 2021 để giảm phát thải carbon 30-50%. Việc cắt giảm này dẫn đến công suất sản xuất thép thô sẽ sụt giảm khoảng 34 triệu tấn/năm. Ngoài Đường Sơn, Hiệp hội Gang thép của tỉnh Giang Tô, nơi sản xuất 121 triệu tấn thép thô năm 2020 (chiếm 11% tổng sản lượng thép thô của Trung Quốc), trước đó cũng đã kiến nghị kiểm soát sản lượng thép. Thành phố Tần Hoàng Đảo của tỉnh Hà Bắc thì đã có kế hoạch cắt giảm 30% trong tổng sản lượng 12 triệu tấn thép thô/năm. Trong khi đó ,vào ngày 14 tháng 12 năm 2020, Cục Quản lý Nhà nước về Quản lý Thị trường (Cục Quản lý Tiêu chuẩn hóa Quốc gia) đã phê duyệt việc ban hành Tiêu chuẩn quốc gia khuyến nghị "Nguyên liệu sắt và thép tái chế" (GB / T 39733-2020), tiêu chuẩn này sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021. Trong đó, nguyên liệu thép tái chế đáp ứng tiêu chuẩn "Nguyên liệu thép tái chế" (GB / T 397332020) không phải là chất thải rắn và có thể nhập khẩu tự do bao gồm các loại có mã: 7204100010, 720410010, 7204900010, 720410010 và 720490030. Ngoài ra, khuyến nghị cũng như nêu rõ 6 loại thuộc danh mục số 72 trong 8 loại chất thải rắn bao gồm sắt thép phế liệu, đồng phế liệu và phế liệu, nhôm phế liệu và phế liệu được chuyển từ "Danh mục chất thải rắn nhập khẩu không hạn chế có thể sử dụng làm nguyên liệu" thành "Hạn chế chất thải rắn nhập khẩu có thể sử dụng làm nguyên liệu". Bao gồm các mã: 7204100000, 7204290000, 7204300000, 7204410000, 7204490090, 7204500000 1.2. Hàng rào kỹ thuật Trong bộ tiêu chuẩn quốc gia GB có hiệu lực ngày 1/1/2021, có quy định về tiêu chuẩn sắt thép về độ an toàn và chất lượng. Chính sách nhấn mạnh, quy định chi tiết và yêu cầu kiểm tra về các chỉ tiêu bảo vệ môi trường như chất ô nhiễm phóng xạ, 8

chất nổ, chất thải nguy hại và rác. Trong quá trình thực hiện tiêu chuẩn, các công ty nên mua hàng hóa liên quan theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn, kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu thô và đảm bảo rằng nguồn sắt tái tạo chất lượng cao có thể được nhập khẩu tự do. Chẳng hạn, đối với mặt hàng chủ lực trong nhóm mã HS 7207 - Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm (chiếm 80% trong trị giá xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang Trung Quốc) có quy định hàng rào kỹ thuật về quy trình sản xuất, trong đó quy định định mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm của quá trình riêng lẻ chính của quá trình sản xuất thép thô, được ban hành bởi Cơ quan Quản lý Tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC) và Tổng cục Giám sát, Kiểm tra và Kiểm dịch Chất lượng (AQSIQ). Không chỉ vậy, đối với sản phẩm có mã HS 7208 - Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng (chiếm 29%). Khi xuất khẩu cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn về hàng rào kỹ thuật của nước họ. Đứng thứ ba trong danh sách xuất khẩu là HS 721391 - Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, ở dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng (chiếm 15%), ngoài những mặt yêu cầu kỹ thuật như mặt hàng 7208 được nêu ở trên, còn có quy định về hạn chế sử dụng một số chất, được nêu trong tiêu chuẩn quy định giới hạn của hạt nhân phóng xạ trong vật liệu xây dựng. 1.3. Kiểm soát giá Trong một nỗ lực kiềm chế hơn nữa sản lượng thép trong nước và sự tăng vọt về giá của quặng thép, Trung Quốc mới đây đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu dùng trong sản xuất thép, làm cho việc xuất khẩu thép của các nhà xuất khẩu nước này trở nên tốn kém hơn. Bắt đầu từ ngày 1/5/2021, Trung Quốc đã chính thức điều chỉnh thuế quan đối với một số mặt hàng thép. Trong đó, mức thuế nhập khẩu dự kiến bằng 0 đối với gang, thép thô, thép nguyên liệu tái chế, ferrochrome và các sản phẩm khác; thuế xuất khẩu đối với sắt thép, ferrochrome và gang có độ tinh khiết cao sẽ được tăng lên một cách thích hợp. Đồng thời, việc hoàn thuế xuất khẩu của một số sản phẩm thép như bột thép hợp kim và dây thép không gỉ sẽ bị hủy bỏ. Mục đích của các động thái này, theo phía Trung Quốc giải thích, là để “giảm chi phí nhập khẩu, tăng cường nhập khẩu các nguồn lực thép và hỗ trợ việc giảm sản lượng thép thô trong nước”. Nói cách khác, Trung Quốc đang muốn khuyến khích nhập khẩu và giảm xuất khẩu thép. 2. Đánh giá tác động 2.1. Nguyên nhân Mặc dù đã bắt đầu dần tiến hành tự do hóa nền kinh tế trong những năm gần đây, nhưng Trung Quốc cũng đã tạo ra một hàng rào phức tạp để bảo vệ các tập đoàn và doanh nghiệp mà chính phủ nước này xem là những biểu tượng cho nền kinh tế quốc gia. Và hàng rào bảo hộ này lại đang có xu hướng ngày càng dày thêm. Ngoài hàng rào thuế quan, Trung Quốc cũng đang tỏ ra rất thành thạo trong việc sử dụng hàng rào phi thuế quan. Đó chính là cách để gây trở ngại cho các mặt hàng nhập khẩu đang phát 9

triển ồ ạt nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. 2.2. Tác động 2.2.1. Cơ hội Rào cản phi thuế quan thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh Nhiều vụ kiện thương mại lần lượt nổi lên, đều này yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải có những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trước sự phòng hộ thương mại từ Trung Quốc. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có kế hoạch phát triển lâu dài trong tương lai để đảm bảo chất lượng và doanh thu của các mặt hàng xuất khẩu) Nâng cao ý thức về tính đoàn kết, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phát huy sức mạnh để vượt qua rào cản thương mại. Nhận thức về nguy cơ bị khiếu kiện tại các thị trường xuất khẩu và cơ chế vận hành của từng loại tranh chấp, nhóm thị trường và loại mặt hàng thường bị kiện của doanh nghiệp Việt Nam ngày một được nâng cao. Thật vậy, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã chủ động xây dựng chiến lược xuất khẩu để có kế hoạch phòng ngừa và kịp thời ứng phó khi có các vụ kiện xảy ra.

2.2.2. Thách thức Xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút hoặc không gia tăng như kỳ vọng Trong khi số lượng các vụ điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại trên thế giới ngày càng giảm, thì với hàng hoá sắp thép Việt Nam lại có xu hướng gia tăng. Vì vậy, việc áp thuế phòng vệ thương mại sẽ dẫn đến sự tăng lên đáng kể về giá của mặt hàng này làm cho sức cạnh tranh của mặt hàng sắt thép nhập khẩu từ Việt Nam sẽ bị giảm hẳn. Điều này dẫn đến một hệ quả, các nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ có xu hướng nhập khẩu từ các nước không bị áp thuế khác hơn, qua đó gây ra sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thị phần cũng bị thu hẹp, sự ro về việc mất thị trường xuất khẩu của ngành này cũng tăng lên. Chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp tăng lên do phải giải quyết các vụ kiện liên quan đến việc bảo hộ thương mại. Việc điều tra phòng vệ thương mại ở Trung Quốc chú trọng khá nhiều ở các sản phẩm kim loại, đặc biệt là sắt và thép. Sự điều tra kéo dài của các biện pháp phòng vệ thương mại lên đến hàng chục năm đã khiến chi phí theo đuổi vụ việc trở nên rất tốn kém. Dần dà về sau, có thể thấy doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu nhiều chi phí và thiệt hại về thời gian từ các vụ kiện phòng vệ thương mại gây ra. II. HOA KỲ 1. Các hàng rào phi thuế quan đối với ngành hàng sắt, thép trong chính sách của 10

Hoa Kỳ 1.1. Quy tắc xuất xứ “Quy tắc xuất xứ (ROO) là tập hợp các tiêu chí cần thiết nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa” theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Diễn đạt một cách đơn giản, Quy tắc xuất xứ là quy tắc để xác định quốc gia nào sản xuất ra sản phẩm được trao đổi thương mại, hay nói cách khác là xác định “quốc tịch kinh tế” của sản phẩm đó. Năm 2018, Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng vụ kiện Việt Nam và bắt đầu điều tra về việc Việt Nam lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với Đài Loan và Hàn Quốc năm 2016 đối với hai loại sản phẩm thép CRS (7029) và CORE (7217). Cụ thể vào ngày 28/12/2019, Cục phòng vệ thương mại của Bộ Công thương cho biết phía Hoa Kỳ đã công bố kết luận rằng Việt Nam đã chuyển đổi không hoàn toàn khi sử dụng nguyên liệu thép cán nóng có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan nhằm mục đích tránh thuế. Chính vì vậy, DOC đã đưa ra quy định về việc chứng minh nguồn gốc đối với sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam. Nếu phía Việt Nam không chứng minh được xuất xứ của nguyên liệu thép cán nóng thì sẽ phải chịu mức thuế mà Hoa Kỳ đã áp dụng với Trung Quốc, cụ thể như sau: - Đối với sản phẩm thép không gỉ CORE được phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ (một số mã HS trong nhóm 7210,7212 và trong nhóm 7215, 7217, 7225, 7226, 7228), mức thuế AD là 199,43% và mức thuế CDC là 39,05%. - Đối với sản phẩm thép cán nguội CRS được phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ (một số mã HS trong nhóm 7209, 7210, 7211, 7212, 7225, 7226, 7228, 7229), mức thuế AD là 199,76% và mức thuế CDC là 256,44%. +Trong trường hợp Việt Nam chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu thép cán nóng không phải của Trung Quốc nhưng vẫn không xác định được nguồn gốc thì sẽ phải chịu mức thuế Hoa Kỳ đã áp dụng với Hàn Quốc là 53,69%. +Trong trường hợp Việt Nam chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu thép cán nóng không phải của Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng vẫn không xác định được nguồn gốc thì sẽ phải chịu mức thuế Hoa Kỳ đã áp dụng với Đài Loan là 10,34%. 1.2. Biện pháp kỹ thuật Các rào cản thương mại kỹ thuật tồn tại trong hầu hết các ngành, nhưng đặc biệt quan trọng trong trao đổi quốc tế các sản phẩm sắt thép. Quy định kỹ thuật cho sắt thép dự kiến sẽ trở nên phức tạp hơn, điều này sẽ gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam. Rào cản kỹ thuât • có thể bị sử dụng biến tướng như một công cụ bảo hộ của chính phủ nước nhập khẩu dùng để han • chế sự thâm nhâp • của hàng hóa nước ngoài khi thâm nhâp • vào thị trường Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã tiến hành áp dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật (TBT) với những mặt hàng sắt thép. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) yêu cầu nhà xuất khẩu phải thông 11

tin về tất cả các giai đoạn sản xuất: có thể bao gồm vị trí, phương pháp xử lý và thiết bị và vật liệu được áp dụng trên hầu hết các loại sắt thép nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn đặc biệt áp dụng các quy định về nhãn mác, đánh dấu, phân loại sản phẩm trên bao bì, các quy cách đóng gói, quy định vận chuyển và lưu trữ đối với các loại sắt thép có mã sau: 72022110, 72022150, 72022175, 72022190, 72022900, 72023000, 72044100. Ngày 19 tháng 4 năm 2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiến hành điều tra một số lượng đáng kể các sản phẩm sắt thép nhập khẩu từ Việt Nam: thép cán phẳng, thép dài, ống thép, các sản phẩm bán thành phẩm, sản phẩm không gỉ, và hợp kim thép đặc biệt mà đòi hỏi kỹ năng sản xuất không giống thường lệ và được sử dụng để chế tạo áo giáp, động cơ, thuyền, máy bay và cơ sở hạ tầng. Phạm vi sản phẩm này có thể được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục điều chỉnh. Trong thông báo khởi xướng không định nghĩa “thép” hoặc những sản phẩm/ngành thuộc phạm vi điều tra, điều này cho thấy là dự kiến sẽ có một định nghĩa rất rộng sau khi nhận được hàng loạt các bình luận của các nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ. 1.3. Biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời Trong bối cảnh môi trường thương mại quốc tế phát triển ngày càng nhanh chóng, xu thế gia tăng các biện pháp bảo hộ vẫn tiếp tục chiếm vị trí chủ đạo. Trong đó được sử dụng nhiều nhất vẫn là các biện pháp phòng vệ thương mại, gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Theo thống kê của WTO, các biện pháp phòng vệ thương mại có phạm vi áp dụng rộng, trong đó đối tượng chính là sắt, thép (mã HS72, chiếm 40,2%). Sản phẩm sắt và thép Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, xuất khẩu sắt thép qua các các quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, đang phải đối mặt với hàng loạt các vụ kiện, điều tra về chống bán phá giá, gây tác động tiêu cực đến việc kinh doanh sản phẩm sắt thép của Việt Nam trên thị trường thế giới. Chỉ tính riêng trong năm 2020, Việt Nam liên tục phải đối mặt với nhiều vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và điều tra chống lẩn tránh thuế, cụ thể là 7 vụ ( năm 2017 có 4 vụ, năm 2018 có 3 vụ, năm 2019 có 5 vụ) đến từ Hoa Kỳ - một trong những thị trường xuất khẩu sắt thép chủ lực của Việt Nam. Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), việc sản xuất thép CRS, CORE từ thép cán nóng nhập khẩu từ vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc là giúp lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Căn cứ kết luận sơ bộ, DOC sẽ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế tạm thời với sản phẩm thép CR và thép CORE nhập khẩu từ Việt Nam thông qua việc thu tiền ký quỹ khi nhập khẩu, mức ký quỹ. Bên cạnh đó, thép chống ăn mòn (CORE) từ Việt Nam có xuất xứ Trung Quốc, 12

sẽ phải đối mặt với thuế chống bán phá giá là 199,43% và thuế đối kháng là 39,05%. Bên cạnh đó, tính đến nay, các sản phẩm sắt thép của Việt Nam bị Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống bán phá giá thuộc các mã HS như 720915, 720916, 720917, 720918, 720925, 720926, 720927, 720928, 720990, 721070, 721090, 721123, 721129, 721190, 721240, 721250, 721510, 721550, 721590, 721710, 721790, 722519, 722550, 722599, 722619, 722692, 722699, 722850, 722860, 722990. Với các sản phẩm đó sẽ bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá là 265,79%. Không chỉ dừng lại ở đó, Hoa Kỳ còn áp dụng lệnh đối kháng đối với sản phẩm thép cán nguội (CRS) của Việt Nam có sử dụng đầu vào là thép cán nóng (HRS) của Trung Quốc với mức thuế đối kháng 256,44% và mức thuế chống bán phá giá là 199,76%. Ngoài ra, vào tháng 07/2018, Hoa Kỳ chính thức thực thi các biện pháp hạn chế nhập khẩu bằng cách áp dụng các biện pháp tăng thuế nhập khẩu...


Similar Free PDFs