Lê Việt Hà 2114410053 Anh 05 PDF

Title Lê Việt Hà 2114410053 Anh 05
Author Anonymous User
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 20
File Size 277.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 285
Total Views 357

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ------***------TIỂU LUẬNKINH TẾ CHÍNH TRỊHÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ TIỀNLƯƠNG, CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAMHIỆN NAYTên sinh viên: Lê Việt Hà Lớp hành chính: Anh 05- KTQT Lớp tín chỉ: TRI115. Khối: 2 Khóa: 60 Mã số sinh viên: Giáo viên hướng dẫn...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

------***------

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG, CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tên sinh viên: Lê Việt Hà Lớp hành chính: Anh 05- KTQT Lớp tín chỉ: TRI115.7 Khối: 2 Khóa: 60 Mã số sinh viên:2114410053 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thị Quỳnh Hà

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC Phần mở đầu..............................................................................................1 Chương I. Lý luận về hàng hóa sức lao động............................................2 1.

Sức lao động....................................................................................2 a.

Khái niệm......................................................................................2

b.

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.............................2

2.

Hàng hóa sức lao động...................................................................4 a.

Thuộc tính giá trị...........................................................................4

b.

Thuộc tính giá trị sử dụng.............................................................5

3.

Thị trường lao động........................................................................5 a.

Định nghĩa thị trường lao động....................................................5

b.

Các yếu tố của thị trường lao động...............................................6

Chương II.Cải cách chính sách tiền công( Tiền lương) của Việt Nam hiện nay........................................................................................................6 1.

Khái niệm, phân loại và vai trò của tiền lương..............................6 a.

Khái niệm của tiền lương..............................................................6

b.

Phân loại.......................................................................................7

c.

Vai trò của tiền lương....................................................................7

2.

Tiền công(lương) trong chủ nghĩa tư bản......................................8 a.

Bản chất kinh tế của tiền công......................................................8

b.

Hai hình thức trả công..................................................................9

3.

Thực trạng cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay.9 a.

Quá trình cải cách chính sách tiền công ở nước ta những năm

gần đây - những kết quả đạt được......................................................10

b.

Những hạn chế trong cải cách chính sách tiền lương ở nước ta

gần đây................................................................................................11 4.

Nguyên nhân của thực trạng cải cách tiền lương.......................11

5.

Giải pháp cải cách tiền lương Việt Nam hiện nay.......................12

Chương III. Kết luận.................................................................................14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU Trong xã hội , nguồn lực con người luôn là vấn đề quan trọng quyết định sức mạnh của đất nước, đặc biệt là trong hoàn cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đất nước muốn giàu mạnh thì phải dựa vào bản thân, sức lao động sáng tạo của con người. Lý luận về hàng hóa sức lao động, Chủ nghĩa Mac- Lênin đã có những luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó tạo tiền đề vững chắc cho việc lí giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm cải cách các chính sách tiền lương Việt Nam ở hiện nay. Ở Việt Nam, thực tiễn cải cách chính sách tiền lương, nhất là từ giai đoạn từ năm 1992 đến nay cho thấy những nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, cải cách chính sách tiền lương của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên chính sách tiền lương của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập so với nhu cầu thực tiễn phát triển đất nước. Điều này đặt ra yêu cầu một cuộc cải cách chính sách tiền lương toàn diện, đồng bộ dựa trên nhu cầu thức tiễn, bằng chứng khao học thuyết phục, tạo ra động lực thật sự để người lao động trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp cống hiến, sáng tạo và phát triển đất nước bền vững. Từ đó, em xin chọn đề tài “Hàng hóa sức lao động và vấn đề tiền lương, cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay” để làm sáng tỏ hơn vấn đề này.

1

PHẦN NỘI DUNG Chương I. Lý luận về hàng hóa sức lao động 1. Sức lao động a. Khái niệm Sức lao động theo quan điểm của triết học Mác là toàn bộ năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Hay nói cách khác, sức lao động mà khả năng lao động của mỗi người trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Sức lao động là khả năng lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong quá trình làm việc. b. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất nhưng không phải trong bất kì điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Ví dụ như sức của một người lao động của một người nô lệ dưới chế độ nông nô thì không thể coi là hàng hóa do bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô và họ không có quyền bán sức lao động của mình, nói cách khác họ đã bị “cướp” sức lao động. Người thợ thủ công tuy được tùy ý tự do sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là sản phẩm của hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình chứ không buộc phải bán sức lao động để sống. Như vậy, để trở thành hàng hóa, sức lao động phải thuộc sở hữu của người lao động, và được người lao động tùy ý sử dụng . Những đã là hàng hóa thì nó phải được trao đổi, mua bán trên thị trường. Ví dụ như một người thợ đèn, tuy anh ta được tùy ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng vì anh ta có tư liệu sản xuất, ở đây là búa, lò rèn,… nên anh ta có thể lao 2

động làm ra sản phẩm mà không phải bán sức lao động cho ai. Vì vậy, sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa khi nó mang những điều kiện sau: Thứ nhất là người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn vậy, người có sức lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình, phải được tự do về thân thể. Trong các xã hội nô lệ và phong kiến, người nô lệ và nông nô không thể bán sức lao động được vì bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô. Vậy, việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô và chế độ phong kiến. Thứ hai là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành lao động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động mới buộc phải bán sức lao động của mình, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu đẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hoá. Sức lao động tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động trở thành hàng hóa. Sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện quyết định để trở thành tư bản, tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phải phát triển tới một mức dộ nhất định. Sức lao động biến thành hàng hóa là một nhân tố đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp phát triển sản xuất hàng hóa trở thành hình thái phổ biến sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Sự cưỡng bức lao động bằng biện pháp phi kinh tế trong chế độ nô lệ và chế độ phong kiến được thay bằng hợp đồng mua bán bình đẳng về hình thức giữa người sở hữu sức lao động và người sở hữu tư liệu sản xuất.

3

2.

Hàng hóa sức lao động a. Thuộc tính giá trị Giá trị hàng hóa sức lao động , cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống , muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy; hay nói cách khác, giá trị hàng hóa lúc lao động được đo gián tiếp bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất mức lao động. Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần lẫn lịch sử Điều đó có nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hoá... Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kỳ, phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó và mức độ thoả mãn những nhu cầu đó phần lớn phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước. Tuy giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử, nhưng đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hoá sức lao động. Giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:  Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống công nhân;  Hai là, phí tổn đào tạo công nhân;  Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái công nhân.

4

Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự khác biệt của công nhân về trình độ lành nghề, sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc của họ tăng lên. Tất cả những điều đó không thể không ảnh hưởng đến giá trị sức lao động, không thể không dẫn đến sự khác biệt của giá trị sức lao động theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng chúng bị che lấp đằng sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động. b.

Thuộc tính giá trị sử dụng.

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Quá trình đó là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hoá nào đó; đồng thời là quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. 3. Thị trường lao động a.

Định nghĩa thị trường lao động

Có rất nhiều định nghĩa thị trường lao động nhưng hầu hết đều tập trung vào một khía cạnh: Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động, nó là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động . Tuy nhiên có một định nghĩa của nhà khoa học kinh tế Nga Kostin Leonit Alecxeevich đưa ra được cho là tương đối đầy đủ: “Thị trường lao động - đó là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau”. 5

b.

Các yếu tố của thị trường lao động.

Một thị trường lao động thì không thể thiếu được các yếu tố cơ bản như cầu sức lao động (nhu cầu); cung sức lao động (nguồn cung); giá cả của sức lao động (tiền lương, tiền công); cạnh tranh trên thị trường lao động và cơ sở hạ tầng của thị trường lao động. Chương II. Cải cách chính sách tiền công( Tiền lương) của Việt Nam hiện nay 1.

Khái niệm, phân loại và vai trò của tiền lương a.

Khái niệm của tiền lương

Trong kinh tế thị trường quan niệm về tiền lương cũng có những thay đổi căn bản để phù hợp với cơ chế quản lí mới. Khái niệm tiền lương cần đáp ứng một số yêu cầu sau: - Quan niệm sức lao động là một hàng hóa của thị trường yếu tố sản xuất. Tính chất hàng hóa của sức lao động bao gồm cả lực lượng lao động trong khu vực SX-KD thuộc sở hửu nhà nước và công nhân viên chức trong quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Tuy nhiên do những đặc thù riêng trong việc sử dụng lao động của từng khu vực quản lý mà các quan hệ thuê mướn, mua bán, hợp đồng lao động cũng khác nhau. - Tiền lương là bộ phận cơ bản trong thu nhập của người lao động đồng thời là một trong các yếu tố chi phí đầu vào của SX-KD của các doanh nghiệp.Với ý nghĩa đó, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động là giá của yếu tố sức lao động tuân theo các nguyên tắc cung, cầu, giá cả của thi trường và pháp luật hiện hành của nhà nước.Nền kinh tế thị trường càng phát triển và được xã hội hóa cao thì quan hệ cung ứng và sử dụng sức lao động trên tất cả các lĩnh vực trở nên linh hoạt hơn, tổ chức xã hội hóa của lao động ngày càng cao hơn, tiền lương trở thành nguồn thu 6

nhập duy nhất, là mối quan tâm và động lực lớn nhất với mọi đối tượng cung ứng sức lao động. b.

Phân loại

Tiền lương bao gồm tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế - Tiền lương danh nghĩa: là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng sức lao động căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động. Trên thực tế, mọi mức lương trả cho người lao động đều là danh nghĩa. Song bản thân tiền lương danh nghĩa lai chưa có thể cho ta một nhận thức đầy đủ về mức tiền công thực tế cho người lao động. Lợi ích mà người cung ứng sức lao động nhận được ngoài việc phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa, dịch vụ, số lượng tiền mà người lao động sử dụng tiền lương đó để đóng thuế hay mua sắm. - Tiền lương thực tế là số lượng tư liêu sinh hoạt và dịch vụ sinh hoạt,, dịch vụ người lao động có thể mua bằng tiền lương của mình, sau khi đã đóng chứng khoán thuế theo quy định của chính phủ. Đối với người lao động thì mục đích cuối cùng là tiền lương thực tế vì nó quyết định khả năng tái sãn xuất sức lao động - Mức lương tối thiểu: là mức lương để trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất với điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường. Gắn bó chặt chẽ với 3 yếu tố: mức sống trung bình của dân cư một nước, chỉ số giá cả hàng hóa sinh hoạt và loại lao động, điều kiện lao động trung bình c.

Vai trò của tiền lương

Về mặt sản xuất và đời sống, tiền lương có 4 vai trò cơ bản sau đây: -Vai trò tái sản suất sức lao động: Sức lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất để đảm bảo tái sản xuất và sức lao động cũng như 7

lực lượng sản suất xã hội, tiền lương cần thiết phải đủ nuôi sống người lao động và gia đình họ. Đặc biệt là trong điều kiện lương là thu nhập cơ bản. -Vai trò kích thích sản xuất: Chính sách tiền lương đúng đắn là động lực to lớn nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Vì vậy, tổ chức tiền lương và tiền công thúc đẩy và khuyến khích người lao động nâng cao nâng suất, chất lượng và hiệu quả của lao động bảo đảm sự công bằng và xã hội trên cơ sở thực hiện chế độ trả lương. Tiền lương phải đảm bảo: Khuyến khích người lao động có tài năng; Nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp vụ cho người lao động; Khắc phục chủ nghĩa bình quân trong phân phối, biến phân phối trở thành một động lực thực sự của sản xuất. -Vai trò thước đo giá trị: Là cơ sở điều chỉnh giá cả cho phù hợp. Mỗi khi giá cả biến động, bao gồm cả giá cả sức lao động hay nói cách khác tiền lương là giá cả sức lao động, là một bộ phận của sản phẩm xã hội mới được sáng tạo nên. Tiền lương phải thay đổi phù hợp với sự dao động của giá cả sức lao động. -Vai trò tích lũy: Bảo đảm tiền lương của người lao động duy trì được cuộc sống hàng ngày và còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc xảy ra những bất trắc. 2.

Tiền công(lương) trong chủ nghĩa tư bản.

a.

Bản chất kinh tế của tiền công.

Bản chất của tiền công: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, nó chính là giá cả của hàng hóa sức lao động. Tiền công không phải là giá cả của lao động bởi vì: Thứ nhất, nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản. 8

Thứ hai, tiền công được trả theo thời gian lao động ( giờ, ngày, tuần, tháng), hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được. Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động mà là sức lao động . Tiền công không phải là giá cả hay giá trị của lao động, mà chỉ là giá cả hay giá trị của hàng hóa sứclao động. Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thờigian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. b.

Hai hình thức trả công.

Có hai hình thức trả tiền công:  Tiền công tính theo thời gian:là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao động của người lao động. Muốn đánh giá chính xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền công ngày mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cương độ lao động. Giá cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian.  Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công mà số lượng của nó phù thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là số công việc đã hoàn thành. Về thực chất, tiền công tính theo sản phẩm là hình thức biến tướng của tiền công tính theo thời gian.

3.

Thực trạng cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay.

Trải qua hơn hai chục năm thực hiện cải cách chính sách tiền lương với khá nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những ưu điểm và tiến 9

bộ so với hệ thống tiền công trong thời kỳ bao cấp. Tuy nhiên, cuộc sống luôn luôn biến động trong khi tiền công chủ yếu nằm trong trạng thái tĩnh, ít có thay đổi trong cả hệ thống bảng lương, cho nên chế độ tiền lương hiện hành vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. a. Quá trình cải cách chính sách tiền công ở nước ta những năm gần đây - những kết quả đạt được. Quan điểm, chủ trương về chính sách cải cách tiền lương của Đảng ta từ năm 2003 đến nay là đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt việc xác định vị trí việc làm sẽ là cơ sở và căn cứ đểtính toán được biên chế công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng quản lý trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chính sách tiền công đều đãđược cải thiện( đều cao hơn các năm trước) ở mức lương tối thiểu của các doanh nghiệp, các vùng, của Cơ quan nhà nước... Tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính nhà nước (HCNN) và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công; Chú ý gắn cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) với cải cách hành chính và xây dựng nền công vụ, tinh giảm biên chế khu vực HCNN. Tiếp tục đổi mới cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong việc xếp lương, trả lương gắn với chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công theo tinh thần xã hội hóa. Đây cũng là định hướng rất quan trọng trong cải cách và trong cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương. Tiền lương danh nghĩa có xu hướng tăng do nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung trên cơ sở bù trượt giá và tăng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ tiềnlương tối thiểu - trung bình - tối đa, từng bước tiền tệ hóa các khoản ngoài lương nhằm khắc phục bình quân, bao cấp và ổn định đời sống của công nhân. 10

b.

Những hạn chế trong cải cách chính sách tiền lương ở nước ta

gầ...


Similar Free PDFs