HM NHÓM 4 TIỂU LUẬN - Với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và tăng cường hội nhập kinh PDF

Title HM NHÓM 4 TIỂU LUẬN - Với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và tăng cường hội nhập kinh
Course Kinh tế quốc tế
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 43
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 598
Total Views 877

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ--------♣♣♣♣♣--------TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾĐỀ TÀIẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ ĐẾN HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA H&M TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀIHỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAMHà Nội, tháng 5 năm 2021Nhóm : 4 Lớp tín chỉ : ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ --------♣♣♣♣♣--------

TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA H&M TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Nhóm

:4

Lớp tín chỉ

: KDO307(2.2/2021).5

Giảng viên giảng dạy

: ThS. Nguyễn Hồng Hạnh

Hà Nội, tháng 5 năm 2021

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT

Họ và tên

Mã sinh viên

Mức độ hoàn thành

1

Nguyễn Thị Thúy Hằng

1911110136

100%

2

Đỗ Thị Ngọc Ánh

1911110046

100%

3

Nguyễn Mai Anh

1911110021

100%

4

Trương Đức Thái

1911110350

100%

5

Nguyễn Hà My

1911110271

100%

6

Nguyễn Ngọc Huyền My

1911110272

100%

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BÁN LẺ THỜI TRANG ĐA QUỐC GIA H&M ..............................................................................................................3 1.1: Giới thiệu chung ......................................................................................................3 1.1.1: Giới thiệu chung về H&M ..................................................................................3 1.1.2: Doanh thu của H&M ..........................................................................................5 1.2: Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................6 1.3: Tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh ..............................................................................7 1.3.1: Hệ thống giá trị ...................................................................................................7 1.3.2: Tầm nhìn .............................................................................................................8 1.3.3: Sứ mệnh ..............................................................................................................8 1.4: Chiến lược thành công của H&M ..........................................................................8 1.4.1: Thời trang nhanh nhưng khác biệt .....................................................................8 1.4.2: Chiến lược giá thông minh .................................................................................8 1.4.3: Phương thức marketing hợp thời ........................................................................9 1.4.4: Thời trang mang tính cách mạng ........................................................................9 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRUNG QU ỐC ................................................................................................................10 2.1: Sự bất ổn chính trị tại khu tự trị Tân Cương: ...................................................10 2.1.1: Vài nét về lịch sử và vị trí địa lý của Tân Cương .............................................10 2.1.2: Tình hình chính trị ở Tân Cương ......................................................................12 2.2: Sự khác biệt về chế độ chính trị - rào cản đối với các doanh nghiệp nước ngoài...............................................................................................................................17 2.2.1: Sự khác biệt về thể chế chính trị giữa Trung Quốc và các nước tư bản chủ nghĩa............................................................................................................................18 2.2.2: Quy định, chính sách nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp nước ngoài.......21

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TR Ị ĐẾN VỤ VIỆC H&M BỊ TẨY CHAY TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ......................................25 3.1: Nguyên nhân của “Làn sóng tẩy chay” ...............................................................25 3.1.1: Nguyên nhân trực tiếp ......................................................................................26 3.1.2: Nguyên nhân sâu xa ..........................................................................................27 3.2: Ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của H&M .................29 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO H&M VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ......................................................................................30 4.1: Giải pháp cho H&M .............................................................................................30 4.1.1: Trong ngắn hạn.................................................................................................30 4.1.2: Trong dài hạn: ..................................................................................................31 4.2: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam ......................................34 4.2.1: Nghiên cứu kĩ về môi trường chính trị trước khi tham gia vào thị trường .......34 4.2.2: Xây dựng phòng ban Marketing chuyên môn ...................................................34 4.2.3: Hạn chế đưa ra các quan điểm liên quan đến chính trị: ..................................35 KẾT LUẬN.......................................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................37

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Điểm số và thứ hạng của Trung Quốc trong bảng xếp hạng nền kinh tế có mức độ cải thiện môi trường kinh doanh lớn nhất thế giới giai đoạn 2017-2020 ..................... 22

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Giá nhân công mỗi giờ của Trung Quốc, Mexico và Việt Nam giai đoạn 2016-2020 .......................................................................................................................... 32 Biểu đồ 4.2. Số lượng cửa hàng H&M trên thế giới .......................................................... 33

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Số lượng và phân bố cửa hàng H&M ở một số nước trên thế giới năm 2020 ..... 4 Hình 1.2. Logo Công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia H&M .............................................. 4 Hình 2.1. Khu tự trị Tân Cương trên bản đồ Trung Quốc ................................................. 11 Hình 2.2. Sơ đồ thể chế chính trị tại Trung Quốc .............................................................. 19 Hình 3.1. Người dân Trung Quốc tẩy chay các cửa hàng H&M ....................................... 26

1

LỜI MỞ ĐẦU Trước trào lưu hội nhập ngày càng nhanh chóng hiện nay, các doanh nghiệp quốc tế đã có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế, ngoài chính sách của doanh nghiệp thì phụ thuộc phần lớn vào sự am hiểu về môi trường kinh tế, chính trị và luật pháp tại nước sở tại. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Một trong những yếu tố nan giải nhất là chính trị - pháp luật. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống chính trị, luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó. H&M - nhà bán lẻ quần áo thời trang, phụ kiện của Thụy Điển cũng đang phải chao đảo khi phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường chính trị Trung Quốc. Công ty đang bị phản ứng dữ dội và tẩy chay ở Trung Quốc sau khi người dân nước này thấy thông báo không mua bông sản xuất ở Tân Cương trên trang web của hãng vào tháng 3/2021. V ụ việc này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến uy tín mà còn gây sụt giảm kết quả hoạt động kinh doanh của hãng tại thị trường trong nước. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia thông qua vụ việc H&M bị tẩy tay tại thị trường Trung Quốc sau khi tuyên bố ngừng mua bông Tân Cương, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn phân tích đề tài: “Ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh của H&M tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam”. Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu 4 nội dung cũng như 4 chương chính như sau: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia H&M Chương 2: Phân tích đặc điểm nổi bật môi trường chính trị Trung Quốc Chương 3: Ảnh hưởng của môi trường chính trị đến vụ việc H&M bị tẩy chay tại thị trường Trung Quốc

2 Chương 4: Giải pháp cho H&M và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Nguyễn Hồng H ạnh trong suốt quá trình hoàn thành bài nghiên cứu. V ới nguồn tri thức còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, nhóm chúng em chắc chắn sẽ gặp nhiều sai sót. Chúng em mong cô và các bạn có thể cùng góp ý để bài báo cáo trở nên hoàn thiện hơn.

3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BÁN LẺ THỜI TRANG ĐA QUỐC GIA H&M 1.1: Giới thiệu chung 1.1.1: Giới thiệu chung về H&M H&M là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển, nổi tiếng với các mặt hàng thời trang giá rẻ. H&M là tập đoàn bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới chỉ sau Inditex của Tây Ban Nha (công ty mẹ của Zara). V ới các cửa hàng và thị trường mới được thêm nhiều hơn mỗi năm, tập đoàn không ngừng phát triển bởi những thiết kế của H&M tạo ra đa dạng lựa chọn thời trang cho phụ nữ, nam giới và cả thanh thiếu niên và trẻ em trên toàn thế giới. Tập đoàn H&M đượ c quản lý bởi Chủ tịch của H ội đồng Stefan Persson và Giám đốc điều hành Karl-Johan Persson. Trụ sở chính của tập đoàn được đặt tại Stockholm, Thụy Điển. H&M là viết tắt của Hennes & Mauritz, bao gồm năm thương hiệu độc lập khác nhau - H&M, COS, Monki, Weekday, CheapMonday. Tập đoàn H&M đã liên tục phát triển trong những năm gần đây, có tổng cộng 5018 cửa hàng trên toàn thế giới vào năm 2020. Ba quốc gia có số lượng cửa hàng cao nhất là Mỹ, Trung Quốc và Đức. Các cửa hàng vật lý của H&M có mặt trên 71 thị trường, trong khi hoạt động kinh doanh trực tuyến của họ được thành lập tại hơn 47 quốc gia. Dưới đây là hình ảnh và biểu đồ số cửa hàng của H&M tại một số nướ c trên thế giới năm 2020.

4

Hình 1.1. Số lượng và phân bố cửa hàng H&M ở một số nước trên thế giới năm 2020 Nguồn: Knoema.com (2021)

“Thời trang và chất lượng ở mức giá tốt nhất” - đó là khái niệm kinh doanh cơ bản của H&M. Và đó là định hướng dẫn đến sáng tạo của các nhà thiết kế H&M, từ bước hình thành ý tưởng thiết kế ban đầu, cả sản xuất và tất cả con đường hoàn thành sản phẩm đến trưng bày. Đằng sau mỗi sản phẩm là cả một quá trình sáng tạo liên tục của các cá nhân và cả tập thể.

Hình 1.2. Logo Công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia H&M Nguồn: hm.com

5 1.1.2: Doanh thu của H&M Doanh thu

30,000. 25,000. 20,000. 15,000. 10,000. 5,000.

0. Năm

Đơn vị tính: triệu USD Biểu đồ 1.1: Tổng doanh thu trên toàn thế giới của H&M 2006-2020 Nguồn: statista.com

Theo thống kê từ Statista, tổng doanh thu trên toàn thế giới của H&M trong những năm 2010-2020 luôn trên dướ i mức 20 tỷ USD, với doanh thu đạt đỉnh cao vào năm 2017 (hơn 27 tỷ USD). Năm 2019, tổng doanh thu trên toàn thế giới của H&M đạt mức 24,3 tỷ USD và lợi nhuận đạt 1,8 tỷ USD. Với doanh thu tại 3 thị trường lớn nhất là Đức, Mỹ và Anh lần lượ t là hơn 3,5 tỷ USD; 3,1 tỷ USD và 1,5 tỷ USD. Năm 2020, do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid, doanh thu và lợi nhuận của H&M bị suy giảm. Theo hãng tài chính Reuters, trong quý III/2020, lợi nhuận ròng của H&M đạt mức 2,01 tỷ USD, giảm 1/2 so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu của tập đoàn cũng giảm 18,7% xuống còn 6,12 tỷ USD. Riêng tại Trung Quốc, H&M có doanh số đạt hơn 1,13 tỷ USD trong năm 2020, nơi có gần 10% các cửa hàng, chiếm 5,2% tổng doanh thu của H&M trên toàn thế giới. Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn thứ ba của H&M trước khi diễn ra cuộc tẩy chay.

6 1.2: Quá trình hình thành và phát triển H&M được thành lập bởi Erling Persson – sau một chuyến đi đến Hoa Kỳ năm 1946 - ông đã hình thành nên triết lý “thời trang đại chúng” của mình. Năm 1947, ông mở cửa hàng bán quần áo nữ đầu tiên với tên gọi Hennes – nghĩa là “Cô ấy” trong tiếng Thuỵ Điển, tại Västerås. Hennes mở rộng trên khắp Thụy Điển những năm 1960. Hennes cũng bắt đầu khái niệm xuất khẩu quần áo giá rẻ, bắt đầu với người hàng xóm Na Uy vào năm 1964, và sự tham gia của Đan Mạch vào năm 1967. Năm 1968, Erling mua lại Mauritz Widforss – một cửa hàng bán lẻ trang phục săn bắn cho nam giới và đổi tên thành Hennes & Mauritz, lấy logo và gọi tắt là H&M, từ đó những mặt hàng thời trang dành cho nam giới và trẻ em bắt đầu xuất hiện. Năm 1974, H&M được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Stockholm. Năm 1976, H&M lần đầu có mặt tại London, Anh Quốc. Tiếp đến, trong thập niên 80-90, lần lượ t các chi nhánh tại Đức, Hà Lan, Bỉ, Áo… xuất hiện, tên tuổi H&M vượt ra khỏi Bắc Âu và phủ sóng ở khắp Châu Âu. Từ đây, công ty bắt đầu kinh doanh “Thời trang toàn cầu”. Năm 2000, Cửa hàng H&M đầu tiên tại Mỹ được mở ra trên phố New York. Năm 2006, H&M mở rộng sang thị trường Châu Á với cửa hàng đầu tiên đặt tại Dubai. Cũng trong năm 2006, các thỏa thuận nhượng quyền thương mại đã mở lối cho H&M thâm nhập thị trường Trung Đông. Trong những năm tiếp theo, H&M lần lượt khai trương cửa hàng tại Hồng Kông, Thượng Hải (Trung Quốc - 2007), Tokyo (Nhật Bản – 2008), Moscow (Nga – 2009), Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel (2010). H&M tiếp tục xâm nhập thị trường Nam Mỹ từ tháng 3/2013. Tháng 1/2014, H&M tiếp tục mở rộng kinh doanh tại thị trường Châu Phi bằng các nhà máy sản xuất quy mô nhỏ. Cho tới ngày 30/11/2020, H&M đã có 5018 cửa hàng phủ sóng trên toàn thế giới. Ngoài ra, để hòa mình với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, H&M cũng đã xây dựng

7 kênh bán hàng online của riêng mình tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ nhu cầu mua sắm qua mạng của một bộ phận lớn khách hàng. 1.3: Tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh 1.3.1: Hệ thống giá trị H&M đã và đang được vận hành bởi hệ thống giá trị cốt lõi: •

Keep it simple (Đơn giản): H&M luôn nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn cụ thể, đơn giản nhất giúp công việc đạt được hiệu quả.



Straightforward and open-minded (Thẳng thắn và cởi mở): Môi trường làm việc luôn tiếp thu ý kiến cá nhân, sẵn sàng giúp đỡ và phản hồi tích cực, giúp nhân viên thoải mái bày tỏ quan điểm và sáng tạo riêng.



Constant improvement (Phát triển ổn định): H&M kinh doanh với triết lý sáng tạo là nền tảng của phát triển ổn định. Việc tạo ra các thiết kế mới, độc đáo, hợp xu hướng và mong đợi của khách hàng giúp công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.



Entrepreneurial spirit (Tinh thần sẵn sàng chịu rủi ro): Nhân viên của H&M luôn cùng nhau vượt qua thách thức và có trách nhiệm với công việc của mình



Cost conscious (Ý thức về chi phí): Để mang đến sản phẩm với giá cả hợp lý mà chất lượng cao cấp và thân thiện với môi trường, H&M luôn ý thức giảm chi phí đến mức có thể, sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có, tránh lãng phí.



Teamwork (Tinh thần làm việc nhóm): H&M tạo môi trường làm việc luôn gắn kết các thành viên, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công việc.



Belief in people (Niềm tin vào con người): Giá trị trung tâm nhất là niềm tin của H&M đặt ở con người. H&M luôn quan tâm đến các cá nhân để tạo ra môi trường làm việc an toàn, nơi các cá nhân có thể thỏa sức sáng tạo và làm việc hăng say.

8 1.3.2: Tầm nhìn “Our vision is to lead the change towards circular and renewable fashion while being a fair and equal company” - Dẫn đầu xu thế thời trang thân thiện với môi trường đồng thời công bằng và tôn trọng sự khác biệt. 1.3.3: Sứ mệnh “Our mission is to drive long-lasting positive change and improve living conditions by investing in people, communities and innovative ideas” - Sứ mệnh kinh doanh của chúng tôi là tạo ra những thay đổi tích cực bền vững và cải thiện cuộc sống bằng cách đầu tư cho con người, cộng đồng và những ý tưởng đột phá". 1.4: Chiến lược thành công của H&M 1.4.1: Thời trang nhanh nhưng khác biệt Bí quyết thành công của H&M có thể do mô hình “thời trang nhanh” do họ đề ra. Theo Forbes, thời trang nhanh là ý tưởng di chuyển khối lượ ng lớn hàng hóa từ bản thiết kế đến cửa hàng trong thời gian ngắn nhất có thể. Các nhà bán lẻ liên tục tái cung cấp sản phẩm với các xu hướng thời trang mới nhất đến với khách hàng để đạt đượ c mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khác với các đối thủ cạnh tranh, H&M không trực tiếp sản xuất sản phẩm của mình tại công ty mà sử dụng hơn 900 nhà cung cấp độc lập trên toàn thế giới. Những nhà cung cấp này đượ c giám sát bởi 30 văn phòng giám sát vị trí chiến lược. Chỉ có 80% tổng số hàng hóa của H&M được lưu trữ quanh năm, phần còn lại được thiết kế và đưa ra thị trường một cách nhanh chóng và tùy thuộc vào xu hướ ng hiện hành. Để đảm bảo việc giao hàng diễn ra nhanh chóng và kịp thời, H&M đã dựa vào mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại để kết nối giữa văn phòng chính và các văn phòng vệ tinh ở mọi nơi trên Trái đất. 1.4.2: Chiến lược giá thông minh Thương hiệu H&M theo đuổi bản chất là quần áo có chất lượng cao và hợp mốt nhưng giá cả phải chăng. Trong cửa hàng của H&M, những sản phẩm rất hợp thời như chiếc áo sơ mi, áo phông, áo len hay áo cardigan chỉ từ mức giá 18 USD, trench coat có tầm giá 50-70 USD hay các sản phẩm denim là 15-20 USD. Bên cạnh đó, hãng này cũng cho ra mắt những phụ kiện như giày dép, túi xách, khăn, vòng tay giá cả hợp lý, đồng thời

9 hợp tác với những tên tuổi lớn như Beckham hay các ngườ i mẫu danh tiếng để tạo được sự yên tâm của khách hàng về mặt chất lượng. H&M chính là ví dụ điển hình cho thời trang dù được sản xuất hàng loạt, không mang tính độc nhất vẫn có thể bán chạy nhờ thiết kế, chất lượng và chiến lược giá phù hợp. 1.4.3: Phương thức marketing hợp thời Hướng đến đối tượng khách hàng chủ yếu là giới trẻ, H&M không ngần ngại sử dụng social media marketing như một quân bài chiến lược để đưa cập nhật các thông điệp và sản phẩm của mình đến những người trẻ tuổi. Từ Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest đến Google+, ở đâu cũng có sự hiện diện của H&M với mức độ tương tác vớ i các khách hàng rất hiệu quả. Nếu như các ông lớn như Chanel, YSL, Dior hay Valentino có tài khoản Facebook và Instagram nhưng vớ i mục đích “khoe” đẳng cấp và thường phớt lờ các bình luận của khách hàng, thì H&M luôn có bộ phận chăm sóc và lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng. Hãng thời trang này sẵn sàng đáp lại những comment nhằm đưa thông tin rõ hơn hoặc giải thích khi khách hàng yêu cầu. Điều này cũng phù hợp, thống nhất với phong cách của hãng là thời trang bình dân và thân thiện. Nhờ cú hích trong việc quảng bá nhãn hàng online, H&M đã vươn lên và nằm trong top 25 thương hiệu thời trang hàng đầu trên thế giới. 1.4.4: Thời trang mang tính cách mạng Điều đặc biệt trong cách làm thương hiệu của H&M là hãng này đã tìm ra một hướng đi mới mẻ cho chính mình. Giới thời trang đánh giá, H&M làm nên cả một cuộc cách mạng trong thời trang còn vì thương hiệu này làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa các hãng thời trang và các nhà thiết kế. Nếu như trước đây các nhà thiết kế thời trang có uy quyền áp đảo trong mối quan hệ ấy thì H&M đã làm cho nó đượ c cân bằng hơn. Thương hiệu này đã đi đầu trong việc biến những cửa hàng của mình không chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm của các nhà thiết kế mà còn là nơi thời trang hiện diện, được bình phẩm và phán xét cũng như xu hướng thời trang được xác lập, khẳng định cũng như bị khai tử.

10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC 2.1: Sự bất ổn chính trị tại khu tự trị Tân Cương: 2.1.1: Vài nét về lịch sử và vị trí địa lý của Tân Cương 2.1.1.1: Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên Tân Cương Tân Cương (tên chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương) là khu vực ít được chú ý bởi cách xa hơn so với các vùng phên dậu khác của Trung Quốc. Thủ phủ Urumqi của ...


Similar Free PDFs