Lê Thu Uyên-2003 0155-Tiểu luận cuối kỳ học phần Nhà nước Pháp luật và đại cương PDF

Title Lê Thu Uyên-2003 0155-Tiểu luận cuối kỳ học phần Nhà nước Pháp luật và đại cương
Author Thu Uyên Lê
Course nhà nước và pháp luật
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 17
File Size 532.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 287
Total Views 1,023

Summary

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------TIỂU LUẬN CUỐI KỲHỌC PHẦN: NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT VÀ ĐẠI CƯƠNGGiảng viên : TS. Nguyễn Văn QuânHọc phần : Nhà nước Pháp luật và đại cươngMã học phần : THL1057 1Sinh viên thực hiện : Lê Thu UyênMã sinh viên : 20030155Hà Nội ...


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT VÀ ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên

: TS. Nguyễn Văn Quân

Học phần

: Nhà nước Pháp luật và đại cương

Mã học phần

: THL1057 1

Sinh viên thực hiện : Lê Thu Uyên Mã sinh viên

: 20030155

Hà Nội – 12/2021

i

ĐỀ BÀI

Ý thức pháp luật – liên hệ với ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay.

ii

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vì đã đưa học phần “Nhà nước Pháp luật và đại cương” vào chương trình học của sinh viên. Sau một thời gian học tập lý thuyết, cùng với quá trình nghiên cứu tài liệu, em đã hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ học phần “Nhà nước Pháp luật và đại cương”. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên TS. Nguyễn Văn Quân. Nhờ những bài giảng tâm huyết của thầy, em đã có cơ hội tìm hiểu về “Nhà nước”, “Pháp luật” và đặc biệt là ý thức pháp luật, từ đó áp dụng vào bài tiểu luận cuối kỳ của mình. Trong suốt các buổi học, em đã rất cố gắng trau dồi thêm kiến thức để hoàn thành tốt nhất bài tiểu luận này. Tuy nhiên, do năng lực và trải nghiệm thực tế của em còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong thầy giúp đỡ, góp ý để bài tập cuối kỳ của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên ,

Lê Thu Uyên

iii

MỤC LỤC [MỞ ĐẦU].....................................................................................................................1 [NỘI DUNG].................................................................................................................1 1. Ý thức pháp luật.......................................................................................................1 1.1. Các khái niệm có liên quan đến “Ý thức pháp luật”.............................................1 1.2. Đặc điểm của ý thức pháp luật...............................................................................3 1.3. Cấu trúc của ý thức pháp luật................................................................................3 1.4. Vai trò của ý thức pháp luật...................................................................................4 1.4.1. Vai trò của ý thức pháp luật đối với sự phát triển kinh tế..................................4 1.4.2. Vai trò của ý thức pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường.............................5 1.4.3. Vai trò của ý thức pháp luật đối với sự ổn định xã hội và phát triển văn hóa....5 1.5. Quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.........................................................6 2. Liên hệ với ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay..............................................6 2.1. Bàn luận về ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay............................................6 1.1.1. Biểu hiện của ý thức pháp luật tích cực của sinh viên hiện nay và ý nghĩa của những biểu hiện đó......................................................................................................7 2.1.2. Biểu hiện của ý thức pháp luật tiêu cực của sinh viên hiện nay và tác hại của những biểu hiện đó......................................................................................................9 2.2. Các biện pháp nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay......................10 [KẾT LUẬN].................................................................................................................12 TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................13

iv

[MỞ ĐẦU] Trong quá trình hội nhập quốc tế, xu thế toàn cầu hóa mang lại nhiều thuận lợi cho nước ta , song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, bên cạnh những thuận lợi mới là sự xuất hiện của những khó khăn, thách thức do toàn cầu hóa, môi trường và đời sống của người dân, sự chênh lệch giàu nghèo… mang lại. Để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi nhiều biện pháp đồng thời và bằng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó pháp luật có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc trau dồi ý thức pháp luật của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên sẽ là điều kiện cơ bản để bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình hội nhập thế giới.

[NỘI DUNG] 1. Ý thức pháp luật 1.1. Các khái niệm có liên quan đến “Ý thức pháp luật” Thứ nhất là khái niệm “ý thức”. Ý thức được hiểu là sự nhận thức đúng đắn bằng trí tuệ, trực giác và xúc cảm về trách nhiệm của bản thân mỗi người đối với một sự việc hay nhiều sự việc nào đó và được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động và thái độ. Thứ hai là khái niệm “pháp luật”. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.1 Còn đối với khái niệm “Ý thức pháp luật”. Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về “ý thức pháp luật”. Theo quan điểm được thống nhất từ các tác giả của Đại học Quốc gia Hà Nội, “ý thức pháp luật” chính là toàn bộ những học thuyết. quan điểm, tư 1 Nguyễn Cửu Việt (2000). Giáo trình Nhà nước và Pháp luật đại cương. Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội. 1

tưởng, thái độ, tình cảm và cả sự đánh giá của con người nói chung về pháp luật. Còn trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, ý thức pháp luật được định nghĩa là một dạng nhận thức của con người, ở đó tổng hợp hai yếu tố là trí tuệ và ý chí về pháp luật. Ý thức pháp luật được chia ra làm ba chủ thể chính là ý thức pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật xã hội. Ý thức pháp luật nhóm là ý thức của một tập hợp các thành viên trong một nhóm người trong xã hội như sinh viên, công nhân, nông dân, bác sĩ… Còn đối với ý thức pháp luật xã hội, bản thân từ “xã hội” đã thể hiện tính chất và quy mô rộng rãi. Chính vì vậy, ý thức pháp luật đại diện cho ý thức của tầng lớp có quyền lực và có vị thế cao trong xã hội mà cụ thể là ý thức pháp luật tư sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa hay ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa… Ý thức pháp luật còn được chia ra thành hai bộ phận là ý thức pháp luật thông thường bao gồm những người không có trình độ khoa học pháp lý và ý thức pháp luật mang tính lý luận gồm những luật gia, những nhà làm luật khi xét theo tính chất và mức độ nhận thức.

Hình 1: Ý thức Pháp luật (Legal consciousness)

2

Nguồn ảnh: Prezi.com, truy xuất từ: https://prezi.com/lyrm3hdavhwa/legalconsciousness/?fallback=1 , xem ngày: 17/12/2021. 1.2. Đặc điểm của ý thức pháp luật Về cơ bản, ý thức pháp luật có bốn đặc điểm chính. Một là ý thức pháp luật mang bản chất của giai cấp, tuy nhiên ý thức pháp luật cũng có tính độc lập tương đối. Ý thức pháp luật cũng là một trong những hình thái ý thức xã hội vì vậy nó phản ánh tồn tại xã hội của thời đại đó. Sự biến đổi của nền kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng và làm thay đổi ý thức pháp luật của con người trong xã hội đó. Tuy nhiên, xét ý thức pháp luật ở một quy mô hẹp hơn thì nó vẫn có tính độc lập tương đối của mình. Biểu hiện của tính độc lập tương đối đó được thể hiện qua tính lạc hậu và tính vượt trội của ý thức xã hội. Không khó để thấy rằng tồn tại xã hội cũ trong xã hội hiện đại đã mất đi, nhưng ý thức xã hội cũ vẫn tồn tại và ăn sâu vào tiềm thức của con người ở xã hội mới. Ngược lại, ý thức xã hội cũng có thể là yếu tố đi trước, vượt qua những lạc hậu của xã hội cũ. Hai là ý thức pháp luật có tính kế thừa. Ý thức xã hội không chỉ phản ánh tồn tại xã hội ở một thời đại, một xã hội nhất định nào đó, mà nó còn là sự kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ của hệ thống ý thức xã hội cũ, từ đó bổ sung và hoàn thiện nền tảng ý thức xã hội của xã hội hiện tại. Ba là ý thức pháp luật có thể tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Xã hội ngày càng hiện đại bao nhiêu thì ý thức pháp luật càng tác động mạnh mẽ bấy nhiêu. Ý thức pháp luật đó phù hợp, tiến bộ sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, cuộc sống trở nên văn minh hơn, song, nếu như ý thức pháp luật đó mang tính chất lạc hậu, bảo thủ sẽ khiến cho xã hội bị suy cấp, gây tổn hại đến những giá trị xã hội tốt đẹp. Bốn là ý thức pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại với nhiều hình thái ý thức xã hội khác mà điển hình là ý thức chính trị, đạo đức. 1.3. Cấu trúc của ý thức pháp luật Cấu trúc của ý thức pháp luật được chia làm hai bộ phận đó là tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật. 3

Trước hết là tâm lý pháp luật. Tâm lý được hiểu là những tình cảm, cảm xúc, thái độ của con người với con người, sự vật, hiện tượng… Tâm lý pháp luật chính là những những trạng thái tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của mỗi người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý. Tâm lý pháp luật được biểu hiện qua thói quen, hành động và thái độ của con người. Tâm lý pháp luật của con người được hình thành một cách tự phát, mang yếu tố chủ quan, cảm tính, hạn chế về mặt lý tính. Tâm lý pháp luật cũng sẽ có nhiều phần hạn chế vì nó ít biến đổi và có tính bảo thủ cao. Tâm lý pháp luật là yếu tố tồn tại ở hầu hết các cá nhân, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của nước ta. Mặc dù xuất phát từ ý muốn chủ quan, nhưng tâm lý pháp luật cũng bị ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan khác như môi trường sống, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế… Bên cạnh tâm lý pháp luật, cấu trúc của ý thức pháp luật còn bao gồm cả hệ tư tưởng pháp luật. Hệ tư tưởng pháp luật chính là những quan niệm, tư tưởng của con người về pháp luật. Những quan niệm đó hợp thành một thể thống nhất, nó đại diện cho hệ tư tưởng về đời sống pháp luật của cả một giai cấp. Hệ tư tưởng pháp luật không phản ánh hiện thực đời sống bằng cách trực tiếp mà phản ánh qua lăng kính gián tiếp, đó là các hệ thống lý luận chặt chẽ, các khái niệm và phạm trù… So với tâm lý pháp luật, hệ tư tưởng pháp luật có tính lý luận và khoa học hơn. 1.4. Vai trò của ý thức pháp luật 1.4.1. Vai trò của ý thức pháp luật đối với sự phát triển kinh tế Kinh tế luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tiến trình phát triển xã hội của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, kinh tế phát triển cũng kéo theo sự phát triển của đời sống xã hội. Ngược lại, ý thức pháp luật cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế theo cơ chế này thúc đẩy cạnh tranh giữa các cá nhân, doanh nghiệp và tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, nền kinh tế này cũng có tồn tại những hạn chế nhất định vì có một số cá nhân và doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất và buôn bán hàng giả, tham ô, tham nhũng…

4

Những tình trạng đó ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Do vậy, việc nâng cao ý thức của người dân sẽ góp phần làm hạn chế những tiêu cực và phát huy mặt tích cực của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế thị trường nói riêng. Để nâng cao ý thức của người dân cần có sự can thiệp của pháp luật trong nền kinh tế. Chỉ khi nào người dân tôn trọng pháp luật và tuân thủ pháp luật thì mới có thể hoạt động kinh tế một cách đúng đắn và thúc đẩy kinh tế phát triển, ngược lại, nếu chủ thể kinh tế không có ý thức pháp luật tốt sẽ hạn chế sự phát triển kinh tế. 1.4.2. Vai trò của ý thức pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường Nền kinh tế ngày càng phát triển thì môi trường càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người như nước, đất, không khí… Thiên nhiên ban tặng cho con người một môi trường với đầy đủ các yếu tố sống, sinh hoạt và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, con người lại gây tổn hại rất nhiều đến môi trường sống như phá rừng, xả thải, xả khói bụi công nghiệp gây ô nhiễm không khí… Mà nguyên nhân chủ yếu của những tác động tiêu cực đến môi trường đó là do ý thức của con người. Chính vì vậy, việc ban hành các đạo luật thực tế và phù hợp để nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết. Việc người dân có ý thức pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường sẽ làm giảm thiểu nạn phá rừng, xả thải và vứt rác bừa bãi… và góp phần giúp môi trường trở nên xanh - sạch – đẹp hơn. 1.4.3. Vai trò của ý thức pháp luật đối với sự ổn định xã hội và phát triển văn hóa Ổn định xã hội hay còn được hiểu là sự giữ gìn trật tự và kỷ cương xã hội. Còn văn hóa chính là mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Ổn định xã hội và văn hóa là những yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của một quốc gia. Bởi vậy, việc nâng cao ý thức pháp luật của người dân về ổn định xã hội và phát triển văn hóa sẽ giúp đất nước cải thiện nhiều mặt của đời sống xã hội. Ý thức pháp luật góp phần nâng cao việc thi hành pháp luật, ổn định trật tự xã hội. Hơn nữa, ý thức pháp luật cũng góp một phần không nhỏ trong việc giữ gìn an ninh quốc gia, bảo vệ tổ quốc. Còn

5

đối với văn hóa, nếu mỗi cá nhân đều có ý thức pháp luật tốt, họ sẽ tiếp thu những nền văn hóa tích cực, tiến bộ, từ đó học hỏi và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 1.5. Quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật Trước hết, ý thức pháp luật là tiền đề trực tiếp của hoạt động xây dựng pháp luật. Nếu những người trực tiếp chịu trách nhiệm soạn thảo, ban hành luật và công dân những người được tư vấn hoặc được tham gia hoạt động lập pháp - có trình độ cao, tư duy pháp luật đúng đắn thì sẽ có pháp chế tốt, hoặc ngược lại. Thứ hai, ý thức pháp luật là nền tảng của việc thực thi pháp luật. Sở dĩ như vậy bởi nếu mọi chủ thể có tư tưởng pháp luật tiên tiến, có thái độ, tình cảm pháp luật đúng đắn thì họ sẽ có ý thức chấp hành pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền biết áp dụng pháp luật trong trường hợp cụ thể, phù hợp với yêu cầu của pháp luật, phát huy hết hiệu quả của pháp luật. Nếu không, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ ngày càng gia tăng, kỷ cương và pháp quyền sẽ bị buông lỏng, và pháp luật sẽ trở nên không hiệu quả. Thứ ba, pháp luật tác động ngược trở lại ý thức pháp luật. Bản thân một luật được xây dựng tốt sẽ bao gồm những tư tưởng, quan điểm và nguyên tắc pháp lý tiên tiến của ý thức pháp luật tiên tiến của xã hội, chủ nghĩa nhân văn, công lý, tự do, bác ái và các giá trị xã hội cao cả khác, và từ đó sẽ được sử dụng như một biện pháp quản lý bắt buộc chung. Nó được truyền bá rộng rãi không chỉ thông qua việc phổ biến và giải thích luật, mà còn thông qua việc áp dụng luật. Việc sử dụng và thực hiện đúng pháp luật là phương tiện hữu hiệu để truyền bá ý thức pháp luật xã hội tiên tiến cho mọi người và nâng cao ý thức pháp luật của mỗi cá nhân. 2. Liên hệ với ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay 2.1. Bàn luận về ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay Trước hết, cần hiểu “sinh viên” là gì. Sinh viên là những người đang trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi đang học đại học, cao đẳng, trung cấp. Tại đó, họ được dạy những kiến thức bài bản về một ngành nào đó và chuẩn bị cho công việc sau này. Họ được xã hội công nhận thông qua những tấm bằng đạt được trong quá trình học tập. 6

Ý thức pháp luật của sinh viên là trình độ hiểu biết, nhận thức của sinh viên đối với các sự việc, hiện tượng và được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi, thái độ thông qua mức độ sử dụng, thi hành và tuân thủ pháp luật. 1.1.1. Biểu hiện của ý thức pháp luật tích cực của sinh viên hiện nay và ý nghĩa của những biểu hiện đó. Về cơ bản, sinh viên đại học đã được học và đã hiểu rõ về luật. Đa số sinh viên có ý thức chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, thực hiện các nội quy và lối sống nơi công cộng. Có thể dễ dàng bắt gặp những biểu hiện rất tích cực của những sinh viên có ý thức pháp luật. Hầu hết các bạn sinh viên khi tham gia giao thông đều đội mũ bảo hiểm và chấp hành các tín hiệu của đèn giao thông. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên – những tấm gương hiện đại và tiến bộ cũng rất tôn trọng và thực hiện đúng luật sở hữu trí tuệ. Học tập luôn phải gắn liền với sự tìm hiểu kiến thức và áp dụng những kiến đó vào vào bài làm của mình. Đa số sinh viên luôn có thói quen trích nguồn tài liệu mình tham khảo và đăng kí quyền sở hữu logo, sở hữu tên miền… khi tham gia các học phần liên quan đến sự sáng tạo như nghiên khoa học, khởi nghiệp… Điều đó chứng tỏ, các bạn sinh viên coi trọng tâm huyết và trí tuệ của người khác mà rộng hơn là tôn trọng pháp luật. Ngoài ra, vào đợt bầu cử đại biểu quốc hội khóa xv và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào ngày 23/5/2021 vừa qua cũng được sự hưởng ứng của rất nhiều các bạn sinh viên. Các bạn đã thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Hay trong thời kì đại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp như hiện nay, rất nhiều các bạn sinh viên đã chấp hành và tuân thủ quy định 5K của bộ y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” để đảm bảo an toàn phòng dịch, các bạn sinh viên cũng là những lực lượng đi đầu trong việc tuyên truyền ý thức phòng dịch và làm công tác hỗ trợ cho những người bị cách ly. Họ không chỉ thực hiện theo chỉ thị của chính phủ, của bộ y tế mà còn làm công tác xã hội để giúp đỡ cộng đồng.

7

Hiện nay, các trường học cũng đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc thi, các buổi tập huấn để nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên. Ví dụ như tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, các bạn sinh viên đã hang hái tham gia các cuộc thi và các buổi tập huấn về pháp luật như cuộc thi “Sáng tạo video, clip tuyên truyền pháp luật trên không gian mạng”, tập huấn “Kiến thức an toàn giao thông và kỹ năng lái xe an toàn.”… Không những vậy, các bạn sinh viên của trường Đại học Nhân văn cũng nhận được rất nhiều giải thưởng cao, điều đó cho thấy rằng, các bạn sinh viên đã có ý thức pháp luật ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Ảnh 2: Cuộc thi “Sáng tạo video, clip tuyên truyền pháp luật trên không gian mạng” của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Nguồn ảnh: Trang page Hành trang Pháp luật – RULE 901

8

Thông qua những biểu hiện và ví dụ tích cực nêu trên, có thể thấy rằng, các bạn sinh viên hơn ai hết là những người trẻ đi đầu trong ý thức pháp luật. Những biểu hiện đó có vai trò rất lớn, không chỉ đối với các bạn sinh viên mà còn đối với toàn xã hội. Đối với cá nhân các bạn sinh viên, việc rèn luyện ý thức pháp luật theo hướng tích cực giúp các bạn trường thành và sống có nguyên tắc hơn. Ý thức pháp luật cũng là tiền đề cho các chuẩn mực đạo đức khác, giúp các bạn trở thành một người văn minh, tiến bộ và có nhân cách tốt đẹp. Không những vậy, các bạn cũng sẽ tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp và dễ thành công hơn trong cuộc sống. Còn đối với xã hội, biểu hiện tích cực trong ý thức pháp luật của sinh viên sẽ góp phần giúp xã hội ngày càng phát triển, từ đó hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế cũng trở nên tốt đẹp hơn. 2.1.2. Biểu hiện của ý thức pháp luật tiêu cực của sinh viên hiện nay và tác hại của những biểu hiện đó. Bên cạnh những biểu hiện tích cực, vẫn còn tồn tại một số sinh viên có biểu hiện sai lệch, thậm chí là trở thành tội phạm nghiêm trọng khiến cả xã hội phải quan tâm, lo lắng. Theo khảo sát trên 1.211 phạm nhân đã chấp hành xong án phạt tại các trại giam do Bộ Công an quản lý thì có 0,57% là học sinh, sinh viên. Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tỷ lệ số học sinh, sinh viên bị truy tố hàng năm trên cả nước luôn chiếm từ 0,54% đến 0,66% số vụ án hình sự. Con số này tuy rất thấp nhưng cũng là một điều đáng lo ngại. Vì sinh viên là những người trẻ được giáo dục, có trình độ nhận thức nhất định sẽ có vị trí quan trọng trong xã hội nên càng phải tu dưỡng, làm gương cho thế hệ trẻ. Có thể bắt gặp một số các bạn sinh viên chưa có ý thức pháp luật tốt. Một bộ phận các bạn còn chưa tuân thủ luật an toàn giao thông, họ vẫn còn chưa đội mũ bảo hiểm, đi dàn hàng hai, hàng ba…Ví dụ như ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, có rất nhiều bạn sinh viên trực tiếp sang đường mà không sử dụng cầu vượt, như vậy rất nguy hiểm cho bản thân các bạn và những người tham gia giao thông khác. Đã ...


Similar Free PDFs