Nhà nước XHCN-Pháp luật đại cương PDF

Title Nhà nước XHCN-Pháp luật đại cương
Author Ngọc Ngô
Course Hinh Hoc Vi Phan
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 535.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 75
Total Views 318

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH***TIỂU LUẬNĐỀ TÀI: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XÃ HỘICHỦ NGHĨA TRONG LỊCH SỬ VÀ LIÊN HỆ VỚINHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTÊN HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGMÃ HỌC PHẦN: POLINIÊN KHÓA: 2021- 2022THÁNG 1/2 022MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU .................


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ____________________***____________________

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LỊCH SỬ VÀ LIÊN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÊN HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG MÃ HỌC PHẦN: POLI1903 NIÊN KHÓA: 2021-2022 THÁNG 1/2022

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG............................................................................... 3 CHƯƠNG 1. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LỊCH SỬ.................................................................................... 3 1.1. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA...........................................3 1.1.1. Quá trình hình thành hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa.....3 1.1.2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa..................................5 1.1.3. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa...............................6 1.2. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LỊCH SỬ............................................................................................... 8 1.2.1. Hình thức chính thể................................................................... 8 1.2.1.1. CÔNG XÃ PARIS................................................................ 9 1.2.1.2. NHÀ NƯỚC XÔ VIẾT......................................................10 1.2.1.3. NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ NHÂN DÂN...............................12 1.2.2. Hình thức cấu trúc.................................................................. 13 1.2.3. Chế độ chính trị...................................................................... 14 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................... 14 CHƯƠNG 2. SỰ LIÊN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM...................................................................... 15 2.1. SỰ LIÊN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM........................................................................... 15 2.1.1. Nhà nước pháp quyền.............................................................15 2.1.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..................15 2.2. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM........................................................................... 16 2.2.1. Hình thức chính thể................................................................. 16 2.2.2. Hình thức cấu trúc.................................................................. 18 2.2.3. Chế độ chính trị...................................................................... 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................... 19 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................. 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................20

3

PHẦN MỞ ĐẦU Tại cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026, vào ngày 23/05/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có một bài viết đề cập đến "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Trong bài viết, Tổng Bí thư đã khai thác và phân tích rất kĩ lưỡng về toàn diện xã hội chủ nghĩa, đồng thời công nhận về tính toàn cầu của chủ nghĩa tư bản như ngày nay. Tuy nhiên cũng đặt ra một câu hỏi quan trọng: “Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?”. Đây là một câu hỏi mà em cảm thấy rất tâm đắc và giúp ích rất nhiều trong việc nhận ra tầm quan trọng của một nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, cũng như là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Hình thức nhà nước XHCN trong lịch sử và sự liên hệ với nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.” làm đề tài cho bài tiểu luận pháp luật đại cương này của mình.

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LỊCH SỬ 1.1. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1.1. Quá trình hình thành hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong suốt quá trình phát triển, con người luôn tìm cách để lý giải sự tồn tại của nhà nước. Các học thuyết phi Mácxit, như thuyết thần học, thuyết gia trưởng, thuyết bạo lực, … nhìn chung không lý giải được sự ra đời của nhà nước cũng như giải thích bản chất giai cấp của nhà nước. Đến khi học thuyết Mác-Lênin ra đời, bằng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, mới giải thích được những điều trên. Cũng vì thế, ta hiểu rõ hơn về bản chất và chức năng của các nhà nước qua các giai đoạn lịch sử cụ thể.

4

Xã hội loài người thông qua 5 hình thái kinh tế và tương ứng theo đó là 4 kiểu nhà nước (do xã hội nguyên thủy không có nhà nước). Chúng ta đã trải qua xã hội Nguyên Thủy, nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản và cuối cùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước đó, ở kiểu nhà nước tư bản chủ nghĩa, người ta nhận thấy được mầm mống của vết nức trên mối quan hệ giữa giai cấp bóc lột (tư sản) với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Những mâu thuẫn xuất phát từ quan hệ của tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất với tính xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đã thổi bùng lên ngọn lửa của các cuộc khủng hoảng kinh tế, những mâu thuẫn ngày càng gay gắt… Cũng từ đó, khi giai cấp vô sản được tiếp cận với ánh sáng của cách mạng, Đảng Cộng sản được thành lập dẫn dắt các phong trào cách mạng, mang ý nghĩa như tấm ván quyết định trên con thuyền “cách mạng”. Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm vũ khí lý luận, cơ sở để thực hiện, tổ chức cách mạng. Thế nên có thể nói, cách mạng xã hội là cuộc đấu tranh cách mạng thông qua giai cấp công nhân, mà đỉnh cao là nổ ra cuộc cách mạng vô sản hay là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa này giành thắng lợi dẫn đến sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa, từ đó thiết lập một nhà nước xã hội chủ nghĩa, mang những nét khác biệt so với kiểu nhà nước trước đó là nhà nước tư bản chủ nghĩa. Ở các nước khác nhau việc thực hiện cách mạng xã hội có thể giống nhau, cụ thể do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những điểm khác, cụ thể ở cách tổ chức bộ máy nhà nước sau cách mạng, nguyên do là vì mỗi đất nước là độc lập và mang những nét văn hóa, kinh tế, … khác nhau. Song, vẫn có những điểm chung như sau. Thứ nhất, là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân lao động. Thứ hai, nhà nước đó bao gồm các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Thứ ba, thực hiện tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân. Cuối cùng, nhà nước đó phải đặt với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

5

1.1.2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Có một điều chắc chắn rằng, các kiểu nhà nước thành lập sau sẽ có những đặc điểm, bản chất ưu việt hơn nhà nước trước đó, bởi lẽ nhà nước sau được ra đời khi ở nhà nước trước có hiện hữu một điểm nào đó cần sửa đổi. Đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, ta sẽ thấy rất rõ điểm khác biệt đối với các nhà nước khác. Cụ thể, khi xét về phương diện bản chất, ta dễ dàng nhận ra đây là một kiểu nhà nước không có bản chất bóc lột giống với các kiểu nhà nước trước đó. Khi tìm hiểu về mặt chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện rất rõ bản chất giai cấp công nhân. Là một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của xã hội hay cụ thể là quần chúng nhân dân lao động. So sánh về góc độ thống trị, nhìn chung giai cấp vô sản là lực lượng giữ vị trí thống trị về chính trị, song bản thân sự thống trị này rất khác biệt so với các nhà nước còn lại. Nếu như ở các nhà nước khác, giai cấp bóc lột (là thiểu số), nắm quyền thống trị đối với các tầng lớp nhân dân lao động, giai cấp khác, với mục đích củng cố và duy trì địa vị của mình, thì ở nhà nước xã hội chủ nghĩa xảy ra điều ngược lại. Đó là sự thống trị của đa số (tầng lớp nhân dân lao động. giai cấp, …) đối với thiểu số là giai cấp bóc lột, nhằm giải phóng các tầng lớp từng bị áp bức trong xã hội cũ. Có thể hiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đối với kinh tế, bản chất của nhà nước cũng thể hiện rất rõ trong chế độ sỡ hữu về tư liệu sản xuất. Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, không còn xuất hiện sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nữa. Thay vào đó là chăm lo cho lợi ích của nhân dân lao động là điều tiên quyết đối với kiểu nhà nước này. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn giữ vai trò chuyên bóc lột và đàn áp nhân dân lao động về sức người và của cải vật chất, mà mang gánh trách nhiệm trở thành một bộ máy chính trị - hành chính, cũng như là cơ quan cưỡng chế, đồng thời là tổ chức quản lý về kinh tế lẫn xã hội của nhân dân lao động. Xét ở khía cạnh văn hóa, xã hội, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với các giá trị tiến bộ của nhân loại và cả những nét bản sắc dân tộc đặc trưng của mỗi đất nước, để làm nên nền tảng tinh thần to lớn và quan trọng góp phần xây dựng nên nhà nước

6

xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các giai cấp, tầng lớp, giúp họ có nhiều hơn các cơ hội để phát triển.

1.1.3. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa Có rất nhiều căn cứ khi nói về chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Căn cứ về tác động của của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước bao gồm chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, … Hoặc căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, thì nó chia thành chức năng giai cấp và chức năng xã hội. Tuy có rất nhiều căn cứ, nhưng phổ biến nhất vẫn là căn cứ theo phạm vi hoạt động của nhà nước hay cách khác là phạm vị tác động của quyền lực nhà nước. Trong đó chức năng của nhà nước được chia làm chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Xét về phương diện chức năng đối nội, đó là những phương diện hoạt động diễn ra trong nội bộ của một nước và có những nhiệm vụ cụ thể như sau. Thứ nhất, chức năng đối nội trong một nhà nước xã hội chủ nghĩa là đảm bảo ổn định chính trị, an ninh, an toàn xã hội và đặc biệt là bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân. Trước hết với việc ổn định chính trị và an ninh, đây là một chức năng hết sức quan trọng và đặc biệt của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhờ có chức năng này, mà nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể giải quyết và loại trừ những biểu hiện và hành vi sai lệch về chính trị, chống đối chế độ, cản trở và lan truyền tin tức sai lệch về đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước hay là xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, … Công cụ để thực hiện chức năng này là bộ máy cưỡng chế trong khuôn khổ của pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhằm mục đích bảo vệ an toàn xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa đã xây dựng nên pháp luật, và sửa đổi, cập nhật cho phù hợp với thời đại cùng với sức mạnh của nhà nước và xã hội. Tất cả cùng giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm và các tội phạm trong xã hội. Cuối cùng là chức năng bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của công nhân, đây cũng là một chức năng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân dân trong nước, bởi vì chỉ khi đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân thì mới củng cố cho việc đảm bảo an toàn xã hội. Ngoài ra, các quyền và lợi ích của công dân cũng đi

7

kèm với những nghĩa vụ được ghi trong các văn bản pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhằm để phát huy tốt nhất vai trò và chức năng của mình, giúp cho công dân phát huy quyền tự do của mình và đồng thời có những chế tài nghiêm minh với những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân. Thứ hai, về chức năng tổ chức quản lý về kinh tế, văn hóa - xã hội. Kinh tế và văn hóa - xã hội phải cùng đi song song nhau trên con đường phát triển của một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Như đã biết, đối với các tư liệu sản xuất, tài sản quốc gia, … nhà nước có ý nghĩa trong việc đại diện cho quyền quản lý, sử dụng và cải tạo. Thế nên không thể chối bỏ tầm quan trọng của nhà nước trong việc tổ chức và quản lý kinh tế được. Việc này đòi hỏi nhà nước phải nhận thức và có kế hoạch đúng đắn về thực trạng kinh tế của đất nước, từ đó xây dựng nên một cơ chế quản lý phù hợp. Đó có thể là, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, làm định hướng cho nền kinh tế quốc dân để nó phát triển theo định hướng của xã hội chủ nghĩa, khuyến khích, bảo vệ công việc sản xuất trong nước, chống độc quyền kinh doanh, tham nhũng, … Nếu chức năng trên có ý nghĩa thể hiện việc định hình một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là như thế nào thì với chức năng tổ chức và quản lý văn hóa – xã hội, lại phản ánh chân thật tính xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong mối quan hệ với sự phát triển về kinh tế, đòi hỏi các vấn đề về văn hóa, giáo dục, sức khỏe, … phải được giải quyết cho phù hợp với nền kinh tế thị trường đó của xã hội chủ nghĩa, bởi lẽ “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 37, 43, 53-54, 128, 223). Những hoạt động thực tiễn như, tạo nhiều việc làm cho người lao động, mở rộng sản xuất, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, vì quốc sách của quốc gia là giáo dục, có những đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sức khỏe công dân, … Đối với chức năng đối ngoại, nhà nước có hai nhiệm vụ và chức năng chính sau đây. Thứ nhất cũng là nhiệm vụ tiên quyết là bảo vệ tổ quốc, bởi lẽ đất nước có độc lập tự do thì mới có thể phát triển các chức năng khác. Để thực hiện chức năng này, nhà nước xã hội chủ nghĩa củng cố và phát triển nền quốc phòng nước nhà. Nến

8

quốc phòng của các nước xã hội chủ nghĩa mang tính tự vệ, thể hiện trong việc xây dựng một lực lượng vũ trang có đầy đủ sức mạnh, khả năng tác chiến cao và sẵn sàng chống lại âm mưu phá hoại, phản động từ nội bộ cho đến các thế lực ngoài nước. Thứ hai là củng cố và mở rộng các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước khác. Hợp tác quốc tế để củng cố và tăng cường đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế, cũng như là góp phần ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập và dân tộc.

1.2. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LỊCH SỬ 1.2.1. Hình thức chính thể Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị. Trong đó: +Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. + Hình thức cấu trúc gồm: hình thức cấu trúc đơn nhất và hình thức cấu trúc liên bang. + Chế độ chính trị được hiểu là nội dung phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong một quốc gia mà trung tâm là nhà nước.

9

Theo như sơ đồ của hình thức chính thể, ta có thể thấy rõ là các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có chính thể là cộng hòa dân chủ. Trong đó, quyền lực thuộc hoàn toàn về tay nhân dân và nhân dân thể hiện quyền của mình thông qua cơ quan đại diện quyền lực của mình. Đi theo chiều dài lịch sử, ta sẽ thấy hình thức nhà nước cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua Công xã Paris, nhà nước Xô Viết và nhà nước dân chủ nhân dân.

1.2.1.1. CÔNG XÃ PARIS Trong khoảng thời gian từ tháng 9/1870 đến tháng 5/1871, đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ chính quyền tư sản Pháp do tầng lớp nhân dân lao động và công nhân ở Paris (giai cấp vô sản). Sau khi giành được chính quyền về tay, giai cấp vô sản lần đầu tiên trong lịch sử thế giới tổ chức bầu cử Công xã. Thành lập ra nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản, công xã Paris năm 1871.

(đây là hình ảnh rất nổi tiếng về một chướng ngại vật do lực lượng cách mạng dựng lên trên đường phố Paris, ngày 18/3/1871) (ảnh: tư liệu)

Giống như một trong những nguyên nhân của quy luật thay thế kiểu nhà nước, đó là những mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Đỉnh cao là sự thất bại của chiến tranh với Phổ và những chính sách trong nước gay gắt đã tạo nên làn sóng mạnh mẽ của phong trào đấu tranh của nhân dân. Ngày 28/03/1871, Hội đồng Công xã chính thức được thành lập. Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nên chính quyền mới của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn nếu có những hoạt động không đúng với chính quyền Công xã Paris.

10

Ngoài ra, ở lĩnh vực văn hóa - giáo dục, chính quyền Công xã Paris tách Kinh Thánh ra khỏi trường học, chủ trương nâng cao dân trí cho toàn dân, miễn phí cho tuổi học sinh, xây dựng thêm trường học, tạo nhiều việc làm và nhiều cơ hội hơn cho những người phụ nữ, các nữ công nhân. Hơn nữa, còn thay thế quân đội và cảnh sát bằng lực lượng vũ trang nhân dân, … Về kinh tế, với các xí nghiệp, nhà máy mà chủ tư bản bỏ trốn, Hội đồng Công xã giao lại cho nhân dân, đồng thời quản lý chế độ tiền lương của công nhân, cấm làm việc ban đêm, ban hành chế độ giờ làm là 8 giờ một ngày, đòi lại quyền bình đẳng cho phụ nữ và tạo nên các cơ sở giữ trẻ cho công nhân, … Chỉ với những điểm kể trên đã cho thấy Công xã Paris hoàn toàn trở thành một nhà nước mang những nét rất khác so với trước đó (nhà nước của giai cấp bóc lột). Một nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân - nhà nước vô sản. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 72 ngày, song Công xã Paris đã để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa sâu sắc đối với giai cấp vô sản toàn thế giới. Tại đại hội lần thứ II, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, Lênin gọi Công xã Paris là “Phong trào vĩ đại nhất của giai cấp vô sản thế kỷ XIX”, cũng xác định thực chất trong công xã là “Nền chuyên chính vô sản” (bài báo “Thành quả và bài học” (3/1904)). Công xã Paris là hiện thực đầu tiên của chuyên chính vô sản. Công xã Paris đã sáng tạo ra hình thức đầu tiên của nhà nước vô sản.

1.2.1.2. NHÀ NƯỚC XÔ VIẾT Trong bối cảnh nước Nga chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa, thế nhưng thực chất vẫn còn những tàn dư của xã hội cũ (chế độ công nông, phong kiến) và lạc hậu về kinh tế, chính trị, … so với các nước đế quốc khác. Sau cách mạng dân chủ tháng Hai 1917, có hai chính quyền song song ở Nga, một là Chính phủ lâm thời tư sản, hai là Xô-viết các đại biểu công nhân và binh sĩ. Vào thang 4/1917, V.I Lênin về nước và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga. Vào ngày 6/11/1917 (tức ngày 24/10/1917 theo lịch cũ của nước Nga), khởi nghĩa vũ trang nổ ra tại thủ đô Pê-tơ-rôgrát. Hai ngày sau đó, Cung điện mùa động được giải phóng, bộ trưởng Chính phủ

11

lâm thời bị bắt và khởi nghĩa vụ trang tại Pê-tơ-rô-grát khép lại với kết thúc thắng lợi.

(Lực lượng cách mạng Nga đang tiến công vào Cung điện Mùa Đông ở Pêtơrôgrát trong Cách mạng tháng Mười Nga (Ảnh tư liệu)

Bước tiếp trên con đường cách mạng vô sản, tại Đại hội Xô-viết toàn Nga lần thứ hai, Lê-nin đã khẳng định ý nghĩa của cuộc cách mạng công nông vừa diễn ra: “Cuộc cách mạng công nông mà những người Bônsêvích không ngừng chứng minh là cần thiết, đã thành công. Cuộc cách mạng công nông đó có ý nghĩa gì? Trước hết, ý nghĩa của cuộc cách mạng đó là ở chỗ chúng ta sẽ có một Chính phủ Xô-viết, cơ quan chính quyền riêng của chúng ta, không hề có một sự tham gia nào của giai cấp tư sản. Quần chúng bị áp bức sẽ tự mình đứng ra thành lập chính quyền. Bộ máy nhà nước cũ sẽ bị phá hủy đến tận gốc và một bộ máy quản lý mới sẽ được thành lập dưới hình thức các tổ chức Xô-viết. Từ nay một giai đoạn mới mở ra trong lịch sử nước Nga, và cuộc cách mạng này, cuộc cách mạng thứ ba ở nước Nga rốt cuộc phải dẫn đến thắng lợi của chủ nghĩa xã hội” (Lênin – Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia. Năm 2006, Tập 35, trang 12)

(Lênin đọc báo tại phòng làm việc ở Kremlin năm 1918, ảnh: tư liệu)

12

Cách mạng xã hội Nga thành công mang đến một nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên Thế giới (năm 1917). Cũng vì rút kinh nghiệm từ Công xã Paris, nhà nước Xô Viết vững vàng trước sự chống phá từ thế lực bên trong và bên ngoài (14 nước). Cũng như mọi nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước Xô Viết là tổ chức chính quyền thể...


Similar Free PDFs