Bài thu hoạch Luật Kinh doanh PDF

Title Bài thu hoạch Luật Kinh doanh
Author Đông Nhi
Course Luật kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 34
File Size 613.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 484
Total Views 825

Summary

Download Bài thu hoạch Luật Kinh doanh PDF


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

TIỂU LUẬN BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

Giảng viên: Dương Mỹ An Họ và tên sinh viên: Nguyễn Vũ Đông Nhi Khóa – lớp: K47 – FB003 MSSV: 31211021395

TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2021

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức kinh tế thế giới WTO vào ngày 11/01/2017, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, mở ra một nền kinh tế thị trường mới cho đất nước. Kể từ đó, tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế ngày càng được đảm bảo, tạo nên một luồng nhận thức mới của xã hội về pháp luật, về quyền tự do kinh doanh. Với sự quan tâm của Đảng, nhà nước, các cơ quan chính quyền cùng với các chủ thể kinh doanh thương mại, bảo vệ quyền tự do kinh doanh đang ngày càng được coi trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh mang lại cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân, nhà nước ta cũng đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề về tự do kinh doanh để phù hợp với kinh tế thị trường trong nước. Tuy nhiên, ở thế kỷ XXI, khi mà thời kỳ khoa học công nghệ đã dần như thống trị xã hội, thời đại công nghệ số lên ngôi, cùng với đó, kinh tế cũng có những bước phát triển, chuyển biến một cách linh hoạt và nhanh chóng. Do đó, việc tồn đọng hoặc, việc chưa kịp thời có một điều khoản điều chỉnh một vấn đề đã hiện hữu trong thị trường. Đó là những điều đang được cả Đảng, nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm. Trước tình hình như vậy, tôi chọn đề tài “Quyền tự do kinh doanh" để làm rõ những quy định của pháp luật về vấn đề này.

2

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi MỤC LỤC PHẦN A – CƠ SỞ PHÁP LÝ..................................................................................5 I. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH......................................................6 1.1. Nội dung cơ bản theo luật định....................................................................6 1.2. Đặc trưng của quyền tự do kinh doanh........................................................7 II. QUYỀN TỰ DO KINH DOANH..............................................................................9 2.1. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp...........................................................9 Các đối tượng bị hạn chế về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:........9 2.2. Quyền tự do lựa chọn loại hình kinh doanh, quy mô, ngành nghề.............11 2.3. Quyền tự do giao kết hợp đồng..................................................................14 2.3.1. Quyền được tự do, bình đẳng, tự nguyện giao kết hợp đồng...............14 2.3.2. Quyền được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng........................15 2.3.3. Quyền được tự do thỏa thuận nội dung giao kết hợp đồng và tự do thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện........................16 2.4. Quyền được tự do thỏa thuận cơ quan tài phán và luật giải quyết tranh chấp hợp đồng...........................................................................................................17 2.4.1. Quyền tự do thỏa thuận về cơ quan tài phán được quy định...............17 2.4.2. Quyền tự do lựa chọn luật giải quyết tranh chấp................................18 2.5. Quyền tự do tổ chức lại, rút lui khỏi thị trường..........................................19 2.5.1. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp:..........................19 2.5.2. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp...............................................................20 PHẦN B – NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG THỰC TẾ......................................20 TÌNH HUỐNG THỰC TẾ..........................................................................................20 I. VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP VÀ NHỮNG ĐIỀU LUẬT LIÊN QUAN..............................22 1.1. Vấn đề được đề cập22 1.2. Quy định của pháp luật..............................................................................22 II. NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA.........................................................................23 3

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi III. PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN TÌNH HUỐNG.......................................................24 3.1. Nhận xét quy định pháp luật......................................................................24 3.2. Việc thi hành pháp luật...............................................................................25 3.2.1. Thực trạng thi hành.............................................................................25 3.2.2. Hậu quả pháp lý..................................................................................27 3.2.3. Nguyên nhân.......................................................................................28 3.2.4. Ảnh hưởng của tình trạng trên............................................................28 3.2.5. Quản lý Nhà nước...............................................................................29 3.3. Một số kiến nghị về vốn điều lệ của công ty cổ phần.................................30 PHẦN C – LỜI KẾT.............................................................................................31

4

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi PHẦN A – CƠ SỞ PHÁP LÝ Quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của công dân, của các chủ thể kinh doanh, được hầu hết các nước trên thế giới tôn trọng, bảo vệ. Ở Việt Nam, Điều 57 của Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”, có ý nghĩa khẳng định quyền tự do kinh doanh là một quyền hiến định và là quy định nền tảng cơ sở cho các quyền pháp định khác về tự do kinh doanh được phát triển trong Bộ luật Dân sự các năm 1995, 2005; Luật Doanh nghiệp 1999, 2005; Luật Thương mại các năm 1998, 2005; Luật Đầu tư 2000, 2005… Song song đó, các văn bản pháp quy khác cũng được ban hành nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể được thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình như các Nghị định 88/2006/NĐ-CP, 108/2006/NĐ-CP, 139/2007/NĐ-CP, 43/2010/NĐ-CP, l02/2010/NĐ-CP; trong đó quy định cụ thể các thủ tục để gia nhập thị trường, quản trị điều hành kinh doanh…

Quyền tự do kinh doanh là một quyền không thể tách rời với một cá nhân, công dân. Hiến pháp 2013 đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh là quyền của con người và là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 33, Hiến pháp 2013 đã ghi rõ: "Một người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm". Theo đó, mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong bất cứ ngành, nghề nào, với điều kiện là những ngành, nghề đỏ không bị pháp luật cấm. Điều này đã được cụ thể hóa và làm nền tảng cho việc thực hiện quyền công dân, cụ thể như sau: Một là, quyền tự do kinh doanh được doanh nghiệp thực hiện trong khuôn khổ các ngành, nghề không bị pháp luật cấm. Quyền tự do kinh doanh được ghi nhận và cụ thể hóa bởi điều 7, Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền của doanh nghiệp: “1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. 2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề. Địa bàn, hình thức kinh doanh chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh. 5

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi 3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. 4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. 5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. 6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động. 7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 8. Chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản của doanh nghiệp. 9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật. 10. Khiếu nại, tham gia tổ trong theo quy định của pháp luật 11. Quyền khác theo quy định của pháp luật”. Hai là, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động tạo ra việc làm. Điều này đã được ghi rõ tại khoản 3, điều 4, Bộ luật Lao động 2019 về chính sách của Nhà nước về lao động. "Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động, áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động".

I. Khái quát về quyền tự do kinh doanh 1.1. Nội dung cơ bản theo luật định -

Các cá nhân, tổ chức có quyền được tự lựa chọn những ngành, nghề mà mình muốn kinh doanh trong khuôn khổ những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh chỉ được thực hiện sau khi đáp ứng đủ mọi điều kiện của ngành, nghề đó theo luật định.

6

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi -

Quyền được tự do lựa chọn mô hình kinh doanh từ việc quyết định vốn đầu tư, với điều kiện mức vốn đó phải đáp ứng với quy định về vốn pháp định tối thiểu theo luật định. Ngoài ra, có thể quyết định điều chỉnh quy mô kinh doanh thông qua việc huy động vốn đầu tư.

-

Quyền được tự do chọn lựa loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, với điều kiện phải đảm bảo mọi quy định về loại hình đó, ví dụ: hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

-

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được toàn quyền thực hiện các vấn đề liên quan như lựa chọn đối tác, khác hàng, thỏa thuận, kí kết hợp đồng...

-

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được tự do cạnh tranh một cách lành mạnh. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các chủ thể có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được pháp luật quy định rõ theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về các hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án.

1.2. Đặc trưng của quyền tự do kinh doanh Dựa vào Hiến pháp 2013 và Luật Doanh nghiệp 2020, có thể rút ra được những đặc điểm đặc thù sau đây: -

Việc thực hiện quyền tự do kinh doanh phải trong phạm vi những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, đồng thời phải chịu những ràng buộc nhất định tùy thuộc vào từng ngành, nghề và loại hình kinh doanh theo luật định, cụ thể:  Điều 16, Luật Doanh nghiệp 2020 về các hành vi bị nghiêm cấm: “1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 7

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi 3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh. 4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. 5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị. 6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động. 7. Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố”.  Điều 6, Luật Đầu tư 2020 về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh: “1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây: a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này; b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này; d) Kinh doanh mại dâm; đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; 8

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi g) Kinh doanh pháo nổ; h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ”. -

Đối với một số ngành, nghề kinh doanh đặc thù, các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh nhưng chỉ khi đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật đặt ra nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Các quy định cụ thể về điều kiện và yêu cầu của Nhà nước cũng như danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được ghi rõ tại điều 7 và phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.

II. Quyền tự do kinh doanh 2.1. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp -

Mọi cá nhân, tổ chức không thuộc các trường hợp pháp luật cấm thì đều có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.  Theo Điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.  Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.  Mặt khác, những trường hợp không có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp cũng được quy định tại Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.

 Các đối tượng bị hạn chế về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp: 9

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi  Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp: “Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

10

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự”.  Điều 20 của Luật phòng chống tham nhũng 2018 cũng quy định: “2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:” “Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác” (điểm b); “Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ” (điểm d). “3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.” “5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp”.

11

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi 2.2. Quyền tự do lựa chọn loại hình kinh doanh, quy mô, ngành nghề Doanh nghiệp có quyền tự do quyết định các vấn đề khi thành lập doanh nghiệp, lựa chọn quy mô và ngành nghề kinh doanh. Do đó, quyền tự do kinh doanh dưới góc độ lựa chọn ngành nghề kinh doanh, cụ thể: -

Thứ nhất, tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2014 quy định doanh nghiệp có quyền “tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” và trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện nay không cần phải ghi ngành nghề kinh doanh. Ngoài ra, danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh hiện nay cũng ít hơn so với giai đoạn trước kia.

 Theo Điều 16 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh: “1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây: a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này; b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này; d) Kinh doanh mại dâm; đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; g) Kinh doanh pháo nổ; 12

Tiểu luận – Luật Kinh doanh | Nguyễn Vũ Đông Nhi h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ”. Trước đó, Luật Đầu tư năm 2005 đưa ra danh mục ngành nghề cấm kinh doanh với số lượng là 12 ngành nghề. Sự thay đổi này cho thấy, chủ thể kinh doanh tự do hơn trong việc lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh. -

Thứ hai, điều kiện đầu tư kinh doanh.  Theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: “1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. 2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy...


Similar Free PDFs