NCKH - nhân sự ngành Logistics và tác động đến nền kinh tế Việt Nam PDF

Title NCKH - nhân sự ngành Logistics và tác động đến nền kinh tế Việt Nam
Course Kinh tế quốc tế
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 66
File Size 877.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 242
Total Views 529

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI***NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2018 – 2019ĐỀ TÀI: NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾNNỀN KINH TẾGiáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến MinhSinh viên thực hiện: Trần Diệu Linh (16050601)Trương Thảo Phương (16052267)Lớp: QH 2016 E KTQTHà Nội, 3/1 T...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ***

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2018 – 2019

ĐỀ TÀI: NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Tiến Minh

Sinh viên thực hiện:

Trần Diệu Linh (16050601) Trương Thảo Phương (16052267)

Lớp:

QH 2016 E KTQT

Hà Nội, 3/2019

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG.................................................................iv PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1.

Lý do chọn đề tài.......................................................................................1

2. Tổng quan tài liệu...........................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu....................................................................5 5. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................6 7. Bố cục............................................................................................................6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ NGUỒN NHÂN LỰC........7 1. Cở sở lý luận về Logistics và vai trò của Logistics đối với nền kinh tế........7 1.1 Tổng quan về Logistics............................................................................7 1.2 Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế................................................14 2. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực với ngành Logistics...........................................................................................................17 2.1 Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực............................................................17 2.2 Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực..............................................21 Chương 2: THỰC TRẠNG NGÀNH LOGISTICS VÀ NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................26 1. Thực trạng nền kinh tế Việt nam..................................................................26

i

1.1 Tình hình chung.....................................................................................26 1.2 Hoạt động sản xuất.................................................................................28 1.3 Hoạt động đầu tư và tín dụng.................................................................29 1.4 Hoạt động xuất nhập khẩu.....................................................................32 2. Thực trạng hoạt động Logistics ở Việt Nam................................................34 2.1 Tình hình chung.....................................................................................34 2.2 Dịch vụ vận tải.......................................................................................37 2.3 Dịch vụ kho bãi......................................................................................43 2.4 Dịch vụ giao nhận..................................................................................44 3. Thực trạng nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam.....................................45 3.1 Thực trạng và nhu cầu nhân lực của ngành Logistics Việt Nam............45 3.2 Hệ quả của thiếu hụt nhân lực trong ngành Logistics Việt Nam...........49 3.3 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics của các trường Đại Học, Cao Đẳng hiện nay..............................................................................50 Chương 3: KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN SỰ THIẾU HỤT NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO LOGISTICS TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC....................................................................52 1. Kiến nghị cải thiện sự thiếu hụt nhân lực ngành Logistics Việt Nam..........52 1.1 Kiến nghị cải thiện sự thiếu hụt nhân lực ngành Logistics ở cấp độ nhà nước..............................................................................................................52 1.2 Kiến nghị cải thiện sự thiếu hụt nhân lực ngành Logistics ở cấp độ doanh nghiệp................................................................................................53

ii

2. Kiến nghị cải thiện hoạt động đào tạo Logistics tại trường Cao đẳng, Đại học....................................................................................................................55 KẾT LUẬN..........................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................57

iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG

iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, nguồn nhân lực được coi là một nguồn tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng và là yếu tố cạnh tranh, quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp. Cùng với khả năng tư duy sáng tạo và sức lao động, nguồn nhân lực là động lực góp phần tăng trưởng của mọi ngành kinh tế, trong đó có ngành dịch vụ Logistics. Logistics đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Bởi xu thế toàn cầu hóa làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới tăng cao và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về Logistics. Nhờ vậy mà trên mọi quốc gia, Logistics đang trở thành ngành dịch vụ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hiệu quả của Logistics ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh và mức độ hội nhập của một quốc gia. Như vậy, có thể thấy rằng nguồn nhân lực Logistics là một nhân tố tác động đến sự phát triển của nền kinh tế, nguồn nhân lực có chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì mới phát huy được vai trò của mình. Việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Logistics là một điều tất yếu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam, nguồn nhân lực đang thiếu hụt về số lượng và chất lượng còn hạn chế. Đứng trước thực trạng này, năm 2011, chính phủ đã ban hành Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/1/2011 phê duyệt chiến lược phát triển tổng thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, trong đó lần đầu tiên Việt Nam có chiến lược dịch vụ Logistics. Có thể thấy rằng, việc phát triển Logistics và nguồn nhân lực Logistics đã trở thành chương trình cấp quốc gia. Do vậy, yêu cầu đặt ra là, trong việc đào tạo và phát triển nhân lực, ngành Logistics cần có những giải pháp hữu hiệu để đáp ứng được nhu cầu công 1

việc, đưa ngành Logistics trở thành ngành kinh tế hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong khu vực và thế giới. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Nhân lực ngành Logistics và tác động đến nền kinh tế” 2. Tổng quan tài liệu Cho tới nay, với vai trò ngày càng quan trọng của mình, Logistics nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trên thế giới, có một lượng lớn các nghiên cứu về Logistics ở những khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến một số nghiên cứu chung tiêu biểu như sau: Trong cuốn “Logistics – Những vấn đề cơ bản”, do GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân làm chủ biên, xuất bản năm 2003 (Nhà xuất bản Lao động – xã hội), các tác giả đã tập trung đưa ra các lý luận cơ bản về Logistics như lịch sử hình thành phát triển, khái niệm, phân loại và vai trò của Logistics với nền kinh tế, doanh nghiệp. Cuốn sách còn nghiên cứu những hoạt động trong Logistics như dự trữ, kho bãi, vận tải và đều đưa ra các ví dụ thực tế, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc nhất đối với mỗi vấn đề nêu ra trong sách. Đây được coi là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên chuyên sâu vào lĩnh vực Logistics được đưa vào giảng dạy. Cuốn giáo trình “Quản trị Logistics kinh doanh” do Nguyễn Thông Thái và An Thị Thanh Nhàn chủ biên, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2011 với 6 chương đã khái quát được những vấn đề quản trị trong Logistics tại doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Chương đầu tiên, giáo trình đi vào tổng quan về quản trị Logistics kinh doanh như khái niệm, phân loại Logistics, khái niệm và mục tiêu của quản trị Logistics, mô hình quản trị Logistics, các quá trình và chức năng Logistics cơ bản. Tại 5 chương sau, mhấn mạnh các hoạt động trong chuỗi Logistics của doanh nghiệp bao gồm dịch vụ khách hàng, dự trữ, vận chuyển, 2

mua hàng, đóng gói, bảo quản, Logistics ngược… dựa trên nguyên tắc quản lý tối ưu hóa các dòng cung ứng nguyên liệu và sản phẩm của các doanh nghiệp. Đề tài độc lập cấp nhà nước “Phát triển các dịch vụ Logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” do GS. TS. Đặng Đình Đào (Viện Nghiên cứu Kinh tế và phát triển, Trường Đại học kinh tế quốc dân) chủ nhiệm với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn ở 10 tỉnh thành phố trong cả nước trong 2 năm 2010, 2011. Công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào phân tích các dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội… Trong khuôn khổ đề tài này đã xuất bản 2 cuốn sách chuyên khảo. Cuốn sách thứ nhất “Logistics – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (2011) và “Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” (2012) tập hợp các bài báo cáo khoa học tại hội thảo của đề tài có nội dung liên quan đến dịch vụ Logistics: khái niệm dịch vụ logisitcs, vai trò Logistics, tiêu chí đánh giá dịch vụ logisitcs, các quy định pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ Logistics tại Việt Nam, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển Logistics, quá trình phát triển và thực trạng phát triển của Logistics Việt Nam, thách thức và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề mà mọi tổ chức đều quan tâm. Rất nhiều công trình đã nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề chính: cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và gợi ý những giải pháp để khắc phục các vấn đề gặp khó khăn. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Giáo trình “Kinh tế nguồn nhân lực” do PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh chủ biên được NXB Đại học Kinh tế quốc dân xuất bản năm 2008

3

được coi như cuốn sách tham khảo hàng đầu khi nghiên cứu về nguồn nhân lực. Giáo trình xem xét tới các khia cạnh kinh tế của nguồn nhân lực với mục tiêu đưa lại lợi ích kinh tế cao nhất với chi phí nguồn nhân lực thấp nhất. Đồng thời đề cập đến các chính sách quản lý nguồn nhân lực. Đây là một trong số những tài liệu hiếm hoi đề cập đến sự tác động của nguồn nhân lực tới nền kinh tế, là cơ sở để bài nghiên cứu tham khảo cho đề tài nguồn nhân lực Logistics tác động đến nền kinh tế. Tiếp theo là cuốn giá trình “Quản trị nhân lực” do PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Văn Điềm chủ biên được NXB Lao động – Xã hội xuất bản năm 2004. Cuốn sách đã đề cập đến tầm quan trọng của quản trị nhân lực trong việc quản lý nguồn lực con người, giới thiệu các hoạt động quản trị như: Phân bổ nguồn lực, thù lao, phúc lợi hay mối quan hệ với người lao động,… Đồng thời đưa ra các phương pháp cụ thể để thực hiện các hoạt động đó. Bài nghiên cứu đã tham khảo các phương pháp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp. Đúc rút từ những nghiên cứu trên và những tài liệu tham khảo khác, bài nghiên cứu sẽ chỉ ra sự tác động của nhân lực ngành Logistics đến nền kinh tế Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tổng quát của bài nghiên cứu là làm rõ vai trò của Logistics với nền kinh tế và của nguồn nguồn nhân lực với nghành Logistics. Từ đó đưa ra tác động của nguồn nhân lực tới nền kinh tế và các kiến nghị giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Để đạt được mục đích tổng quát đó, các nhiệm vụ cụ thể như sau:

4

- Luận giải các vấn đề lý luận cơ bản về Logistics, nguồn nhân lực logistis và đào tạo nguồn nhân lực. - Đánh giá tổng quan tình hình phát triển của Logistics và tác động của nó tới nền kinh tế. - Đánh giá tổng quan thực trạng nguồn nhân lực logistisc Việt Nam và sự thiếu hụt cũng như nhu cầu trong tương lai. Từ đó đưa ra kiến nghị và phương hướng để xuất tới các cấp để giải quyết vấn đề thiếu hụt. 4. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Ngành Logistics Việt Nam - Nguồn nhân lực ngành Logistics Việt Nam - Mối liên hệ giữa Logistics, nhân lực Logistics và tác động đến nền kinh tế Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: giai đoạn từ 2011 – 2018 Năm 2011, chính phủ đã ban hành Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/1/2011 phê duyệt chiến lược phát triển tổng thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 và đã nêu rõ coi Logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa. Dấu mốc này cho thấy, việc phát triển ngành Logistics và nguồn nhân lực Logistics đã trở thành chương trình cấp quốc gia. - Không gian: ngành Logistics Việt Nam

5

5. Câu hỏi nghiên cứu - Ngành Logistics đang đóng vai trò thế nào trong nền kinh tế Việt Nam? - Ảnh hưởng của nhân lực ngành Logistics đến sự phát triển của nền kinh tế như thế nào? - Thực tế nhân lực ngành Logistics Việt Nam đang gặp phải những vấn đề và rào cản gì? 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp quan sát khoa học, phân tích tổng hợp lý thuyết, phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận. Nêu tổng quan các lý thuyết về Logistics, Nguồn nhân lực, Quản trị nguồn nhân lực. Đồng thời nêu được vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến các đối tượng trên. Chương 2: Thực trạng ngành Logistics và nhân lực ngành Logistics Việt Nam hiện nay. Dựa trên những dữ liệu tìm hiểu đươc, sắp xếp, xây dựng một bức tranh tổng quan về ngành Logistics và nhân lực ngành Logistics Việt Nam, nêu ra những vấn đề còn tồn đọng. Chương 3: Kiến nghị cải thiện sự thiếu hụt nhân lực ngành Logistics việt nam và hoạt động đào tạo Logistics tại trường đại học kinh tế. 6

Từ những phân tích trên đưa ra kiến nghị để giải quyết các vấn đề đã nêu.

7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ NGUỒN NHÂN LỰC 1. Cở sở lý luận về Logistics và vai trò của Logistics đối với nền kinh tế 1.1 Tổng quan về Logistics 1.1.1 Khái niệm Logistics Logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự với ý nghĩa là “hậu cần” hay “tiếp vận”. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, Logistics được nghiên cứu sâu và ứng dụng sang các lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh. Trong thời gian đầu, Logistics được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, Logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế. Nhưng cho đến nay trên thế giới chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về Logistics. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ Logistics, tuy nhiên, có thể kể đến một số khái niệm tiêu biểu sau: Năm 1998, Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council) quan niệm “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

8

Định nghĩa mà Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals- CSCMP) Hoa Kỳ đưa ra năm 2001 là chính xác và toàn diện hơn cả, đã định nghĩa “Logistics là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ,thông tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng” GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân đã định nghĩa trong tài liệu “Logistics – Những vấn đề cơ bản” (NXB Thống kê năm 2003): “Logistics là quá trình tối ưu hoá các hoạt động vận chuyển và dự trữ hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Logistics được mô tả là các hoạt động (dịch vụ) liên quan đến hậu cần và vận chuyển, bao gồm các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục phân phối, hải quan… Logistics là tập hợp các hoạt động của nhiều ngành nghề, công đoạn trong một quy trình hoàn chỉnh Qua một số khái niệm trên đây, tuy các tác giả sử dụng ngôn từ diễn giải khác nhau nhưng trong nội dung có thể thấy rằng Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống từ lên kế hoạch, quản lý thực hiện và kiểm soát dòng lưu trữ, vận chuyển các tài nguyên (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa), tài chính, thông tin từ nơi cung cấp đến kho chứa, qua các nhà xưởng, các xí nghiệp, nhà máy, kho bãi, người bán buôn, người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Do đó, Logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược cho đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược

9

Tóm lại, có thể hiểu Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. 1.1.2 Nội dung của hoạt động Logistics Dịch vụ vận tải Vận tải là một khâu quan trọng rất cần và không thể thiếu được trong Logistics, yêu cầu này xuất phát từ xu hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Theo nghĩa rộng: Vận tải là một quy trình kĩ thuật nhằm di chuyển con người và vật phẩm trong không gian Theo nghĩa hẹp: Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm hoán chuyển vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này sang nơi khác bằng các phương tiện vận tải. Vai trò: Vận tải có vai trò quan trọng và vai trò này sẽ ngày càng tăng thêm do chi phí cho vận chuyển có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng chi phí Logistics. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu của nền kinh tế, giúp nối liền các ngành, các đơn vị sản xuất với nhau, nối liền khu vực sản xuất với khu vực tiêu dùng, nối liền thành thị với nông thôn, miền ngược với miền xuôi và giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Góp phần làm cho nền kinh tế trở thành một khối thống nhất và nó phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Vận tải phục vụ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng… Vận tải hàng hóa rất cần thiết đối với tất cả các giai đoạn quá trình sản xuất, từ khâu đầu vào khi vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu cho quá trình

10

sản xuất đến khâu đầu ra là vận chuyển thành phẩm sau khi sản xuất. Nếu không có vận tải thì bất cứ một hoạt động nào trong quá trình sản xuất cũng không thể thực hiện được. Theo phương thức thực hiện quá trình vận tải có thể chia như sau: Vận tải đường thủy Vận tải đường thủy là hình thức vận tải cổ xưa nhất. Có hai hình thức là vận tải thủy nội địa và vận tải đường biển. Vận tải đường thủy có khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa cực kì lớn, hạn chế sự va chạm trong trong quá trình lưu thông một cách tối đa, độ an toàn cho hàng hóa được đảm bảo. Đây là loại hình có mức chi phí cố định trung bình, ở mức giữa vận tải đường bộ và đường sắt. Bất lợi của vận tải đường thủy là giới hạn phạm vi hoạt động và tốc độ thấp vì vậy cần kết hợp với vận tải đường bộ, đường sắt. Tuy nhiên, thời gian trung chuyển chậm của vận tải đường thủy đã tạo ra một hình thức lưu trữ hàng hóa trên lộ trình mà có thể đem lại lợi ích trong quá trình thiết kế hệ thống giao vận. Vận tải đường bộ Vận tải đường bộ có tính cơ động và linh hoạt cao, tốc độ vận chuyển nhanh và thường vận chuyển các loại hàng hóa có khối lượng trung bình, nhỏ trê...


Similar Free PDFs