Nhóm 8 - ỨNG DỤNG CNTT Trong QUY Trình QUẢN LÝ VIỆN PHÍ PDF

Title Nhóm 8 - ỨNG DỤNG CNTT Trong QUY Trình QUẢN LÝ VIỆN PHÍ
Course Quan tri hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 39
File Size 2 MB
File Type PDF
Total Downloads 291
Total Views 941

Summary

Download Nhóm 8 - ỨNG DỤNG CNTT Trong QUY Trình QUẢN LÝ VIỆN PHÍ PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH UEH

ĐỀ ÁN Môn học: HỆ THỐNG THÔNG TIN BỆNH VIỆN Đề tài nghiên cứu:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUY TRÌNH QUẢN LÍ NGUỒN THU BỆNH VIỆN Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thanh Hùng Lớp: QB001 Khóa: K45 Nhóm thực hiện: Nhóm 8 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH UEH

ĐỀ ÁN Môn học: HỆ THỐNG THÔNG TIN BỆNH VIỆN Đề tài nghiên cứu:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUY TRÌNH QUẢN LÍ NGUỒN THU BỆNH VIỆN Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thanh Hùng Lớp: QB001 Khóa: K45 Nhóm thực hiện: Nhóm 8 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Trương Thị Trúc Như

31191023756

Phạm Hồng Vân

31191026554

Trần Thảo Trang

31191024099

MỤC LỤC Chương 1: Giới thiệu ............................................................................................................ 5 1.1

Đặt vấn đề ............................................................................................................... 5

1.2

Mục tiêu chung của đề tài ....................................................................................... 5

1.3

Bài toán giải quyết .................................................................................................. 6

1.4

Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 6

Chương 2: Khảo sát hiện trạng quản lý nguồn thu viện phí ở các bệnh viện ...................... 7 2.1 Hiện trạng công tác quản lý nguồn thu viện phí ở các bệnh viện ....................... 7 2.2 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình quản lý nguồn thu viện phí ......................................................................................................................... 8 Chương 3: Phân tích và thiết kế ......................................................................................... 12 Chương 4: Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KH ẢO .................................................................................................. 39

Chương 1: Giới thiệu 1.1

Đặt vấn đề

Cho tới nay, đã hơn một thập kỉ ngành Y tế ‘chuyển mình’, bắt đầu cơ chế tự chủ tài chính, phát huy quyền chủ động, tính sáng tạo của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế nhằm khai thác tối đa nguồn lực tài chính, đặc biệt là nguồn thu. Thay đổi trong cơ chế tài chính và tăng cường xây dựng hệ thống thông tin là những vấn đề quan trọng của công cuộc tự chủ. Tuy nhiên, cải tiến sẽ phải đối mặt với các thách thức. Các cơ sở y tế đã và đang chật vật trong từng bước đổi mới hệ thống, quy trình nhằm tái tạo cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ y tế đồng thời đảm bảo minh bạch, công bằng trong công tác khám chữa bệnh. Cơ chế quản lý tài chính mới gắn trách nhiệm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ; chủ động trong chính sách đãi ngộ, thu hút cán bộ y tế, đội ngũ chuyên gia, y, bác sĩ có tay nghề cao cho các cơ sở y tế. Từ đây, đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp y tế công lập phải có nghĩa vụ chủ động trong việc sử dụng nguồn thu của Nhà nước, huy động nội lực và các nguồn lực ngoài ngân sách để bù đắp nguồn ngân sách Nhà nước. Song song đó, sự bùng nổ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 yêu cầu các đơn vị sự nghiệp y tế công lập phải có chiến lược để phát triển. Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào các quy trình tại bệnh viện là điều đặc biệt cấp thiết. Trong thời buổi dân số già hóa, người dân có ý thức cao về việc chăm sóc sức khỏe, nhu cầu chi tiêu dành cho dịch vụ y tế tăng cao, mang lại nguồn thu lớn cho bệnh viện: viện phí. Sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn thu viện phí đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp y tế công lập phải có quy trình quản lý phù hợp.

1.2

Mục tiêu chung của đề tài

Dựa trên thực trạng quản lý nguồn thu viện phí, đề xuất một số giải pháp và thiết kế chủ yếu nhằm quản lý tốt nguồn thu viện phí để đáp ứng yêu cầu tự chủ tài chính theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Xác định được tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ vào việc quản lý nguồn thu cũng như nâng cao khả năng tài chính của đơn vị sự nghiệp

y tế công lập. Vậy nên chúng em chọn đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình quản lý nguồn thu viện phí’’.

1.3

Bài toán giải quyết

- Hạn chế tối đa những gian lận trong quy trình thu viện phí ở khâu kế toán như thế nào? - Xây dựng hệ thống thông tin như thế nào để tăng cường hiệu quả quản lý nguồn thu viện phí tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập? - Làm thế nào để đơn giản hóa một số thủ tục hành chính, hạn chế các giấy tờ cho bệnh nhân và NVYT trong công tác thanh toán viện phí? - Quy trình quản lý nguồn thu viện phí hiện tại có ưu, nhược điểm gì? Cần cải thiện thế nào. - Làm thế nào để phát triển mô hình tích hợp công nghệ thông tin trong hệ thống dữ liệu bệnh viện một cách hiệu quả trong?

1.4

Kết cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ, đề án được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Tổng quan đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình quản lý nguồn thu viện phí Chương 2: Hiện trạng quản lý nguồn thu viện phí ở các bệnh viện Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống quy trình quản lý nguồn thu viện phí Chương 4: Kết luận đề án và đưa ra một số kiến nghị

6

Chương 2: Khảo sát hiện trạng quản lý nguồn thu viện phí ở các bệnh viện 2.1

Hiện trạng công tác quản lý nguồn thu viện phí ở các

bệnh viện Qua khảo sát cho thấy, nguồn thu viện phí của bệnh viện chủ yếu đến từ nguồn thu bảo hiểm y tế và nguồn thu dịch vụ, khám chữa bệnh theo yêu cầu hoặc thu trực tiếp từ người bệnh. Hiện ở Việt Nam có hơn 87,4 triệu người dân tham gia BHYT, đạt gần 90% dân số. Trên thực tế có khoảng 60-70% người tham gia BHYT sử dụng thẻ BHYT để KCB điều này cho thấy vai trò quan trọng của chính sách BHYT trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của Nhà nước ta. Theo thống kê từ báo cáo kết quả hoạt động của các bệnh viện cho thấy BHYT chiếm phần lớn (từ 65% trở lên) trong tổng nguồn thu viện phí và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn thu của bệnh viện. Ngoài ra, các nguồn thu khám dịch vụ như khám theo yêu cầu, nguồn thu trực tiếp từ người bệnh cũng chiếm tỷ lệ với những con số đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa hai nguồn thu BHYT và nguồn thu dịch vụ. Về cơ bản BHYT mang lại nguồn thu lớn cho các bệnh viện công lập đều xuất phát từ điều kiện thăm khám của từng người bệnh có thể có để chi trả hoạt động KCB. Bảng 2.1 Thống kê từ nguồn thu BHYT và nguồn thu dịch vụ trong tổng nguồn thu viện phí tại BV

Nguồn thu Bệnh viện

Nguồn thu trực tiếp từ người bệnh, dịch vụ, khám chữa bệnh theo yêu cầu

BHYT

Đồng

Tỷ lệ

BV ĐK Thốt 28.920.172.056 67% Nốt (2016)

Tổng thu

Đồng

Tỷ lệ

Đồng

Tỷ lệ

14.480.792.000

33%

43.400.964.056

100%

BV Nhi Quảng Ngãi 70.366.685.870 68%

9.423.381.000

32% 103.310.250.393 100%

30.000.000.000 96%

1.150.000.000

4%

31.150.000.000

100%

53.811.956.688 76%

7.418.032.973

24%

70.732.993.461

100%

(2018)

BV YHCT Yên Bái (2020)

BV ĐK Hoằng Hóa (2020)

2.2

Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình

quản lý nguồn thu viện phí 2.2.1 Tình hình trong nước Với bối cảnh dịch bệnh covid ngày càng phức tạp như hiện nay, CNTT đã và đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các khâu hành chính như: đăng ký khám chữa bệnh, lấy số thứ tự, thanh toán viện phí, thanh toán thuốc. Quy trình quản lý nguồn thu viện phí nói riêng và quy trình khác trong bệnh viện nói chung đều đang sử dụng hệ thống CNTT để xử lý. Mỗi quy trình nhỏ lẻ cũng được xác định một cách rõ ràng và minh bạch, các quy trình trong cả một hệ thống bệnh viện lớn bắt đầu có sự kết nối mạch lạc. Cũng nhờ vậy mà quy trình nguồn thu viện phí đã được số hóa một phần bằng những hóa đơn điện tử, phần mềm quản lý tiền thu trong ngày cũng như trong tháng, quý, các năm. Bên cạnh đó, các thao tác hành chính như tiếp nhận bệnh nhân từ các dịch vụ, tổng đài, web trực tuyến cũng được đưa vào quy trình nguồn thu viện phí. Một số hoạt động mang tính chuyên môn như thực hiện y lệnh, thống kê vật tư tiêu hao, kê đơn thuốc ở những văn bản giấy đã được đơn giản hóa bằng hệ thống.

Hiện nay, quy trình quản lý nguồn thu viện phí tại các bệnh viện gồm có 6 bước chính: o Tiếp nhận thông tin người bệnh o Chuyển bệnh nhân đến khu khám bệnh o Tiến hành thu tạm ứng o Cập nhật vật tư tiêu hao o Tiến hành thu viện phí o Lập báo cáo thu, nộp o Lưu hồ sơ Nhìn chung, quy trình trên phù hợp với cách vận hành của bệnh viện nước ta. Tuy nhiên, việc đưa CNTT vào quy trình trên lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Bên cạnh những lợi ích thuận tiện mà CNTT mang lại cho quy trình, vẫn còn tồn tài một số điều chưa được hoàn thiện. Thực tế đã có tới hơn 65% bệnh viện toàn quốc ứng dụng phần mềm báo cáo thống kê của bệnh viện; 20% bệnh viện ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện. Một số bệnh viện tuyến trung ương đã hình thành bệnh viện vệ tinh có hệ thống y tế từ xa như Bệnh viện Nhi TW, Việt Đức, Bạch Mai… nhằm tư vấn cho các bệnh viện tuyến dưới. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phần mềm vẫn chưa có được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, Bộ Y tế xác định các đơn vị cần hỗ trợ để các nhà cung cấp dịch vụ tin học xây dựng các phần mềm ứng dụng chuyên biệt trong một số lĩnh vực như quản lý bệnh viện, quản lý trang thiết bị, quản lý đào tạo, đồng thời Bộ Y tế cho sử dụng một số chuẩn quốc tế làm cơ sở xây dựng các phần mềm ứng dụng. Về hệ thống ngành y tế Việt Nam, vẫn còn tình trạng nghẽn thông tin ở một số cơ sở y tế tuyến dưới, làm cho việc điều trị cũng như công tác hành chính cũng trở nên khó khăn hơn. Vấn đề chuyển dữ liệu lên cổng thông tin của Bộ Y tế cũng chưa giải quyết tốt, các cơ sở ở các tuyến còn hoạt động riêng lẻ, rời rạc, gây khó khăn trong việc kiểm soát đối với cơ quan nhà nước.

2.2.2 Tình hình ngoài nước

Hiện nay các bệnh viện trên thế giới đang có xu hướng mã hóa, thành lập những bộ phận nhất định phụ trách một khâu nhất định như: tạo lập và quản lý các mã hóa chuyên biệt cho từng bộ phận, thanh toán, quản lý từ chối, giải quyết vấn đề,... . Theo đó, mỗi bệnh nhân sẽ có một tài khoản tương ứng với một mã bệnh nhân riêng. Mỗi nhóm phải chịu trách nhiệm về một tập hợp các chỉ số chu kỳ doanh thu và các chỉ số giữa các nhóm là giống nhau để có thể dễ dàng so sánh, đối chiếu trực tiếp. Với thiết kế này, những vấn đề liên quan đến cấu trúc tổ chức truyền thống đều được loại bỏ và một nền tảng để đào tạo chéo và cạnh tranh theo nhóm, cùng với trả lương dựa trên hiệu suất, được xây dựng trong cấu trúc. Trong mô hình này, trách nhiệm của người quản lý chuyển sang quản lý hiệu suất và cải tiến quy trình trong khi nhóm tập trung vào hoạt động của chính mình. Mục đích là để hợp lý hóa các dịch vụ bệnh nhân, giảm thiểu các khiếu nại bị từ chối và đẩy nhanh việc hoàn trả đồng thời cải thiện sự hài lòng của bệnh nhân và hiệu suất tổng thể của chu kỳ doanh thu. Bên cạnh đó, tự động hóa có thể dẫn đến giảm bớt thủ tục giấy tờ, các quy trình được tiêu chuẩn hóa, tăng năng suất và tuyên bố sạch hơn. Tự động hóa cũng dẫn đến việc kiểm soát chi phí tốt hơn, năng suất cao hơn và quản lý sử dụng hiệu quả. Ngoài ra quản lý chu kỳ doanh thu chăm sóc sức khỏe là quy trình tài chính thu thập các khoản thanh toán cho các hóa đơn y tế để tạo ra doanh thu cho một tổ chức chăm sóc sức khỏe. Một hệ thống liên quan đến việc bảo trì mà các công ty thực hiện nhằm đánh giá cũng như tối ưu độ tin cậy và an toàn: RCM (Reliability-centered maintenance) kết hợp dữ liệu quản trị, chẳng hạn như thông tin cá nhân của bệnh nhân, tên công ty bảo hiểm và mã điều trị, với thông tin thanh toán tài chính. Các tổ chức y tế sử dụng hệ thống mã hóa và thanh toán tập trung để cho phép các quy trình hoàn trả, tuân thủ và khám bệnh đáng tin cậy.

2.2.3 So sánh Về mặt công nghệ thì các nước trên thế giới đã áp dụng thành công một số phần mềm, hệ thống riêng biệt để quản lý các nguồn thu viện phí cũng như cách phản hồi khách hàng nhanh chóng, giảm thiểu các giấy tờ hành chính, các quy trình được chuẩn hóa hơn, tăng năng suất và minh bạch hơn, các thao tác cũng được tự động hóa hiện đại. Nền y tế

các nước đã bỏ xa Việt Nam về mặt kỹ thuật công nghệ lẫn chuyên môn, đó là điều không thể chối bỏ. Nhìn chung, Việt Nam vẫn đang phát triển CNTT trong lĩnh vực y tế theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên những vấn đề chưa được giải quyết như bảo mật và cơ sở dữ liệu tích hợp vẫn còn tồn đọng và hạn chế. Song, chúng ta vẫn có thể học hỏi và tham khảo ở một số quốc gia có nền y tế ổn định, hiện đại như Singapore, Thụy sĩ, Hà L an, Úc, Đức,... . Công tác quản lý nguồn thu viện phí của Việt Nam sẽ tốt lên nếu chúng ta phát triển, chuyển đổi, trau dồi kỹ thuật cũng như kỹ năng quản lý.

Chương 3: Phân tích và thiết kế 3.1

Lập kế hoạch

✓ Mục tiêu: các bệnh viện nói riêng và ngành y tế nói chung đều đang tập trung hoàn chỉnh trung tâm dữ liệu dùng chung của ngành y tế. Ứng dụng các công nghệ thông minh để phân tích số liệu về hoạt động y tế kịp thời, chính xác, giúp dự báo về diễn biến tình trạng sức khỏe, bệnh tật trong cộng đồng, từ đó có các chính sách y tế phù hợp. Hình thành cơ sở dữ liệu thống kê y tế, cung cấp số liệu phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định chính sách của ngành y tế. Mục tiêu đặt ra trong thời gian tới là 100% dịch vụ công đơn giản liên quan đến hành chính phải được cung cấp thông tin trên môi trường mạng ✓ Tính khả thi của hệ thống CNTT trong bệnh viện đối với công tác quản lý nguồn thu viện phí cũng được thể hiện rõ ở một vài khía cạnh về kinh tế, về tổ chức và cả về kỹ thuật. Cụ thể như sau: o Về kinh tế: Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nguồn thu viện phí bệnh viện sẽ giúp bệnh nhân, cơ sở y tế, bệnh viện nói riêng và ngành y tế nói chung giải quyết được những vấn đề sau đây: • Đối với bệnh nhân: -

Đăng ký khám - chữa bệnh bằng hình thức trực tuyến qua fanpage, web, hoặc tổng đài giúp người bệnh giảm thiểu được thời gian thăm khám hơn so với đăng ký khám trực tiếp tại bệnh viện. Ngoài ra còn giúp người bệnh tiết kiệm được quỹ thời gian cá nhân, không gặp áp lực khi phải dành quá nhiều thời gian cho một lần khám bệnh.

-

Việc thanh toán viện phí không còn giới hạn ở hình thức tiền mặt mà bao gồm cả thanh toán qua tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán bằng thẻ được gán bằng một mã định danh, giúp bệnh nhân thuận tiện trong việc thanh toán viện phí, đẩy nhanh chu trình thanh toán.

-

Điều này giúp bệnh viện khẳng định được trình độ phục vụ và sự uy tín với bệnh nhân. Bệnh viện sẽ nhận được doanh thu lớn nhờ phương thức quảng cáo “truyền miệng” từ bệnh nhân. • Đối với cơ sở y tế:

-

NVYT không phải mất quá nhiều thời gian để trích lục những thông tin được lưu lại trên giấy mà thay vào đó, những thông tin về kết quả cận lâm sàng, viện phí, BHYT, toa thuốc, vật tư tiêu hao,... đều được lưu lại trên hệ thống máy tính.

-

Giúp NVYT hoặc bác sĩ cập nhật hồ sơ bệnh án lâm sàng hoặc cận lâm sàng một cách nhanh chóng, kịp thời.

-

Giải quyết được những vấn đề rủi ro hành chính như sai chính tả, chữ viết không rõ,...

-

Liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận bằng một hệ thống thông tin sẽ mang lại hiệu quả làm việc lớn, chấm dứt tình trạng nghẽn thông tin giữa các bộ phận, khoa phòng.

-

Quy trình thu viện phí trên hệ thống được kiểm soát chặt chẽ và minh bạch hơn, có thể tránh hoàn toàn trường hợp NVYT biển thủ viện phí, làm thất thoát doanh thu của bệnh viện.

-

Góp phần xây dựng bộ máy hoạt động được phối hợp nhịp nhàng, trôi chảy, chấm dứt tình trạng nút thắt cổ chai cho cơ sở y tế nói chung và bệnh viện nói riêng. Bên cạnh đó, mọi hoạt động của cơ sở y tế, bệnh viện đều được thực hiện rõ ràng, minh bạch, hướng đến mục tiêu chung đó là phục vụ người bệnh • Đối với ngành y tế:

-

HTTT trong lĩnh vực y tế Việt Nam sẽ ngày càng được cải thiện nếu tất cả các đơn vị y tế từ trung ương đến địa phương đều đượ c tiếp cận đầy đủ các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm, hệ thống quản lý phù hợp tương ứng.

-

HTTT nếu được phủ rộng đến các cơ sở y tế nhỏ lẻ ở các xã, huyện sẽ mang lại giá trị lớn về hiệu quả công việc, việc lưu chuyển bệnh nhân hoặc thông

tin bệnh nhân được diễn ra một cách xuyên suốt. Tạo nên một hệ thống quản lý thông tin hoàn thiện về mặt kỹ thuật lẫn quản trị. -

Hệ thống quản trị y tế thông minh sẽ góp phần nâng cao hình ảnh, chất lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam, tăng sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng các dịch vụ y tế, hướng đến nền y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

o Về tổ chức: Với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tuy không đủ điều kiện để đầu tư cải cách HTTT y tế một cách bài bản và nhanh chóng như các nước có điều kiện khác. Nhưng, ngành y tế Việt Nam đang trên con đường dần hoàn thiện các mục tiêu về kỹ năng chuyên môn của các y bác sĩ, về kỹ thuật trong CNTT, và cả về kỹ năng quản lý một cơ sở y tế, bệnh viện nói riêng và ngành y tế Việt Nam nói chung. Việc áp dụng CNTT một cách toàn diện trong bệnh viện chỉ còn là vấn đề thời gian. Nếu áp dụng đúng và đủ, CNTT sẽ thực hiện đúng vai trò của nó trong HTTT bệnh viện, những khoảng trống nhân lực cũng được giải quyết bằng hệ thống tự động hóa, giảm tác động của con người lên kết quả và quá trình xử lý thông tin cũng được nhìn nhận một cách khách quan nhất. Hiện nay, công tác quản lý nguồn thu viện phí từ BHYT và dịch vụ đang có sự tham gia của Phòng tài chính kế toán, Phòng vật tư thiết bị y tế kết hợp với khoa lâm sàng hoặc cận lâm sàng. Sự kết hợp của bốn khoa, phòng này cộng với CNTT đang được phát triển sẽ đưa quy trình thu viện phí hoạt động một cách hiệu quả, nhanh và chính xác hơn. Theo đó, khoa lâm sàng hoặc cận lâm sàng sẽ chuyển dữ liệu các vật tư tiêu hao hàng ngày đã sử dụng cho bệnh nhân về phòng V ật tư thiết bị y tế sau khi bệnh nhân hoàn thành các thủ thuật. Tiếp theo, dữ liệu đã được thống kê sẽ được kiểm duyệt, in phiếu và chuyển đến phòng Tài chính kế toán để thống kê viện phí. Có thể thấy, sự kết nối nhịp nhàng giữa các phòng ban đã làm cho việc quản lý nguồn thu viện phí trở nên rõ ràng, xuyên suốt và minh bạch hơn. Khối lượng công việc của người nhân viên y tế cũng được giảm, làm tăng hiệu suất làm việc của tổ chức.

o Về kỹ thuật: Những phần mềm CNTT nếu được xây dựng và áp dụng đúng, đủ vào quy trình vận hành của bệnh viện sẽ mang lại một kết quả tốt, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến đầu với khả năng hội nhập công nghệ cao. Tuy nhiên, những phần mềm được xây dựng nhưng không được sử dụng hoặc những phần mềm chưa được xây dựng hoàn thiện, nửa vời sẽ gây ra tình trạng lãng phí, điều này thường bắt gặp ở các cơ sở y tế tuyến dưới. Vì vậy, tính khả thi về việc xây dựng các phần mềm hệ thống thông tin sử dụng trong bệnh viện nằm ở mức tương đối. Đối với quy trình quản lý nguồn thu viện phí, việc tích hợp giữa mô hình đăng ký khám chữa bệnh và mô hình thanh toán viện phí, trong đó có sự tham gia giữa các bộ phận vật tư - thiết bị, bộ phận lâm sàng và cận lâm sàng, là một quyết định thông minh của nhà quản trị. Việc xây dựng mô hình tích hợp này cũng trở nên đơn giản hơn khi các cơ sở dữ liệu giữa các khoa, phòng có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng, kh...


Similar Free PDFs