Luan cuoi ki - sdftdfy yae5y stju PDF

Title Luan cuoi ki - sdftdfy yae5y stju
Author Nam Phương
Course Pháp luật kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 280.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 27
Total Views 80

Summary

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTrường: Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCMKhoa: LuậtBÀI TIỂU LUẬNMôn: Những vấn đề chung về Luật Dân sựĐề tài:PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆULỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰCÁC VÍ DỤ MINH HỌA CỤ THỂSinh viên thực hiện: Phan Hà Phương NamMã số sinh viên: 205070596 Lớp: 20D1LK02 – Ngành Luật...


Description

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Trường: Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM

Khoa: Luật

BÀI TIỂU LUẬN Môn: Những vấn đề chung về Luật Dân sự Đề tài:

PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ CÁC VÍ DỤ MINH HỌA CỤ THỂ

Sinh viên thực hiện: Phan Hà Phương Nam Mã số sinh viên: 205070596 Lớp: 20D1LK02 – Ngành Luật Kinh tế Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Đình Huy Mã lớp học phần: LAW1103 nhóm B03

MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................3 CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ.............4 1. Giao dịch dân sự........................................................................................................ 4 2. Phân loại giao dịch dân sự.......................................................................................4 2.1. Hợp đồng.....................................................................................................4 2.2. Hành vi pháp lý đơn phương.......................................................................5 3. Giao dịch dân sự vô hiệu, hậu quả pháp lý...........................................................5

Chương II: CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC...................................6 1. Các điều kiện của giao dịch dân sự........................................................................6 1.1. Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.............................6 1.1.1. Đối với cá nhân.......................................................................................6 a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ..............................................6 b) Người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ.....................................8 1.1.2. Đối với pháp nhân................................................................................10 1.1.3. Đối với Nhà nước.................................................................................11 1.2. Tự nguyện.................................................................................................11 1.3. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự..........................................13 2. Hình thức của giao dịch dân sự............................................................................14

KẾT LUẬN............................................................................................16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................17

Phan Ha Phuong Nam - 205070596

2

MỞ ĐẦU Giao dịch dân sự là một phương thức hữu hiệu để các chủ thể xác lập quan hệ pháp luật dân sự, thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu về sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất và kinh doanh trong đời sống. Theo Bộ luật Dân sự 2015, mỗi giao dịch dân sự đều phải đáp ứng các điều kiện để có hiệu lực, nếu không thì giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu và để lại những hậu quả khó lường, cũng đang là một vấn đề các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự thường xuyên gặp phải. Với bối cảnh như vậy, việc củng cố kiến thức và kinh nghiệm về các điều kiện có hiệu lực trong giao dịch dân sự là cần thiết. Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận là các quy định về giao dịch dân sự được nêu trong Bộ luật Dân sự 2015. Thông qua phương pháp nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin của các tác giả trong nước về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, tham khảo giáo trình Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tham khảo các tài liệu điện tử và rút ra từ Bộ luật Dân sự 2015, so sánh với Bộ luật Dân sự 2005, tôi – tác giả đã tiến hành làm đề tài phân tích từ lý luận đến thực tiễn theo quy định pháp luật Việt Nam về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, bình luận về các điều kiện này bằng những ví dụ minh họa cụ thế. Kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận này cũng là nội dung tôi sử dụng để tham gia bài thi kết thúc học phần Những vấn đề chung về Luật Dân sự, đồng thời góp phần làm tài liệu tham khảo phục vụ tính chất nghiên cứu và học tập cho tất cả mọi người nói chung và các sinh viên ngành Luật nói riêng.

Phan Ha Phuong Nam - 205070596

3

CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ 1. Giao dịch dân sự Theo điều 116 BLDS 2015 xác định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương của các chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ta thấy được tùy từng giao dịch dân sự cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể. Ví dụ: Hợp đồng mua bán tài sản được giao kết hợp pháp và có hiệu lực pháp luật sẽ làm phát sinh nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán, tương ứng với đó là quyền của các bên chủ thể trong hợp đồng đã được cam kết, thỏa thuận từ các bên. Giao dịch dân sự được thể hiện dưới dạng hợp đồng có thể được kể đến như hợp đồng mua bán, thuê, mượn tài sản, ủy quyền…; Giao dịch dân sự được thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương có thể là hành vi lập di chúc, từ bỏ quyền sở hữu, đồng ý nhận di sản, từ chối nhận di sản… Ngoài ra còn có một loại gọi là giao dịch dân sự có điều kiện, theo khoản 1 Điều 120 BLDS 2015, trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ. Về cơ bản, giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hay hủy bỏ đều phụ thuộc vào sự kiện nhất định nào đó.

2. Phân loại giao dịch dân sự Tất cả các giao dịch dân sự đều có điểm chung tạo thành bản chất của giao dịch: Ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Căn cứ vào sự thể hiện ý chí của chủ thể trong việc xác lập giao dịch dân sự, thì giao dịch dân sự sẽ bao gồm: Hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. 2.1. Hợp đồng Theo quy định tại điều 385 BLDS 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, hợp đồng thường có hai chủ thể tham gia trở lên, trong đó thể hiện sự tự do thể hiện, thống nhất ý chí của các bên trong một quan hệ cụ thể như mua bán, cho thuê… các giao dịch dân sự để đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinh thần nhất định. Sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng tạo ra quyền và nghĩa vụ cho các bên, do đó, các bên tham gia giao kết hợp đồng bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ mà mình đã cam kết.

Phan Ha Phuong Nam - 205070596

4

2.2. Hành vi pháp lý đơn phương Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi được xác lập bởi một bên chủ thể, theo đó chủ thể tự mình bày tỏ ý chí nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Khác với hợp đồng là sự bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự thì hành vi pháp lý đơn phương chỉ là hành vi của một bên chủ thể. Trên thực tế, hành vi pháp lý đơn phương phổ biến nhất là hành vi lập di chúc, theo sau còn được thể hiện trong đời sống dân sự như hành vi từ bỏ quyền sở hữu tài sản, từ chối hưởng thừa kế… Hành vi pháp lý đơn phương không có giá trị ràng buộc với bên được đề nghị, các bên liên quan mà chỉ có giá trị đối với chính chủ thể đưa ra hành vi pháp lý đơn phương đó và chỉ có giá trị ràng buộc khi bên được đề nghị, bên liên quan tiếp nhận ý chí, chấp nhận ý chí của bên đưa ra hành vi đó.

3. Giao dịch dân sự vô hiệu, hậu quả pháp lý. Theo điều 127 BLDS 2015: Giao dịch dân sự vô hiệu là các giao dịch không có một trong các điều kiện được quy định tại điều 122 Bộ luật này. Nói cách khác, giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không thỏa mãn được tất cả các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Có hai loại giao dịch dân sự vô hiệu: Thứ nhất là giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ, xảy ra khi toàn bộ nội dung của giao dịch dân sự đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội hoặc một trong các bên tham gia giao dịch đó không có quyền xác lập giao dịch dân sự. Thứ hai là giao dịch dân sự vô hiệu từng phần, xảy ra khi trong giao dịch đó chỉ có một hoặc một số phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại. Khi giao dịch dân sự bị vô hiệu sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý. Theo điều 131 BLDS 2015, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định. Phan Ha Phuong Nam - 205070596

5

CHƯƠNG II CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ Theo Điều 117 BLDS 2015

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây. 1.1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Thuật ngữ “chủ thể” ở đây bao gồm các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: Cá nhân, pháp nhân và Nhà nước. 1.1.1. Đối với cá nhân Trong quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân là chủ thể phổ biến nhất trong số các chủ thể. Năng lực chủ thể của cá nhân được tạo thành bởi năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Theo Điều 16 BLDS 2015: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Bên cạnh đó, ngoài năng lực pháp luật dân sự thì cá nhân còn có năng lực hành vi dân sự, theo Điều 19 BLDS 2015 thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập thực hiện các giao dịch dân sự. Để tham gia những giao dịch dân sự, các cá nhân đều phải thỏa được mức độ năng lực hành vi dân sự tương xứng với mỗi giao dịch dân sự đó. Theo đó, mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quyết định dựa vào độ tuổi và khả năng bày tỏ ý chí của mỗi người, khiến hiệu lực của các giao dịch dân sự do các cá nhân thực hiện, xác lập đều khác nhau. Để quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân được bảo vệ một cách triệt để khi tham gia vào các giao dịch dân sự, cá nhân phải đáp ứng yêu cầu về năng lực hành vi dân sự cho những giao dịch đó. Giao dịch dân sự do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định từ Điều 16 đến Điều 21 trong BLDS 2015. a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo quy định của khoản 1 Điều 20 BLDS 2015, người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp lần lượt theo Điều 22, Điều 23, Điều 24 của bộ Luật này: Người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án tuyên bố có khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.  Trường hợp 1: Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức thì theo yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần, tòa án có thể tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Phan Ha Phuong Nam - 205070596

6

Khi đó, mọi giao dịch của người bị mất năng lực hành vi dân sự đều phải do người giám sát xác lập, thực hiện. Ví dụ, anh T gặp tai nạn giao thông, do bị thương tích và hoảng loạn nên không còn có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và đồng thời tổ chức giám định pháp y tâm thần đã có kết luận chính thức, lúc này anh T được xác định đã bị tâm thần, mọi giao dịch dân sự của anh T đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

 Trường hợp 2: Người có khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi là người bị khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức nhưng chưa đến mức để bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, thì theo yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần, tòa án có thể tuyên bố người đó có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi và cử người giám hộ cho người đó.  Trường hợp 3: Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình, theo yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Những giao dịch dân sự do các đối tượng được nêu trên khi tham gia vào giao dịch dân sự không phục vụ các nhu cầu thiết yếu thì nghiễm nhiên không thỏa được các điều kiện để giao dịch dân sự đó có hiệu lực. Ví dụ, anh B bị tâm thần do tai nạn từ tháng 9/2015. Ngày 15/06/2016, anh C là bạn của anh B đã lợi dụng việc anh B bị tâm thần và dụ dỗ anh B ký vào hợp đồng mua bán mảnh đất mà anh B đang sở hữu trong thành phố. Lúc này, người nhà anh B đã đến gặp anh C để nói chuyện nhưng bị anh C dọa sẽ kiện ngược lại. Nhưng trong trường hợp này, hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất có chữ ký của chủ sở hữu là anh B đã bị vô hiệu do anh B là người bị mất năng lực hành vi dân sự. Mảnh đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của anh B. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 22, khoản 2 Điều 23, khoản 3 Điều 24 BLDS 2015, khi không còn căn cứ một người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hay một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Ví dụ, khi anh A bị bệnh tâm thần và người nhà anh đã yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố anh A mất năng lực hành vi dân sự nhưng sau một thời gian điều trị đã khỏi bệnh, đã có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Khi có yêu cầu của anh A hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố anh A mất năng lực hành vi Phan Ha Phuong Nam - 205070596

7

dân sự trước đó. Lúc này anh A có quyền tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự như một cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ bình thường. Ngoài ra, nếu như tất cả mọi giao dịch dân sự do những cá nhân không thuộc nhóm cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự xác lập đều bị vô hiệu. Những trường hợp giao dịch dân sự không bị vô hiệu được quy định trong điểm a, điểm b khoản 2 Điều 125 BLDS 2015 có ghi rõ trường hợp giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó; giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho nhóm người này với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ. Ví dụ, anh I là người bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Anh I vẫn có thể xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của anh I như mua nước ngọt, mua thức ăn,… Như vậy, nếu cá nhân đã thành niên và không thuộc vào một các trường hợp ngoại lệ được nêu trên thì lúc đó cá nhân sẽ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Khi ấy, cá nhân có thể tham gia vào tất cả các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi tham gia vào các giao dịch dân sự theo ý chí của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất, tinh thần, sản xuất, kinh doanh cho bản thân hoặc cho chủ thể khác phù hợp với quy định của pháp luật. Khi không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ đã cam kết trong giao dịch dân sự thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi của mình gây ra. b) Người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. Người từ đủ sáu đến chưa đủ mười tám tuổi là người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. Tùy vào độ tuổi cũng và tính chất của giao dịch dân sự được thực hiện khả năng xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của những cá nhân này cũng khác nhau. Cụ thể:  Đối với người chưa đủ sáu tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Điều này khác với Điều 21 ở BLDS 2005, quy định “người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. Ở Điều 21 BLDS 2015, không còn có quy định về người không có năng lực hành vi dân sự nữa, bởi người chưa đủ sáu tuổi cũng đã được gộp chung vào nhóm người chưa thành niên. Việc thay đổi này ở Bộ luật vào năm 2015 rất cần thiết bởi lẽ trên thực tế, số lượng giao dịch dân sự do người chưa đủ sáu tuổi xác lập, thực hiện không nhiều, không có giá trị quá lớn và khả năng xảy ra tranh chấp gần như không có. Vì thế, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa đủ sáu tuổi, các giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện Phan Ha Phuong Nam - 205070596

8

theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, điểm a khoản 2 Điều 125 BLDS 2015 có ghi rõ: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người đó nằm trong trường hợp giao dịch dân sự không bị vô hiệu. Sở dĩ trên thực tế, quy định này rất hợp lý đối với bối cảnh hiện nay của nước ta. Tương tự như ví dụ về trường hợp được ngoại lệ do giao dịch dân sự nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cá nhân, người chưa đủ sáu tuổi cũng có thể tự mình xác lập các giao dịch như mua thức ăn, mua nước, rau… mà không cần phải có người đại diện theo pháp luật đứng ra xác lập, thực hiện.  Đối với người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Khi xác lập giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ những giao dịch phục vụ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Sự khác biệt ở đây chính là nếu đối với người chưa đủ sáu tuổi, mọi giao dịch dân sự đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện thì đối với người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, họ có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, nếu giao dịch dân sự đó không phục vụ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Quy định này xuất phát từ việc người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi đã phát triển được nhận thức và hành vi, tuy nhiên do chưa phát triển toàn diện nên những giao dịch dân sự không phục vụ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi đều phải có sự đồng ý của người đại diện. Nếu những giao dịch đó không có sự đồng ý của người đại diện thì có thể những giao dịch dân sự đó sẽ bị vô hiệu.  Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Những người này được xác lập tất cả mọi giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện trừ những giao dịch liên quan đến bất động sản, hoặc động sản có đăng ký và những giao dịch khác do luật quy định (như lập di chúc). Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019, độ tuổi tối thiểu của người lao động là từ đủ mười lăm tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này. Người lao động là người được sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Ngoài ra, ở độ tuổi này, nhận thức, tâm sinh lý và thể chất của những người này đã phát triển đến một mức độ đủ để suy xét tham gia vào các giao dịch dân sự. Do đó, về cơ bản, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể có thu nhập riêng, ký kết hợp đồng lao động và có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, nhưng chưa thành niên nên vẫn có một số mặt hạn chế về các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản có đăng

Phan Ha Phuong Nam - 205070596

9

ký hay lập di chúc, những giao dịch dân sự này đều phải thông qua sự đồng ý của người đại diện. Ví dụ, B vừa tròn 17 tuổi, B muốn mua một căn nhà chung cư, vì mua bán chung cư là giao dịch liên quan đến bất động sản nên B phải được sự đồng ý của bố mẹ là người đại diện theo pháp luật của B. Nhưng ngoài ra, có những giao dịch dân sự do người chưa thành niên tự xác lập mà theo quy định của pháp luật, giao dịch đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập hay đồng ý thì giao dịch đó có thể bị vô hiệu. Nhưng cũng có một số trường hợp đượ...


Similar Free PDFs