MỤC-LỤC - Mục lục PDF

Title MỤC-LỤC - Mục lục
Author Vinh Nguyễn Đặng Hoàng
Course Phap luat dai cuong
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 28
File Size 448.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 656
Total Views 783

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬNPHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGĐỀ TÀI: “QUẤY RỐI TÌNH DỤC VÀ PHÁP LUẬT VIỆTNAM VỀ XỬ LÍ HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC ”Giảng viên HD: Ths. Ngô Thuỳ DungMã lớp học phần: 010100500409Nhóm sinh viên thực hiện:STT Họ và tên Lớp MSSV1. Nguyễ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: “QUẤY RỐI TÌNH DỤC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÍ HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC” Giảng viên HD: Ths. Ngô Thuỳ Dung Mã lớp học phần: 010100500409 Nhóm sinh viên thực hiện: STT 1. 2. 3. 4.

Họ và tên Nguyễn Thị Bích Duyên Trần Võ Quỳnh Duyên Nguyễn Thị Mỹ Uyên Lê Minh Nhật

Lớp QL19A QL19A QL19A KC17

MSSV 1954030007 1954030009 1954030054 1751160164

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 05 năm 2020

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM 1.

Thời gian, địa điểm, thành phần

-

Thời gian: từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 20 tháng 5 năm 2020.

-

Địa điểm: thảo luận, phân công, chỉnh sửa và hoàn thành trực tuyến.

-

Thành phần: tất cả thành viên trong nhóm.

2. -

Nội dung công việc Nguyễn Thị Bích Duyên (L): xây dựng đề cương, phân công nhiệm vụ, chỉnh sửa nội dung, tìm tài liệu, viết chương 3, chỉnh sửa hình thức.

-

Trần Võ Quỳnh Duyên: đóng góp ý kiến lập đề cương và nội dung, tìm tài liệu, viết chương 2, chỉnh sửa hình thức.

-

Nguyễn Thị Mỹ Uyên: đưa ý kiến lập đề cương và nội dung, tìm tài liệu, viết chương 1, chỉnh sửa hình thức toàn tiểu luận.

-

Lê Minh Nhật: thảo luận xây dựng đề cương, nội dung, viết phần mở đầu và kết luận, chỉnh sửa hình thức.

3.

Kết quả đánh giá STT

Họ và tên

Đánh giá

1.

Nguyễn Thị Bích Duyên

A

2.

Trần Võ Quỳnh Duyên

A

3.

Nguyễn Thị Mỹ Uyên

A

4.

Lê Minh Nhật

A

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 05 năm 2020 Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Bích Duyên

MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................1 2.

Tình hình nghiên cứu...........................................................................................................1

3.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................1

4.

Phương pháp và nội dung nghiên cứu.................................................................................2

5. Kết cấu của tiểu luận...........................................................................................................2 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC......................................4 1.1 Một số khái niệm....................................................................................................................4 1.1.1 Khái niệm về quấy rối.....................................................................................................4 1.1.2 Khái niệm về tình dục.....................................................................................................4 1.1.3 Khái niệm về quấy rối tình dục.......................................................................................4 1.2 Đặc điểm................................................................................................................................5 1.3 Các hình thức quấy rối tình dục.............................................................................................6 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC............8 2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi quấy rối tình dục...................................8 2.1.1 Xử lý hành chính.............................................................................................................8 2.1.2 Xử lí kỷ luật.....................................................................................................................9 2.1.3 Xử lý hình sự...................................................................................................................9 2.1.4 Những quy định về bồi thường dân sự đối với nạn nhân quấy rối tình dục.................10 2.2 Những bất cập trong qui định về xử lý hành vi quấy rối tình dục ở Việt Nam hiện nay.....11 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC, GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC...........................................13 3.1 Tình hình quấy rối tình dục ở xã hội Việt Nam hiện nay.....................................................13 3.1.1 Thực trạng.....................................................................................................................13 3.1.2 Nguyên nhân.................................................................................................................14 3.1.2.1 Nguyên nhân khách quan...........................................................................................14 3.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan..............................................................................................14 3.1.3 Hậu quả.........................................................................................................................14 3.2 Một số giải pháp phòng chống quấy rối tình dục.................................................................15 3.3 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xử lí hành vi quấy rối tình dục......................................17 KẾT LUẬN....................................................................................................................................20

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Cứ ba phụ nữ và trẻ em gái thì có một người đã từng bị đánh đập, ép buộc quan hệ tình dục hoặc bị xâm hại. Đây là một sự thật kinh hãi về quyền con người” (Theo Unifem – Quỹ phát triển Liên Hiệp Quốc dành cho phụ nữ). Như chúng ta đã biết phụ nữ và trẻ em là phái yếu cần được bảo vệ. Nhưng hiện nay, tình trạng quấy rối tình dục diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn và đang trên đà báo động đỏ. Đặc biệt là đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Quấy rối tình dục giờ đây không còn là của cá nhân, mà là nỗi lo của toàn xã hội. Chính bởi những hậu quả to lớn mà nó gây ra. Do vậy, vấn nạn quấy rối tình dục cần được quan tâm nhiều hơn. Là một sinh viên, cũng là một công dân Việt Nam, chúng tôi nhận định phụ nữ và trẻ em là đối tượng xã hội cần được quan tâm và bảo vệ. Dưới sự bảo vệ của pháp luật, chúng tôi mong muốn họ có được cuộc sống tốt đẹp, phát triển trong môi trường lành mạnh. Xuất phát từ sự quan tâm đến phụ nữ, trẻ em và tình trạng quấy rối tình dục ngày càng gia tăng, nhóm sinh viên quyết định chọn đề tài “Quấy rối tình dục và pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi quấy rối tình dục” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Ngày càng có nhiều phụ nữ và trẻ em bị lợi dụng và quấy rối tình dục trong thời gian nhiều năm trở lại đây, đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan chức năng cũng như gia đình, và toàn xã hội. Những hành vi quấy rối tình dục đã để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần cho các nạn nhân và gia đình của họ. Cơ quan chức năng cần phải vào cuộc mạnh mẽ hơn và đưa ra được các biện pháp ngăn chặn cũng như xử lý thích đáng với những kẻ phạm tội này. Những nạn nhân của quấy rối tình dục đa phần là phụ nữ và trẻ em. Hiện nay độ tuổi của các nạn nhân đang bị “trẻ hóa”. Chính bởi việc thiếu thông tin và kĩ năng phòng chống các tệ nạn xã hội của người dân hiện nay. Một phần là do hành lang pháp lí của Việt Nam về xử lí tội phạm quấy rối tình dục hiện nay còn nhiều bất cập. Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu và sách báo về vấn đề quấy rối tình dục, nhưng chúng tôi cảm thấy những bài nghiên cứu này chưa triệt để, chưa tiếp cận trực diện với vấn đề. Vì vậy nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài này này để nghiên cứu. Bằng những tìm hiểu và lí luận của mình, chúng tôi mong muốn đưa đến những thông tin

2 hữu ích, nhìn cái nhìn sâu sắc nhất về những vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Từ việc tìm hiểu thực trạng về vấn đề quấy rối tình dục đang diễn ra trong xã hội Việt Nam và pháp luật Việt Nam hiện hành, nhóm sinh viên mong muốn cung cấp thêm nhiều thông tin, số liệu thống kê,…để kịp thời thức tỉnh sự thờ ơ của mọi người về vấn đề quấy rối tình dục. Qua đó, nêu bật lên những bất cập của pháp luật trong giải quyết vấn đề quấy rối tình dục. Đồng thời, nhóm sinh viên nghiên cứu đề tài xin được đưa ra một số các giải pháp ngăn chặn tình trạng quấy rối tình dục và hoàn thiện hệ thống pháp lý Việt Nam trong xử lí vấn đề này. 4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu Phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Phương pháp thảo luận nhóm. So sánh, đối chiếu các số liệu thống kê, thông tin. Nội dung nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản về quấy rối tình dục, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, đối tượng… của quấy rối tình dục. Pháp luật Việc Nam về xử lý hành vi quấy rối tình dục: những quy định của pháp luật về xử lí các hành vi quấy rối tình dục và những bất cập còn tồn đọng trong hệ thống pháp lí. Thực trạng quấy rối tình dục, giải pháp phòng tránh và hướng hoàn thiện pháp luật về quấy rối tình dục: thực trang của vấn đề, một số giải pháp và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về xử lí hành vi quấy rối tình dục. 5. Kết cấu của tiểu luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được cơ cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quấy rồi tình dục 1.1 Một số khái niệm 1.2 Đặc điểm 1.3 Các hình thức quấy rối tình dục Chương 2: Pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi quấy rối tình dục

3 2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi quấy rối tình dục 2.2 Những bất cập trong quy định về xử lý hành vi quấy rối tình dục ở Việt Nam hiện nay Chương 3 Thực trạng quấy rối tình dục, giải pháp phòng tránh và hướng hoàn thiện pháp luật về quấy rối tình dục 3.1. Tình hình quấy rối tình dục trong xã hội Việt Nam hiện nay 3.2 Một số giải pháp phòng chống quấy rối tình dục 3.3 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi quấy rối tình dục

4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm về quấy rối Quấy rối là dạng hành vi gây khó chịu, mang mục đích, gây ảnh hưởng bất lợi đối với một người hay một nhóm người, thường (nhưng không luôn luôn) với ý định nhằm đe dọa, gây phiền toái. Đó là hành vi có thể nhằm vào những đặc tính sau của con người: danh tính, chủng tộc, nguồn gốc văn hóa hoặc dân tộc; tôn giáo; những đặc điểm thể chất; giới tính; xu hướng tình dục; tình trạng hôn nhân, nuôi con hoặc kinh tế; tuổi tác; năng lực hoặc khuyết tật. Quấy rối có thể bao gồm một kiểu hành vi liên tục hoặc một hành động riêng lẻ, mang bản chất ngẫu nhiên (vô tình) hay tính toán trước (cố tình) chủ đích nhằm vào một hoặc nhiều người, dù giữa người quấy rối và mục tiêu bị chú ý đến có thể không có những liên lạc trực tiếp. Hậu quả của hành vi này khiến người bị quấy rối trở nên khó chịu, mệt mỏi, sợ hãi, tệ hơn bị xúc phạm, đe dọa, tấn công. 1.1.2 Khái niệm về tình dục Tình dục là năng lực giới tính, thể chất, tâm lý và sinh dục. Tình dục là một khái niệm có nội hàm rộng, vừa phản ánh mối quan hệ giới tính, vừa chứa đụng những yếu tố hữu hình và ẩn dấu của cá nhân.[1] Khái niệm tình dục có thể bao hàm: tính chất tâm lý bên trong và hành vi ứng xử bên ngoài; cảm xúc, suy nghĩ và nhu cầu gần gũi về tình cảm với một ai đó hay các tiếp xúc tình dục từ động chạm cơ thể đến giao hợp. Tình dục theo đúng nghĩa là một hành vi tự nhiên và lành mạnh của cuộc sống. 1.1.3 Khái niệm về quấy rối tình dục Trong lịch sử, Mỹ là một trong những nước đầu tiên xuất hiện cụm từ “quấy rối tình dục” và tiếp nhận đơn khiếu nại của các nạn nhân. Và định nghĩa đầu tiên về “quấy rối tình dục” cũng được biết đến ở quốc gia này. Theo Cơ quan Chống xâm hại và tội ác tình dục của Mỹ, quấy rối tình dục là: “Một hay nhiều người nào đó có thái độ liên quan đến giới tính, được thể hiện bằng lời nói, hành động hoặc ngôn ngữ thân thể (body language) với một hay nhiều người khác giới - kể cả đồng giới, gây tổn thương đến phẩm giá của họ, hoặc tạo ra môi trường có tính dọa dẫm, thù địch, hạ thấp, lăng nhục, xúc phạm họ, làm cho họ phải bối rối”.

5 Theo văn bản “Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc” thì “Quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, ở mọi lứa tuổi khác nhau, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu”.[2] Hai vấn đề chủ yếu để nhận dạng và xác định quấy rối tình dục là thái độ của nạn nhân bị quấy rối tình dục và tính chất gợi dục của hành vi quấy rối. Trong các hình thức của quấy rối tình dục, xâm hại tình dục vẫn được xem là một hình thức cao nhất của vấn nạn này. Định nghĩa về xâm hại trẻ em của Tổ chức Y tế thế giới: “Xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình thức ngược đãi về thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lột gây ra những thương tổn về sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức phận, lòng tin hoặc quyền hạn”. Hay khái niệm “Xâm hại trẻ em” của Liên Hiệp Quốc: “Xâm hại trẻ em hay ngược đãi là tất cả các hình thức đối xử tồi tệ về mặt tình cảm hay thể chất, xâm hại tình dục hay các mục đích khác gây ra tổn hại thực tế hay tiềm ẩn đối với sự phát triển, sự sống còn, sức khỏe hay nhân phẩm của trẻ khi xét về trách nhiệm, lòng tin hay quyền hành. 1.2 Đặc điểm Điểm đặc trưng của hành vi quấy rối tình dục liên quan đến sự đe dọa, cưỡng ép. Kẻ quấy rối có khả năng kiểm soát và tạo ra một hoàn cảnh khó xử cho các nạn nhân: hoặc phục tùng và để bị lạm dụng hoặc chống lại và nhận sự trừng phạt. Người trong độ tuổi trưởng thành đôi khi có thể thực hiện hành vi quấy rối tình dục đối với tuổi trẻ em, thiếu niên hay trẻ vị thành niên. Nhưng đôi khi quấy rối tình dục do các thanh thiếu niên chưa đủ tuổi gây ra. Đối tượng của hành vi quấy rối tình dục không giới hạn độ tuổi. Tuy nạn nhân của các trường hợp quấy rối tình dục chiếm phần lớn đều là nữ giới. Nhưng trên thực tế, quấy rối tình dục không phân biệt giới tính, cả nam và nữ đều có khả năng trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục. Phụ nữ và trẻ em là những nạn nhân đầu tiên của quấy rối tình dục. Bởi lẽ so với nam giới thì khi so sánh về những đặc điểm sinh lý, thể trạng, sức khỏe, thì phụ nữ và trẻ em lại là phái yếu hơn. Vì vậy nữ giới và trẻ em luôn là những nạn nhân dễ bị các đối tượng xấu hướng đến thực hiện hành vi quấy rối nhất. TS. Khuất Thu Hồng cho rằng: “Nạn nhân không bao giờ là người có lỗi cả dù họ có ăn mặc như thế nào, họ có ứng xử như thế nào đi chăng nữa thì đây cũng là không phải là lý do để họ bị quấy rối bị tấn công. Quyền được toàn vẹn thân thể, quyền được bất khả xâm phạm về mặt danh dự là những cái quyền căn bản nhất của con người và kẻ có ý định quấy rối thì phải hiểu rõ cái điều đó…

6 Từ trước đến nay, để thể hiện sự yêu thương, quý mến, nhiều người đã có hành vi hôn, sờ nắm hay còn thực hiện nhiều hành vi khiến người khác cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, ý nghĩa của hành vi đó đã bị bóp mép là bị lợi dụng để các đối tượng thực hiện hành vi quấy rối. Lối sống hiện đại với quan hệ giao tiếp cởi mở đã làm cho không ít người trở nên dễ dãi hơn trong việc tiếp xúc hàng ngày. Những người bị lạm dụng hay quấy rối tình dục có thể bị tác động xấu trong thời gian dài, tạo thành những vết thương tâm lý và có thể gây nên những dư chấn về sau. 1.3 Các hình thức quấy rối tình dục Những lời khen hoặc khích lệ thông thường được chấp nhận hoặc phù hợp về mặt văn hóa, xã hội không bị coi là hành vi quấy rồi tình dục. Hành vi giao cấu đồng thuận (trừ hành vi pháp luật cấm như giao cấu với trẻ em, giao cấu với người chưa thành niên…), tiếp nhận hay đáp lại đều không được xem là hành vi quấy rối tình dục.Khi chưa hiểu được khái niệm rõ ràng của cụm từ này, đa số mọi người thường nhầm tưởng. Rằng nó chỉ khi xảy ra quan hệ tình dục hoặc những hành vi vuốt ve, sờ mó thì mới gọi là quấy rối tình dục. Còn với những hành vi như gọi điện thoại, nhắn tin gạ gẫm, buông lời bỡn cợt, hoặc gửi hình ảnh khiêu dâm lại chưa được coi là “quấy rối”. [3] Theo tìm hiểu, quấy rối tình dục được biểu hiện dưới 3 hình thức: Quấy rối tình dục bằng hành vi (trực tiếp): bao gồm những hành vi mang tính tiếp xúc thể chất không ai mong muốn tới như: cố tình động chạm, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay cưỡng hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm. Quấy rối tình dục bằng lời nói: Là các nhận xét không phù hợp, tế nhị về mặt xã hội, văn hóa bằng những ngụ ý về tình dục như những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó một cách khiếm nhã khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu hay lời mời hẹn hò mang tính cá nhân một cách liên tục cho dù người đó đã từ chối rất nhiều lần. Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói (gián tiếp): gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay… Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu, video, hình ảnh, hiện vật, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục….[4] Theo tổ chức CARE - mô t› tổ chức quốc tế phi chính phủ - có đến 10 nhóm hành vi quấy rối tình dục từ nhẹ đến nặng, từ lời nói gạ gẫm, đặt biệt danh tục tĩu, sờ soạng đến cưỡng ép quan hệ tình dục như sau: [5]

7 Đùa giỡn về những điều mà người nghe không muốn nghe, bình luận về vấn đề tình dục hay có những cử chỉ nhạy cảm đối với hoặc về một ai đó. Yêu cầu ai đó gửi hình ảnh khỏa thân hoặc gửi cho người khác những hình ảnh thô tục. Ép ai đó quan hệ tình dục với mình hết lần này đến lần khác cho dù người đó đã từ chối. Hỏi những câu nhạy cảm về quan hệ tình dục Lan truyền tin đồn nhằm thực hiện hành vi quấy rối (bằng lời nói trực tiếp, tin nhắn hay trên mạng). Sờ, nắm hay véo ai đó theo cách cố tình sàm sỡ. Viết thông tin của người khác trên tường buồng tắm hoặc ở những nơi công cộng khác nhằm mục đích xấu và gọi họ với những cái tên không phù hợp Gạ gẫm người khác để thực hiện quấy rối Bắt một người nào đó thực hiện những hành động tình dục mà họ không muốn.

8 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC 2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi quấy rối tình dục 2.1.1 Xử lý hành chính Đối hành vi quấy rối tình dục ở mức độ nhẹ thì cá nhân có hành vi quấy rối tình dục sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Các hành vi áp dụng mức xử phạt hành chính là những hành vi sàm sỡ không mang tính nhục dục, dục vọng chưa gây tổn hại nghiêm trọng đến nạn nhân. Hình thức xử phạt và mức xử phạt sẽ được căn cứ theo mức độ nghiêm trọng và hậu quả của hành vi dựa trên các quy định của pháp luật về xử lý tội phạm có hành vi quấy rối tình dục tại các bộ luật liên quan. Các hành vi vi phạm sẽ được xử lý hành chính bằng hai hình thức xử phạt sau: Phạt cảnh cáo Mức phạt cảnh cáo áp dụng chủ yếu đối với những hành vi quấy rối tình dục dưới hình thức bằng lời nói và phi lời nói với mức độ nhẹ: như có lời nhận xét không phù hợp, tế nhị, trái với văn hóa, xã hội đối với người khác, những hành động mang tính chất khiêu khích, mang tính nhục dục, có ý định nhưng bất thành, chưa xâm phạm đến thân thể của nạn nhân hoặc những lời nói, hành vi cử chỉ ở mức độ nhẹ chưa gây nên hậu quả đáng kể cho tinh thần cũng như thân thể của người bị hại. Phạt tiền Phạt tiền đối với những trường hợp vi phạm ở mức độ cảnh cáo nhưng tái phạm, không có sự thay đổi khắc phục sau khi bị cảnh cáo, cố tình vi phạm lại nhiều lần. Xử phạt tiền đối với những hành vi trêu ghẹo, sờ mó, vuốt ve, có những hành động khiếm nhã đối với người khác,… những hành vi quấy rối tình dục có sự xâm phạm đến cơ thể, có gây tổn hại đến tinh thần sức khỏe của nạn nhân ở mức độ nhẹ. - Một số mức xử phạt đối với người có hành vi quấy rối tình dục: + Theo điểm a, khoản 1, điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: người có...


Similar Free PDFs