Ngô Thị Thu Hồng LKT 82008 0 3 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG PDF

Title Ngô Thị Thu Hồng LKT 82008 0 3 ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Author Jennifer Jolie
Course Pháp luật trong kinh tế đối ngoại
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 94
File Size 2.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 692
Total Views 936

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGLUẬN VĂN THẠC SĨNHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN: NHÌN TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨUTHAN TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 (EVN GENCO1 )Ngành: Luật Kinh tếNGÔ THỊ THU HỒNGHà Nội – 2022Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107Họ và tên học viên: ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN: NHÌN TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THAN TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 (EVNGENCO1)

Ngành: Luật Kinh tế

NGÔ THỊ THU HỒNG

Hà Nội – 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN: NHÌN TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THAN TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 (EVNGENCO1)

Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107

Họ và tên học viên:

Ngô Thị Thu Hồng

Người hướng dẫn:

PGS, TS Ngô Quốc Chiến

Hà Nội – 2022

i

LỜI CAM ĐOAN 1. Tôi biết rằng đạo văn là điều sai trái. Đạo văn là việc sử dụng công trình của người khác và thể hiện rằng đó là công trình của mình. 2. Tất cả những gì tôi tham khảo từ các công trình của người khác đều đã được tôi trích dẫn đầy đủ. 3. Tôi đã và sẽ không cho phép bất kỳ ai sao chép công trình của tôi với ý định xem Luận văn của tôi như công trình của họ. 4. Tôi xin cam đoan đây là công trình độc lập của chính tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này. Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

HỌC VIÊN

Ngô Thị Thu Hồng

ii

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .......................................... vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................3 2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 3

2.3.

Đánh giá về tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu .......... 7

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................7 3.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 7

4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................8

5.

Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8

6.

Bố cục của Luận văn ......................................................................................9

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ .............................................................................................................10 1.1.

Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu hàng hoá .......................................10

1.1.1.

Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa ....................................10

1.1.2.

Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa ....................................12

1.1.3.

Nội dung cơ bản của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa ........................14

1.1.4.

Vai trò của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa ........................................14

1.2.

Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ....................15

1.2.1.

Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ...................................15

1.2.2.

Điều kiện hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa .....................15

1.2.3.

Thẩm quyền ký kết hợp đồng ..............................................................18

1.2.4.

Điều kiện giao hàng ..............................................................................19

1.2.5.

Điều khoản chất lượng .........................................................................21

1.2.6.

Điều khoản thanh toán .........................................................................22

iii

1.2.7.

Nghĩa vụ nhận hàng ..............................................................................24

1.2.8.

Kiểm tra hàng hóa ................................................................................24

1.2.9.

Chuyển giao rủi ro ................................................................................25

1.2.10. Luật áp dụng .........................................................................................26 1.2.11. Giải quyết tranh chấp...........................................................................28 1.2.12. Vi phạm hợp đồng ................................................................................29 1.2.13. Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng ........................................30 1.2.14. Căn cứ miễn trách khi vi phạm hợp đồng ..........................................32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 ..................................................................................................... 36 2.1.

Tổng quan về Tổng công ty Phát điện 1 .................................................36

2.2.1. Giới thiệu chung .................................................................................... 36 2.2.2. Quy mô hoạt động .................................................................................. 36 2.2.3. Ngành nghề kinh doanh chính ............................................................. 37 2.2.4. Nhiệm vụ cơ bản .................................................................................... 37 2.2.5. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 38 2.2.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................................ 39 2.2.

Thực trạng hoạt động nhập khẩu than tại EVNGENCO1 ...................41

2.3.1. Chiến lược mua than nhập khẩu của EVNGENCO1 .......................... 41 2.3.2. Quy trình mua than nhập khẩu tại EVNGENCO1 .............................. 42 2.3.3. Tình hình nhập khẩu than của EVNGENCO1 đến nay ...................... 43 2.3.

Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than của

EVNGENCO1 .............................................................................................. 44 2.3.1. Đối tượng của hợp đồng ........................................................................ 44 2.3.2. Vấn đề về thẩm quyền ký kết hợp đồng ................................................ 45 2.3.3. Vấn đề về Luật áp dụng ......................................................................... 46 2.3.4. Vấn đề về lịch giao hàng ....................................................................... 47 2.3.5. Vấn đề bố trí phương tiện vận tải của Bên Bán ................................... 50 2.3.6. Chất lượng than cấp không đồng đều .................................................. 54

iv

2.3.7. Vấn đề về điều khoản thanh toán ......................................................... 57 2.3.8. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.................................................... 58 2.3.9. Các trường hợp miễn trách ................................................................... 61 2.3.10.

Chưa chú trọng đến nghĩa vụ “thiện chí” khi thực hiện hợp đồng .. 64

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................... 68 3.1.

Xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng ..................................................68

3.2.

Hiệu chỉnh điều khoản về Luật áp dụng ................................................68

3.3.

Bổ sung phương án giải quyết khi hai bên không thống nhất được lịch

giao hàng sửa đổi .................................................................................................69 3.4.

Bổ sung quy định về phương tiện chuyển tải để đảm bảo năng suất

bốc dỡ ....................................................................................................................70 3.5.

Bổ sung quy định về giảm trừ đơn giá thanh toán trong trường hợp

chất lượng than cấp không đồng đều .................................................................71 3.6.

Hiệu chỉnh điều khoản thanh toán ..........................................................73

3.7.

Sửa quy định về bồi thường thiệt hại ước tính ......................................73

3.8.

Bổ sung định nghĩa về “tháng giao hàng” ..............................................75

3.9.

Chú trọng nguyên tắc “thiện chí” khi thực hiện hợp đồng ..................75

KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. i PHỤ LỤC 01:

Quy trình chi tiết xây dựng KHLCNT mua than của

EVNGENCO1 .......................................................................................................... iv PHỤ LỤC 02: Quy trình sơ tuyển lựa chọn danh sách ngắn các nhà thầu tại EVNGENCO1 ............................................................................................................v PHỤ LỤC 03: Quy trình chào giá và ký kết hợp đồng than nhập khẩu tại EVNGENCO1 .......................................................................................................... vi

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt AW

Tên tiếng Anh Arrival Window

Tên tiếng Việt Khoảng thời gian tàu phải có mặt tại cảng dỡ để sẵn sàng dỡ hàng

BLDS

Bộ luật Dân sự

CTNĐ Duyên Hải

Công ty Nhiệt điện Duyên Hải

DEM/DES

Demurage/Despatch

Thưởng/phạt dôi nhật

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNGENCO1

Tổng công ty Phát điện 1

ICC

International Chamber of

Phòng thương mại quốc tế

Commerce INCOTERMS ITC

International Commercial

Các điều khoản thương mại

Terms

quốc tế

International Trade Center

Trung tâm Thương mại quốc tế

KHLCNT

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

KQLCNT

Kết quả lựa chọn nhà thầu

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

MT

Metric ton

Mét tấn (tấn)

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TTĐL Duyên Hải

Trung tâm Điện lực Duyên Hải

UNIDROIT

International Institute for

Viện quốc tế về nhất thể hoá

the Unification of Private

pháp luật tư

Law VIAC

WTO

Vietnam International

Trung tâm Trọng tài Quốc tế

Arbitration Centre at the

Việt Nam bên cạnh Phòng

Vietnam Chamber of

Thương mại và Công nghiệp

Commerce and Industry

Việt Nam

World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU I. Danh mục Hình vẽ: Hình 1: Cơ cấu nguồn điện toàn hệ thống theo chủ sở hữu ............................... 37 Hình 2: Cơ cấu tổ chức EVNGENCO1 .................................................................. 38 Hình 3: Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện của EVNGENCO1............... 39 (tính đến 31/12/2020) ............................................................................................... 39 Hình 4: Cơ cấu nguồn điện của EVNGENCO1 .................................................... 39 Hình 5: Sản lượng điện sản xuất của EVNGENCO1 năm 2018-2020 ................ 40 II. Danh mục Bảng biểu Bảng 1: Ví dụ về lịch giao hàng trong hợp đồng than nhập khẩu ...................... 48 Bảng 2: Thống kê số lượng tàu chuyển tải trên 15.000 tấn tại Cảng Duyên Hải trong giai đoạn 2019-2020 ...................................................................................... 53 Bảng 3: Bảng thông số kỹ thuật than nhập khẩu của EVNGENCO1 ................ 54 Bảng 4: Bảng thống kê nhiệt trị của các lớp than của một số tàu than năm 2020 tại CTNĐ Duyên Hải ............................................................................................... 56

vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Tên đề tài Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa: nhìn từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1). Luận văn đã đạt được các kết quả chính như sau: Đầu tiên, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luận văn đã góp phần làm sáng t khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản, điều kiện hiệu lực,… cũng như các vấn đề pháp lý của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam và của Công ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), từ đó có cái nhìn tổng thể về lý luận và thực tiễn pháp luật về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nói chung. Tiếp theo, Luận văn đã làm rõ được thực trạng công tác nhập khẩu than và các vấn đề pháp lý tiêu biểu trong hợp đồng nhập khẩu than của Tổng công ty Phát điện 1. Từ đó nêu lên những điểm còn vướng mắc, hạn chế cần phải khắc phục, sửa đổi trong hợp đồng nhập khẩu than và quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1. Cuối cùng, trên cơ sở thực trạng các vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than của Tổng công ty Phát điện 1, góp phần giảm thiểu các rủi ro cho Tổng công ty Phát điện 1 trong quá trình thực hiện hợp đồng, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh cũng như đẩy nhanh quá trình quyết toán các hợp đồng than.

1

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, các hoạt động kinh doanh thương mại, hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài diễn ra ngày càng phổ biến. Đây là xu hướng tất yếu để một quốc gia phát triển bền vững trong thời đại hội nhập. Cùng với đó, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng thể hiện vai trò trụ cột của mình khi các nước có xu hướng ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương. Việt Nam cũng tham gia sâu vào chuỗi toàn cầu hóa kinh tế, đáng kể đến là việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)1, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)2, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP)3, và tham gia vào một loạt các hiệp định song phương với các quốc gia khác. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức, khó khăn, đòi hi các doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể cạnh trên trên “thương trường” quốc tế. Trong một nền kinh tế “mở” như vậy thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là công cụ để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu qua biên giới quốc gia. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì ngày càng có nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết. Cũng như các hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường khác, việc xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là không thể tránh khi, thậm chí còn ở mức độ phức tạp hơn do có tính chất “quốc tế”. Việc giải quyết tranh chấp do đó cũng khó khăn hơn do gặp phải những rào cản liên quan đến các yếu tố về khoảng cách, ngôn ngữ, chính trị,… Hậu quả là gây tốn kém về thời gian, tiền bạc và nguồn

1

Chính thức có hiệu lực từ 1/4/2019 Chính thức có hiệu lực từ 1/8/2021 3 Chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022

2

2

lực của các bên. Giải pháp quan trọng để tránh phát sinh tranh chấp là các bên phải chuẩn bị tốt các điều khoản hợp đồng, phải nắm rõ các vấn đề pháp lý trong hợp đồng để loại b tối đa các rủi ro có thể xảy ra để đi đến ký kết một bản hợp đồng “hoàn hảo” nhất có thể. Trong thương mại quốc tế, hoạt động nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng khi thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất, giải quyết được nhu cầu tiêu dùng đối với những hàng hóa mà trong nước chưa sản xuất được hoặc nguồn cung thiếu hụt, tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước không ngừng sáng tạo, đổi mới để phát triển, để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tại Việt Nam, hoạt động nhập khẩu diễn ra hết sức đa dạng, phổ biến trên mọi lĩnh vực. Trong đó, nhập khẩu than là hoạt động đặc thù, đóng vai trò trọng yếu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu một khối lượng lớn than để đốt cho các nhà máy nhiệt điện và sản lượng than nhập khẩu tăng dần qua các năm khi nguồn cung nội địa không đủ để vận hành các nhà máy nhiệt điện mới đi vào hoạt động. Năm 2020, lượng than nhập khẩu tại Việt Nam đã tăng lên mức cao kỷ lục, đạt 54,81 triệu tấn, tăng 25% so với năm 20194. Cũng như các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế khác, hoạt động nhập khẩu than được thực hiện thông qua công cụ pháp lý là hợp đồng nhập khẩu than. Hợp đồng nhập khẩu than mang đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng đồng thời cũng mang những nét đặc trưng riêng của mặt hàng than. Do đó, bên cạnh những tranh chấp phát sinh xoay quanh các vấn đề pháp lý giống hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng nhập khẩu than còn xuất hiện các tranh chấp mang tính đặc thù của ngành hàng than nhập khẩu. Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một trong những đơn vị nhập khẩu than với khối lượng lớn nhất cả nước, bên cạnh những tập đoàn kinh doanh và khai thác than lớn như Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc. Trong đó, T ổng công ty Phát điện 1 (EVN GENCO1) – đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị tiên phong trong hoạt động nhập khẩu than 4

Theo Tạp chí PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/2020-viet-nam-nhap-khau-than-len-muccao-ky-luc-597383.html [truy cập ngày 5/2/2022]

3

để phục vụ cho việc vận hành các nhà máy nhiệt điện đốt than. Thực tế hoạt động nhập khẩu than tại EVN GENCO1 cho thấy có nhiều tranh chấp phát sinh xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các quy định trong hợp đồng còn nhiều khiếm khuyết, dẫn đến xảy ra những tranh chấp mà các bên không thể thương lượng được và đã phải đưa ra Trung tâm trọng tài VIAC để giải quyết, gây lãng phí thời gian, nguồn lực và tốn kém chi phí cho các bên. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề pháp lý trong hợp đồng nhập khẩu than và chỉ ra những điểm hạn chế, tồn tại để tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện hợp đồng là hết sức cần thiết. Do đó, học viên lựa chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than: nhìn từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1)” làm đề tài luận văn thạc sỹ Luật kinh tế. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình h...


Similar Free PDFs