Inbound 2740648770506529082 triết học mác - lênin tiểu luận PDF

Title Inbound 2740648770506529082 triết học mác - lênin tiểu luận
Author Anonymous User
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 16
File Size 253.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 447
Total Views 589

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA : KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾTIỂU LUẬN TRIẾT HỌCĐỀ TÀI : QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊNVÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAYHọ và tên : Nguyễn Kiều Anh Mã sinh viên : 2114510005 STT : 2 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tùng LâmMỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PH...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA : KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI : QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ và tên : Nguyễn Kiều Anh Mã sinh viên : 2114510005 STT : 2 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tùng Lâm

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm về tự nhiên và xã hội 1.1. Thế nào là tự nhiên 1.2. Thế nào là xã hội 2. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 2.1. Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên 2.2. Tự nhiên là nền tảng của xã hội

2 3 3 3 3 3 4

2.3. Tác động của xã hội lên tự nhiên

4

2.4. Những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội

5

2.5. Sự tác động của con người với tự nhiên và xã hội

7

II. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Khái niệm về môi trường 2. Vấn đề về môi trường ở Việt Nam hiện nay 2.1. Thực trạng môi trường hiện nay a, Ô nhiễm không khí b, Ô nhiễm nguồn nước c, Ô nhiễm nguồn đất 2.2. Những nhân tố dẫn tới ô nhiễm môi trường 2.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường 2.4. Biện pháp khắc phục PHẦN KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO

7 7 8 8 8 9 9 10 11 12 14 15

1

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa giúp cho đất nước phát triển ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO . Song song với việc đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tiến bộ xã hội thì việc giữ gìn môi trường tài nguyên thiên nhiên cần được coi trọng hơn bao giờ hết. Đó là xu hướng phát triển chung của xã hội loài người mà hiện nay nhiều nước đang hướng tới. Giữa tự nhiên và xã hội hay con người với tự nhiên luôn có một mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau không thể tách rời. Xã hội ngày càng phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới xong kèm theo đó là sự tác động tiêu cực đến tự nhiên, khiến cho môi trường ngày càng suy thoái và sợi dây gắn kết tự nhiên và xã hội ngày càng căng thẳng và có thể đứt bất cứ khi nào mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên không thể giải quyết được. Vấn đề này đang được coi là cấp thiết nhất hiện nay và cần phải có sự can thiệp không chỉ của các chính quyền mà còn cần sự chung tay của mỗi người để tìm ra các giải pháp kịp thời và hữu hiệu để tồn tại và phát triển một cách hài hòa với giới tự nhiên. Bài tiểu luận giúp tìm hiểu tổng quan về tự nhiên, xã hội, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, đồng thời là sự tác động giữa tự nhiên và xã hội với con người. Thông qua việc xem xét những yếu tố tác động đến môi trường, bài tiểu luận sẽ làm rõ mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, bàn về tác động qua lại giữa chúng, và tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay. Qua đó đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động xấu với môi trường. Qua quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn Triết học Mác - Lênin, em đã nhận thức rõ hơn về sự tác động qua lại giữa yếu tố xã hội và tự nhiên cũng như hiểu biết về môi trường sinh thái tại Việt Nam. Chính vì vậy, em quyết định lựa chọn đề tài: “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam”

2

PHẦN NỘI DUNG I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm về tự nhiên và xã hội 1.1. Thế nào là tự nhiên

Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Nó là một trong những yếu tố cơ bản và cần thiết nhất cho sự sống, là điều kiện tất yếu và thường xuyên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội. Tự nhiên cung cấp cho con người nơi cư trú, cung cấp các điều kiện sống cần thiết như thức ăn, nước, ánh sáng, không khí,... Đặc biệt, tự nhiên chứa đựng những nguyên vật liệu giúp con người tiến hành và duy trì hoạt động sản xuất nhằm duy trì sự sống và phát triển mọi vật chất, tăng cường ý thức, vốn hiểu biết cho con người. Như vậy, con người và xã hội loài người là bộ phận đặc thù của tự nhiên. Nguồn gốc của con người là từ tự nhiên, bộ óc con người là sản phẩm cao nhất của vật chất, con người sống trong tự nhiên như một sinh vật. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người. 1.2. Thế nào là xã hội Theo quan niệm của triết học Mác - Lênin thì xã hội là bộ phận của tự nhiên, là một hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ gắn bó, ràng buộc của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Theo C. Mác, “Xã hội không phải gồm các cá nhân mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của những cá nhân đối với nhau”. Bởi thế, xã hội tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào đều là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các cá nhân. Như vậy, xã hội được hình thành thông qua những hoạt động có ý thức của con người chứ không tự phát như tự nhiên. Qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, tự nhiên tự có những quy luật của riêng nó và xã hội cũng có lịch sử phát triển của mình, thể hiện ở sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu của xã hội. 2. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 2.1. Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên Như đã được nhắc đến ở phần trước, con người và xã hội loài người là một bộ phận của tự nhiên. Nguồn gốc của con người chính là tự nhiên. Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa được đặt trong những điều kiện nhất định dựa trên Nguồn gốc các loài của Darwin, con người đã tiến hoá lên từ động vật. Con người sinh sống trong tự nhiên như mọi sinh vật khác vì con người chính là một sản phẩm sinh vật của tự nhiên. Con người là động vật bậc cao nên nhất 3

thiết phải tuân theo những quy luật sinh học. Ngay cả bộ óc con người cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất. Vì vậy, tự nhiên chính là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Con người ra đời không chỉ nhờ những quy luật sinh học, từ tự nhiên mà còn nhờ lao động. Lao động là một quá trình được tiến hành giữa con người với tự nhiên, trong quá trình này, con người khai thác, sử dụng và tối ưu tự nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Qua quá trình lao động, con người dần hoàn thiện cả về vật chất và ý thức. Đó là sự hoàn thiện về cấu tạo cơ thể và hình thành ngôn ngữ. Chính lao động và ngôn ngữ đã khiến bộ não con người phát triển vượt bậc so với những động vật khác, tâm lý động vật đã chuyển thành tâm lý con người. Cùng với đó là sự hình thành các quan hệ giữa người với người, cộng đồng người dần thay đổi, từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, đó là xã hội. Xã hội lấy sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng, “là sự tác động qua lại giữa những con người”. Xã hội mang tính đặc thù ở chỗ: nhân tố hoạt động là của con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên. 2.2. Tự nhiên là nền tảng của xã hội Giữa xã hội và tự nhiên thống nhất và tương tác với nhau. Đây là mối quan hệ biện chứng hai chiều. Trước hết, ta xét những tác động của tự nhiên lên xã hội loài người. Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội. Bởi tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội được hình thành trong sự tiến hóa của thế giới vật chất. Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội. Vì “con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Xã hội và con người được hình thành là nhờ quá trình lao động. Trong khi đó, tự nhiên là nguồn cung cấp mọi thứ cần thiết cho sự tồn tại của xã hội và cho hoạt động lao động của con người. Do đó, tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất xã hội, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội. 2.3. Tác động của xã hội lên tự nhiên Giữa tự nhiên và xã hội liên hệ với nhau bằng một mối quan hệ khăng khít. Trong 4

sự tác động qua lại giữa chúng, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự tồn tại và sự phát triển của xã hội, còn yếu tố xã hội có vai trò quan trọng đối với sự biến đổi và phát triển của tự nhiên. Tự nhiên là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và tiến lên của xã hội, con người. Vai trò này của tự nhiên không thể thay thế được và cũng sẽ không bao giờ mất đi dưới tác động của trình độ phát triển trong xã hội. Bởi lẽ, nếu ta coi xã hội là một cơ thể sống, thì tự nhiên chính là nguồn cung cấp không khí, nước và thức ăn; còn nếu coi xã hội như một cỗ máy sản xuất, thì tự nhiên lại là bộ phận cung cấp nhiên, nguyên vật liệu. Nếu như thiếu đi một trong những yếu tố này thì cơ thể sẽ còi cọc, ốm yếu rồi tàn lụi; không có nguồn cung nguyên vật liệu thì dẫu máy móc có hiện đại đến đâu đi nữa cũng sẽ trở nên vô dụng. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, con người đã chế tạo được ra những vật liệu mới vốn không có sẵn trong tự nhiên, nhưng, suy đến cùng, thì những thành phần tạo nên chúng cũng lại đều xuất phát từ tự nhiên. Xã hội dù có phát triển đến trình độ nào thì cũng vẫn không thể thoát ra ngoài cái vòng tự nhiên, vì mọi hoạt động xã hội đều diễn ra trong tự nhiên, lấy tài liệu từ tự nhiên và có đạt kết quả hay không cũng lại phụ thuộc vào tự nhiên ấy. Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc cản trở đến sản xuất xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động, do đó thúc đẩy hoặc làm chậm nhịp độ phát triển của xã hội. Theo C.Mac: “ Xã hội loài người gắn bó với tự nhiên nhờ có các dòng vật chất, năng lượng và thông tin, nhờ sự kết hợp giữa lao động với thiên nhiên”. Nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi vật chất giữa xã hội và tự nhiên. Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, trước hết là quá trình lao động và sản xuất, con người đã thu nhận các dòng vật chất, năng lượng và thông tin từ môi trường tự nhiên, biến đổi chúng sao cho cho phù hợp với nhu cầu sống và phát triển của mình và của xã hội. 2.4. Những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội Có rất nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phải kể đến là trình độ phát triển của xã hội và nhận thức; vận dụng quy luật tự nhiên xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người . Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội chịu tác động bởi trình độ phát triển của xã hội : Sự phát triển của lịch sử xã hội không thể tách rời khỏi các yếu tố tự nhiên, bởi vì chỉ có trong mối quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau, con người mới làm nên lịch sử của mình. Bởi vậy khi chúng ta nghiên cứu lịch sử cần phải xét đến cả hai mặt : Lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên. Lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội không thể tách rời nhau. Chừng nào loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định 5

lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá chính là phương thức sản xuất. Sự ra đời của những phương thức sản xuất mới quyết định sự biến chuyển về chất của xã hội loài người. Chính phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích sản xuất khác nhau. Khi công cụ thay đổi, mục đích sản xuất của mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên cũng thay đổi theo. Ngày nay, khi có khoa học và kỹ thuật phát triển song với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận. Khủng hoảng môi trường đã xảy ra ở nhiều nơi và đang đe dọa sự sống của nhân loại. Để tồn tại và phát triển con người phải chung sống hòa bình với thiên nhiên, thay đổi cách đối xử với tự mà quan trọng nhất là phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa nguồn gốc sâu xa của việc phá hoại tự nhiên nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội chịu tác động bởi nhận thức; vận dụng quy luật tự nhiên xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người : Bằng các hoạt động thực tiễn, con người và xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự biến đổi và sự phát triển của tự nhiên. Bằng hoạt động sản xuất, xã hội đã tham gia vào chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin với tự nhiên. Song "mắt khâu xã hội" trong chu trình đó đã không phù hợp với tính chất cơ bản của sinh quyển - tính tự tổ chức, tự điều chỉnh, tự làm sạch, tự bảo vệ. Cuộc khủng hoảng sinh thái đang diễn ra ở một số nơi trên hành tinh chúng ta là hậu quả của những hành động thiếu suy nghĩ và "bóc lột" quá đáng tự nhiên của con người, đặc biệt là dưới chủ nghĩa tư bản. Những hành động đó không chỉ hủy hoại các sinh vật, mà còn làm tổn hại đến khả năng tự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên hay hệ thống tự điều chỉnh của sinh quyển. Bởi vậy, tự nhiên đang trả thù chúng ta, đang chống lại chính con người, điều mà cách đây hơn 100 năm Ph. Ăngghen đã từng cảnh báo. Quy luật xã hội cho thấy, phải tìm cách sống hài hòa với tự nhiên, phải điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Đó là cách giải quyết đúng đắn cho các vấn đề sinh thái toàn cầu hiện nay. Chúng ta có nguồn gốc từ tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác". Như vậy, để điều khiển được tự nhiên, trước hết, con người cần phải nhận thức được rằng mình là một bộ phận không thể tách rời của tự 6

nhiên, hơn thế nữa, còn là con đẻ của tự nhiên. Vì vậy, con người cần phải nắm vững những quy luật của tự nhiên và quan trọng hơn, phải biết vận dụng những quy luật đó một cách chính xác vào trong hoạt động thực tiễn của mình. 2.5. Sự tác động của con người với tự nhiên và xã hội Con người là minh chứng, là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội. Con người là sản phẩm của tự nhiên nhưng con người lại tạo ra xã hội. Con người vốn tồn tại trong tự nhiên nhưng sau khi tạo ra xã hội thì lại không thể tách rời khỏi xã hội. Con người sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người với người. Vì thế con người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức cũng như cách con người vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn. Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động của con người. Tự nhiên là nguồn cung cấp các tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất cho con người và xã hội, đồng thời con người và xã hội là những người tiêu thụ, người biến đổi tự nhiên mạnh mẽ nhất, nhanh chóng nhất so với tất cả những thành phần khác của chu trình sinh học. Trong sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển, con người và xã hội không được phá vỡ sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội; muốn vậy, trong các hoạt động của mình, con người cần phải tuân thủ các quy luật của tự nhiên. II.

VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Khái niệm về môi trường Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con

người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Nói chung, môi trường của một kháng thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. 2. Vấn đề về môi trường Việt Nam hiện nay Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tổng tiêu thụ năng lượng tăng gấp ba lần trong mười năm qua. Cường độ sử dụng năng lượng trong GDP tiếp tục tăng đều. Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi năng suất nước vẫn còn 7

ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới. Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng phát triển trong tương lai và dài hạn. Bên cạnh đó, đại đa số người dân và nền kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu. Quá trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và tăng dân số mạnh mẽ đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm. Lượng rác thải của Việt Nam được dự báo tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới. Bên cạnh đó là vấn đề rác thải nhựa đại dương. Theo ước tính, 90% rác thải nhựa đại dương toàn cầu được thải ra từ 10 con sông, trong đó có sông Mê Kông. Việt Nam cũng là một trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí. Ô nhiễm nguồn nước đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với năng suất của các ngành quan trọng và với sức khỏe của người dân. 2.1. Thực trạng môi trường hiện nay Môi trường không còn là một vấn đề xa lạ trong xã hội hiện đại ngày nay, tuy nhiên nói về môi trường không thể không nhắc tới vấn đề nhức nhối và luôn nóng bỏng nhất hiện nay đó là ô nhiễm môi trường sinh thái. a, Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí. Chất lượng môi trường không khí nói chung và tại các đô thị lớn nói riêng chịu tác động do phát sinh bụi, khí thải từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận tải... Trong đó, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đặc biệt là xe ô tô, xe gắn máy chiếm tỉ lệ lớn nhất đồng thời cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị. Theo khảo sát và đánh giá của các tổ chức môi trường thì chất lượng không khí ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay đang diễn biến rất xấu. Nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng tăng lên, thậm chí có những giai đoạn tăng mạnh. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của nhiều thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… luôn ở mức xấu từ 150 – 200, thậm chí là vượt quá 200 có nghĩa là chất lượng không khí rất xấu. Nguy hiểm nhất là hiện nay, tình trạng bụi mịn xuất hiện ngày càng nhiều với những hạt nhỏ có kích thước dưới 2.5 micromet bay lơ lửng trong không trung và có khả năng thẩm thấu qua đường hô hấp của con người cũng như các loài động vật khác. 8

b, Ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề nhức nhối đối với các nước đang phát triển. Xã hội ngày càng đi lên thì lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Lượng thải càng nhiều nhưng các hệ thống xử lý tập trung không đủ để giải quyết, kèm theo các thói quen xả thải không tập chung đã làm ô nhiễm môi trường nước vô cùng nghiêm trọng. Chắc có lẽ không ít người vẫn chưa quên được vụ nhiễm dầu của sông đà gần đây khiến nguồn nước sinh hoạt ở nhiều nơi tại thành phố Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hay cả vụ thảm họa năm 2008 trên sông Thị Vải (Sông Đồng Nai) do nhà máy sản xuất Vedan xả thải ra môi trường nước khiến tôm cá chết hàng loạt,… Theo Unicef cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng TOP 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia,Thái Lan có lượng rác thải đổ ra sông, ra biển nhiều nhất thế giới hiện nay. Ở Việt Nam tại các khu công nghiệp có hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước. Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến người...


Similar Free PDFs