KDO307(GD1-HK1-2021).3 14.10 Trịnh Ngọc Mai 1915510107 Unilever PDF

Title KDO307(GD1-HK1-2021).3 14.10 Trịnh Ngọc Mai 1915510107 Unilever
Author Trịnh Ngọc Mai
Course Kinh doanh quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 461.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 209
Total Views 476

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ====================TIỂU LUẬNKINH DOANH QUỐC TẾĐề tài:PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊTRƯỜNG VIỆT NAM CỦA UNILEVERSinh viên thực hiện: Trịnh Ngọc Mai MSV: 1915510107 Khóa: 58 Chuyên ngành: KDQT Giảng viên hướng dẫn: Cô Vũ Thị Bích HảiHà Nội, 10/M...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ====================

TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ Đề tài:

PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA UNILEVER

Sinh viên thực hiện: Trịnh Ngọc Mai MSV: 1915510107 Khóa: 58 Chuyên ngành: KDQT Giảng viên hướng dẫn: Cô Vũ Thị Bích Hải

Hà Nội, 10/2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ UNILEVER ............................................................ 2 1.1.

Tổng quan về Unilever .................................................................................... 2

1.2.

Tổng quan về Unilever Việt Nam .................................................................. 2

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ................................. 4 2.1.

Môi trường vĩ mô - Phân tích theo mô hình PESTEL ................................. 4

2.2. Môi trường vi mô - Phân tích theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter ........................................................................................................... 6 2.3.

Phân tích SWOT ............................................................................................. 8

CHƯƠNG III: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA UNILEVER ....................................................................................................... 10 3.1.

Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Unilever .................... 10

3.2. Đánh giá hiệu quả phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Unilever .................................................................................................................... 12 3.3.

Bài học kinh nghiệm khi lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường .. 13

LỜI KẾT ..................................................................................................................... 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 16

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học công nghệ, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc tế. Các công ty đa quốc gia đang thâm nhập mạnh mẽ vào tất cả các nước, đặc biệt là những nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty xuyên quốc gia đều tiền hành thâm nhập thị trưởng theo một cách thức nhất định. Căn cứ vào nhiều yếu tố như tiềm lực của tập đoàn; hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội tại quốc gia thị trường thâm nhập; các yếu tố khác như bản thân công nghệ cũng như khả năng hấp thụ công nghệ... mà mỗi công ty sẽ lựa chọn cho mình hình thức cũng như chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp nhất. Unilever là một công ty đa quốc gia lớn mạnh trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Tiến hành thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ rất sớm, ngay trong giai đoạn đổi mới, doanh nghiệp này đã có những bước đi vô cùng đúng đắn, dần chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam và trở thành một công ty có vốn đầu tư nước ngoài lớn mạnh nhất tại thị trường này. Bài tiểu luận “Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Unilever” dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích về phương thức thâm nhập thị trường của Unilever, các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định thâm nhập cũng như bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp . Bài tiểu luận gồm có 3 phần: -

Chương I: Tổng quan về Unilever

-

Chương II: Phân tích môi trường kinh doanh

-

Chương III: Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Unilever

Do một số hạn chế về mặt thông tin cũng như kiến thức, bài tiểu luận có thể còn nhiều thiếu sót. Em mong rằng có thể nhận được sự góp ý của cô để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ UNILEVER 1.1.

Tổng quan về Unilever Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh

vực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm: các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn và đồ uống từ trà. Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như: Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond's, Hazeline, Vaseline,...với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng. Cùng với Proctol & Gambel (P&G), Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này. 1.2.

Tổng quan về Unilever Việt Nam Là một công ty đa quốc gia, việc mở rộng thị trường và đặt nhiều chi nhánh trên

thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever. Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của 3 công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại thành phố Hồ Chí Minh và công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Unilever Việt Nam hiện có 5 nhà máy được đặt tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hòa. Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc, thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và 150.000 cửa hàng bán lẻ. Hiện nay, công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn 2000 nhân viên. Ngoài ra, công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm.

Bảng 1: Hệ thống các sản phẩm của Unilever Việt Nam Nguồn: Unilever.com.vn

2

Home care (Sản phẩm chăm sóc nhà cửa) 1. Comfort

Personal Care

Food Stuffs

(Sản phẩm chăm sóc cá nhân)

(Thực phẩm các loại)

1.

Dầu

gội:

Clear,

Lux, 1. Trà: Suntea, Lipton, Cây

2. Bột giặt: Omo, Oraganics, Pond Omo matic, Viso

2. Dầu xả: Sunsilk

3.Tẩy rửa: Sunlight, 3. Vim

đa

Kem

2. Thực phẩm: Cháo thịt

dưỡng

da:

Pond, heo ăn liền, Viên súp thịt bò

Hazeline, Vazeline

Knorr, Nước mắm Knorr-

4. Bàn chải và kem đánh

Phú

Răng: Close up, P/S, Bàn chải C- Quốc up, Bàn chải P/S 5. Xà phòng tắm, sữa tắm, sữa rửa tay: Lux, Dove, Lifebouy, Hazeline

3

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2.1.

Môi trường vĩ mô - Phân tích theo mô hình PESTEL

2.1.1. Chính trị (P - Political) Việt Nam là một quốc gia có sự ổn định chính trị rất cao, người dân nhận thức và có quan điểm rất tích cực về đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi trọng những công ty này, nên việc xây dựng và hình thành một chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở. 2.1.2. Kinh tế (E - Economic) •

Cơ cấu ngành kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, nền kinh tế phát triển theo xu hướng

công nghiệp hóa, phát triển các ngành thương mại, dịch vụ và thu hẹp ngành nông nghiệp, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng ngân sách. •

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP

HCM đã và đang được đầu tư thích đáng, ngang bằng với 1 số nước trong khu vực. Mạng lưới giao thông liên tỉnh, huyện, xã được cải tạo, nâng cấp, tạo điều kiên mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng không chỉ ở các đô thị lớn ma ở cả các vùng nông thôn, các khu vực xa xôi hẻo lánh. 2.1.3. Xã hội (S - Social) •

Dân số Việt Nam là một nước có tốc độ gia tăng dân số nhanh, mật độ dân số khá cao,

quy mô dân số lại lớn và nhu cầu tiêu thụ hàng tiêu dùng là rất cao, trong khi thị trường hàng tiêu dùng còn non trẻ nên có thể coi là tiềm năng đối với một doanh nghiệp trên lĩnh vực FMCG như Unilever Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ biến là gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ, tạo nhiều cơ hội cho Unilever vì đây chính là khách hàng mục tiêu của công ty.

4

Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao, nhất là khu vực thành thị. Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học, cao đẳng…khá cao so với các nước; hơn nữa lao động trí óc ở Việt Nam tương đối giỏi về công nghệ nên có thể coi là một nguồn nhân lực khá dồi. •

Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán Người Việt Nam tương đối cởi mở với những gì là mới mẻ và có quan điểm cách

tân, có thái độ chào đón những cái mới miễn là những cái mới này phù hợp với cách sống, cách tư duy của họ. Vấn đề quảng bá sản phẩm mới cũng rất khả thi, bởi người Việt Nam rất tò mò, tập trung tiến hành khuếch trương, quảng cáo chỉ cần kích thích sự tò mò của công chúng sẽ dễ dàng được đón nhận. Ngoài ra, sở thích người Việt Nam rất đa dạng, rất phù hợp với các chủng loại sản phẩm phong phú của Unilever, người Việt không thích hẳn một màu sắc nào riêng biệt, nói chung là không có sự bài trừ liên quan đến thẩm mỹ, trừ những trường hợp có liên quan đến thuần phong mỹ tục. Việc thuê nhân công người Việt và liên doanh với các đối tác là người Việt Nam sẽ dễ dàng giúp Unilever nắm bắt được thị hiếu của người Việt và cho ra các sản phẩm phù hợp. 2.1.4. Công nghệ (T - Technological) Internet đang được phổ cập nhanh chóng, cước viễn thông, bưu chính được điều chỉnh giảm đáng kể so với trước đây, cho phép công ty có thể áp dụng những công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quá trình quản lí nhằm tiết giảm chi phí, nâng cap hiệu quả hoạt động. 2.1.5. Môi trường (E - Environment) Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có đường biển dài, nhiều cảng biển lớn, thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa khi công ty Unilever đã bắt đầu chú trọng đến xuất khấu trong tương lai gần. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa có đầy đủ mọi loại khí hậu nhưng do các sản phẩm của Unilever ít rủi ro bị hư hỏng, lại là sản phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt gia đình nên tốc độ tiêu thụ nhanh, dễ bảo quản và dễ vận chuyển, sẽ giảm được chi phí tổn thất cho doanh nghiệp. 2.1.6. Luật pháp (L - Legal)

5

Mặc dù luật pháp của Việt Nam còn nhiều rắc rối, bất cập, tuy nhiên cũng tương đối cởi mở với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu vận dụng linh hoạt có thể trở thành lợi thế cho doanh nghiệp. Tuy vậy, Bộ luật thương mại cũng có một bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài như Unilever, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào một số mặt hàng được coi là “xa xỉ phẩm” lúc bấy giờ như kem dưỡng da, sữa tắm… 2.2. Môi trường vi mô - Phân tích theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện có Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever về ngành hãng mỹ phẩm, chất tẩy rửa là: P&G, Nivea, Double Rich, Rohto, Daso, Mỹ hảo,…; về ngành hàng thực phẩm là: Nestle, Ajinomoto, Chinsu, và Dimald, Cozi, Vinatea (tổng công ty chè VN), Numble One, C2,… Tuy nhiên có thể nói đối thủ cạnh tranh đem lại khó khăn thực sự cho Unilever VN chính là P&G , đây cũng là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever về ngành hãng mỹ phẩm, chất tẩy rửa trên phạm vi toàn cầu. Trong giai đoạn Unilever chuẩn bị thâm nhập thị trường Việt Nam, P&G cũng đang rục rịch tiến vào thị trường với những sản phẩm chủ lực của mình như Tide, Pantene, Rejoice, Colgate, Downy…đều là những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của Unilever VN về giá cả và chất lượng. Ngoài P&G , Unilever còn phải đối phó với nhiều các đối thủ cạnh tranh như Nivea , Double Rich, Rohto, … và các đối thủ bản xứ khác tại VN như DASO với các thương hiệu đã quen với người Việt, hay là Mỹ Hảo, Vì Dân, … và các công ty hóa mỹ phẩm không chuyên khác tại thị trường Việt Nam. => Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành rất quyết liệt. 2.2.2. Sản phẩm thay thế Nhìn chung, các sản phẩm của Unilever có nguy cơ bị thay thế rất cao, người tiêu dùng sản phẩm ở phân khúc này thường không trung thành với một dòng sản phẩm bất kì, hay nói cách khác là có gì mua đó. -

Dove, Sunsilk, Clear phải cạnh tranh với Pantene, Rejoice, Head & Shoulder 6

-

Rexona phải cạnh tranh với Gillete

-

P/S phải cạnh tranh với Colgate, Dạ Lan

-

Omo & Comfort phải cạnh tranh với Tide & Downy => Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế trong ngành mang áp lực cao.

2.2.3. Khách hàng Các sản phẩm của Unilever hầu hết là các sản phẩm hàng tiêu dùng phục vụ sinh hoạt gia đình như dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, xà phòng, …điều này cho thấy tệp khách hàng của doanh nghiệp trải dài từ đủ mọi độ tuổi, nhưng đặt biệt tập trung vào nhóm khách hàng là nữ giới, những người thường đảm đương công việc nội trợ ở thời kì doanh nghiệp ra nhập thị trường Việt Nam. Khách hàng mục tiêu của nhiều sản phẩm mà Unilever Việt Nam kinh doanh là giới trẻ thế hệ X (những bạn trẻ tuổi từ 18-29), có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước. Họ sẽ là người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn mua những sản phẩm hàng tiêu dùng. => Sức ép từ phía khách hàng không quá cao 2.2.4. Nhà cung cấp Các yếu tố đầu vào mặc dù tại Việt Nam là rẻ và dễ kiếm song việc vận chuyển lại gặp vấn đề chi phí vận chuyển hơi cao, mặt khác một số những nguyên liệu chính, cần thiết cho lĩnh vực hoá mỹ phẩm thì các công ty đối tác tại Việt Nam chưa thể sản xuất được cho nên phải nhập khẩu => Ra quyết định đặt nhà máy tại những nơi gần nơi cung cấp nguyên vật liệu và là nơi trung tâm để tiện cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với chi phí rẻ. Dự định liên doanh hợp tác chiến lược dài hạn giữa Unilever Vietnam và Tổng công ty Hoá chất Việt nam (Vinachem) có thể giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh. => Giảm đáng kể sức ép từ phía nhà cung cấp. 2.2.5. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Nếu thâm nhập thị trường thành công, Unilever sẽ là doanh nghiệp đầu tiên đã đầu tư sớm nhất vào thị trường Việt Nam trên tất cả các mặt hàng tiêu dùng. Chính điều đó đã tạo nên một “sức nặng” cực lớn của Unilever trong tâm trí người tiêu dùng.

7

Ngoài ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đại gia lớn khiến cho giá thành phẩm ngày càng rẻ và đạt được chất lượng tốt hơn, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng ngày cao hơn. Do đó đòi hỏi những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những công ty Việt Nam hay những công ty nước ngoài khác buộc phải có những bước tiến lớn, sự đầu tư kỹ lưỡng mới có thể dành giật thị phần từ những “đại gia” này. Do rào cản gia nhập lớn nên mặc dù ngành hàng tiêu dùng đúng là rộng mở về thị trường tiêu thụ nhưng muốn bước chân vào và có thể kinh doanh có lãi không phải là điều dễ dàng gì. => Sức ép từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có nhưng không quá lớn. 2.3.

Phân tích SWOT

2.3.1. Điểm mạnh -

Được sự hỗ trợ của Unilever toàn cầu nên có nền tài chính vững mạnh

-

Chính sách thu hút tài năng hiệu quả

-

Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chú trọng và đầu tư thỏa đáng. Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt.

-

Giá cả tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao

-

Môi trường văn hóa doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty.

2.3.2. Điểm yếu -

Các vị chủ chốt trong công ty vẫn do người nước ngoài nắm giữ.

-

Vẫn còn những công nghệ không được áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tố kém chi phí và không tận dụng được hết nguồn lao động dồi dào và có năng lực ở Việt Nam.

-

Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam, nhất là ở những vùng nông thôn.

-

Là 1 công ty có nguồn gốc châu Âu, chiến lược quảng bá sản phẩm của Unilever còn nhiều điểm chưa phù hợp với văn hóa Á Đông.

2.3.3. Cơ hội -

Chủ trương của chính phủ xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài để tăng ngân sách. 8

-

Thị trường hàng tiêu dùng trong nước còn mới mẻ, chưa có quá nhiều sự cạnh tranh

-

Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ.

-

Cơ cấu dân số trẻ và phổ biến mô hình gia đình nhiều thế hệ, tạo nhiều cơ hội cho Unilever vì đây chính là khách hàng mục tiêu của công ty.

-

Vị trí thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa

2.3.4. Thách thức -

Tài chính, tín dụng Việt Nam không phát triển, thị trượng chứng khoán còn manh nha. Hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, cước điện thoại, bưu điện và Internet thời điểm đó có mức giá thuộc hàng cao nhất thế giới.

-

Thuế suất cao đánh vào các mặt hàng được xem là xa xỉ mà Unilever đang kinh doanh như kem dưỡng da, sữa tắm...

-

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm không phù hợp với 1 số sản phẩm có xuất xứ từ công ty mẹ ở châu Âu.

-

Bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng cung đang lớn hơn cầu, nhiều công ty mới chen chân vào cạnh tranh.

9

CHƯƠNG III: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA UNILEVER 3.1.

Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Unilever Unilever lựa chọn phương thức liên doanh để thâm nhập vào thị trường Việt

Nam. Đây là sự lựa chọn vô cùng hợp lí dựa trên đặc điểm của công ty mẹ. Unilever toàn cầu là một tập đoàn lớn với khả năng tài chính vô cùng dồi dào, đủ sức cung cấp vốn và các nguồn lực khác cho các hoạt động thâm nhập của Unilever tại Việt nam. Điều quan trọng mà Unilever cần hiện tại không phải là tài chính mà là một doanh nghiệp bản địa có sự am hiểu thị trường trong nước, được kiểm soát bởi chính phủ để nâng cao danh tiếng với chính quyền tại địa phương, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề cung ứng nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm. Xem xét hầu hết các yếu tố, Vinachem chính là lựa chọn hoàn hảo cho thương vụ liên doanh của Unilever. 3.1.1. Quá trình thực hiện thâm nhập -

Unilever thâm nhập thị trường Việt Nam tháng 9/1994 thông qua Lever Haso, liên doanh đầu tiên giữa Unilever với một công ty con thuộc tổng công ty hóa chất Việt Nam (Vinachem).

-

Tháng 2/1995, Unilever tham gia liên doanh thứ hai Lever Viso (liên doanh này về sau sáp nhập với liên doanh đầu, nay là Unilever Việt Nam). Hai thương vụ liên doanh đầu tiên này giúp Unilever thành công gia nhập thị

trường hàng tiêu dùng Việt Nam, có những bước tiến đầu tiên trong kế chiếm lĩnh thị trường còn non trẻ này. Tận dụng được lợi thế từ mối quan hệ với Vinachem - Một công ty từ thị trường bản địa thuộc sự chi phối của nhà nước, Unilever ngày càng mở rộng thị trường hoạt động của mình sang các lĩnh vực khác: -

Năm 1996, Unilever Bestfood được mua lại, đánh dấu sự mở rộng của Unilever vào ngành sản xuất và phân phối thực phẩm.

-

Năm 1997, Công ty hóa phẩm P/S từ bỏ chức năng sản xuất kem đánh răng và chuyển nhượng nhãn hiệu P/S cho tập đoàn Unilever. Tập đoàn này từ đó thành lập doanh nghiệp Elisa P/S để tiếp nhận nhãn hiệu P/S.

10

Unilever Việt Nam dưới hình thức tập hợp 3 công ty con gồm liên doanh Lever, Unilever Bestfood và Elisa P/S từ đó đã dần khẳng định được vị thế trên thị trường Việt Nam, nhiều sản phẩm trở thành sản phẩm bán chạy nhất trong ngành hàng, trở thành một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công nhất tại thị trường Việt Nam. 3.1.2. Ưu, nhược điểm ...


Similar Free PDFs