Giao tiếp liên văn hóa nhật ký môn học PDF

Title Giao tiếp liên văn hóa nhật ký môn học
Course Đông Nam Á học
Institution Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 25
File Size 684.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 175
Total Views 469

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA XHH-CTXH-ĐNATIỂU LUẬNMÔN: GIAO TIẾP LIÊN VĂN HOÁCHỦ ĐỀ: NHẬT KÝ MÔN HỌCSVTH: NGUYỄN LÊ THU HIỀNMSSV: 1754050030GVHD : HUỲNH QUỐC TUẤNTp. Hồ Chí Minh, 2020ồNHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪNGVHD: Huỳnh Quốc TuấnNỘI DUNG NHẬN XÉT:................................


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XHH-CTXH-ĐNA

TIỂU LUẬN MÔN: GIAO TIẾP LIÊN VĂN HOÁ CHỦ ĐỀ: NHẬT KÝ MÔN HỌC

SVTH: NGUYỄN LÊ THU HIỀN MSSV: 1754050030 GVHD: HUỲNH QUỐC TUẤN

Tp. Hồ Chí Minh, 2020

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN GVHD: Huỳnh Quốc Tuấn NỘI DUNG NHẬN XÉT: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ...............................................................................................................................

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 2 VĂN HOÁ VÀ GIAO TIẾP .............................................................................................. 2 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 5 MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ .............................................................................................. 5 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 8 SỰ KHÁC BIỆT TRONG MÔI TRƯỜNG LIÊN VĂN HOÁ ..................................... 8 CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................... 11 GIAO THOA VĂN HOÁ ................................................................................................ 11 CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................... 13 QUẢN LÝ XUYÊN VĂN HOÁ ...................................................................................... 13 CHƯƠNG 6 ...................................................................................................................... 16 HOÀN THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HOÁ ......................................... 16 TỔNG KẾT ...................................................................................................................... 18 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 19

MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khi các nền văn hoá trên thế giới đã có sự giao lưu và tiếp cận lẫn nhau vì mục đích tìm hiểu, mở rộng kiến thức hay vì kinh t ế, chính tr ị thì việc tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau là miột điều cần thiết. Từ xa xưa đến nay, ông cha ta đã luôn đi tìm kiếm những điều mới lạ và tiếp cận được những nền văn minh, văn hoá khác nhau để mở mang kiến thức, làm tiền đề để phát triển bản thân cũng như phát triển quốc gia. Nhưng luôn có những rủi ro và khó khăn trong quá trình tìm hiểu và tiếp xúc những nền văn hoá khác nhau, vì vậy tìm hiểu văn hoá khác thôi chưa đủ, cần phải học cách giao tiếp trong môi trường đa văn hoá để có thể tiếp cận và khai thác thông tin nhiều hơn. Đó cũng là một trong những yếu tố cần thiết và là mục tiêu của môn học Giao tiếp liên văn hoá nhằm nắm rõ được những kiến thức về những nền văn hoá khác nhau và cách giao tiếp với những nền văn hoá đó. Đồng thời, học cách giao tiếp liên văn hoá còn là cách rèn luyện bản thân quen với việc tiếp xúc môi trường đa văn hoá để không bị bỡ ngỡ hay s ốc tâm lý, từ đó luôn luôn có cách giải quyết các tình huống thường gặp khi giao tiếp đa văn hoá, đa quốc gia khác nhau. Trong môn học Giao tiếp liên văn hoá, chúng tôi đã được tiếp cận và nắm rõ những kiến thức nền tảng liên quan đến giao tiếp liên văn hoá và từ đó có thể tự liên hệ thực tiễn và ứng dụng vào trong đời sống, không chỉ vậy, chúng tôi còn được học về sự khác biệt trong môi trường văn hoá và cách làm quen với nó và tôn tr ọng sự khác biệt đối với các nền văn hoá khác nhau. Ngoài ra chúng tôi còn nắm được những kiến thức liên quan đến vấn đề giao thoa văn hoá và từ đó mà hìan thiện kỹ năng giao tiếp liên văn hoá hơn. Vì vậy, đề tài Nhật ký môn học của Giao tiếp liên văn hoá sẽ giúp chúng tôi hệ thống lại những kiến thức đã học và nắm vững hơn để khi ứng dụng vào trong đời sống, khi tiếp xúc các nền văn hoá khác chúng tôi không bị tình trạng sốc tâm lý mà còn biết đưa ra những phương pháp để giải quyết những vấn đề khác nhau, mở rộng cơ hội phát triển bản thân cũng như cơ hội việc làm ngày càng cao hơn.

1

CHƯƠNG 1 VĂN HOÁ VÀ GIAO TIẾP Trong chương 1 trong môn học Giao tiếp liên văn hoá đã đặt ra những nền tảng sơ khai để hiểu rõ văn hoá và giao tiếp là gì để từ đó hiểu rõ sâu về bản chất của văn hoá và giao tiếp, làm tiền đề ứng dụng trong thực tiễn và khai thác sâu hơn vào những chương sau. Văn hoá, một trong những nền tảng quan trọng của một con người hay một quốc gia từ những hoạt động trong đời sống hằng ngày và trong giao tiếp, tất cả đều chứa đựng những hành vi biểu thộ văn hoá của một quốc gia hay khu vực mà cá thể đó sinh sống. Giao tiếp là một trong những yếu tố quan tr ọng trong đời sống con người nhằm mục đích trao đổi thông tin qua cử chỉ và lời nói, đồng thời giao tiếp còn là công cụ biểu hiện của một nền văn hoá ở đằng sau của mỗi cá nhân hay mỗi quốc gia. Trong đời sống, luôn luôn có sự giao tiếp giữa người với người, cụ thể là cuộc trao đổi giữa bố mẹ và con cái hay một nhà tuyển dụng đang khai thác thông tin ứng viên thông qua cuộc giao tiếp, đó là những hành vi của cuộc giao tiếp nhằm mục đích đạt được mong muốn như hiểu rõ đối phương hay khai thác thêm thông tin. Giao tiếp liên văn hoá chính là sự trao đổi giữa những người đến từ các vùng văn hoá khác nhau, khi một người phương Tây trò chuyện với người phương Đông hay người miền Nam Việt Nam giao lưu với người Bắc Việt Nam, đó chính là giao tiếp liên văn hoá. Mối liên hệ giữa văn hoá và giao tiếp là mối quan hệ gắn bó mật thiết, mỗi một quốc gia đều có những nền văn hoá khác nhau, những cá thể sinh sống ở những nơi khác nhau sẽ dẫn đến thế giới quan hay còn gọi là tư duy và nhận thức khác nhau tu ỳ vào nền văn hoá họ được tiếp thu ở nơi họ sinh ra và lớn lên. Từ tư duy và nhận thức ảnh hưởng từ nền văn hoá chủ thể, vì vậy mà giao tiếp cũng ảnh hưởng và gắn bó mật thiết với nền văn hoá quốc gia hay khu vực của một cá thể. Ví dụ như tại các quốc gia phương Đông, nơi từng chịu nền chính trị phong kiến nặng nề và ảnh hưởng từ Nho giáo, cho nên văn hoá cũng chịu ảnh hưởng từ lịch sử lâu đời mà những quốc gia phương Đông đã trải qua và trong văn hoá của phương Đông, họ rất coi trọng thứ bậc, cụ thể trong mối quan hệ xã 2

hội, sẽ có những trường hợp người này làm chức vị cao hơn sẽ được tôn kính hơn hay trong mối quan hệ gia đình, người lớn tuổi sẽ có tiếng nói hơn. Ngược lại phương Tây, mọi người đều bình đẳng và không quá nặng nề trong việc phân chia thứ bậc. Liên hệ về giao tiếp và văn hoá thứ bậc để làm rõ ràng và cụ thể hơn, ở phương Đông, con cái hay người nhỏ tuổi phải kính trọng và lễ phép với các bậc lớn tuổi hơn mình, nếu không có sự cho phép từ những người lớn tuổi, họ không có quyền tranh cãi hay ý kiến. Phương Tây thì khác, họ đều có quyền tranh cãi như nhau nếu như có bất đồng quan điểm xảy ra. Việc tìm hiểu về giao tiếp liên văn hoá là một vấn đề cần thiết và đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, giao tiếp liên văn hoá phải được đưa vào chương trình giảng dạy từ khi còn là học sinh tiểu học nhằm mục đích hình thành tư duy cho thế hệ sau việc nhận biết sự khác biệt các nền văn hoá khác nhau ngay từ khi còn nhỏ và cũng là nền tảng để những thế hệ sau có cơ hội lĩnh hội những kiến thức mới đến từ nền văn hoá của các quốc gia trên thế giới vì những lý do như rèn luyện khả năng ngoại giao để đào tạo những nguồn nhân lực ngoại giao tương lai cho quốc gia, lý do kế tiếp là để những thế hệ trẻ tương lai sớm nhận ra sự khác biệt các nền văn hoá khác và rèn luyện họ đức tính tôn trọng những nền văn hoá khác và tôn trọng kể cả trân trọng nền văn hoá của quốc gia mình từ đó để vừa giao lưu tiếp biến văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá nhưng vẫn giữ được bản sắc của chính mình. Từ mục đích tìm hiểu về giao tiếp liên văn hoá, vai trò của giao tiếp liên văn hoá đã hình thành từ đó, vấn đề này đã đóng vai trò quan trọng từ rất lâu. Trong kinh tế, nó giúp chúng ta hiểu được bối cảnh và văn hoá của một quốc gia và giúp chúng ta đưa ra những chiến lược tiếp cận khách hàng thông qua những đặc tính văn hoá của quốc gia đó. Trong xã hội, giúp gắn bó hơn trong các mối quan hệ đến từ những vùng văn hoá khác nhau và trong chính tr ị, tạo ra giá trị của một quốc gia khi họ thể hiện được sự am hiểu của mình đối với những nền văn hoá khác và đồng thời tăng độ thiện cảm và thúc đẩy sự thành thành công trong ngoại giao và hợp tác. Một trường hợp về bài học kinh doanh nếu như không am hiểu về nền văn hoá của đối tượng mà chúng ta sẽ hợp tác hay đầu tư sẽ 3

gây ra những hiểu lầm tai hại hay thất bại, cụ thể, hãng Pepsi khi thâm nhập thị trường Đài Loan được tôn vinh với khẩu hiệu tiếng Anh “Tiến tới kỷ nguyên của Pepsi”, thế nhưng ý nghĩa bóng bẩy của câu nói này đã bị người dân ở đây đọc một cách vụng về là “Pepsi mang tổ tiên của bạn trở về từ cõi chết”1 Và từ những kiến thức thông qua Giao ti ếp liên văn hoá, chúng tôi đã có sự thay đổi nhận thức của mình về việc giao tiếp với những người có những nền văn hoá khác nhau và ứng dụng vào trong thực tiễn. Ví dụ, trong môi trường đại học có nhiều sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau, chúng ta không thể nào giữ lấy thói quen giao tiếp từ nền văn hoá của mình để giao lưu với những người văn hoá khác, chúng ta nên lịch sự và giữ thái độ đúng mực khi giao tiếp, không cười cợt cũng như chế giễu, bắt chước những thói quen t ừ văn hoá của họ (như phát âm hay giọng nói). Như vậy, thông qua chương đầu tiên của môn học Giao tiếp liên văn hoá đã giúp chúng tôi nắm bắt được khái niệm về giao tiếp và văn hoá, sự liên hệ giữa hai yếu tố văn hoá và giao tiếp và vai trò của giao tiếp liên văn hoá như thế nào, từ đó chúng tôi có được nền tảng để liên hệ với thực tế về vấn đế giao tiếp liên văn hoá và có thể đi sâu hơn vào những chương sau trong môn học này.

1

Tham khảo: Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2019), Rào cản văn hoá trong thương mại quốc tế, truy xuất: https://vietnamhoinhap.vn/article/rao-can-van-hoa-trong-thuong-mai-quoc-te---n-18911

4

CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những hiểu biết nhất định về các giá trị văn hóa của đối tượng giao tiếp thuộc các quốc gia, các dân tộc, giới… để có ứng xử phù hợp.2 Chính vì vậy cần nắm rõ đượ c mọi thông tin của nền văn hoá mà chúng ta tiếp xúc để hiểu rõ đối tượng cuộc giao tiếp. Điều cần nắm rõ trong chương 2 về môi trường văn hoá là những rào cản trong giao tiếp liên văn hoá, căn tính và ngữ cảnh tiểu văn hoá. Mối quan hệ của con người luôn luôn sẽ có những mâu thuẫn, xung đột. Trong một nền văn hoá khi giao tiếp, đôi lúc khó tránh được những bất đồng. Vì vậy, giao tiếp trong môi trường có các nền văn hoá khác nhau sẽ dễ dàng có những rào cản hơn là trong cùng một nền văn hoá, đặc biệt đối với các nền văn hoá không có sự tương đồng thì sự khác biệt cũng như những khó khăn sẽ gay gắt hơn. Nguyên nhân phải k ể đến yếu tố đầu tiên, chính là chủ nghĩa dân tộc, tức niềm tin rằng nền văn hoá của chính mình vượt trội hơn với các nền văn hoá khác.3 Ví dụ về chủ nghĩa dân tộc, tại Hàn Quốc, chủ nghĩa dân tộc nơi đây rất cao, có thể dễ dàng thấy được điều này thông qua các bài học kinh doanh nhờ vào sự tự tôn dân tộc và đưa thương hiệu dân tộc vươn xa trên toàn cầu của Hàn Quốc, Huyndai là một thương hiệu đi lên từ lòng tự tôn dân tộc của người Hàn, khi mà quốc gia này bước vào thời kỳ phát triển, công nghiệp sản xuất được cho là nghèo nàn, Hyundai là thương hiệu dẫn đầu trong ngành sản xuất ô tô bấy giờ. Có lẽ thương hiệu này sẽ chẳng nổi lên và lăn dấu xe của mình tại các quốc gia khác nếu không có sự

2

Đặng Đình Bôi (2010), Bài giảng Kỹ năng giao tiếp, ĐH Nông Lâm TPHCM, truy xuát: http://dulieu.tailieuhoctap.vn/books/ky-nang-mem/ky-nang-giao-tiep/file_goc_781635.pdf 3

Huỳnh Quốc Tuấn (2020), Tài liệu bài giảng Giao tiếp liên văn hoá, ĐH Mở TPHCM, truy xuất:https://lms.ou.edu.vn/193/pluginfile.php/66408/mod_resource/content/1/Chu%CC%9Bo%CC%9Bng%202%20 -%20Mo%CC%82i%20tru%CC%9Bo%CC%9B%CC%80ng%20va%CC%86n%20hoa%CC%81.pdf

5

ủng hộ nhiệt thành của người dân Hàn Quốc.4 Tự hào về dân tộc hay chủ nghĩa dân tộc sẽ rất tốt nếu như điều đó được kiểm soát bởi nhận thức, nếu không một khi một khi chủ nghĩa dân tộc trở nên quá mạnh mẽ thì sẽ xuất hiện tư tưởng bài xích hay còn gọi là k ỳ thị, phân biệt đối xử. Hai yếu tố kế tiếp trong rào cản giao tiếp liên văn hoá chính là khuôn mẫu và định kiến. Khuôn mẫu dễ dàng thấy được trong xã hội, con người luôn duy trì một hình thái bên ngoài theo họ mong muốn hay hướng đến, ví dụ trong xã hội phương Đông, những người có những biểu hiện kính trên nhường dưới, luôn cúi chào những người lớn tuổi, cẩn thận trong l ời ăn tiếng nói thì những người đó được xã hội đánh giá là người có ăn có học, đây chính là khuôn mẫu dành cho những người có ăn có học mà xã hội quy chuẩn. Khuôn mẫu trong giao tiếp chính là thứ mà mọi người hướng đến mà sử dụng nó khi giao tiếp với đối phương, như việc anh là bác sĩ anh phải nói chuyện lịch sự và cẩn trọng đối với bệnh nhân, chị làm dịch vụ chị phải lễ phép với khách hàng… Rào cản mà khuôn mẫu để lại trong giao tiếp đến từ các nền văn hoá khác nhau sẽ có những khuôn mẫu khác nhau, như việc anh A đến từ phương Tây, anh sẽ có cử chỉ lịch sự và tránh hỏi những vấn đề cá nhân ngay t ừ khi gặp mặt, anh B đến từ Ấn Độ và anh r ất vui vẻ hoà đồng, anh tiếp xúc với anh A và hỏi những câu hỏi cá nhân liên quan đến việc kết hôn (dù trong nền văn hoá Ấn Độ, những câu hỏi chủ đề cá nhân ngay t ừ lần đầu gặp với họ là điều bình thường), sự khác biệt trong khuôn mẫu giao tiếp đã làm anh A cảm thấy khó chịu. Về yếu tố định kiến, là con người dù từ bất kỳ nơi đâu họ đều có định kiến, người phương Đông luôn nghĩ người phương Tây dễ dãi và ăn chơi, người phương Tây lại nghĩ người phương Đông bảo thủ và cổ hủ. Những định kiến luôn nằm trong tiềm tức của con người và nó sẽ là yếu tố lớn cản tr ở để tiến hành giao tiếp liên văn hoá. Khuôn mẫu và định kiến không tự nhiên mà hình thành, nó cần có một sự trải nghiệm hay sự tác động từ bên ngoài mà hình thành nên, và nguyên nhân hình thành lên hai điều này có lẽ xuất phát 4

Thắng Nguyễn (2019), Lòng tự tôn dân tộc – “Kim chỉ nam” để khiến nhiều thương hiệu phát triển được như ngày hôm nay, truy xuất: https://marketingai.admicro.vn/long-tu-ton-dan-toc-kim-chi-nam-de-khien-nhieu-thuong-hieuphat-trien-duoc-nhu-ngay-hom-nay/

6

từ căn tính5 của mỗi người có sự khác biệt với nhau. Căn tính khác nhau vì nền văn hoá khác nhau, người phương Đông có nền văn hoá sống tụ tập và gắn liền với gia đình và người phương Tây có nền văn hoá du mục và sống tự lập, tách r ời gia đình khi đã trưởng thành. Nếu như hai căn tính này tiếp xúc và trao đổi qua l ại, như việc anh người Mỹ kết hôn với cô gái châu Á thì cô gái mong muốn chăm sóc hay sống chung với bố mẹ chồng và ngược lại anh phải hiếu thảo và phụng dưỡng bố mẹ vợ nhưng vì hai nền văn hoá khác biệt, anh phương Tây không chấp nhận việc cô gái về nhà sống chung với ba mẹ chồng và muốn hai vợ chồng tự lập và thuê nhà sống riêng, điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa cả hai bên và anh phương Tây cho rằng cô này chỉ là một người thụ động, dần dần có cái nhìn không tốt về phụ nữ phương Đông và cô vợ cho rằng đàn ông phương Tây không hiếu thảo với cha mẹ. Ngoài ra, còn một yếu tố cũng góp phần làm rào cản trong giao tiếp liên văn hoá, đó chính là phân biệt đối xử, phân biệt từ chủng tộc, vùng miền, tôn giáo… là điều luôn xảy ra ở bất k ỳ quốc gia nào trên thế giới, ở Mỹ sẽ có tình trạng phân biệt chủng tộc giữa người da đen và da trắng. Ở trong một đất nước như tại Việt Nam sẽ có phân biệt vùng miền như miền Nam miền Bắc. Điều này phải liên hệ đến vấn đề ngữ cảnh tiểu văn hoá, mỗi quốc gia sẽ có nhiều nền văn hoá khác nhau, và sự phân biệt này đến từ việc những nền văn hoá chủ thể (hay những nền văn hoá được cho rằng đông đúc và thống trị) như việc phân biệt chủng tộc, người da tr ắng trong quá khứ họ cho rằng họ là chủng tộc thống trị nên khi có những nền văn hoá khác tiếp cận, dần dần sẽ có bộ phận k ỳ thị và phân biệt đối xử. Từ những rào cản, tiếp đến bao hàm cả căn tính và ngữ cảnh đều làm rõ về việc trong môi trường giao tiếp liên văn hoá khác nhau sẽ luôn có những vấn đề xảy ra và những khó khăn mà chúng ta gặp phải. Và điều đó chính là nội dung chính trong chương sau về sự khác biệt trong môi trường giao tiếp liên văn hoá. 5

Căn tính: căn: “gốc r ễ”. căn tính chính là bản tính của con người.

Nguồn: https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-c%C4%83n%20t%C3%ADnh

7

CHƯƠNG 3 SỰ KHÁC BIỆT TRONG MÔI TRƯỜNG LIÊN VĂN HOÁ Từ những yếu tố về rào cản trong giao tiếp liên văn hoá đã đề cập ở chương 2, chúng tôi sẽ đi sâu hơn về sự khác biệt trong môi trường liên văn hoá để từ đó hiểu hơn về những nền văn hoá khác nhau và tìm ra những phương pháp cho bản thân để khắc phục những yếu tố rào cản giao tiếp liên văn hoá. Văn hoá khác nhau luôn có những quan điểm, nhận thức khác nhau. Anh đến từ phương Tây, anh ưa thích sự thẳng thắng đi vào vấn đề, tôi đến từ phương Đông, tôi yêu thích sự vòng vo, tránh đề cập thẳng thắn vì s ợ mất lòng và tổn thương đối phương. Tôi, người phương Đông luôn có thói quen giờ “cao su”, anh-người phương Tây, cầu thị sự đúng giờ. Và từ sự khác biệt trong nền văn hoá khác nhau sẽ dẫn đến sốc văn hoá và nặng nề hơn là xung đột văn hoá trong quá trình giao tiếp liên văn hoá. Để cụ thể hoá hơn về vấn đề trên cũng như quy trình điễn ra từ khác biệt dẫn đến xung đột, chúng tôi đưa ra sơ đồ như sau: Tiếp xúc giữa hai nền văn hoá  Nhận ra sự khác biệt  Bất ngờ, không kịp thích nghi  Sốc văn hoá  Bất đồng, mâu thuẫn trong văn hoá  Không giải quyết được vấn đề  Xung đột văn hoá Bảng 3.1 Quy trình dẫn đến mâu thuẫn trong giao tiếp liên văn hoá ...


Similar Free PDFs