LÝ LUẬN KẾT HỢP BIỆN CHỨNG CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY Trong CUỘC SỐNG PDF

Title LÝ LUẬN KẾT HỢP BIỆN CHỨNG CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY Trong CUỘC SỐNG
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 7
File Size 135.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 9
Total Views 162

Summary

Bài tập lý luận kết hợp biện chứng các mặt đối lập và vận dụng lý luận vào thực tế của môn triết học mác lênin...


Description

Sinh viên: Trần Thu Huệ Lớp: KIC01 MSSV: 31191021455

Đề bài: Lý luận kết hợp biện chứng các mặt đối lập và vận dụng lý luận này trong cuộc sống. 1. Lý luận kết hợp biện chứng các mặt đối lập Trong lý luận biện chứng mácxít, bên cạnh vấn đề đấu tranh và thống nhất, vấn đề kết hợp giữa các mặt đối lập đã được đặt ra và giải quyết. Đây là biểu hiện hoạt động tích cực, chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách quan, nhận thức sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Chính xuất phát từ việc nhận thức sự thống nhất khách quan, từ những quan điểm chung vốn có giữa các mặt đối lập, đồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn xã hội của mình, con người có thể chủ động tiến hành kết hợp các yếu tố, thậm chí cả các mặt đối lập nào đó nhằm giải quyết được những mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lại lợi ích cụ thể cho chủ thể con người. Có thể nói, khi đề cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu thuẫn biện chứng, người ta có thể và cần phải tiếp cận từ ba góc độ cụ thể sau: Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ bản thể luận, tức sự thống nhất khách quan vốn có của chúng. Ở đây mâu thuẫn của sự vật được biểu hiện ra với tư cách một thể thống nhất hoàn chỉnh, là sự thống nhất tương đối, thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối lập. Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Ở góc độ này, sự thống nhất giữa các mặt đối lập được xem như đối tượng nhận thức của con người. Nhiệm vụ của chủ thể là phát hiện, vạch ra những mặt đối lập đang tồn tại, ẩn náu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh. Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn. Ở góc độ này, trên cơ sở nhận thức sự thống nhất (và đương nhiên bao hàm cả sự đấu tranh) giữa

các mặt đối lập của một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập để từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn được tốt. Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là hành động được tiến hành với bất cứ yếu tố, mặt đối lập nào, trong bất kỳ điều kiện nào. Càng không nên hiểu việc kết hợp này là một hoạt động mang tính chủ quan thuần túy, thậm chí là tùy tiện, vô nguyên tắc của chủ thể hành động. Việc kết hợp các mặt đối lập ở đây, với tư cách là hoạt động tích cực của nhân tố chủ quan, phải dựa trên cơ sở khách quan cụ thể, đó là những đòi hỏi tất yếu của việc kết hợp và ở cả những điều kiện khách quan cho phép để có thể tiến hành việc kết hợp này. Đồng thời, việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống xã hội cũng phải thể hiện được tính định hướng rõ ràng. Cụ thể là việc kết hợp này phải làm sao cho quá trình vừa thống nhất, vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập trong một chỉnh thể mâu thuẫn xã hội cụ thể, mặt đối lập đại diện cho sự tiến bộ sẽ dần dần chiến thắng được mặt đối lập đại diện cho sự lạc hậu. Có như vậy, việc giải quyết mâu thuẫn xã hội mới đem lại động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội. Sở dĩ như vậy là vì trong thực tế xã hội, không giống như ở giới tự nhiên, những mâu thuẫn xã hội thường được biểu hiện thông qua thái độ, nguyện vọng của các lực lượng xã hội. Các mặt đối lập trong chỉnh thể mâu thuẫn xã hội thường biểu hiện ra là một mặt đại diện cho cái cũ, là lực cản sự phát triển xã hội, còn mặt kia đại diện cho cái mới, cái thúc đẩy xã hội phát triển. Trong sự phát triển xã hội, cái mới và cái cũ này không tách rời nhau mà gắn bó với nhau, đan xen nhau, vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Vai trò của cái mới đối với sự phát triển xã hội chỉ được phát huy trên cơ sở phủ định biện chứng, biết kế thừa cái cũ. Bởi vì, bản thân cái cũ, dù là nhân tố, về cơ bản, kìm hãm sự phát triển, song không vì thể mà không còn chứa đựng những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển xã hội. Do đó, việc kết hợp các mặt đối lập – giữa cái cũ và cái mới – với tính cách là một hoạt động tích cực chủ quan nhằm giải quyết mâu thuẫn xã hội khách quan không thể không tiến hành và hơn nữa, không thể tiến hành một cách tùy tiện, vô nguyên tắc, không tuân theo quy luật khách quan. Lý luận Mác Lê nin về mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan hoàn toàn xa lạ với quan điểm ta khuynh, nóng vội, chủ quan, duy ý chí cũng như sự bảo thủ, trì trệ, thụ động trong hoạt động thực tiễn. Ở đây, hoạt động của con người chủ tự do trong giới hạn nhận thức và làm theo tất yếu khách quan.

Theo tinh thần của lý luận biện chứng mácxít, khi đề cập đến việc giải quyết mâu thuẫn biện chứng mácxít nói chung, đương nhiên phải nhận thức được rằng đó là quá trình tự giải quyết. Thuật ngữ tự giải quyết có nghĩa là quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể nào đó diễn ra một cách khách quan đối với con người, đối với một lực lượng xã hội nhất định. Con người không thể xóa bỏ một mâu thuẫn xã hội, cũng như thủ tiêu quá trình tự giải quyết của nó. Trái lại, con người chỉ có thể tác động, làm chậm lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ nhận thức và làm theo tính tất yếu khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này. Qua đó, con người có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đó là biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội, trong sự phát triển xã hội. Tóm lại, việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể chỉ có thể tiến hành được khi có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép. Tuyệt đối đây không phải là một giải pháp có tính phổ biến, có thể thực hiện trong mọi trường hợp, với mọi điều kiện. Thứ nhất, về mặt khách quan; việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành trong các trường hợp cụ thể sau: 1. Giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của nhan phải có những điểm chung, tương đồng có thể đi tới sự điều hòa, thỏa hiệp trong một giới hạn nhất định. Trong trường hợp này, chủ thể hoạt động có thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập, trong đó chấp nhận một sự thỏa hiệp nào đó, nhằm hướng sự giải quyết mâu thuẫn xã hội theo hướng có lợi cho chủ thể. Việc kết hợp các mặt đối lập, với những thỏa hiệp nhất định ở đây không phải là hành động xóa bỏ nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đây chỉ là hành động đưa cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập vào trong một hình thức cụ thể, có lợi cho chủ thể mà thôi. Trong trường hợp giữa các mặt đối lập hoàn toàn không có điểm chung, tương đồng, mâu thuẫn xã hội này hoàn toàn mang tính đối kháng thì việc kết hợp không thể thực hiện một cách đúng đắn và đem lại hiệu quả mong muốn cho chủ thể. 2. Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh xã hội thuận lợi (bao gồm cả điều kiện trong nước và quốc tế). Cụ thể đó phải là những điều kiện hoàn cảnh cho phép chủ thể thực hiện được việc kết hợp theo mong muốn. Thậm chí đó còn là những điều kiện hoàn cảnh như một đòi hỏi tất yếu khách quan, buộc chủ thể phải tiến hành giải quyết mâu thuẫn bằng phương thức kết hợp này. Chẳng

hạn, những biến đổi về kinh tế quốc tế hiện nay, về sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay… là những điều kiện khách quan cho phép chủ thể hoạt động có thể thực hiện sự kết hợp các mặt đối lập. Thứ hai, về mặt chủ quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạt kết quả mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết đáp ứng được yêu cầu của sự kết hợp này. Đòi hỏi chủ thể ở đây phải có khả năng sớm nắm bắt được yêu cầu khách quan cũng như thời cơ thuận lời của việc kết hợp, từ đó tiến hành tổ chức kết hợp một cách khéo léo, khoa học nhằm hướng cuộc đấu tranh giữa hai mặt đối lập trong mâu thuẫn theo hướng có lợi cho chủ thể. Vai trò của chủ thể trong việc kết hợp các mặt đối lập ở đây là có ý nghĩa quyết định. Việc kết hợp các mặt đối lập là hành động cụ thể trong quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội khách quan, cho nên, đương nhiên quá trình này ngay từ đầu đã thể hiện và cần phải thể hiện tính định hướng của nó. Nghĩa là, việc kết hợp các mặt đối lập sẽ được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích của chủ thể hoạt động. Song đồng thời, để việc kết hợp này không rơi vào tình trạng là biểu hiện của hoạt động chủ quan thuần túy, không còn tồn tại với tư cách là sự phản ảnh tính tất yếu khách quan, lại đòi hỏi việc kết hợp phải được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với bản chất của các mặt đối lập. Cụ thể là việc tiến hành kết hợp các mặt đối lập phải đảm bảo sao cho các mặt đối lập vẫn thực hiện được cuộc đấu tranh của chung mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của chủ thể. Việc kết hợp các mặt với tư cách hoạt động chủ quan vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không phải kết hợp đi tới sự thủ tiêu cuộc đấu tranh của chúng. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động kết hợp các mặt đối lập một cách đúng đắn, có tính khoa học, với những hoạt động kết hợp phi khoa học, kết hợp sai lầm chủ quan. Nếu xét về hình thức, có thể chia hoạt động kết hợp ra làm ba loại: Thứ nhất, đó là sự kết hợp khoa học, biện chứng, đúng đắn. Đây là sự kết hợp có nguyên tắc, đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự phản ánh này phản ánh đúng đắn tính biện chứng trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập là vừa thống nhất lại vừa đấu tranh. Thứ hai, đó là sự kết hợp mang tính chiết trung. Sự kết hợp này được thực hiện một cách tùy tiện, vô nguyên tắc. Chủ thể kết hợp đã thực hiện sự kết hợp hoàn toàn dựa vào ý chí chủ quan, kết hợp bất cứ cái gì, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào. Đây là sự kết hợp được tiến hành không dựa trên cơ sở thống nhất khách quan giữa mặt

đối lập. Sự kết hợp chiết trung không đem lại những giá trị đích thực cho sự phát triển và tiến bộ xã hội. Thứ ba, đó là sự kết hợp mang tính cải lương. Đây là sự kết hợp các mặt đối lập không đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa chúng với nhau. Sự kết hợp này thể hiện sự nhượng bộ, thỏa vô điều kiện, sự thiếu bản lĩnh của chủ thể để có thể đưa sự kết hợp tới kết quả mong muốn. Kết quả tất yếu của sự kết hợp này là sự thất bại của chủ thể hành động. Như vậy, trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể, tùy vào nội dung, tính chất của một mối quan hệ giữa các mặt đối lập, cũng như tùy vào điều kiện hoàn cảnh khách quan (trong nước và ngoài nước), năng lực của chủ thể hoạt động… có thể tiến hành việc kết hợp các mặt đối lập nhằm để giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể một cách tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho chủ thể. Từ sự phân tích tư tưởng biện chứng mácxít về sự kết hợp các mặt đối lập ở trên cho phép rút ra kết luận sau đây: Kết hợp các mặt đối lập là một hoạt động tự giác, tích cực của chủ thể thực tiễn trong quá trình giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể trong những điều kiện khách quan và chủ quan cụ thể nhằm đem lại lợi ích nhất định cho chủ thể. Đó chính là hoạt động kết hợp những nhân tố, lực lượng xã hội tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của nhau, dựa trên cơ sở nhận thức về tính thống nhất vốn có giữa những nhân tố, lực lượng xã hội này, đồng thời tôn trọng sự đấu tranh khách quan của chúng. 2. Vận dụng lý luận này vào cuộc sống a. Hiện tại Hiện nay, tầm quan trọng của việc vận dụng lý luận biện chứng các mặt đối lập vào cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đứng trước các vấn đề khó khăn, cần sự lựa chọn, em vận dụng các nguyên lý này nhằm giải quyết vấn đề một cách thuận lợi. Một trong những vấn đề chủ yếu đó là việc học và làm thêm. Đây là hai mặt đối lập nhau khi em bước vào giảng đường đại học cần giải quyết. Thực vậy, mâu thuẫn giữa việc học và làm thêm là khi phải phân bố thời gian ưu tiên thực hiện cái nào quan trọng. Việc học, đến giảng đường đại học giúp chúng ta bổ sung kiến thức, kĩ năng chuyên môn đối với ngành học của mình; trong khi đó, làm thêm sẽ giúp ta học hỏi các kĩ năng mềm, giao tiếp cũng như tạo thêm một nguồn thu

nhập cho bản thân mình. Tuy nhiên, làm thêm quá nhiều sẽ dẫn đến việc học bị đình trệ, thụt lùi cũng như chỉ chăm chú học tập sẽ dẫn đến sự thiếu hụt các kỹ năng xã hội. Hai mặt này tồn tại đối lập nhau, mâu thuẫn với nhau. Vì vậy em đã áp dụng lý luận kết hợp biện chứng các mặt đối lập nhằm giải quyết mâu thuẫn trên. Thứ nhất, việc học và làm thêm có một số điểm chung với nhau, điều hòa nhau. Đó chính là cả hai cùng là nơi bổ sung cho từng cá nhân các kỹ năng cần thiết, là môi trường để tiếp thu các kiến thức quan trọng trong đời sống con người. Ngoài ra, cả hai đều đòi hỏi nỗ lực, công sức trong một khoảng thời gian dài và liên tục nhằm từ từ tiếp thu chứ không thể chỉ có làm việc hay học tập trong một thời gian ngắn rồi nhảy sang cái khác. Như vậy, đã có sự đối lập giữa lựa chọn học tập hay làm thêm khi cả hai bên đều tốn thời gian mà ta phải chấp nhận hi sinh cái này để được cái còn lại. Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và các ngành nghề dịch vụ. Khi ta có thể giảm thời gian lên lớp bằng các phương pháp học tập khác như học trực tuyến, làm và nộp bài tập sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến. Ngoài ra, luôn có các công việc bán thời gian phù hợp cho các bạn sinh viên, học sinh với khoảng thời gian ngắn hơn và mức lương trung bình nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên trải nghiệm, tìm kiếm việc làm. Chính những yếu tố khách quan này giúp cho em có thể em kết hợp học và làm, phân bổ hai công việc một cách hợp lí nhất có thể. Đối với việc học, em sẽ dành buổi sáng cho việc này khi đến các giảng đường học. Buổi chiều tối sẽ khoảng thời gian dành cho công việc làm thêm trong từ bốn đến sáu tiếng. Nhẳm tối ưu hóa các hoạt động của mình, trong từng việc em luôn chú tâm, tập trung cao độ hoàn thành thật tốt việc ấy ngay trong khoảng thời gian đã sắp xếp, không lẫn lộn tráo đổi việc học và làm thêm với nhau. Nhờ đó, không chỉ trau dồi các kiến thức chuyên môn cần thiết mà em còn có thể bổ sung kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc trong xã hội. b. Tương lai Khi bắt đầu một công việc, chắc chắn em sẽ gặp phải các mẫu thuẫn giữa nhiều mặt cần được giải quyết. Một trong những mâu thuẫn đó có thể là vấn đề lợi ích của bản thân hay lợi ích xã hội. Khi quyết định một sản phẩm để tung ra thị trường, các nhân viên trong công ty sẽ phải đối mặt với các câu hỏi làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, các hoạt động sản xuất phải làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường có hại cho xã hội, định mức giá như thế nào mới có thể kinh doanh tốt được. Các yếu tố trên đối

lập nhau bởi tối đa hóa lợi nhuận ta sẽ phải giảm các chi phí cho bảo vệ môi trường, sử dụng các vật liệu có giá thành nhỏ nhằm sinh lợi một cách tốt nhất. Ngành kinh tế hiện nay luôn có những cạnh tranh lớn, đòi hỏi các nhà sản xuất phải hạ thấp giá sản phẩm nhằm có thể thu được thị phần cao hơn, vì vậy để sinh lời họ chỉ có thể giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thấp có thể dẫn đến chất lượng kém, điều này ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty. Từ các lý luận biện chứng kết hợp các mặt đối lập, em sẽ vận dụng vào, xác định các yếu tố khách quan và chủ quan, giải quyết mâu thuẫn trên. Các tiến khoa học kĩ thuật hiện nay trở thành một yếu tố khách quan cho mặt đối lập giữa chi phí và lợi nhuận. Thế giới đã và đang phát triển các nguyên vật liệu, máy móc thân thiện với môi trường với chi phí thấp và các thiết bị bảo vệ môi trường hiệu quả. Các yếu tố này sẽ giúp cho công việc định giá sản phẩm của nhân viên như em và nhà lãnh đạo dễ dàng hơn, có thể kết hợp lợi nhuận và chi phí một cách tối ưu. Để có thể giải quyết tối ưu, các nhân viên cần phải phát triển tư duy sáng tạo của mình, áp dụng các tiến bộ khoa học mới nhằm kết hợp được yếu tố chi phí, lợi nhuận và chất lượng hiệu quả. Các tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ là tiền đề để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhưng có thể sản xuất với một chi phí thấp và được bán ra với mức giá hợp lý. Điều này sẽ đồng thời tăng lợi ích của công ty cũng như lợi ích của xã hội khi hai bên cùng đạt được mục tiêu của mình mà vẫn giữ được lợi ích cho đối phương. Việc kết hợp giữa giảm chi phí sản suất nhưng vẫn tạo ra được chất lượng sản phẩm tốt đòi hỏi một đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm chuyên môn và sáng tạo khi phải biết áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào lĩnh vực của mình. Vì vậy, cần phải đào tạo các nhân viên có tư duy sáng tạo chứ không rập khuôn như hoạt động sản xuất ở quá khứ nữa. Tài liệu tham khảo: Sách “Sự kết hợp các mặt đối lập” của thầy Trần Nguyên Ký....


Similar Free PDFs