Hành vi tổ chức PDF

Title Hành vi tổ chức
Author Ngọc Thảo
Course Hành vi tổ chức
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 212.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 128
Total Views 981

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOUEH UNIVERSITYTRƯỜNG KINH DOANH UEHKHOA QUẢN TRỊTIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNHMÔN HỌC: HÀNH VI TỔ CHỨCChủ đề: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TRONG TỔ CHỨCGiảng viên giảng dạy : Nguyễn Văn ChươngMã học phần : 21C1MANTPồ Chí Minh , 25 tháng 12 năm 2021MỤC LỤCA – PHẦN MỞ ĐẦU.....


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UEH UNIVERSITY TRƯỜNG KINH DOANH UEH KHOA QUẢN TRỊ 

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH MÔN HỌC: HÀNH VI TỔ CHỨC

Chủ đề:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TRONG TỔ CHỨC

Giảng viên giảng dạy

: Nguyễn Văn Chương

Mã học phần

: 21C1MAN50200605

TP.Hồ Chí Minh, 25 tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO...........................................................................................1 UEH UNIVERSITY........................................................................................................... 1 TRƯỜNG KINH DOANH UEH.......................................................................................1 A – PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................3 B – PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................4 I. Dẫn nhập tình huống.................................................................................................. 4 1. Sơ lược các thông tin cơ bản về Vinamilk................................................................4 2. Câu chuyện khủng hoảng của công ty và bối cảnh thực tế.....................................4 3. Những vấn đề, quyết định, cơ hội trong tình huống: các mâu thuẫn, tình thế lưỡng nan trong tiến trình ra quyết định giải quyết tình huống.................................6 II. Giải quyết tình huống............................................................................................... 7 1. Cơ sở lý thuyết hành vi.............................................................................................7 1.1. Khái niệm về truyền thông...............................................................................7 1.2. Mục đích, vai trò của truyền thông trong tổ chức...........................................8 1.3. Chức năng của truyền thông............................................................................8 1.4. Khủng hoảng truyền thông..............................................................................9 2. Đề xuất những giải pháp phù hợp.........................................................................10 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 13

2

A – PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, xã hội loài người không ngừng có những bước đột phá mạnh mẽ về nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,… Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao. Nhu cầu thông tin giải trí của mọi người ngày càng nhiều đòi hỏi vai trò lớn hơn nữa của truyền thông trong việc cung cấp thông tin, và truyền thông cũng đưa loài người sang một chương mới, nền văn minh mới: văn minh thông tin. Trong giao tiếp hàng ngày, giao tiếp truyền thông là một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động của xã hội. Dù trong hoàn cảnh nào mọi người vẫn phải thông tin cho nhau, truyền tải những thông điệp, biểu lộ thái độ cảm xúc. Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông mang lại cho cuộc sống hiện đại ngày nay. Qua quá trình truyền thông liên tục, con người sẽ có sự gắn kết với nhau, đồng thời có những thay đổi trong nhận thức và hành vi. Nói cách khác, truyền thông là một trong những hoạt động cơ bản của bất kỳ một tổ chức nào. Truyền thông hiệu quả giúp cho các mục tiêu của công ty hoàn thành tốt hơn, giúp nhân viên gắn bó với công ty hơn. Theo nghiên cứu một tổ chức nhân sự có 37% nhân viên công ty hiểu rõ mục đích công ty đang theo đuổi và chỉ có 20% nhân viên hiểu được vai trò, công việc của mình có ý nghĩa như thế nào đối với mục đích của công ty. Cũng theo nghiên cứu này thì các tổ chức có truyền thông giao tiếp nội bộ hiệu quả thì sẽ có khả năng giữ được nhân viên cao gấp 4 lần những công ty truyền thông không hiệu quả. Chính vì vậy, truyền thông được xem là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người, là nền tảng hình thành nên cộng đồng, xã hội. Đó cũng chính là lý do em chọn chủ đề “Nâng cao hiệu quả truyền thông trong tổ chức”. Bài tiểu luận sẽ dẫn nhập tình huống cụ thể của một doanh nghiệp và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông.

3

B – PHẦN NỘI DUNG I. Dẫn nhập tình huống 1. Sơ lược các thông tin cơ bản về Vinamilk Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk là công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Với tầm nhìn “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người” và sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”, Vinamilk sản xuất ra những sản phẩm chất lượng. Vinamilk là một thương hiệu mạnh về sản xuất sữa và rất nổi tiếng với thị phần trong nước chiếm đến 75%. Vinamilk là công ty Việt Nam đầu tiên và duy nhất lọt vào danh sách những doanh nghiệp hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2010. Có thể trở thành một thương hiệu nổi tiếng và sự uy tín như vậy, chắc chắn phải kể đến sự tín nhiệm của Vinamilk, khả năng quản lý mạnh mẽ của ban lãnh đạo công ty, những người có năng lực, trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là khả năng nhìn nhận và đưa ra những bước đi đúng đắn cho công ty. Vinamilk có dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại đến từ Hoa Kỳ, Đức, Đan Mạch, Hà Lan và các nước khác, cũng như mạng lưới kênh phân phối rộng rộng khắp cả nước. Ngoài ra, Vinamilk có danh mục sản phẩm rất đa dạng với 150 loại sản phẩm, bao gồm sữa nước, sữa bột, sữa đặc, thức uống cacao lúa mạch, sữa chua, bột dinh dưỡng, nước giải khát,… và sẽ còn tiếp tục tăng lên. Giá cả của các sản phẩm cũng rất hợp lý và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Trong quan hệ với các đối tác, Vinamilk luôn duy trì sự phát triển bền vững, hòa hảo, cùng tồn tại hài hòa và cùng hợp hợp tác đôi bên cùng có lợi. 2. Câu chuyện khủng hoảng của công ty và bối cảnh thực tế Theo tình huống thực tế: “Ngày 9/3, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Càn Giang cho biết, qua phản ánh của người tiêu dùng, ông X. thuộc Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh đã gửi mẫu sữa đi xét nghiệm. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang xét nghiệm 7 loại vi khuẩn trong mẫu sữa tươi tiệt trùng có đường 220 ml của Vinamilk, Công ty sữa Việt Nam, phát hiện 4 loại vi khuẩn vượt tiêu chuẩn quy định. Theo anh X, vào 4

tháng 2, anh mua một thùng sữa tươi tiệt trùng có đường của Vinamilk (50 bịch) loại 220 ml ở siêu thị, tem in trên bao bì thì vẫn chưa hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, thực tế khi sử dụng thì anh phát hiện ra 2/3 số lượng sữa tươi trong thùng bị phồng to lên, căng cứng, sữa thì chảy ra ngoài và có rất nhiều con dòi bò từ trong sữa ra ngoài. Anh đã báo ngay cho Công ty Cổ phần sữa Việt Nam, công ty cũng đã cử người đến đổi thùng sữa khác cho anh. Tuy nhiên, sau khi sử dụng, anh phát hiện các bịch sữa còn lại cũng có hiện tượng phồng lên và căng cứng, chua giống như thùng sữa ban đầu mà anh đã mua ở siêu thị. Anh X lại tiếp tục báo cho công ty nhưng công ty không đến nên sau đó, anh X đã báo cho Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Tiền Giang. Ngày 10/3, Cơ quan Công an đã lập biên bản tạm giữ thùng sữa có 23 bịch nhãn hiệu Vinamilk. Theo như tìm hiểu, lô hàng này được sản xuất ngày 20-2-2016 và có hạn sử dụng đến ngày 10-10-2016, số lượng khoảng 20 tấn. Trước sự việc trên, ngày 20/3, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Tiền Giang đã mời đại diện Công ty Vinamilk lên làm việc. Đại diện Vinamilk thừa nhận số sữa trên là sữa của công ty sản xuất. Tuy nhiên, Công ty Vinamilk cho rằng số sữa bị nhiễm khuẩn trên là do lỗi bao bì cho phép và đổ lỗi cho số sữa trên là do ảnh hưởng của quá trình vận chuyển”. “Vào ngày 8/7/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt triển khai Chương trình Sữa học đường. Mục đích để bổ sung cho trẻ từ 2-12 tuổi. Cùng với nhiều thương hiệu lúc bấy giờ như Nutifood, TH True milk, Thịnh Anh,… Vinamilk đã tham gia đấu thầu. Với mức giá 6.286 đồng / hộp, dung tích 180ml (có đường hoặc không đường). Thương hiệu này đã trúng gói hợp đồng trị giá hơn 3,828 tỷ đồng. Nhờ có nhiều chính sách ưu đãi, thế mạnh về kinh nghiệm, dây chuyền sản xuất,… cũng như đưa ra mức giá tốt hơn so với các đơn vị đấu thầu khác. Vinamilk được đánh giá là có năng lực cạnh tranh tốt hơn rất nhiều. Vì vậy, họ dễ dàng nhận được những hợp đồng giá trị lớn nói trên. Ngoài Hà Nội, sản phẩm của Vinamilk còn được các đơn vị thực hiện chương trình sữa học đường tại TP.HCM, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kon Tum, ... và nhiều tỉnh thành khác lựa chọn. Ngay sau khi Vinamilk trúng thầu, hàng loạt bài báo cho rằng Vinamilk gian dối đã xuất hiện khiến dư luận hoang mang. Điển hình nhất phải kể đến bài báo đăng trên Báo Giáo dục với tiêu đề: “Để Vinamilk pha sữa bột thành Sữa học đường là coi thường luật nước” và hàng loạt thông tin bất lợi như: Vinamilk sử dụng sản phẩm Vinamilk ADM Gold trong Chương trình Sữa học đường là bất hợp pháp, không phải là sữa tươi”. 5

Qua những sự cố khủng hoảng về truyền thông như vậy, đã có rất nhiều khách hàng phàn nàn về việc sữa của Vinamilk bị nhiễm vi khuẩn, qua đó người tiêu dùng cũng bày tỏ thái

độ không hài lòng về cách xử lý vấn đề và giải quyết của nhân viên công ty trong vụ việc này. 3. Những vấn đề, quyết định, cơ hội trong tình huống: các mâu thuẫn, tình thế lưỡng nan trong tiến trình ra quyết định giải quyết tình huống. Sau khi vụ sữa nhiễm khuẩn được lan truyền rộng rãi trên internet, trên những trang báo và các bản tin thì Vinamilk đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Vinamilk dần mất thị trường do yếu tố tâm lý tẩy chay sữa của khách hàng. Người tiêu dùng dần mất đi niềm tin vào sản phẩm, không sử dụng sản phẩm vì sợ lây bệnh cho bản thân cũng như những người thân của mình, đặc biệt là trẻ em. Các đại lý cũng tạm dừng nhập sản phẩm của Vinamilk và chuyển sang sử dụng các nhãn hiệu khác. Cửa hàng bán lẻ, siêu thị, quán cà phê,... Tất cả đều đã thông báo ngừng sử dụng sữa của Vinamilk. Và đây là một tổn thất rất lớn đối với công ty vì đây là lực lượng bán hàng và phân phối chính cho các sản phẩm của Vinamilk. Sau sự cố, giá cổ phiếu của Vinamilk cũng giảm kỷ lục. Cổ phiếu và vốn hóa của Vinamilk giảm mạnh. Vụ sữa nhiễm khuẩn gây thiệt hại lớn cho Vinamilk, không chỉ về tài chính, mà hơn hết là làm mất lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, sau những sự cố trên, Vinamilk đã tăng cường đẩy mạnh truyền thông trên các trang mạng xã hội, báo chí, truyền hình nhằm tạo sự uy tín, khẳng định lại chất lượng sản phẩm của công ty đối với người tiêu dùng. Cơ hội: Để có nguồn nguyên liệu ổn định, Vinamilk chủ động đầu tư, tạo nguồn đầu tư, tạo nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Hiện nay, Chính phủ đang có những chính sách ưu đãi cho ngành sữa, phê duyệt 2 nghìn tỷ USD cho các dự án phát triển ngành sữa đến năm 2020. Cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, Vinamilk sẽ góp phần mở rộng thị trường thương mại.

6

II. Giải quyết tình huống 1. Cơ sở lý thuyết hành vi 1.1. Khái niệm về truyền thông Truyền thông là quá trình truyền đạt, chia sẻ thông tin từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện xã hội, các thiết bị thông tin nhằm thấu hiểu ý nghĩa của thông điệp. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội, trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi đến người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu được những gì người khác nói, có thể là ra hiệu hay viết. Truyền thông trong tổ chức là quá trình trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm … chia sẻ những kỹ năng và kinh nghiệm giữa các thành viên hoặc giữa các phòng ban với nhau để tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau trong công việc, nhằm thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh thực tế và tìm ra các phương pháp thích hợp thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh hướng đến mục tiêu chung của tổ chức là hiệu quả công việc cao, lợi nhuận kinh doanh tăng. Do đó, truyền thông trong tổ chức là một phương tiện để trao đổi và chia sẻ các ý tưởng, thái độ, các giá trị, ý kiến và sự kiện liên quan. Điều này có nghĩa rằng, truyền thông trong tổ chức là một quá trình đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa người truyền tin và người nhận tin. Truyền thông thường gồm 3 phần chính: nội dung, hình thức và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên và mệnh lệnh hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người tổ chức gửi đi thông tin.

7

1.2. Mục đích, vai trò của truyền thông trong tổ chức Mục đích: Nhằm tập hợp, huy động, phát huy sức sáng tạo và sự tham gia của toàn bộ các thành viên trong tổ chức vào quá trình hiện thực hóa mục tiêu của truyền thông. Vì lợi ích chính là lợi ích của tất cả các thành viên trong tổ chức. Sự thành công của tổ chức là sự nỗ lực làm việc của từng thành viên. Vai trò: Thông báo, truyền đạt thông điệp của tổ chức và định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh và vai trò hiệu quả của từng thành viên trong tổ chức. 1.3. Chức năng của truyền thông Truyền thông có 4 chức năng: Kiểm soát, động viên, biểu lộ cảm xúc và cung cấp thông tin. - Kiểm soát: “Các thành viên trong tổ chức giao tiếp với nhau phải tuân thủ theo những nguyên tắc và quy định. Nhân viên nhận thấy có những điều bất hợp lý liên quan đến công việc và phản ảnh lên nhà quản lý. Quản lý sẽ dựa vào bảng mô tả công việc hay các chính sách của công ty để tìm ra hướng giải quyết. Lúc này, truyền thông có vai trò kiểm soát. - Động viên: Quá trình truyền thông giúp cho nhân viên biết công việc họ cần làm, phản hồi kết quả công việc, những biện pháp để nâng cao kết quả làm việc, chính điều đó đã động viên nhân viên một cách rất hiệu quả”. - Thể hiện những biểu hiện cảm xúc: “Mọi nhân viên đều có nhu cầu xã hội. Truyền thông giúp cho nhân viên thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của mình, giảm căng thẳng khi làm việc, thể hiện cảm xúc hài lòng hay thất vọng, điều đó làm giảm căng thẳng khi làm việc đồng thời thỏa mãn nhu cầu xã hội của nhân viên”. - Cung cấp thông tin: “Truyền thông giúp cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá và ra quyết định sau khi nhận được thông tin và tiến hành đánh giá các giải pháp đề ra. Để đi đến quyết định cuối cùng, các cá nhân hoặc nhóm phải giao tiếp, thảo luận và thống nhất ý kiến”.

8

Trong bốn chức năng truyền thông trên, không thể nói chức năng nào quan trọng hơn. Để làm việc hiệu quả, các nhóm cần phải duy trì các hình thức kiểm soát thành viên, khuyến khích họ làm việc, giúp họ biểu lộ cảm xúc và đưa ra các quyết định. 1.4. Khủng hoảng truyền thông Khủng hoảng truyền thông có lẽ là vấn đề của không ít doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay. Khủng hoảng là một sự kiện ngoài ý muốn mang mối đe dọa nghiêm trọng tới sự phát triển của công ty thông qua việc làm mất uy tín, tổn hại đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính hoặc gây tổn hại cho nhân viên. Một cuộc khủng hoảng có thể được gây ra bởi tác nhân bên ngoài hoặc nội bộ. Trên mặt thực tế, cấp độ nghiêm trọng của một cuộc khủng hoảng có thể làm sụp đổ thương hiệu và uy tín được tạo ra trong nhiều năm. Truyền thông khủng cho các doanh nghiệp hay tổ chức là hình thức phổ biến và bị ảnh hưởng nhiều nhất hiện nay. Xảy ra trên quy mô lớn, nghiêm trọng và phức tạp hơn khủng hoảng cá nhân. Nhiều người hoạt động trong giới showbiz, doanh nhân, giám đốc điều hành các cấp, v.v. cũng có thể phải đối mặt với các vấn đề lớn. Đối mặt với những thông tin bất lợi, như ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín và danh dự của công ty, cản trở sự phát triển của công ty. Điều này cho phép các công ty không kiểm soát các luồng thông tin khác nhau. Do đó, nó cũng ảnh hưởng lớn đến ý kiến của khán giả mục tiêu về sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong thế giới của truyền thông trực tiếp và các phương thức đa phương tiện cho phép công chúng tiếp nhận thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh và văn bản, điều này đang thay đổi thế giới. cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ và các cá nhân trong xã hội… đang tăng lên theo cấp số nhân mỗi ngày. Sự tham gia của báo chí khiến những tin tức xấu được truyền thông mạnh mẽ, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiềm năng mà các công ty nhắm đến. Vì vậy, việc quản lý truyền thông khủng hoảng đang là vấn đề được nhiều công ty quan tâm. Ngay cả khi vấn đề không xuất hiện, việc xây dựng kịch bản để đối phó với từng rủi ro là vô cùng quan trọng. Nhờ đó, chúng tôi tránh được những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến mọi mặt của doanh nghiệp, tổ chức. Việc xử lý khủng hoảng của một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến nhận thức hoặc nhận thức của công chúng về doanh nghiệp đó trong nhiều năm tới. Nếu hoạt động kinh doanh tồi tệ hoặc quản lý tồi, nó có thể bị mất danh tiếng và dẫn đến tổn 9

thất tiền bạc lớn, đôi khi phá sản. Vì vậy, cần phải giải quyết những tình huống khẩn cấp này một cách thông minh, trực tiếp và dứt khoát. 2. Đề xuất những giải pháp phù hợp. Khi đó, có thông tin là khách hàng mua sữa Vinamilk đã khởi tố Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là sản xuất sữa bị nhiễm khuẩn, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt thương hiệu của Vinamilk. Tưởng chừng như đây chỉ là tin đồn, nhưng cuối cùng các cơ quan chức năng đã vào xác nhận là sự việc này đúng sự thật. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, thì sự việc xảy ra đã gây nên những ảnh hưởng và tổn thất không nhỏ đối với những Công ty lớn như công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk khi những thông tin tiêu cực này đã tràn lan trên mạng và trên báo chí. Do quá tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm nên người tiêu dùng dễ thất vọng, hụt hẫng, hụt hẫng khi nhìn thấy sản phẩm, gây phản cảm về sản phẩm. Khi một sản phẩm dần mất đi lòng tin của khách hàng thì vai trò của giới truyền thông là làm nổi bật sự thay đổi của sản phẩm để lấy lại lòng tin của khách hàng. Các công ty sẽ có những cách khác nhau để giải quyết những sai lầm của họ để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trở lại sản phẩm thông qua các chiến dịch quảng cáo. Với mục đích duy trì được bộ mặt thương hiệu Vinamilk và để khắc phục cũng như rút ra các bài học về tình trạng này, công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk muốn xoay chuyển tình hình và phục hồi việc kinh doanh của công ty sau cuộc khủng hoảng nhằm khôi phục niềm tin, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng thì Vinamilk phải có những chiến lược truyền thông nhanh chóng và hiệu quả. Đầu tiên, tổ chức phải xác định rõ bối cảnh, tình huống xảy ra như thế nào. Cân nhắc và lựa chọn thời điểm và phương tiện giao tiếp thích hợp nhất để truyền tải thông điệp như thư từ, cuộc họp, điện thoại, email, truyền thông đa phương tiện ... Tổ chức phải là chính mình, phải có tầm nhìn đa chiều, toàn diện, linh hoạt trong mọi tình huống, đứng về mọi mặt hoặc khía cạnh của vấn đề cần giải quyết. Ngoài ra, việc chào đón khủng hoảng truyền thông với thái độ chủ động là điều rất quan trọng. Bằng cách này, chúng ta có thể hành động nhanh chóng để tránh hậu quả của việc lan truyền tin tức xấu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh và thương hiệu của công ty. Với hơn 40 năm kinh nghiệm thực tế, Vinamilk hiểu rõ hơn về sự khốc liệt của thị trường. Đây là sự cố làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh và thương hiệu của công ty, chính vì vậy Vinamilk đã có những biện pháp xử lý nhanh 10

chóng và quyết liệt để tránh những hậu quả do tung tin thất thiệt. Trước những khủng hoảng truyền thông này, Vinamilk đã có thái độ quyết liệt và xử lý nhanh chóng, kịp thời. Thay vì đi vòng quanh và né tránh, các thương hiệu có văn bản phản hồi rõ ràng, minh bạch và kịch bản quản lý chuyên nghiệp. Vinamilk ngay lập tức phản bác những thông tin không hay về mình bằng cách viết một phản hồi chính thức rõ ràng và minh bạch trên trang web của công ty, cũng như gửi một văn bản...


Similar Free PDFs