K72A11-22-AF210618-Trần Khánh Linh-Bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị Mác - Lê nin PDF

Title K72A11-22-AF210618-Trần Khánh Linh-Bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị Mác - Lê nin
Author Anonymous User
Course Dau LE lan Phuong
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 19
File Size 274 KB
File Type PDF
Total Downloads 207
Total Views 760

Summary

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHVIỆN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌCBÀI THU HOẠCHMÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NINGIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾTRI THỨC Ở VIỆT NAM, LIÊN HỆ THỰC TẾHọ và tên học viên : Trần Khánh LinhMã số học viên: AFLớp: K72Khóa học: 2021 -...


Description

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC

BÀI THU HOẠCH MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM, LIÊN HỆ THỰC TẾ

Họ và tên học viên: Trần Khánh Linh Mã số học viên: AF210618 Lớp: K72.A11 Khóa học: 2021 - 2022

Hà Nội - 2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….…1 NỘI DUNG.……………………………………………………….………....3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỰ CẦN THIẾT ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM…………………………………………………….….3 II. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…………..6 III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……..8 IV. LIÊN HỆ THỰC TẾ Ở QUẢNG BÌNH………………………………..13 KẾT LUẬN ………………………………………………………….…... ..15

1 MỞ ĐẦU Đặc điểm chi phối lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu, lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh và thiên tai. Do đó, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là tất yếu, nhằm tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ thuật, con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp hiện đại, nghĩa là tạo dựng lực lượng sản xuất hiện đại cho chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nếu tuần tự thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rồi mới đi vào kinh tế tri thức thì chúng ta sẽ bỏ lỡ thời cơ để phát triển; khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới không thể rút ngắn. Vì vậy, cần phải lồng ghép, đan xen cả hai quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Thực hiện tốt vấn đề này, chúng ta sẽ “giải được bài toán” tối ưu đối với sự phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển 2011) xác định: “ đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện thành công mục tiêu trên, Cương lĩnh cũng chỉ rõ: toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực, tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt tám phương hướng cơ bản; trong đó, “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường” là phương hướng cơ bản đầu tiên. Đây không chỉ là sự tiếp tục đường lối và chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được xác định ở các kỳ đại hội trước, mà còn thể hiện sự nhạy bén và phát triển sáng tạo của Đảng ta trong việc nhận thức và vận dụng học thuyết kinh tế Mác – Lê-nin vào điều kiện cụ thể của đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh

2 chóng các điều kiện phát triển, cả ở trong nước và trên thế giới, đòi hỏi chúng ta phải có những nhận thức mới về nội dung và phương thức thực hiện. Vì lý do trên, em chọn vấn đề: “Giải pháp thúc đầy công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam” làm bài thu hoạch kết thúc môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin của mình.

3 NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỰ CẦN THIẾT ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 1. Là sự lựa chọn tối ưu đễ rút ngắn khoảng cách tụt hậu Do là nước đi sau, nên tất yếu Việt Nam phải lựa chọn con đường công nghiệp hóa rút ngắn. Trong bối cảnh hiện nay, con đường đó phải là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Ở đây, hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ tiên tiến nhất của thời đại hiện nay. Quá trình này có thể diễn ra ở nhiều nước, không phân biệt là nước phát triển hay đang phát triển. Đối với nước ta, hiện đại hóa là quá trình tăng tốc, rút ngắn lộ trình để đuổi kịp các nước phát triển. Trong bối cảnh của thế giới ngày nay, để thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, nước ta phải lựa chọn con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Bởi lẽ, kinh tế tri thức đã và đang là xu thế nổi bật của thời đại ngày nay. Trong nền kinh tế tri thức, việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu việc sản xuất của cải của một quốc gia trong nền kinh tế nông nghiệp dựa chủ yếu vào sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên, còn trong nền kinh tế công nghiệp tuy đã có sự trợ giúp của máy móc nhưng sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên vẫn là chủ yếu, thì trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ hiện đại. Cơ sở của nền kinh tế tri thức là tri thức. Việc gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện hiện nay sẽ khắc phục được những hạn chế của công nghiệp hóa cổ điển và có thể tạo ra khả năng rút ngắn đáng kể thời gian để trở thành nền kinh tế hiện đại. 2. Là đòi hỏi bẳt buộc để phát triển sức sản xuất của chủ nghĩa xã hội hiện thực Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thổng các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất, phù hợp với trình độ công nghệ

4 tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải đáp ứng nhu cầu của mình. Tiêu thức để đánh giá sự biển đổi cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong đó, trình độ của cơ sở vật chất kỹ thuật xác định nội dung kinh tế, “cốt vật chất” của một thời đại kinh tế, dùng để phân biệt với phương thức sản xuất chứa đựng nó thuộc loại hình kinh tế - xã hội lịch sử nào. Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa tất yếu phải dựa trên cơ sở vật chất - kỹ thuật ở trình độ phát triển. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại với cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến, được hình thành có kế hoạch trên tọàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ kế thừa những thành quả văn minh mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản, mà còn được phát triển và hoàn thiện dựa trên những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, tham gia tích cực và có hiệu quả vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Đổi với các nước đã qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc xác lập cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được tiến hành thông qua kế thừa, điều chỉnh và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản theo yêu cầu của chế độ mới và phát triển nó lên trình độ cao hớn. Tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực là đòi hỏi có tính bắt buộc đối với tất cả các nước muốn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Còn đối với các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, ở giai đoạn đầu hoặc không qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản như Việt Nam, thì yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội càng trở nên cấp thiết hơn. 3. Là đòi hỏi thiết yếu để xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong mối quan hệ biện chứng của nó, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức không chỉ là quá trình tạo ra lực lượng sản xuất mới, mà còn là điều kiện để xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp. Đó là sự phù hợp của quan hệ sản xuất trên tất cả ba mặt: sở hữu; tổ chức, quản lý sản xuất; phân phối kết quả sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Là sự phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta;

5 phù hợp với đặc điểm cụ thể của xã hội Việt Nam và với đặc điểm, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, đó là quan hệ sản xuất tiến bộ. Nó có thể khắc phục được những tính chất lạc hậu, tiêu cực của các quan hệ sản xuất đã từng tồn tại trước kia; đồng thời phòng tránh, khắc phục được tính chất lạc hậu, tiêu cực của một số quan hệ sản xuất đang tồn tại trên thế giới. 4. Do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết của một nước vào các thể chế kinh tế khu vực và thế giới bằng các nỗ lực thực hiện tự do hóa, mở cửa kinh tế, giảm thiểu và đi tới xóa bỏ sự khác biệt để trở thành một bộ phận hợp thành chỉnh thể nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Nó không chỉ đơn thuần là quá trình hợp tác, mà còn là quá trình cạnh tranh có tính quyết định sống còn giữa các doanh nghiệp và các nền kinh tế quốc gia. Do là nước đi sau, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta tuy có nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức. Đó là, chúng ta phải đối mặt với cạnh tranh quyết liệt, không cân sức với các nước có trình độ phát triển cao hơn về hàng hóa và dịch vụ không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả ở thị trường trong nước; phải đổi mặt với sức ép chuyển giao công nghệ cũ, lạc hậu từ các nước phát triển; tình trạng “chảy máu chất xám”, chênh lệch giàu " nghèo, an ninh quốc gia... Trong 35 năm đổi mới vừa qua, tuy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã mở ra không gian phát triển mới cho phát triển nền kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam..., nhưng tăng trưởng xuất khẩu chưa vững chắc, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài; nhập siêu vẫn còn là nguy cơ... về cơ bản, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng trưởng thương mại, vào khai thác tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông sản thô với hàm lượng chế biến thấp và gia công hàng hóa ở công đoạn thấp của chuỗi giá trị (dệt may, da giày, điện tử...). Để khắc phục tình trạng này và để hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy đủ hơn, chúng ta phải chủ động và tích cực hơn nữa trong việc tận dụng các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế, triệt để khai thác lợi thế, tổ chức lại sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Con đường cơ bản và lâu dài để đáp ứng yêu cầu này chỉ có thể là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. 5. Do bản thân những tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trì thức trong đời sống xã hội

6 Ngoài những sự cần thiết nêu trên, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số ở nước ta còn do chính tác động tích cực của quá trình này đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Nó không chỉ tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật và kiểu tổ chức một nền kinh tế mới, thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, bảo đảm không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội mà còn tạo điều kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho sự tăng trưởng kinh tể nhanh, bền vững. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số giúp cải thiện điều kiện lao động, giải phóng người lao động, phát triển trí tuệ, đưa tri thức và công nghệ sổ mới vào các lĩnh vực đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội học tập, làm chủ, tiếp thu và sáng tạo tri thức mới, nhờ đó nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống xã hội. II. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta luôn tìm tòi, thử nghiệm, áp dụng những mô hình, chiến lược công nghiệp hóa phù hợp với thực tiễn đất nước. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm 1994) đã đưa ra quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Hội nghị nhấn mạnh quan điểm coi khoa học - công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chỉ rõ việc cần thực hiện đồng thời hai quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa: “Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa… hình thành những mũi nhọn phát triển kinh tế theo trình độ tiên tiến của khoa học công nghệ thế giới”. Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) đặt ra yêu cầu ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ phải chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội khẳng định “Khoa học và công nghệ trở thành nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đại hội IX của Đảng (năm 2001) nhận định, thế kỷ XXI, khoa học - công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật. Do đó, Đại

7 hội chỉ rõ “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để từng bước phát triển kinh tế tri thức và nâng cao năng suất lao động. Đại hội X của Đảng (năm 2006) tiếp tục nhấn mạnh: “Kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức”. Đến Đại hội XI (năm 2011), Đảng ta chú trọng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Đại hội XII của Đảng (năm 2016) nhấn mạnh: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học - công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức”, tại Đại hội này, Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tiến hành qua 3 bước là: Tạo tiền đề, điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong những đột phá chiến lược của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học - công nghệ, trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được thành tựu to lớn: Đạt ngưỡng thu nhập trung bình năm 2008; nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao: giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%, giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%; quy mô nền kinh tế tăng 2,4 lần từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 271,2 tỷ USD năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1331 USD năm 2010 lên 2779 USD năm 2020. “Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch sang chiều sâu”. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 19% năm 2010 lên 50% năm 2020. Khoa học - công nghệ từng bước khẳng

8 định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước được tăng cường. Hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo. Trình độ khoa học - công nghệ sản xuất được nâng cao, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, khoa học công nghệ chưa thực hiện đầy đủ vai trò “quốc sách hàng đầu”, chưa là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất: “Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp. Công nghiệp vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỷ lệ nội địa hóa thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả còn hạn chế”. Trong khi đó, trên thế giới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số, đang phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến nhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra không ít thách thức với tất cả các nền kinh tế. III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô Ổn định kinh tế vĩ mô là việc bảo đảm cho nền kinh tế quốc gia giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, từ đó tạo ra triển vọng tăng trưởng bền vững. Để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô là chính sách kinh tế của Nhà nước phải nhất quán, không chồng chéo, không được mâu thuẫn, loại trừ nhau và phải duy trì ổn định lâu dài. Phải kiểm soát được lạm phát. Phải duy trì sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và khả năng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Kiểm soát đầu tư công, kiểm soát tình trạng “bong bóng” cuả thị trường bất động sản...cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ và tiến bộ, công bằng xã hội. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại,

9 chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tăng cường công tác thông tin truyền thông Xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường dựa trên tiến bộ của khoa học, công nghệ và tri thức Thể chế kinh tế thị trường là tổng thể các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh các hoạt động trao đổi, giao dịch của các chủ thể thị trường. Nó chính là thể chế kinh tế được áp dụng trong nền kinh tế thị trường. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tổng thể đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật, chính sách, hệ thống đảm bảo xã hội, các quy tắc, quy chế của Đảng và Nhà nước nhằm định hướng nền kinh tế thị trường theo mục tiêu lựa chọn. Nó được dựa trên tiến bộ khoa học, công nghệ và tri thức. Thúc đẩy phát triển nguồn tài nguyên trí lực Do tầm quan trọng của nó, việc chăm lo phát triển nguồn tài nguyên trí lực luôn được đặt ra trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Vì thế, Đảng ta chủ trương: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh trên thị trường,

10 quyết địn...


Similar Free PDFs