Nguyễn Mai Phương-11214825 PDF

Title Nguyễn Mai Phương-11214825
Author Mai Phương Nguyen
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 14
File Size 433 KB
File Type PDF
Total Downloads 505
Total Views 942

Summary

Download Nguyễn Mai Phương-11214825 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***-------

Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Mai Phương Mã sinh viên: 11214825 Lớp: Tài chính Tiên tiến 63A Giáo viên hướng dẫn: Mai Lan Hương

Hà Nội, 04/2022 1

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3 NỘI DUNG...............................................................................................................4 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................4 2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam......................................5 2.1. Tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi hội nhập đến nay.......................................................................................................................................5 2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam............7 2.2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế.........................................7 2.2.2. Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam....................................................9 2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam.........................................................................................................................11 KẾT LUẬN............................................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................14

2

LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với các nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế. Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức và hạn chế trên phương diện kinh tế và nhân lực, dẫn tới sự cấp thiết trong việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao để mở rộng thương mại và phát triển đất nước. Bài luận này sẽ phần tích tình hình hội nhập

3

NỘI DUNG 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Thực tế, trình độ khoa học kĩ thuật của Việt Nam còn khá non trẻ, đòi hỏi phải đẩy mạnh hợp tác giáo dục, đào tạo và ncghiên cứu khoa học với các cường quốc công nghiệp trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga… để nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới, góp phần nâng cao chất lượng nền kinh tế. Quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức cao đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và được quốc tế hóa ngày càng sâu sắc thể hiện ở việc hợp tác ngày càng sâu sắc giữa các quốc gia theo hình thức song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu. Việt Nam với nguồn nhân lực trẻ dồi dào, có tay nghề, chăm chỉ cần môi trường để phát triển toàn diện, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao. Hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế chủ đạo trong sự phát triển của thế giới ngay nay. Hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ chi phối, quyết định toàn bộ các quan hệ quốc tế và làm thay đổi cấu trúc toàn cầu, dù cho thế giới vẫn còn tồn tại những bất đồng và chia rẽ. Hội nhập cũng tạo điều kiện cho các nước đang phát triển như Việt Nam tìm được cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ chức kinh tế, chính trị toàn cầu.

4

2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 2.1. Tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi hội nhập đến nay Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cho đến nay, về hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần. Tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặt dấu mốc quan trọng cho tiến trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nước ta. Trên nền tảng đó, giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động trong đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do mới với các đối tác. Tính đến tháng 04/2019, Việt Nam đã tham gia thiết lập 16 Hiệp định thương mại tự do với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, bao gồm: AFTA (đối tác ASEAN) có hiệu lực từ năm 1993; ACFTA (đối tác ASEAN, Trung Quốc), có hiệu lực từ năm 2003; AKFTA (đối tác ASEAN, Hàn Quốc), có hiệu lực từ năm 2007; AJCEP (đối tác ASEAN, Nhật Bản), có hiệu lực từ năm 2008; VJEPA (đối tác Việt Nam, Nhật Bản), có hiệu lực từ năm 2009; AIFTA (đối tác ASEAN, Ấn Độ), có hiệu lực từ năm 2010; AANZFTA (đối tác ASEAN, Úc, New Zealand), có hiệu lực từ năm 2010; VCFTA (đối tác Việt Nam, Chi Lê), có hiệu lực từ năm 2014; VKFTA (đối tác Việt Nam, Hàn Quốc), có hiệu lực từ năm 2015; Việt Nam - EAEU FTA (đối tác Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan), có hiệu lực từ năm 2016; CPTPP (Tiền thân là TPP) (đối tác Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia), có hiệu lực từ ngày 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019.

5

Như vậy, sau hơn 3 thập kỉ mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế theo các thang bậc: Từ hẹp đến rộng về đối tác và lĩnh vực cam kết, từ thấp tới cao về mức độ cam kết. Về hội nhập đa phương, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Phát triển Á Châu, Quỹ Tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Về hội nhập song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần. Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, 6

thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. 2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đối với quá trình phát triển của Việt Nam, mặt khác cũng đồng thời đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vưot qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại. 2.2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đem lại những lợi ích to lớn trong sự phát triển của các nước mà còn tạo ra những cơ hội việc làm, lợi ich kinh tế cho người sản xuất và người tiêu dùng Việt Nam Đầu tiên, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP bình quân đầu người của nước ta, cụ thể là từ 276,81 USD (năm 1995) tới 2566 USD (năm 2018). Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trong năm 2007, tăng trưởng GDP đạt 8,46% (mức cao nhất trong vòng 11 năm trước đó). Tuy nhiên, 4 năm sau đó, do ảnh hưởng từ những biến động của kinh tế thế giới, nên tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011 - 2013 giảm xuống còn 5,6%. Đáng chú ý những năm tiếp theo, kinh tế khởi sắc hơn. Cụ thể, năm 2014 đạt 5,98%, năm 2015 đạt 6,68%; 2016 đạt 6,1%, năm 2017 GDP đạt 6,81%, năm 2018 đạt 7%, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 240 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 2.540 USD, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (2008-2018). 7

Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho cả nước. Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp Việt Nam có cái nhìn toàn diện, đa chiều, từ đó đưa ra những nhận định chính xác, rút ra những bài học từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới để kịp thời để đối mặt với những biến động trên thế giới. Cụ thể, trong thời gian gần đây cả thế giới đang phải chống chọi với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, gây thiệt hại 5,8 nghìn tỷ tới 8,8 nghìn tỷ USD, tương đương 6,4% tới 9,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 3,5-4% trong năm 2020 và thậm chí có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ. Cụ thể, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng nhận xét, tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam đúng là không thể như kỳ vọng ban đầu nhưng vẫn có thể đạt mức trên dưới 4% do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh cùng các gói hỗ trợ bơm ra cho nền kinh tế kịp thời. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng hỗ trợ bằng tiền bạc và vật chất với những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh trong khu vực và quốc tế như quyên góp, tặng khẩu trang, vật tư y tế, lương thực thực phẩm, điều này cũng góp phần thay đổi cách nhìn nhận cũng như vị thế của Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

8

2.2.2. Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam Đi cùng với những lợi ích kinh tế và chính trị do hội nhập quốc tế mang lại, Việt Nam cũng phải đối diện với những thách thức, áp lực trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Thứ nhất, việc cải cách thể chế kinh tế vẫn chưa đáp ứng và theo kịp các yêu cầu của việc thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đẩy mạnh quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế chưa tạo sức ép đổi mới trong nước, nhất là về thể chế kinh tế, cải cách hành chính. Tuy đã có nhiều chính sách, pháp luật để hội nhập và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và các FTA, song vẫn thiếu các chính sách cụ thể và hiệu quả để thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ lớn về phát huy nội lực, phát triển doanh nghiệp trong nước, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ... Tiếp đó, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực còn thấp và chịu sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp và sản phẩm nước ngoài ngay trên thị trường nội địa. Dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, song việc có tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để mở rộng thị trường hay không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu khác (an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ...). Với năng lực tự sản xuất và cung ứng 9

nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tự do hóa thuế nhập khẩu cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước TPP, EU vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực sản xuất trong nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những câu hỏi, những thách thức trong việc bảo tồn nét văn hóa riêng cũng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta đang tiếp nhận nhiều nguồn thông tin từ quốc tế, bên cạnh những thông tin hữu ích thì vẫn còn tồn tại những định hướng sai lệch về chủ quyền đất nước, làm lung lay lý tưởng của một bộ phận những người thiếu hiểu biết và yếu kém về tư tưởng chính trị.

10

2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những chủ đề kinh tế có tác động tới toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển đất nước. Trước những tác động đa chiều của hội nhập kinh tế quốc tế, xuất phát từ thực tiễn đất nước, Việt Nam cần phải tính toán những cách thức, con đường phát triển phủ hợp, tiến bộ để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Trước hết, chúng ta cần xây dựng nhận thức đúng đắn về hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế là một thực tiễn khách quan, là xu thế khách quan của thời đại, không một quốc gia nào có thể né tránh hoặc quay lưng với hội nhập. Tuy vậy, ta cũng cần phải thấy rõ cả mặt tích cực và tiêu cực vì tác động của nó là đa chiều, đa phương diện. Hội nhập kinh tế đem lại những lợi ích kinh tế và cơ hội phát triển toàn diện cho nhiều quốc gia, nhưng nó cũng có sự ràng buộc sự phát triển của các quốc gia với nhau, một mắt xích bị đứt gãy có thể ảnh hưởng tới cả một dây chuyền. Đơn cử như dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã khiến nhiều cường quốc trên thế giới lung lay, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, và ảnh hưởng tới nền kinh tế của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trung Quốc là nhà máy lớn nhất và cũng là thị trường tiềm năng nhất trên thế giới, việc Trung Quốc bế quan tỏa cảng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Như vậy, nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế rất quan trọng vì nó là cơ sở để đề ra những đối sách thích hợp nhằm tận dụng ưu thế và khắc chế các tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thêm vào đó, nước ta cần xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp với khả năng điều kiện thực tế:

11

- Trước hết cần đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị thế giới; tác động của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 với nước ta. Trong đó, cần chú ý tới sự chuyển dịch tương quan sức mạnh kinh tế giữa các trung tâm; xu hướng đa trung tâm, đa tầng nấc đang ngày càng được khẳng định. Mặt khác, cũng cần phải đánh giá được vai trò của các tổ chức kinh tế quốc tế, các công ti xuyên quốc gia cũng như vai trò của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và EU trong việc điều tiết và dẫn dắt các xu hướng liên kết kinh tế quốc tế. - Chúng ta cần xác định rõ những điều kiện khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế nước ta. Việt Nam còn nhận thức khá mơ hồ, thiếu sự quan tâm, thiếu thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này dẫn tới sự thiếu chủ động trong hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam nên xây dựng chiến lược cụ thể, khắc phục kịp thời những vấn đề còn tồn đọng như nguồn nhân lực thiếu chuyên nghiệp và kỹ thuật, không đáp ứng được với yêu cầu của thị trường lao động thế giới, các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài còn gặp nhiều cản trở do thiếu uy tín và gặp cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm nội địa… Cuối cùng, nước ta cần tích cực và chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực. Việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực sẽ mang đến những cơ hội phát triển cho Việt Nam, tạo động lực để có thể cạnh tranh với các quốc gia trên sân chơi quốc tế.

12

KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. Hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan của thời kỳ toàn cầu hóa, có tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực cho các nước. Với xu hướng chung của hội nhập trên toàn thế giới, Việt Nam cần phải tích cực chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng chiến lược và lộ trình phù hợp với những điều kiện của đất nước, tích cực khai thác các lợi thế để phát triển, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ, tác động bất lợi của thế giới tới nền kinh tế Việt Nam. Đây chính là tiền đề và là giải pháp quyết định để nâng cao nội lực nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế.

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin TS. Võ Văn Lợi - Học viện Chính trị khu vực 3, Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện của Việt Nam trong bối cảnh mới ThS. Đỗ Ngọc Trâm, Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế thương mại Việt Nam ThS. Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

14...


Similar Free PDFs