Nhóm 12 - Tiểu luận Đ Lkttgpdf PDF

Title Nhóm 12 - Tiểu luận Đ Lkttgpdf
Author Phương Thảo Dư
Course Địa lý kinh tế thế giới
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 47
File Size 1.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 732
Total Views 1,015

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ---------*---------TIỂU LUẬN GIỮA KỲMÔN: ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚIĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ KINH TẾ, CHÍNH TRỊVÀ XÃ HỘI CỦA NƯỚC PHÁPNhóm thực hiện: Nhóm 12 Lớp tín chỉ : TMA201(GD1-HK2-2122). Giảng viên hướng dẫn: T Vũ Thành Toàn Th Phùng Bả...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------*---------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN: ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI CỦA NƯỚC PHÁP

Nhóm thực hiện: Nhóm 12 Lớp tín chỉ : TMA201(GD1-HK2-2122).3 Giảng viên hướng dẫn: T.S Vũ Thành Toàn Th.S Phùng Bảo Ngọc Vân

Hà Nội, tháng 2 năm 2022

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

Công việc -

Nguyễn Diệu Linh

mục 4.2

2011110116 -

đóng góp

Chương 1, Chương 4 -

1

Mức độ

Tổng hợp tiểu

Hoàn thành tốt công việc

luận 2

Hoàng Sơn Tùng

2014110254

3

Nguyễn Thị Kim Dung

2014110053

4

Phạm Thị Trang

2014110247

5

Nguyễn Thị Tuệ Linh

1915510096

6

Trần Phương Thảo

2014110221

7 8

Nguyễn Thị Khánh Hòa 2014110104 Phạm Thị Vân

Chương 4, mục 4.1 Chương 3, mục 3.2 Chương 3, mục 3.1 -

Chương 2

-

Thiết kế Slide

Chương 3, mục 3.3 Chương 4, mục 4.3

1915510203 Chương 5

2

Hoàn thành tốt công việc Hoàn thành tốt công việc Hoàn thành tốt công việc Hoàn thành tốt công việc Hoàn thành tốt công việc Hoàn thành tốt công việc Hoàn thành tốt công việc

MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................... 5 LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 7 1.1.

Khái niệm về địa lý kinh tế ..................................................................... 7

1.2.

Nội dung nghiên cứu của địa lý kinh tế................................................... 7

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của địa lý kinh tế .............................. 7 1.2.2. Nội dung nghiên cứu của địa lý kinh tế ............................................. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP ................................................. 8 2.1.

Vị trí địa lý .............................................................................................. 8

2.2.

Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 8

2.3.

Tài nguyên thiên nhiên và nguồn năng lượng ....................................... 10

CHƯƠNG 3:

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI – CHÍNH TRỊ NƯỚC PHÁP TỪ

NĂM 2015 – 2019

..................................................................................................... 11

3.1.

Tình hình xã hội nước Pháp từ năm 2015 – 2019 ................................. 11

3.1.1. Nhân khẩu học ................................................................................. 11 3.1.2. Tôn giáo ........................................................................................... 12 3.1.3. Lao động........................................................................................... 12 3.1.4. Y tế ................................................................................................... 13 3.1.5. Môi trường ....................................................................................... 14 3.2.

Tình hình chính trị nướ c Pháp từ năm 2015 – 2019.............................. 15

3.2.1. Chính quyền ..................................................................................... 16 3.2.2. Quan hệ ngoại giao .......................................................................... 17 3.2.3. Những sự kiện chính trị tiêu biểu ở Pháp giai đoạn 2015-2019 ...... 18 3

3.3.

Tình hình kinh tế nước Pháp từ 2015 – 2019 ........................................ 21

3.3.1. Tổng quan......................................................................................... 21 3.3.2. Các ngành kinh tế ............................................................................. 22 3.3.3. Các vùng kinh tế .............................................................................. 25 CHƯƠNG 4:

THỰC TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ SAU ẢNH

HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ......................................................................... 27 4.1.

Tình hình xã hội nước Pháp sau đại dịch Covid-19 .............................. 27

4.1.1. Nhân khẩu học ................................................................................. 27 4.1.2. Lao động........................................................................................... 28 4.1.3. Y tế ................................................................................................... 30 4.1.4. Môi trường ....................................................................................... 31 4.2.

Tình hình chính trị nước Pháp sau đại dịch Covid-19 .......................... 34

4.3.

Tình hình kinh tế nước Pháp sau đại dịch Covid-19 ............................. 36

4.3.1. Khủng hoảng kinh tế thiệt hại nhất trong 5 thập kỷ của Pháp ......... 36 4.3.2. Kinh tế Pháp quay trở lại mức GDP trước đại dịch và tiếp tục tăng trưởng

.......................................................................................................... 39

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 40 5.1.

Điểm mạnh ............................................................................................ 40

5.2.

Điểm yếu ............................................................................................... 41

5.3.

Thách thức ............................................................................................. 42

5.4.

Cơ hội .................................................................................................... 42

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KH ẢO .................................................................................... 45

4

DANH MỤC HÌNH ẢNH HÌNH 2.1. LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN CỦA PHÁP ........................................................................ 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU BẢNG 3.1. SỐ LIỆU KHÍ NHÀ KÍNH CỦA PHÁP GIAI ĐOẠN 2015-2019 ............................ 14 BẢNG 4.1. TỶ LỆ HOẠT ĐỘNG TRONG DÂN SỐ 15-64 TUỔI CỦA PHÁP ........................... 30

BIỂU ĐỒ 3.1. DÂN SỐ PHÁP GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 (TRIỆU NGƯỜI)............................. 11 BIỂU ĐỒ 3.2. CÁC TÔN GIÁO CHỦ YẾU TẠI PHÁP NĂM 2016 .......................................... 12 BIỂU ĐỒ 3.3. TỈ LỆ NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015-2019 (%) ....................................................................................................... 13 BIỂU ĐỒ 4.1. TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TẠI PHÁP ................................................................. 28 BIỂU ĐỒ 4.2. BIỂU ĐỒ CHU KÌ PHÁT TRIỂN GDP PHÁP 1970-2020 ................................ 37

5

LỜI MỞ ĐẦU Pháp (tiếng Pháp: France), quốc danh hiện tại là C ộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia nằm tại Tây Âu với phía Tây giáp Đại Tây dương, Bắc giáp biển Măng-sơ, Đông giáp Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, Italia, Nam giáp biển Địa Trung Hải và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của mình, Pháp có chung biên giới trên bộ cùng Brasil, Suriname và Sint Maarten (Hà Lan). Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển Manche, chạy dưới eo biển Manche. Pháp là nước lớn nhất Tây Âu và lớn thứ ba ở châu Âu và cũng là nước có lịch sử lâu đời ở châu Âu, ngoài ra, còn có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong hơn 500 năm qua, Pháp là 1 cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, quân sự và chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên toàn thế giới. Từ thế kỷ 17 đến 20, Pháp lập nên đế quốc thực dân lớn thứ hai trên thế giới bao gồm những vùng đất rộng lớn ở Bắc, Tây và Trung Phi, Đông Nam Á với nhiều đảo ở Caribbe và Thái Bình Dương. Pháp là thành viên trong nhóm G7 và thành viên của cộng đồng châu Âu, đồng thời là một nước có nền kinh tế phát triến tương đối toàn diện và đồng đều cả nông nghiệp lẫn công nghiệp. Pháp đứng thứ tư thế giới về dịch vụ: ngành dịch vụ của Pháp phát triển rất mạnh, đóng góp khoảng 65,9% tổng sản phẩm quốc nội và tính đến năm 2016, GDP của nước Pháp đạt 2.488.280 USD, đứng thứ 6 thế giới và đứng thứ 3 châu Âu. Pháp cũng là 1 trong 10 thành viên Liên minh châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro ngày 1 tháng 1, 1999, và các đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn thay thế đồng franc của Pháp vào đầu năm 2002. Bài tiểu luận “Tình hình địa lý kinh tế, chính trị và xã hội nước Pháp” có mục đích cung cấp những thông tin, kiến thức bao quát và cụ thể về nước Pháp trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2020. Trong quá trình viết báo cáo, do kiến thức, năng lực còn hạn chế và tồn tại nhiều vấn đề mới mẻ nên chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Vì vậy chúng em kính mong nhận được sự góp ý quý báu của thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn!

6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm về địa lý kinh tế Địa lý kinh tế là một chuyên ngành vừa thuộc kinh tế học ứng dụng vừa thuộc địa lý nhân văn chuyên nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn. 1.2. Nội dung nghiên cứu của địa lý kinh tế 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của địa lý kinh tế Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của địa lý kinh tế là hệ thống Lãnh thổ - Kinh tế Xã hội. Đây là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, bao gồm điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của lãnh thổ liên quan đến hoạt động sản xuất, nghỉ ngơi của con người cũng với việc bảo vệ môi trường sống. Về thực chất hệ thống Lãnh thổ - Kinh tế - Xã hội được xác định bởi các yếu tố tự nhiên bởi mức độ phát triển của các ngành kinh tế, phân bố kinh tế trên lãnh thổ bởi các điều kiện xã hội, chính trị. Vì thế nó sẽ khác biệt giữa các quốc gia, các vùng hoặc các khu vực có đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế, hình thái xã hội khác nhau. 1.2.2. Nội dung nghiên cứu của địa lý kinh tế Nhiệm vụ nghiên cứu của địa lý kinh tế hiện nay là tổ chức nền kinh tế xã hội theo lãnh thổ. Vì vậy việc phân vùng kinh tế, quy hoạch vùng, quy hoạch các hệ thống cư dân, các vùng thành phố, các trung tâm, đầu mối công nghiệp, các liên kết nông công nghiệp...

7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP Pháp là quốc gia có diện tích lãnh thổ khá lớn ở Tây Âu với tổng diện tích đất là 547.571 km2; dân số hiện tại của Pháp là 65.526.572 người vào ngày 17/02/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc (danso.org, 2017); GDP/người là 35.765 USD vào năm 2020 (data.worldbank.org, 2022). Thủ đô của nước Pháp là Paris. 2.1. Vị trí địa lý Pháp nằm ở phía tây châu Âu, có tọa độ địa lý vào khoảng 42°30' - 52°VTB, 4°30' KTT, 80 KTĐ, khoảng cách từ bắc xuống nam và từ đông sang tây là 975 km. Nước Pháp có nhiều mặt giáp biển, phía bắc giáp biển Măngsơ, phía tây giáp vịnh Biscay và Đại Tây Dương. Với tổng chiều dài 2.500 km, phía nam giáp Địa Trung Hải (651 km); phía đông giáp các nước: Bỉ (620 km), CHLB Đức (452 km), Lucxembua (73 km), Thụy Sỹ (573 km), Italia (488 km); phía nam giáp với Tây Ban Nha (650 km). Pháp có vị trí là trung tâm giao thông ở châu Âu, giáp với nhiều quốc gia có kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa phát triển nên đã tạo thuận lợi cho nước Pháp trong quá trình phát triển đất nước. Nhưng với vị trí này, trong thời gian trước đây Pháp nhiều lần bị chiến tranh tàn phá đất nước (Bùi, 2006). 2.2. Điều kiện tự nhiên Pháp có tỷ lệ diện tích núi và đồng bằng tương đương. Hai vùng đồng bằng của Pháp là Pari và Akitanh nằm ở tây nam đất nước, có đất đai tốt, thuận lợi cho trồng trọt. Núi của nước Pháp phân bố ở vùng phía tây và nam. Miền Tây là dãy Vosges, dãy Jura, dãy Anpơ. Dãy Alps là dãy núi cao, phong cảnh đẹp nhất ở châu Âu, và có đỉnh cao nhất châu Âu là Mont Blanc, cao 4,807 m. Ở vùng này có phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho phát triển du lịch, chăn nuôi, trồng cây ăn quả và thủy điện. Trung tâm của nước Pháp là vùng núi cổ, thấp dưới 1.000 m, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, thủy điện. Phía tây nam là dãy núi trẻ Pirene làm thành biên giới tự nhiên với Tây Ban Nha. Nước Pháp có khí hậu ôn hòa, được chia thành bốn khu vực khí hậu rõ rệt (uk.france.fr, n.d.). Miền Tây và Bắc có khí hậu ôn đới hải dương, mát mẻ, lượng mưa khoảng 800 - 1.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 7°C và tháng 7 là 16°C. 8

Miền Nam có khí hậu cận nhiệt Địa Trung H ải, mùa đông ấm, mưa nhiều; mùa hạ mát mẻ, ít mưa. Ở Macxây nhiệt độ trung bình tháng 1 là 7°C, tháng 7 là 22°C. Vùng trung tâm và phía đông có khí hậu ôn đới lục địa, mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 1°C, tháng 7 là 19°C, lượng mưa ít hơn các vùng khác (từ 500 - 700mm). Trên độ cao 600 - 800m, khí hậu vùng núi của Pháp mang lại mưa lớn và tuyết trong vòng 3 - 6 tháng hàng năm.

Hình 2.1. Lược đồ tự nhiên của Pháp Nguồn: Pédaler, rencontrer, espérer, 2012

Nhìn chung, khí hậu của nước Pháp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, du lịch và cư trú. Pháp có nhiều sông, phân bố đều khắp đất nước và phần lớn đổ ra Đại Tây Dương. Toàn quốc có 32 sông lớn và vừa, gồm các sông: Sông Xen: dài 776 km, bắt nguồn từ núi Tatsơlơ ở độ cao 470 m, chảy qua vùng kinh tế sầm uất, là đường giao thông quan trọng từ xưa. Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của nước Pháp nằm trên bờ sông này.

9

Sông Loa: dài 1.020 km, bắt nguồn từ núi cao 1.875 m, tốc độ dòng chảy lớn. Sông này đã tạo ra một vùng châu thổ rộng 1.5000 km. Sông Garon: dài 650 km, bắt nguồn từ dãy Pirene, có lưu lượng dòng chảy lớn, cửa sông rộng và sâu, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cảng. Sông Rôn: dài 812 km, phần chảy qua Pháp dài 552 km; thượng lưu của sống ở Thụy Sĩ, có độ cao 1.780 km, ở hạ lưu sông này đã tạo nên đồng bằng Bắc Pháp. Bên cạnh các con sông tự nhiên, Pháp còn có hệ thống kênh đào dày đặc. Sông ngòi của nước Pháp có giá trị về giao thông, nông nghiệp, thủy điện, du lịch và tạo phong cảnh đẹp, góp phần nuôi dưỡng và phát triển nền văn hóa Pháp. Rừng của nước Pháp chiếm khoảng 1/3 diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía đông. 2.3. Tài nguyên thiên nhiên và nguồn năng lượng Nguồn khoáng sản của Pháp nhìn chung khá hạn chế. Trữ lượng than ước tính khoảng 140 triệu tấn, tuy nhiên công cuộc khai thác lại hết sức khó khăn và tốn kém và chất lượng cũng không quá tốt. Năm 1958, sản lượng khai thác than hàng năm lên tới khoảng 60 triệu tấn; 40 năm sau, tổng số này đã giảm xuống dưới 6 triệu tấn; và vào năm 2004, mỏ than cuối cùng đã bị đóng cửa. Pháp có ít trữ lượng dầu, sản lượng khai thác dầu từ các giếng ở Aquitaine và lưu vực Paris đều hạn chế cho nên dầu lửa từ lâu đã trở thành mặt hàng nhập khẩu chính của Pháp. Uranium được khai thác ở Massif Central, và mặc dù trữ lượng thu hồi được ước tính khoảng 50.000 tấn, hơn một nửa lượng tiêu thụ hàng năm vẫn cần phải nhập khẩu. Vào những năm 1960, sản lượng quặng sắt ở Pháp đã vượt quá 60 triệu tấn với nguồn gốc chủ yếu ở vùng Lorraine, tuy nhiên hiện nay việc sản xuất đã ngừng lại mặc dù nguồn dự trữ vẫn còn. Sản lượng boxit không đáng kể, quặng chì, kẽm và bạc đều được khai thác với số lượng ít. Từ đầu thế kỷ 21, Pháp đã đạt được nhiều tiềm năng trong việc lắp đặt và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được, chẳng hạn như năng lượ ng mặt trời và năng lượng gió. Công suất lắp đặt năng lượng mặt trời của Pháp đã tăng gần 700% từ năm 2009 đến 2011, sản lượng đạt mức 2,5 gigawatt chiếm gần 4% tổng sản lượng của thế giới (France - Resources and power | Britannica, 2019). 10

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI – CHÍNH TRỊ NƯỚC PHÁP TỪ NĂM 2015 – 2019 3.1. Tình hình xã hội nước Pháp từ năm 2015 – 2019 3.1.1. Nhân khẩu học Tổng dân số Pháp giai đoạn 2015-2019 nhìn chung tăng không quá nhanh (từ 66,42 tới 67,14 triệu người), chiếm ~0,84% dân số thế giới, giữ vững vị trí nước đông dân thứ 22 trên thế giới (World Bank).

Biểu đồ 3.1. Dân số Pháp giai đoạn 2015 - 2019 (triệu người) Nguồn: World Bank

Cơ cấu giới tính nam - nữ khá cân bằng, ổn định qua cả 5 năm với tỷ lệ nam khoảng 48% và tỷ lệ nữ khoảng 52%. Tuổi thọ trung bình toàn dân là 82.9 tuổi, xếp thứ 5 trên thế giới trong đó tuổi thọ trung bình của nam là 80.1 tuổi, của nữ là 85.7 tuổi. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức duy nhất của đất nước, được Hiến pháp công nhận trở thành ngôn ngữ của Chính phủ và Giáo dục. Cũng như tại nhiều nước khác, ở Pháp, tiếng Anh vẫn là một ngoại ngữ phổ thông. Tuy nhiên, theo báo Libération, Pháp là một trong những nước đứng cuối bảng xếp hạng Surveylang của Châu Âu về năng lực ngoại ngữ.

11

3.1.2. Tôn giáo Pháp là một quốc gia thế tục, và tự do tôn giáo là một quyền lợi theo hiến pháp. Các tôn giáo nổi bật có thể kể tới:

Biểu đồ 3.2. Các tôn giáo chủ yếu tại Pháp năm 2016 Nguồn: Statista

Tuy nhiên, trong những năm gần đây các hành vi phân biệt chủng tộc và chống tôn giáo ở Pháp là vấn đề vô cùng nan giải. Theo Bộ Nội vụ Pháp, trong năm 2019, các vụ tấn công các tín đồ của các tôn giáo tăng lên đáng kể: 1052 vụ chống Kitô giáo, tương đương với năm 2018; 68 vụ bài Do Thái, tăng 27% so với năm 2018; 154 vụ chống Hồi giáo, tăng 35% so với năm trước. Các vụ tấn công bao gồm cả hành động lẫn những lời đe dọa. 3.1.3. Lao động Năm 2015, Bộ Lao động Pháp công bố số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã lên mức cao kỷ lục với 3,59 triệu người chưa có việc làm. Ở thời điểm này, trung bình mỗi người phải mất khoảng 19 tháng để tìm việc làm. Tổng thống Pháp đương thời Francois Hollande tuyên bố chi 2 tỷ euro (2,18 tỷ USD) cho các biện pháp nhằm tháo gỡ vấn đề mà ông gọi là “tình trạng khẩn cấp về kinh tế”. 12

Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp Pháp tiếp tục tăng, nâng số người thất nghiệp lên mức kỷ lục là 6,159 triệu người, tương đương 10% lực lượng lao động. Thất bại trong mục tiêu đẩy lùi thất nghiệp được cho là nguyên nhân do luật lao động Pháp bấy giờ quá rườm rà và bó buộc; Chính phủ không tạo được đà tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2017-2019, Cơ quan Quản lý Bảo hiểm thất nghiệp Pháp (Unedic) công bố số lao động không có việc làm của nước này giảm mạnh trong các năm 2018 và 2019, qua đó góp phần cải thiện thâm hụt ngân sách bảo hiểm thất nghiệp của Pháp.

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định giai đoạn 2015-2019 (%) Nguồn: Trading Economics

3.1.4. Y tế Trước khi xảy ra đại dịch Covid 19, Pháp đã thành công trong việc xây dựng hệ thống chăm sóc y tế hiện đại và an toàn cho người dân. Minh chứng là nền y tế Pháp liên tục được đánh giá là một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới. Pháp cũng là một trong những quốc gia chi mạnh tay nhất cho dịch vụ y tế với mức đầu tư 11.1% tổng GDP vào năm 2018 (so với mức trung bình là 9.8% tại các quốc gia OECD). Pháp nổi tiếng trên toàn thế giới về nghiên cứu khoa học và lâm sàng xuất sắc. Pháp có một hệ sinh thái nghiên cứu và đổi mới lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe 13

bao gồm nhiều nhiều đối tượng khác nhau, từ các công ty khởi nghiệp đến các công ty lớn. Pháp luôn là nơi đặt trụ sở của các công ty dược phẩm toàn cầu như Sanofi hay Ipsen. 3.1.5. Môi trường Ô nhiễm không khí luôn là một trong những vấn đề môi trường hàng đầu tại Pháp, được xếp hạng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong tại Pháp. Năm 2015, Pháp cùng hơn 170 quốc gia trên thế giới ký cam kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cam kết giảm lư...


Similar Free PDFs