Lenovo & IBM M&A Case study - MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM PDF

Title Lenovo & IBM M&A Case study - MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Author Truc Thuy Le Mai
Course Business Economics
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 96
File Size 1.8 MB
File Type PDF
Total Downloads 562
Total Views 880

Summary

Download Lenovo & IBM M&A Case study - MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

VỤ M&A GIỮA LENOVO & IBM PC VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Lớp Khóa Giáo viên hướng dẫn

: Lê Đức Nghĩa : 1111110377 : Anh15 – Kinh tế đối ngoại : 50 : Ths.Phạm Thị Mai Khanh

HàNội, tháng 05 năm 2015

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................... 1 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG & TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI......................................................................................... 4 1.1

Cơ sở lý thuyết chung về M&A................................................................. 4

1.1.1 Khái niệm M&A........................................................................................ 4 1.1.2. Phân loại hoạt động M&A....................................................................... 5 1.1.3. Động cơ thực hiện hoạt động M&A của các doanh nghiệp..................6 1.1.4. Quy trình.................................................................................................. 8 1.1.5. Các nhân tố tác động tới thành công hay thất bại của một vụ M&A.....9 1.2. Tình hình hoạt động M&A công nghệ diễn ra trên thế giới................... 14 1.2.1. Hoạt động M&A công nghệ trên thế giới và xu hướng gần đây.........14 1.2.2. Xu hướng M&A gần đây........................................................................ 17 CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THƯƠNG VỤ M&A GIỮA LENOVO & IBM PC ...................................................................................................................................20 2.1. Khái quát chung.......................................................................................... 20 2.1.1. Giới thiệu về Lenovo và IBM PC........................................................... 20 2.1.2. Bối cảnh diễn ra thương vụ M&A......................................................... 23 2.1.3. Quy trình diễn ra thương vụ M&A........................................................ 33 2.1.4.

Kết quả hoạt động sau thương vụ M&A............................................ 38

2.2. Phân tích thương vụ M&A giữa Lenovo và IBM PC..............................42 2.2.1.Các nhân tố tạo nên thành công của thương vụ giữa IBM và Lenovo 42 2.2.2. Khó khăn và thách thức còn tồn tại...................................................... 54 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI TIẾN HÀNH M&A............................................................................ 60 3.1 Thực trạng M&A trong ngành công nghệ tại Việt Nam........................... 60 3.1.1 Tổng quan về xu hướng phát triển của ngành công nghệ cũng như M&A ngành công nghệ trên thế giới 60 3.1.2. M&A ngành công nghệ tại Việt Nam.................................................... 65 3.2. Một số bài học đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành M&A

...............................................................................................................................68 3.2.1 Lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng trước bất kỳ một thương vụ M&A nào 68 3.2.2 Doanh nghiệp cần tranh thủ và tối ưu hóa lợi ích, sự giúp đỡ nhận được từ chính phủ 71 3.2.3 Doanh nghiệp Nhà nước cần đẩy mạnh việc cổ phần hóa....................72 3.2.4 Linh hoạt đối với thị trường và đưa ra quyết định nhanh chóng.......... 73 3.2.5 Học hỏi kinh nghiệm và công nghệ từ M&A......................................... 74 3.2.6 Việc hòa nhập sau quá trình M&A là rất quan trọng............................75 KẾT LUẬN............................................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 78

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Ký

Nguyên văn tiếng Anh

Nguyên văn tiếng Việt

M&A

Mergers and Acquisitions

Mua lại và sáp nhập

SOE

State owned enterprise

Doanh nghiệp nhà nước

POE

Privately owned enterprise

Doanh nghiệp tư nhân

IoT

Internet of Things

Internet kết nối mọi thứ

SaaS

Software as a service

Phần mềm như là dịch vụ

R&D

Research and development

Nghiên cứu và phát triển

hiệu

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1.1. Gía trị thương vụ M&A phân theo ngành trên toàn cầu năm

15

2013-2014 Biểu đồ 1.2. Gía trị thương vụ M&A phân theo ngành tại Châu Âu năm

16

2013-2014 Biểu đồ 1.3. Gía trị thương vụ M&A phân theo ngành tại Mỹ năm 2013-

17

2014 Biểu đồ 1.4. Gía trị thương vụ M&A phân theo ngành tại Mỹ năm 2013-

17

2014 Biểu đồ 2.1. Số lượng điện thoại xuất xưởng của các hãng sản xuất từ

23

Q2/2008 đến Q2/2014 Biểu đồ 2.2. Quy mô các thương vụ M&A của Trung Quốc qua các năm

24

2006 – 2013 trong lĩnh vực công nghệ Biểu đồ 2.3. Gía trị các vụ M&A phân theo ngành của Trung Quốc gần đây

24

Biểu đồ 2.4. Số lượng các vụ M&A phân theo ngành và đơn vị thực hiện

25

của Trung Quốc Biểu đồ 2.5. Gía trị các vụ M&A phân theo khu vực địa lý của công ty

26

mục tiêu của Trung Quốc từ 2004 đến 2014 Biểu đồ 2.6. Doanh thu IBM từ 1994 đến 2004

24

Biểu đồ 2.7. Lợi nhuận ròng của Lenovo trong giai đoạn Q2 2008 đến Q3

37

2009 Biểu đồ 2.8 Tình hình và dự báo về thị trường máy tính của IDC

57

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1 : Thị phần của các hãng máy tính xách tay trên thế giới từ 2006-

39

2014 Bảng 2.2. Năm nhà sản xuất PC hàng đầu tại Mỹ theo doanh số bán ra Q32014

56

Tên hình

Trang

Hình 2.1 Các thương vụ M&A tiêu biểu của Lenovo từ 2005 đến 2014

52

1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions, được viết tắt là M&A) là một trong những chiến lược quan trọng trong việc thâm nhập và phát triển thị trường của nhiều doanh nghiệp. Quang Anh dẫn lời báo cáo của Deloitte về xu hướng M&A, số lượng và giá trị các thương vụ M&A trên thế giới tăng nhanh trong hai năm gần đây nhất với giá trị lên tới trên 600 tỷ USD. Trong những năm đầu thế kỉ 21 này ngành công nghệ đã phát triển mạnh kéo theo việc M&A các tập đoàn, công ty công nghệ diễn ra nhanh chóng, làm cho M&A ở lĩnh vực này trở nên sôi động và thu hút được nhiều sự chú ý, đặc biệt là những vụ M&A qua biên giới có quy mô lớn. Lenovo là một trong những hãng máy tính thành công nhất trên thị trường thế giới. Bằng chứng là hãng này đã vươn lên vị trí số 1 thế giới với thị phần 20% và doanh thu tăng gấp 13 lần, đạt 39 tỉ USD (Phan Minh, 2015). Kể từ khi mua lại mảng kinh doanh PC của IBM, Lenovo đầu tư mạnh vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), tiếp tục mở rộng thương hiệu Think thành nhiều hạng mục sản phẩm. Cũng trong thời kỳ này, các sản phẩm thương hiệu Think đã đạt hơn 2.600 giải thưởng uy tín về thiết kế và sản phẩm. Cũng theo Phan Minh, vụ M&A mảng PC của IBM và sự tăng trưởng vượt bậc của mảng kinh doanh này đã mang lại cho Lenovo sức bật để mở rộng thành ba lĩnh vực kinh doanh cốt lõi với quy mô toàn cầu là PC, di động và doanh nghiệp - một thực tế cho đến nay chưa có bất cứ công ty nào đạt được sự đa dạng này (Phan Minh, 2015). Tại Việt Nam, trong lĩnh vực công nghệ gần đây, vào năm 2014 đã đánh dấu một cột mốc mới khi lần đầu tiên một công ty của Việt Nam thực hiện một thương vụ M&A qua biên giới với một công ty nước ngoài: FPT mua lại công ty RWE IT Slovakia, thuộc Tập đoàn RWE (Đức) và ngay sau đó RWE IT Slovakia được đổi tên thành FPT Slovakia, chính thức ghi dấu bước chân của FPT trên nấc thang toàn cầu hóa. Bên canh đó ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư của Nhật Bản, Nga và Singapore đang rất quan tâm đến thị trường công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin ở nước ta. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong các vụ M&A. Việc nghiên cứu thương vụ này sẽ giúp các công ty Việt Nam

có kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức thực hiện và quản lý trước, trong và sau M&A. Do đó tác giả xin chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp như sau: “ Vụ M&A giữa Lenovo & IBM PC và một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu: Trên thế giới có một số sách, công trình nghiên cứu về Lenovo nói chung và thương vụ IBM nói riêng. Ví dụ như: - Sách “Vụ Affair Lenovo-The Lenovo Affair (Sự Phát Triển Của Người Khổng Lồ Máy Tính Trung Quốc Và Vụ Tiếp Quản IBM)” của Lăng Chí Quân do Trần Thanh Hương làm dịch giả chuyển ngữ tiếng Trung sang tiếng Việt, NXB Lao động Xã hội (2008). Trong cuốn sách này chủ yếu nói về giai đoạn Lenovo trước và trong khi thực hiện vụ M&A với IBM PC. - Nghiên cứu “ How Chinese “snake” swallows Western “elephant”: A case study of Lenovo’s acquisition of IBM PC Division” của Shijia Zhou and Xueli Huang, Journal of International Business and Economy phát hành (2014). Nghiên cứu này phỏng vấn một số người làm việc cho Lenovo để đánh giá về vụ M&A từ góc độ người bên trong vụ M&A. - Sách “The Lenovo Way: Managing a Diverse Global Company for Optimal Performance” của Gina Qiao và Yolanda Conyers xuất bản 8/2014, phát hành bởi McGraw Hill. Tác giả cuốn sách này là hai người đứng đầu bộ phận nhân sự của tập đoàn Lenovo, chia sẻ về cách thức Lenovo quản lý, điều hành cùng lúc hai bộ phận, hai trụ sở với khoảng cách địa lý rất lớn là Lenovo (Trung Quốc) và IBM PC (Mỹ). - Sách “International Brand Management of Chinese Companies : Case Studies on the Chinese Household Appliances and Consumer Electronics Industry Entering US and Western European Markets” của Sandra Bell do Physica-Verlag phát hành (2008). Cuốn sách này lấy Lenovo làm ví dụ cho phân tích việc quản lý song song hai thương hiệu Lenovo và IBM PC (cụ thể là Thinkpad) giai đoạn trước năm 2004-2008. Trong bài khóa luận, tác giả sẽ tập trung hơn về việc Lenovo thực hiện quá trình hòa nhập sau M&A, nhất là việc giải quyết các khủng hoảng, xung đột về văn hóa, lãnh đạo một cách toàn diện hơn. 3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích chung nghiên cứu của khóa luận này là :  Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về hoạt động M&A .  Đánh giá, xem xét về thương vụ M&A giữa Lenovo và mảng máy tính cá nhân IBM gồm trước, trong và sau khi thực hiện thương vụ này. Đặc biệt là các nỗ lực của Lenovo khi giải quyết các xung đột phát sinh khi thực hiện quá trình hòa nhập sau M&A khi cố gắng tích hợp bộ phận IBM PC vào công ty.  Đề xuất một số bài học cho các công ty Việt Nam trong việc M&A. Trong đó khóa luận sẽ nghiên cứu chủ yếu ở vấn đề xung đột văn hóa ở hậu M&A và cách thức giải quyết chúng, từ đó đưa ra bài học cho các doanh nghiệp nước ta khi thực hiện hòa nhập sau M&A. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu về M&A nói chung và thương vụ M&A giữa Lenovo và mảng máy tính cá nhân IBM bao gồm quy trình, cách thức Lenovo và IBM đàm phán với nhau cũng như việc Lenovo đã quản lý, xây dựng công ty và thực hiện hòa nhập với IBM PC sau khi M&A như thế nào để đi đến kết quả như ngày hôm nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận bao gồm: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, tổng hợp và phân tích tài liệu . - Phương pháp diễn giải; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp so sánh đối chiếu và tham khảo tài liệu trong nước và nước ngoài. 6. Bố cục khóa luận Ngoài lời nói đầu , kết luận, danh mục bảng biểu đồ thị, tài liệu tham khảo, danh mục viết tắt, bài khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết chung & tình hình hoạt động M&A trên thế giới. Chương II: Phân tích thương vụ M&A giữa Lenovo & IBM PC. Chương III: Một số bài học đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành M&A.

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG & TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI 1.1

Cơ sở lý thuyết chung về M&A

1.1.1 Khái niệm M&A Mua lại và sáp nhập (thuật ngữ tiếng anh là Mergers and Acquisitions, được viết tắt là M&A) là thuật ngữ để chỉ sự mua bán hay sáp nhập giữa hai hay nhiều công ty với nhau. Đây là một trong những hoạt động kinh doanh và quản trị không còn xa lạ đối với những nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, cho đến nay, các phương tiện thông tin đại chúng và cả những văn bản pháp luật vẫn sử dụng thuật ngữ “ mua lại và sáp nhập” để chỉ M&A. 1.1.1.1. Mua lại doanh nghiệp (Acquisition) Theo Nguyễn Thị Ngọc Dung, trên thế giới, trong cụm từ Merger và Acquisition (M&A) thì từ Acquisition - Mua lại được hiểu như một hành động tiếp quản bằng cách mua lại một công ty (gọi là công ty mục tiêu) bởi một công ty khác. Theo điều 17 Luật cạnh tranh 2005, thuật ngữ “mua lại” được định nghĩa như sau “ Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. “Mua lại qua biên giới” (Cross-border Acquisition) là hoạt động mua lại doanh nghiệp được tiến hành giữa hai chủ thể ở ít nhất hai quốc gia khác nhau. 1.1.1.2. Sáp nhập doanh nghiệp (Merger) Theo điều 17, Luật cạnh tranh 2005, thuật ngữ “sáp nhập” và “hợp nhất” doanh nghiệp lại được định nghĩa như sau: -

Sáp nhập doanh nghiệp là việc hay một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ

tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác đồng thòd chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. -

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn

bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất.

“Sáp nhập qua biên giới” (Cross-border Merger) tương tự như “Mua lại qua biên giới”, là hoạt động sáp nhập doanh nghiệp được tiến hành giữa hai chủ thể ở ít nhất hai quốc gia khác nhau. 1.1.1.3 Phân biệt hoạt động mua lại và sáp nhập Theo Phạm Phan, xét dưới khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng”, bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng. Quá trình sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp (thường có cùng quy mô) hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Cổ phiếu của hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ phát hành. Tuy nhiên theo ý kiến của Hồng Vân, thực tế rất khó để xảy ra các vụ sáp nhập như vậy. Thông thường các công ty mua lại một công ty khác với điều khoản cho phép công ty bị mua lại tuyên bố rằng hai bên sáp nhập cân bằng - dù trên góc độ kỹ thuật thì đó là vụ mua lại. Trong thực tế rất nhiều thương vụ sáp nhập thường không có được sự đồng thuận của hai bên, bên thực hiện sẽ dùng nhiều cách để thâu tóm bên kia (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2012, trang 389). Những thương vụ khi không có sự đồng thuận như thể này được tiến hành theo một cách mang tính chất thù địch, tiêu diệt lẫn nhau thì được gọi là mua lại. Tuy nhiên ở mặt khác một thương vụ mua lại có thể được coi là sáp nhập khi ban lãnh đạo của hai bên đồng tình chấp thuận và coi sự việc này là một sự kết hợp nhằm gia tăng sức mạnh và đem lại lợi ích cho hai bên (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2012, trang 389-390). Như vậy có thể thấy rằng thái độ và nhận thức của các bên về thương vụ sẽ quyết định đây là một vụ mua lại hay là sáp nhập. Nếu các bên coi đây là một vụ mua bán “thân thiện” và chấp nhận nó thì đây là một vụ sáp nhập và ngược lại, nếu các bên coi đây là một thương vụ “thù địch” mang tính chất “cưỡng ép” thì sẽ được coi là một vụ mua lại. Ở mặt nào đó có thể coi việc sáp nhập mang nhiều nghĩa tích cực hơn so với mua lại. 1.1.2. Phân loại hoạt động M&A Dựa vào mối liên kết trong chuỗi giá trị, có thể phân M&A ra làm 3 loại: - M&A theo chiều ngang - Horizontal M&A (sáp nhập cùng ngành): theo Hồng Vân là hình thức M&A diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành kinh doanh

hay giữa các đối thủ cạnh tranh cùng chia sẻ một dây chuyền sản xuất và thị trường như nhau (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2012, trang 394). - M&A theo chiều dọc — Vertical M&A: theo Hồng Vân, đây là “hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng” (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2012, trang 395). - M&A hỗn hợp hay M&A tổ hợp hay M&A kiểu tập đoàn: M&A hỗn hợp diễn ra giữa các công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn da dạng hóa các ngành kinh doanh của mình. Thực chất của hoạt động này là đa dạng hóa sản phẩm. Theo Hồng Vân thì M&A kiểu này thường thu hút sự chú ý của các công ty có lượng tiền mặt lớn (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2012, trang 396). Dựa vào thiện chí của hai bên: M&A có thể chia ra làm hai loại: - M&A thân thiện: là hoạt động M&A khi doanh nghiệp hai bên thể hiện sự đồng ý trong thương vụ này hay doanh nghiệp bị mua lại đồng ý với những điều khoản thỏa thuận do doanh nghiệp bên kia đưa ra. - M&A thù địch: là hoạt động xảy ra khi doanh nghiệp bị mua lại không đồng ý với hoạt động cũng như ý định mua lại công ty của phía bên kia. Hoạt động M&A kiểu này thường đi kèm với mục đích tiêu diệt đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 1.1.3. Động cơ thực hiện hoạt động M&A của các doanh nghiệp 1.1.3.1. Tiết kiệm thời gian cho kế hoạch đầu tư Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhanh chóng tiếp cận một thi trường mục tiêu thông qua một thương vụ M&A.Doanh nghiệp có thể sở hữu ngay mạng lưới phân phối, nhãn hiệu, danh tiếng, nhà xưởng … của công ty mua lại và hơn hết là tốn ít công sức hơn cho việc xâm nhập thị trường. Ví dụ như việc công ty ô tô Daimler-Benz của Đức mua lại Chrysler, hãng ô tô đứng thứ ba tại Mỹ lúc đó nhằm mở rộng sự hiện diện và tấn công thị trường Mỹ (Nguyễn Thị Hồng Vân,2012,trg 403). So với việc bỏ tiền ra xây dựng các nhà máy, thực hiện các chiến dịch marketing nhằm thâm nhập thị trường thì M&A rõ ràng có phần nhanh chóng và tốn ít công sức hơn. 1.1.3.2. Loại bỏ đối thủ cạnh tranh

Đây thường là động cơ thúc đẩy các vụ M&A thù địch diễn ra. Tuy nhiên không phải bất cứ một vụ M&A nào nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh đều là thù địch. Lợi ích từ việc loại bỏ đối thủ cạnh tranh đi kèm với việc gia tăng thị phần và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các vụ M&A diễn ra bởi động cơ này thường là các vụ M&A theo chiều ngang. 1.1.3.3. Giảm thiểu rủi ro so với hoạt động đầu tư mới Theo Hồng Vân, các nhà quản lý có cơ sở để tin rằng mua lại mang đến ít rủi ro hơn so với hoạt động đầu tư mới, nhất là ở thị trường nước ngoài bởi vì khi một công ty thực hiện một hoạt động M&A qua biên giới, nó không chỉ mua lại tài sản cố định ở đó, ví dụ nhà máy, nhà xưởng, hệ thống phân phối, hệ thống dịch vụ khách hàng… mà còn mua lại những giá trị tài sản vô hình bao gồm nhãn hiệu trong nước và kiến thức về môi trường kinh doanh quốc gia ở những nhà quản lý của nước đó và những kiến thức này có thể giảm những lỗi và rủi ro có thể mắc phải do không hiểu biết về văn hóa nước ngoài gây ra (Nguyễn Thị Hồng Vân,2012,trg 404). 1.1.3.4. Giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển Một doanh nghiệp khi đứng bên bờ vực phá sản, nếu muốn tồn tại thì một trong nhưng cách nhanh nhất là được một công ty khác mua lại thông qua M&A. Một doanh nghiệp muốn loại bỏ một bộ phận sản xuất kinh doanh yếu kém, họ cũng có thể rao bán bộ phận này và chấp thuận cho một vụ M&A xảy ra. Ví dụ là gần đây, vào tháng 3/2014, Sony đã bán lại mảng kinh doanh máy tính Vaio của mình cho quỹ đầu tư Japan Industrial Partners như là một cách để giúp tập đoàn này thoát khỏi vũng lầy thua lỗ do mảng điện tử tiêu dùng gây ra trong nhiều năm. 1.1.3.5. Mang lại xung lực mới cho nhà đầu tư Theo Hồng Vân, xung lực là cụm từ người ta thường nhắc đến nhiều nhất khi nói đến hoạt động M&A (Nguyễn Thị Hồng Vân,2012,trg 405). Một cụm từ khác cũng hay được sử dụng với nghĩa như cụm từ xung lực trên là cộng hưởng. Theo logic toán học thông thường thì 1+1=2 nhưng khi có cộng hưởng hay xung lực thì 1+1=3. Điều này ám chỉ rằng khi...


Similar Free PDFs