Nhóm 5-ST5 (24-06)-DHQT16E-Tiểu luận PDF

Title Nhóm 5-ST5 (24-06)-DHQT16E-Tiểu luận
Author Quyên Trương
Course Tập huấn nghiên cứu khoa học
Institution Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 22
File Size 578.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 663
Total Views 955

Summary

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCMTRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINHĐỀ TÀIMỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DBHD”, BLLĐ CỦA CNĐQ VÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VĂN HÓA ĐỐI VỚI THANH, THIẾN NIÊN VÀ SINH VIÊN HIỆN NAYGVHD: ThS. Nguyễn Quy HưngLớp: ...


Description

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH

ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DBHD”, BLLĐ CỦA CNĐQ VÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VĂN HÓA ĐỐI VỚI THANH, THIẾN NIÊN VÀ SINH VIÊN HIỆN NAY

GVHD: ThS. Nguyễn Quy Hưng Lớp: DHQT16E- 420300335481 Sinh viên thực hiện: Nhóm 5

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021

Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DBHD” ,

BLLĐ CỦA CNĐQ VÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VĂN HÓA ĐỐI VỚI THANH, THIẾN NIÊN VÀ SINH VIÊN HIỆN NAY

Danh sách các thành viên: Stt

Họ và tên

MSSV

Lớp

10

Đổng Thành Công

20048801

DHQT16D

36

Trần Huệ Linh

20048181

DHQT16D

61

Tạ Đình Phong

20049141

DHQT16D

64

Võ Thị Lan Phương

20048771

DHQT16D

83

Bùi Thị Thùy Trang

20046981

DHQT16D

86

Châu Thị Mai Trinh

20050191

DHQT16D

90

Phạm Minh Tuấn

20041461

DHQT16D

92

Lâm Thị Lam Tuyên

20037751

DHQT16D

95

Lê Thị Thùy Vân

20047121

DHQT16D

i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ Ngày … tháng … năm 2021.

GVHD: ThS. Nguyễn Quy Hưng

ii

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài tiểu luận này chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất để chúng em có thêm kiến thức thuận lợi cho việc tìm kiếm nghiên cứu thông tin. Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - thạc sĩ Nguyễn Quy Hưng đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, chúng em xin chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Chúng em chân thành cảm ơn!

Ngày 20 tháng 06 năm2021 Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5

iii

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................................................. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa khoa học: ............................................................................................................................ 3 1.4. Thực tiễn: .......................................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................................... 5 2.1. Chiến lược Diễn biến hòa bình: ...................................................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm: ..................................................................................................................................... 5 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của chiến lực Diễn biến hòa bình: ............................................... 5 2.2. Bạo loạn lật đổ: ................................................................................................................................. 7 2.2.1. Khái niệm: ..................................................................................................................................... 7 2.2.2. Nội dung:........................................................................................................................................ 7 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 8 3.1. Nội dung: ........................................................................................................................................... 8 3.1.1. Mục tiêu của các thế lực thù địch: ............................................................................................... 8 3.1.2. Âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa: ...................... 8 3.1.3. Đối tượng chủ yếu chúng tác động: ............................................................................................. 8 3.1.4. Thực trạng: .................................................................................................................................... 8 3.1.4.1 Bạo loạn vũ trang ........................................................................................................................ 8 3.1.4.2. Biểu tình:................................................................................................................................... 10 3.1.5. Giải pháp: .................................................................................................................................... 13 3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................... 15 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 16 4.1. Tổng kết: .......................................................................................................................................... 16 4.2. Tài liệu tham khảo:.......................................................................................................................... 17

iv

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU Trong những thập kỷ tới, những mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại những biểu hiện dưới sắc thái mới; cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trên thế giới vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt với nhiều hình thức khác nhau. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn. Xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực đang mở ra những cơ hội và thách thức mới. Thế giới tiếp tục đối mặt với khủng hoảng kinh tế và các vấn đề thiên tai, dịch bệnh, những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống… Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn định do cạnh tranh lợi ích chiến lược giữa các nước lớn. Khu vực Đông Nam Á nổi lên là sự phức tạp trong ứng xử vấn đề Biển Đông, sự tranh chấp ảnh hưởng của các nước lớn ngày càng gia tăng, tạo nguy cơ mất ổn định, thậm chí căng thẳng trong các quan hệ song phương, đa phương. Trong bối cảnh quốc tế mới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thường xuyên thay đổi chiến lược và phương thức chống phá cách mạng nước ta, chúng sử dụng phương thức phi vũ trang, với thực hiện chiến lược hết sức nguy hiểm là “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ. Các thế lực phản động, thù địch tiếp tục sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Chúng đang từng bước phân hoá ta bằng những hình thức ngày càng tinh vi, điêu luyện và thủ thuật hơn. Chúng đem những chiêu bài hết sức hay ho để đánh thẳng vào tâm lý nhạy cảm của một số bộ phận người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên và sinh viên. Do vậy, chúng ta cần có " một số giải pháp về phòng chống chiến lược " Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá đối với thanh, thiếu niên hiện nay ".

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài: “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ” là chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành với những nước Xã hội Chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với nước ta, cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng và cần được tiến hành thường xuyên, kiên trì, bền bỉ. Kể từ khi giành độc lập và thống nhất đất nước đến nay, trên con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã và đang là mục tiêu thực hiện “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là chúng sử dụng “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ” nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, làm cho Việt Nam chuyển hoá theo chế độ tư bản chủ nghĩa và hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. Các thế lực thù địch đã sử dụng mọi thủ đoạn từ tiến hành những hoạt động trực tiếp như bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về ngoại giao đến những hoạt động gián tiếp như gây kích động, bạo loạn trong nước cũng như tài trợ cho các nhóm, tổ chức phản động trong và ngoài nước chống phá chính quyền, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá chế độ chủ nghĩa xã hội. Để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nền độc lập tự chủ, chúng ta cần chống lại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ”. Bằng cách đi sâu vào nghiên cứu âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; đánh giá hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ”. Từ đó đưa ra giải pháp về phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá trên tất cả các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực tư tưởng, văn hoá nói riêng đối với thanh, thiếu niên và sinh viên.

2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu tổng quát - Phân tích một số giải pháp về phòng chống “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá đối với thanh, thiếu niên và sinh viên. 2. Mục tiêu cụ thể - Chỉ rõ thế nào là “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ” - Nội dung, hình thức, âm mưu, thủ đoạn chống phá của chiến lược “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ” ở Việt Nam - Phân tích rõ thực trạng “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ”. - Đề xuất các giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ” trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá đối với thanh, thiếu niên và sinh viên ở Việt Nam hiện nay.

1.3. Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học, đưa ra các giải pháp về phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ” của chủ nghĩa nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá ở thanh, thiếu niên và sinh viên hiện nay.

1.4. Thực tiễn: Để thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trước hết, các thế lực thù địch tấn công vào nội dung cốt lõi, có ý nghĩa định hướng cho tư tưởng, ý chí và hành động của quân đội, đó là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng. Chúng hạ bệ, phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc đườ ng lối, chủ trương của Đảng, chia rẽ Đảng với quân đội, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Nêu ra và cổ xúy cho luận điệu “quân đội phi giai cấp”; “quân đội nhà nghề”... Mưu đồ hiểm độc của chúng hòng làm cho quân đội ta từng

3

bước biến chất về chính trị, mất phương hướng và mục tiêu chiến đấu, làm ảnh hưởng đến hình ảnh “Bộ đội cụ Hồ.”

4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Thực hiện âm mưu Diễn biến hòa bình, Bạo loạn lật đổ ở Việt Nam các thế lực thù địch luôn coi việc phá hoại tư tưởng - văn hóa làm mũi nhọn, là con đường ngắn nhất để làm xói mòn niềm tin của nhân dân với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đối tượng mà chúng nhắm đến chủ yếu ở đây là tầng lớp thanh, thiếu niên và sinh viên hiện nay. Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp mà chúng nhắm đến đặc biệt là giới trẻ và các thanh, thiếu niên còn non nớt trong vấn đề chọn lọc và tiếp nhân thông tin.Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải làm thất bại âm mưu thủ đoạn của các thế lục thù địch trong chống phá CMVN trong chiến lược Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Như vậy Diễn biến hòa bình, Bạo loạn lật đổ là gì?

2.1. Chiến lược Diễn biến hòa bình: 2.1.1. Khái niệm: Diễn biến hòa bình là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành. Như vậy nội dung chính của chiến lược Diễn biến hòa bình là: -

Sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh…. Để phá hoại làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa. Kích động các mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc. Khích lệ, coi trọng lối sống tư sản và từng bước làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở bộ phận sinh viên. Triệt để khái thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Nhà nước hiện hành, tạo nên sức ép ngày càng lớn buộc lãnh đạo nhà nước phải từng bước chuyển hoá, thay đổi đường lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho lực lượng đối lập.

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của chiến lực Diễn biến hòa bình: Chiến lược diễn biến hòa bình đã ra đời, phát triển cùng với sự điều chỉnh phương thức, thủ đoạn của Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến lược Diễn biến hòa bình của Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau: Giai đoạn từ năm 1945 – 1980: Đây là giai đoạn manh nha hình thành chiến lược Diễn biến hòa bình được bắt nguồn từ Mĩ:

5

Tháng 3/1947 chính quuyền Truman trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Kennan đã bổ sung, hình thành và công bố thực hiện chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Tháng 4/1948. Quốc hội Mĩ chính thức phê chuẩn kế hoạch Mác San, tawnng viện trợ để khích lệ lực lượng dân chủ, cài cắm gián điệp vào Đảng Cộng sản để phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn chủ nghĩa xã hội ở Tây Âu, hướng họ phụ thuộc vào Mĩ. Tháng 12/1957, tổng thống Aixenhao đã tuyên bố “ Mĩ sẽ giảnh thắng lợi bằng hòa bình” và mục đích của chiến lược là để làm suy yếu lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Từ những năm 60 đến 80 của thế kỉ XX, nhiều đời tổng thống kế tiếp của Mĩ như Kenơđi, Giônxon, Pho, đã coi trọng và thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” để chống lại làn sóng cộng sản, lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, từ sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ đã từng bước thay đổi chiến lược chuyển từ tiến công bằng sức mạnh quân sự là chính sang tiến công bằng “ Diễn biến hòa bình là chủ yếu”. Từ vị trí và thủ đoạn kết hợp với chiến lược “ngăn chặn” đã phát triển thành 1 chiến lược cơ bản, ngày càng hoàn thiện để chống các nước Cộng sản. Giai đoạn từ năm 1980 đến nay: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch từng bước hoàn thiện “ Diễn biến hòa bình” và trở thành chiến lược chủ yếu tiến công chống các nước xã hội chủ nghĩa. Do phát hiện thấy những sai lầm, khuyết điểm của các Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa trong cải tổ, cải cách, từ năm 1890 đến năm 1990, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã sử dụng chiến lược “ Diễn biến hòa bình” để tiến công nhàm làm suy yếu, tiến tới lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục ra sức sử dụng chiến lược “Diễn biến hòa bình” để thực hiện âm mưu xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Các thế lực thù địch cho rằng, phải làm xói mòn tư tưởng, đạo đức và niềm tin cộng sản của thế hệ trẻ để “tự diễn biến”, tự suy yếu dẫn đến sụp đổ, tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở một số nước còn lại.

6

2.2. Bạo loạn lật đổ: 2.2.1. Khái niệm: Là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do các lực lượ ng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương. 2.2.2. Nội dung: Hình thức: gồm có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang hoặc bạo loạn chính trị kết hớp với vũ trang. Thực chất bảo loạn lật đổ là 1 thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động gắn liền với “ Diễn biến hòa bình” để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Phương thức tiến hành: Thường kích động các phần tử quá khích, làm mất trật tự ổn định an toàn xã hội 1 số khu vực và trong 1 thời gian nhất định ( thường chỉ diễn ra trong không gian hẹp và thời gian ngắn) tiến tới lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quy mô: có thể diễn ra ở nhiều mức độ, quy mô nhỏ đến lớn. Phạm vi: địa bàn xảy ra bạo loạn lật đổ có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất nước, trọng điểm là những vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa của trung ương và địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở các khu vực, địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phương yếu kém.

7

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung: 3.1.1. Mục tiêu của các thế lực thù địch: Khuyến khích các khuynh hướng văn hoá, nghệ thuật độc lập với chính trị; phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hoá, nghệ thuật; phủ định văn học cách mạng, lôi kéo các văn nghệ sĩ đi theo các trào lưu văn hoá phương Tây, coi nhẹ văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc. 3.1.2. Âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa: - Tìm mọi cách phủ định, làm hạn chế đến mức thấp nhất các giá trị nền tảng tư tưởng, văn hoá Việt Nam (bản lĩnh chính trị, truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước...) là cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ngày nay. - Thông qua nhiều con đường khác nhau, chúng khuếch trương các giá trị văn hoá phương Tây, gieo rắc sản phẩm đồi truỵ, độc hại, quan điểm, tư tưởng, lối sống thực dụng, đề cao giá trị vật chất, sùng ngoại, tạo tâm lý hưởng thụ, qua đó từng bước chuyển hoá tư duy, nếp nghĩ, quan điểm của các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ theo hướng đối lập với quan điểm, tư tưởng của Đảng và truyền thống văn hoá tốt đ...


Similar Free PDFs