KẾ HOẠCH Marketing CHO SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN PDF

Title KẾ HOẠCH Marketing CHO SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN
Course Brief
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 25
File Size 470 KB
File Type PDF
Total Downloads 133
Total Views 195

Summary

Download KẾ HOẠCH Marketing CHO SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN PDF


Description

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI BÁO CÁO MÔN HỌC: QUẢN TRỊ MARKETING ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FOCOCEV VIỆT NAM GIẢNG VIÊN: TRẦN NGỌC TÚ TÊN NHÓM: NHÓM 4 Tên thành viên:

1. Kiều Thị Kim Mẩn (nhóm trưởng) 2. Lê Thị Phương Thảo 3. Trần Phan Yến Linh 4. Vũ Quỳnh Đan Ngọc 5. Nguyễn Thắng Thiên 6. Huỳnh Nguyễn Thục Nhi 7. Bùi Thị Khương Hà 8. Nguyễn Hồng Vĩ 9. Trần Thị Giang

Năm học: 2021 - 2022

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................................2 1.1

Giới thiệu tổng quan về công ty.........................................................................................2

1.1.1 Giới thiệu chung...............................................................................................................2 1.1.2 Sứ mệnh & Tầm nhìn.......................................................................................................3 1.1.3 Mục tiêu:..........................................................................................................................3 1.2 Phân tích hiện trạng marketing...............................................................................................4 1.2.1 Môi trường vĩ mô.............................................................................................................4 1.2.2 Môi trường vi mô.............................................................................................................5 1.2.3

Phân tích mô hình Swot..............................................................................................6

CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.................................................................................8 2.1. Chiến lược xây dựng..............................................................................................................8 2.1.1

Xác định mục tiêu (mục tiêu ngắn hạn: 1 năm)..........................................................8

2.1.2. Chiến lược sản phẩm.......................................................................................................8 2.1.3. Chiến lược giá...............................................................................................................12 2.1.4 Chiến lược xúc tiến........................................................................................................12 2.1.5. Chiến lược phân phối....................................................................................................13 2.2 Dự báo tài chính....................................................................................................................14 2.3

Phân tích rủi ro.................................................................................................................15

2.4 Ngân sách.............................................................................................................................16 2.5 Kiểm tra................................................................................................................................17 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN..............................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................19

LỜI NÓI ĐẦU Công ty Cổ phần Fococev Việt Nam là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của ngành sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam, cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho thị trường tổ chức. Sự thành công của Công ty cho đến ngày hôm nay là do sản phẩm tinh bột sắn của Công ty sớm có mặt trên thị trường và giành được lượng lớn khách hàng truyền thống ở một số nước Châu Á. Công ty chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ kỹ thuật lành nghề, đầu tư công nghệ chế biến để tăng chất lượng và mẫu mã sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu khắc khe của khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, trong sự phát triển đó, Công ty chưa xây dựng một chiến lược kinh doanh sản phẩm rõ ràng và khoa học để phát huy hết khả năng, nguồn lực của mình nhằm đem lại lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hằng năm dựa vào kết quả kinh doanh năm trước và dự đoán lượng khách hàng tăng thêm mà không dựa vào việc phân tích môi trường, phân tích ngành, đối thủ cạnh trạnh và thị trường... đã làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây. Vì Công ty chưa xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng và khoa học để phát huy và sử dụng tối đa nguồn lực hiện có và đối phó với những nguy cơ, đe dọa ... có thể xây ra, Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp trong, ngoài nước trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng. Công ty cũng gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây. Với những lý do nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Lập kế hoạch marketing cho sản tinh bột sắn của công ty cổ phần FOCOCEV Việt Nam”

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 1.1.1 Giới thiệu chung Tên công ty: Công ty Cổ phẩn FOCOCEV Việt Nam Tên quốc tế: FOCOCEV VIET NAM JOINT STOCK COMPANY Thành lập: 17/09/1975 FOCOCEV luôn coi trọng và xác định chữ tín với khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Hơn 46 năm hoạt động (1975-2021) cùng với sự phát triển của đất nước, công ty cổ phần FOCOCEV Việt Nam đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước tôn trọng, đánh giá cao, đặt niềm tin để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh. Với tôn chỉ của mình, FOCOCEV đã xây dựng được một tập thể đoàn kết vững mạnh mà ở đó trí tuệ, sức sáng tạo, sự năng động và nhiệt huyết của mỗi cá nhân luôn được khơi dậy và phát huy cao độ. Loại hình doanh nghiệp: Công ty thương mại; nhà sản xuất. Ngành nghề kinh doanh: Tinh Bột (Sắn, Biến Tính, Khoai Lang, Dong Riềng) Sản phẩm dịch vụ: 

Tinh bột khoai mì



Tinh bột sắn bản địa



Tinh bột sắn biến tính



Tinh bột sắn cao cấp



Tinh bột sắn dây



Tinh bột sắn loại thường



Tinh bột sắn nhập khẩu Thị trường chủ yếu: trong nước và nước ngoài (China, Korea, Malaysia, Indonesia,

Philippines, Australia, Spain, France, Netherlands...) Logo:

Cơ cấu tổ chức của công ty: 

Hội đồng Cổ đông



Hội đồng Quản trị



Ban Kiểm soát



Giám đốc



Phó Giám đốc



Phòng Tổ chức Hành chính



Phòng Tài chính Kế toán



Phòng Sản xuất



Phòng Quản lý Chất lượng và Môi trường



Phòng Kế hoạch Vật tư

1.1.2 Sứ mệnh & Tầm nhìn FOCOCEV luôn đặt uy tín là yếu tố chính hàng đầu. Tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường kinh doanh, được các đối tác trong và ngoài nước vinh danh và tin tưởng hợp tác làm ăn. 1.1.3 Mục tiêu: Xây dựng một cộng đồng vững mạnh & đoàn kết, trong đó mỗi cá nhân có thể thể hiện trí tuệ, sự sáng tạo, hoạt động và đam mê của mình. Kết luận: FOCOCEV hiện này là một nhà sản xuất lớn cung cấp tinh bột sắn với rất nhiều nhà máy và cơ quan đại diện từ Bắc vào Nam tại Việt Nam, kinh doanh với hơn 40 quốc gia trên thế giới, với tổng số xấp xỉ giá trị tài sản gần 50 triệu USD và trên 1.800 lao động có việc làm và thu nhập ổn, với đa dạng sản phẩm dịch vụ kèm theo đó là đội ngũ

nhân viên có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, cam kết đưa đến khách hàng những sản phẩm & dịch vụ có chất lượng tốt nhất với mức chi phí thấp nhất. 1.2 Phân tích hiện trạng marketing 1.2.1 Môi trường vĩ mô a. Kinh tế Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương. Theo Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022. Tăng trưởng đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021, chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao, nhưng đã chậm lại trong nửa cuối năm do làn sóng thứ tư của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế trong năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại. Hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước do Việt Nam thiết lập mô hình kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp 2 năm gần đây, ngành chế biến thực phẩm được đánh giá là lĩnh vực chịu tác động thấp nhất bởi là nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng hàng ngày. Hiện tại, giá trị sản xuất của ngành chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng 19,1%, cao nhất trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Việt Nam có dân số trẻ, thu nhập trung bình ngày càng tăng, tạo ra một thị trường tiêu dùng có mức tăng trưởng tự nhiên ổn định, đặc biệt ở một số đô thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. b. Yếu tố văn hóa - xã hội, nhân khẩu học Cây khoai mì được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XVIII, từ những năm khốn khó cùng với khoai lang, khoai mì trở thành phụ liệu cho món cơm độn, làm no lòng cho cả một thế hệ. Việt Nam có mức thu nhập và nhu cầu sử dụng tinh bột cao, nhất là trong ngành thực phẩm, các loại thức ăn hằng ngày, thực phẩm công nghiệp, dược, mĩ phẩm,... được toàn thể người dân Việt Nam yêu thích và thường xuyên sử dụng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.

c. Yếu tố chính trị - pháp luật

Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, chính phủ luôn đồng hành và hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi để có một nền thị trường năng động, dồi dào. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có các giải pháp trước mắt và tổng thể, dài hạn hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi. Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đang đối mặt. Thời gian qua, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế. d. Yếu tố tự nhiên Diện tích vùng trồng sắn ở Việt Nam trải dài từ Nam ra Bắc, các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nguồn nguyên liệu sắn trong nước, nâng cao từ số lượng đến chất lượng, đảm bảo nguồn cung cho đầu vào của công ty. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên cũng dẫn đến sự thay đổi về thời vụ trồng sắn thích hợp cho mỗi vùng như ở các tỉnh phía Bắc (đồng bằng và Trung du Bắc bộ), sắn được trồng vào tháng 2 đến tháng 3 và thu hoạch tháng 12 đến tháng 1 năm sau, vùng Bắc Trung Bộ, sắn được trồng trong tháng 1,... nhưng vẫn đảm bảo nguồn nguyên liệu được cung cấp quanh năm. e. Yếu tố công nghệ Đối với ngành sản xuất tinh bột, các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh môi trường. Vì thế mà Fococev luôn chú tâm vào khâu công nghệ để đáp ứng tốt nhất có thể về sản phẩm cho khách hàng và thị trường. Sản phẩm chính của công ty Fococev là tinh bột sắn được sản xuất trên các dây chuyền, công nghệ hiện đại nhất hiện nay được nhập khẩu từ Đức, Thái Lan,... Vì vậy sản phẩm của Fococev đáp ứng được những yêu cầu khắc khe về chất lượng của các thị trường khó tính như Âu, Mỹ,... 1.2.2 Môi trường vi mô a. Nhà cung cấp Nguồn cung cấp chủ yếu đến từ các hộ nông dân trồng sắn. Công ty chú trọng đến nguồn nguyên liệu thông qua việc phối hợp với chính quyền địa phương trong việc triển

khai các công tác đầu tư, thâm canh cây sắn. Hiện nay, công ty đã triển khai mô hình và nhân rộng bộ giống mới KM98-5, KM140... nhằm từng bước thay thế bộ giống KM 94 cũ hiện đã có biểu hiện của sự thoái hóa. b. Doanh nghiệp Fococev Việt Nam hiện có quan hệ hợp tác mua bán với nhiều công ty lớn ở Việt Nam, với tổng doanh thu hằng năm hơn 3.000 tỷ đồng, sản lượng hơn 350.000 tấn/năm và hơn 1.800 lao động trong toàn hệ thống có việc làm và thu nhập ổn định, với 11 nhà máy chế biến trải dài khắp Việt Nam. Fococev luôn coi trọng và xác định chữ tín với khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu. c. Khách hàng Cung cấp nguyên liệu cho các thương hiệu thực phẩm lớn như: Vedan, Ajnomoto, Vinaecook và những doanh nghiệp chế biến thực phẩm có nguyên liệu đầu vào là tinh bột sắn. Bên cạnh đó với chất lượng thành phẩm ổn định và đạt các chỉ tiêu xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU, Asean... d. Đối thủ Rất nhiều doanh nghiệp khác cũng kinh doanh và cạnh tranh trực tiếp trong thị trường sản xuất tinh bột như: Công Ty cổ phần Á Châu Hoa Sơn, Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Minh Quyên, Công TY TNHH Đồng Nhứt,... Đối thủ tiềm năng đến từ những doanh nghiệp đã, đang và sắp tham gia vào ngành chế biến tinh bột sắn. e. Sản phẩm thay thế Các sản phẩm thay thế là tinh bột mì, tinh bột bắp (ngô), và các loại tinh bột, nguyên liệu khác có tính chất, đặc điểm tương tự có thể thay thế được tinh bột sắn. 1.2.3 Phân tích mô hình Swot MA TRẬN SWOT Điểm mạnh

Điểm yếu

S1: Nguồn nguyên liệu dồi

W1: Bộ phận xử lý chất thải

dào

chưa được đầu tư tốt

S2: Quy mô sản xuất lớn

S3: Hệ thống phân phối

W2: Chính sách R&D chưa

rộng.

hiệu quả

S4: Sử dụng công nghệ hiện W3: Chi phí nguyên liệu đại

không ổn định

S5: Sản phẩm có uy tín

W4: Thiết bị máy móc còn nhập khẩu

Cơ hội

S1, S2 & O1, O2, O3: Phát W2, W3 & O1, O4: Phát

O1: Chính sách mở của nền triển thị trường

triển sản phẩm

kinh tế O2: Lợi thế nguồn nhân lực O3: Các nhân tố vĩ mô O4: Thị trường tiêu thụ Việt Nam đây tìm năng

Nguy cơ

S1, S2 & T1, T4: Tập trung, W1, W3, W4& T1, T2:

T1: Áp lực cạnh tranh lớn

chi phí thấp

T2: Sự phát triển nhanh chống của ngành T3: Sự dịch chuyển nguồn lao động và chi phí nhân công cao T4: Sự tác động của nền kinh tế thế giới

Liên minh, liên kết

CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 2.1. Chiến lược xây dựng 2.1.1 Xác định mục tiêu (mục tiêu ngắn hạn: 1 năm) a. Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận  Tăng số lượng đơn vị đã bán, mở rộng thêm thị phần, tối đa hóa lợi nhuận.  Tăng giá trị lâu dài của khách hàng.  Mục tiêu doanh thu 2022: 1000 tỷ với số lượng sản xuất là 100.000 tấn/năm (điều kiện: mức sản xuất không đổi trong 12 tháng).  Số lượng đối tác ký kết là 10 doanh nghiệp (là nguồn cung cấp chính cho 5 doanh nghiệp). b. Mục tiêu tài chính  Tăng khối lượng bán hàng để có thêm doanh thu  Tối ưu hóa giá cả sản phẩm và dịch vụ  Giảm chi phí  Thực hiện các cải tiến năng suất sản xuất  Tăng biên lợi nhuận c. Mục tiêu marketing  Xếp hạng số 1 trên Google cho cụm từ tìm kiếm “tinh bột sắn”.  Có hơn 1000 lượt truy cập vào trang web, lượt truy cập đến từ những doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm của mình, 10 khách hàng mục tiêu là các công ty chuyên về sản xuất bánh và nguyên liệu làm bánh, 10 khách hàng tiềm năng là những công ty có nguyên liệu đầu vào là tinh bột sắn.  Số lượng bán ra cho các doanh nghiệp đang hợp tác hiện tại tăng lên. 2.1.2. Chiến lược sản phẩm Fococev là một tập đoàn đã có tên tuổi trên thị trường Việt Nam, sản phẩm của họ luôn đi kèm với chất lượng và tính sáng tạo cao.

Sản phẩm tinh bột của Fococev được sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, tinh bột được chiết xuất 100% từ củ sắn (Khoai mì) tươi, trải qua quá trình tách lọc cho sản phẩm tinh bột ở dạng khô, trắng, mịn, hàm lượng tinh bột và độ nhớt cao… Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng của tinh bột sắn, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao cấp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ  Máy móc thiết bị Máy móc thiết bị dùng cho quá trình sản xuất được chia làm 3 cụm thiết bị: thiết bị sản xuất tinh bột sắn, thiết bị sản xuất bột hỗn hợp, thiết bị sản xuất phân vi sinh.  Quy trình công nghệ Bước 1. Nạp nguyên liệu, bóc vỏ rửa sạch Bước 2 - Thái và nghiền (mài) Bước 3 - Trích ly sàn cong Bước 4 - Phân ly Bước 5 - Ly tâm tách nước Bước 6 - Sấy làm nguội, rây và đóng gói . Về tinh bột sắn (Tapioca starch): Tinh bột sắn là sản phẩm kết tinh của quá trình chiết xuất tinh bột từ củ khoai mì. Trong các loại bột tự nhiên được sử dụng phổ biến và có giá trị thương mại chủ yếu, tinh bột sắn vượt trội hơn tinh bột ngô và tinh bột lúa mì (ở thành phần và đặc tính tinh bột), trong khi giá cả thấp hơn nhiều so với tinh bột khoai tây (với các đặc tính sinh học và hóa học tương đương).  Dưới đây là bảng so sánh thông số kỹ thuật của tinh bột sắn giữa Fococev và một trong những đối thủ cạnh tranh Starch in food. Fococev

Starch in food

Hàm lượng tinh bột: 85% Min

Hàm lượng tinh bột tính theo khối

Độ ẩm: Tối đa 13,5%

lượng: ≥ 85,0 %

Độ trắng: 92% Min Độ pH: 5-7 SO2: Tối đa 30 ppm

Độ ẩm theo khối lượng: ≤ 13,0 %

Độ keo: 700 BU min

Độ trắng: ≥ 90,0

Tro: Tối đa 0,2% Hg: Không phát hiện

Hàm lượng pH, dung dịch 10%: 5,0 – 7,0 Độ keo: ≥ 650 BU Hàm lượng Chì (Pb) : 0.2 mg/kg Hàm lượng Cadimin (Cd): 0.1 mg/kg

-

Starch in food là 1 trong những công ty hàng đầu về tinh bột sắn nhưng khi so sánh với Fococev thì Fococev nhỉnh hơn về độ ẩm, độ keo cũng như về độ trắng. Qua đó ta thấy sản phẩm của Fococev chất lượng rất cao và nhỉnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành.

-

Chiến lược sản phẩm của Fococev là giữa chất lượng sản phẩm ở mức cao nhưng giá cả hợp lý cùng với những khuyến mãi và hậu mãi hấp dẫn khi mua sản phẩm tạo thành một cái kiềng ba chân vững chắc cho doanh nghiệp.

 Bao bì Bao bì được sử dụng với mục đích để cho sản phẩm không bị hư hỏng trong vận chuyển, đặc biệt là không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bao bì cũng được công ty chăm chút cho với chất lượng tốt và tuân thủ với những luật lệ, quy định của thị trường.  Bao bì có 3 loại chính: được đóng bao PP, bao Jumbo, và bao giấy 1. Bao bì PP-PE -

Đây là giải pháp bao bì đựng bột mì phổ biến nhất bởi sự tiện dụng, tính chịu lực cao, giá thành thấp và đóng hàng nhanh.

-

Bao PP dệt thường được sử dụng để đựng bột mì ở 2 trọng lượng là 25kg và 50kg.

-

Với chất liệu gồm 2 lớp là PP dệt không tráng bên ngoài và 1 lớp PE bên trong thường có độ dày 30mic.

-

Kích thước thành phẩm phổ biến:

+ Bao bì bột mì 25kg: 55cm x 90cm. + Bao bì bột mì 50kg: 65cm x 110cm. -

Bao PP dệt được may đáy, lồng sẵn túi PE bên trong, đóng kiện và bao bọc cẩn thận trước khi vận chuyển đến Khách Hàng.

2. Bao bì giấy kraft - Bao giấy kraft đựng bột mì 25kg là giải pháp đóng gói bao bì dành cho các loại bột mì cao cấp được ứng dụng ngày càng nhiều trong những năm gần đây. -

Bao giấy kraft đựng bột mì 25kg có 2 loại chính là bao 3 lớp giấy Kraft và bao Kraft ghép PP dệt (bao KP).

-

Bao giấy kraft là giải pháp đóng gói bao bì cao cấp dành cho bột mì 25kg, bởi sự thân thiện, bắt mắt, tính an toàn, bảo quản tốt sản phẩm và là giải pháp bao bì thân thiện với môi trường.

3. Bao jumbo Bao bì jumbo hay còn gọi là bao big bag, jumbo bag, bulk bag, FIBC. Là giải pháp bao bì kích thước lớn chuyên dụng để đựng bột mì ở tải trọng từ 500kg – 850kg. -

Bao jumbo đựng bột mì được làm từ vải PP dệt có tráng.

-

Bao jumbo ống nạp đáy xả là kiểu dáng bao thông dụng để đựng bột mì bởi tạo sự khép kín trong đóng, xả hàng. Hạn chế bột bay ra ngoài, giữ môi trường nhà xưởng được sạch.

-

Đối với bao jumbo đựng bột mì xuất khẩ...


Similar Free PDFs