tiểu luận quản trị rủi ro trong quy trình sản xuất của vinamilk PDF

Title tiểu luận quản trị rủi ro trong quy trình sản xuất của vinamilk
Course TMM Co ltd
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 33
File Size 578.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 248
Total Views 418

Summary

Download tiểu luận quản trị rủi ro trong quy trình sản xuất của vinamilk PDF


Description

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 1. Khái niệm quản lý rủi ro và quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng 1.1. Quản lý rủi ro 1.1.1. Khái niệm quản lý rủi ro Quản lý rủi ro là tổng hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và kế hoạch quản lý rủi ro, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức liên quan đến quản lý rủi ro sao cho đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.

1.2. Quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng 1.2.1. Khái niệm Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng (SCRM) là "việc thực hiện các chiến lược để quản lý cả rủi ro hàng ngày và rủi ro đặc biệt dọc theo chuỗi cung ứng dựa trên đánh giá rủi ro liên tục với mục tiêu giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính liên tục". 1.2.2. Nguyên tắc  Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết  Ra các quyết định xử lý rủi ro ở cấp thích hợp  Chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi phí  Kết hợp quản trị rủi ro vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp 1.2.3. Mục đích Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng nhằm mục đích cố gắng giảm lỗ hổng chuỗi cung ứng thông qua cách tiếp cận toàn diện phối hợp, liên quan đến tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, trong đó xác định và phân tích rủi ro của các điểm thất bại trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, thông qua các hiển thị về chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể phát hiện và làm rõ tác động của các sự kiện bất thường xảy ra trong chuỗi. Rủi ro đối với chuỗi cung ứng từ các mối đe dọa tự nhiên không thể đoán trước đến các sản phẩm giả, và đạt đến chất lượng, bảo mật, đến khả năng phục hồi và tính toàn vẹn của sản phẩm. Các kế hoạch giảm thiểu để quản lý các rủi ro này có thể liên quan đến các lĩnh vực hậu cần, an ninh mạng, tài chính và quản lý rủi ro; mục tiêu cuối cùng là đảm bảo tính liên tục của chuỗi

cung ứng trong trường hợp kịch bản xảy ra nếu không sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh bình thường. Đôi khi, từ những rủi ro phát hiện trong quá trình quản trị, doanh nghiệp dễ dàng xử lý nhanh chóng các vấn đề có thể xảy ra. Cách tiếp cận này giúp làm tăng tính minh bạch, giảm chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động trong từng “mắt xích” của chuỗi. 1.2.4. Quy trình quản lý rủi ro Bước 1: Nhận diện và phân tích rủi ro  Xác định rủi ro Xác định và nhận diện những rủi ro là một quá trình làm tăng thêm sự hiểu biết về những tiềm ẩn của rủi ro và những điều gây trở ngại, phương hại đến các “mắt xích" trong chuỗi cung ứng và trong công việc quản lý chuỗi một cách cụ thể. Nó giúp chúng ta thấy được những biến cố, những dấu hiệu của rủi ro trong khi tiến hành quản lý, điều hành tổng thể chuỗi. Thêm vào đó, ta cũng cần xác định những rủi ro dựa vào bản chất của chuỗi cung ứng cũng như những rủi ro do việc đưa ra quyết định quản lý sinh ra, xác định những tiềm ẩn của rủi ro trong lĩnh vực quản lý về thời gian, phạm vi, chất lượng và chi phí. Có hai công cụ để xác định rủi ro là lưu đồ - những sơ đồ chỉ ra những thành phần khác nhau của hệ thống và liên quan giữa chúng và phỏng vấn, trao đổi.  Những biến cố rủi ro Là những sự việc cụ thể xảy ra làm thiệt hại cho hoạt động của chuỗi hoặc mất mát lợi ích từng thành phần trong việc điều hành và quản lý chuỗi cung ứng. Ví dụ như: thay đổi cơ chế, luật pháp, lạm phát kinh tế vượt quá so với mức dự kiến; sự thiếu hụt, hư hỏng của cấu trúc, lỗi nhỏ trong thành phần chuỗi… sau khi xác định được những biến cố rủi ro, ta cần đánh giá những khả năng xuất hiện của nó, để tìm cách khắc phục.  Triệu chứng của rủi ro Là những biểu lộ hay bắt đầu của những sự kiện phát sinh rủi ro. Ví dụ như việc chi tiêu vượt qua giới hạn ở những công việc ban đầu có thể là việc ước lượng chi phí không chính xác. Sự dẫn chứng bằng tài liệu cho thấy có triệu chứng rủi ro sẽ giúp các nhà quản lý xác định được tiềm ẩn của những biến cố rủi ro và phải đáp trả, đối phó với nó như thế nào.  Phân tích rủi ro

2

Phân tích rủi ro là quá trình ước lượng những rủi ro để đánh giá. Qua đánh giá có thể xác định được những rủi ro nào có thể chấp nhận được hay không cần quan tâm. Xác định thứ tự cũng như độ ưu tiên của nó để xử lý, đối phó. Một số công cụ và kỹ thuật cho định lượng rủi ro như: Tiền cần phải chi (EVM – Expected Monetary Value), tính toán những nhân tố rủi ro (Calculation of Risk factors), Ước lượng Pert, mô phỏng rủi ro và tham khảo ý kiến chuyên gia. Bước 2: Đo lường rủi ro Đây là bước xây dựng tần suất xuất hiện rủi ro và tiến độ hay mức độ nghiêm trọng của rủi ro dựa trên các yếu tố tần suất và biên độ xuất hiện. Từ đó, nhà quản trị có thể phân bổ sự tập trung hợp lý cho từng hoạt động trong chuỗi cung ứng Bước 3: Kiểm soát rủi ro Sau khi đã xác định và đo lường mức độ rủi ro, tổ chức phải phát triển việc đối phó rủi ro. Đối phó với rủi ro bao gồm việc định nghĩa những bước cho việc mở rộng cơ hội và phát triển kế hoạch giải quyết rủi ro và những đe doạ đến thành công của tổng thể hoạt động trong chuỗi, ba bước đối phó rủi ro là:  Tránh rủi ro: Phải ước lượng 1 cách cụ thể những rủi ro hay đe doạ, thường là tìm ra nguyên nhân của nó.  Chấp nhận rủi ro: Chấp nhận kết quả mà rủi ro sinh ra. Ví dụ sau một buổi thảo luận về một nhóm dự án nào đó, kết luận chung có thể dẫn đến sự trì hoãn thời gian, mà rủi ro thường là mất thêm chi phí  Làm nhẹ bớt rủi ro: Làm giảm bớt ảnh hưởng gây nên rủi ro, là giảm xác suất xảy ra như tham gia bảo hiểm, dịch vụ bảo trì bằng những hợp đồng phụ. Bước 4: Tài trợ rủi ro Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù những tổn thất xảy ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất. Đối với phạm vi công ty, dĩ nhiên các nhà quản trị cần tìm ra cách quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng, cân nhắc về chiến lược đặt chuỗi cung ứng để đạt được trạng thái cân bằng về lợi nhuận cho các bên. Các giải pháp này bao gồm từ việc xác định chiến lược cơ bản về cung ứng cho thị trường đến việc quyết định các chiến thuật phù hợp. Mặt khác, doanh nghiệp dù có tiềm lực về tài chính dồi dào tới đâu cũng khó tự mình xây dựng riêng một hệ thống chuỗi cung ứng, mà cần phải hợp tác, liên kết với doanh nghiệp khác. 3

2. Các loại rủi ro trong quản lý chuỗi cung ứng 2.1. Rủi ro giá thành Rủi ro giá thành chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính: lạm phát và biến động. Việc tăng giá đột ngột có thể ảnh hưởng lớn đến các thị trường dễ bị tác động. Một biện pháp để kiểm soát tình trạng này là ký kết hợp đồng dài hạn, có thể giúp giảm tác động của các đợt tăng giá trong tương lai. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có mặt hạn chế là mất tính linh động. Đặc biệt, khi giảm phát diễn ra và giá thành đã cố định dài hạn, công ty cũng sẽ bị thiệt hại lớn. Nhân tố thứ hai liên quan đến rủi ro giá thành là biến động thị trường. Tình trạng này diễn ra khi thị trường thay đổi nhanh, đột ngột khó dự đoán. Khi thị trường biến động, trượt giá có thể diễn ra bất ngờ, đồng thời việc hoạch định kế hoạch cũng khó khăn hơn. Thị trường hàng hóa dễ bị biến động nhất, dẫn đến người mua trong thị trường này thường ký các hợp đồng bảo đảm trong đó giá sản phẩm có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hiện tại nhưng về lâu về dài sẽ có lợi cho người mua. 2.2. Rủi ro chất lượng Rủi ro chất lượng có thể diễn ra vì một nguyên nhân đơn giản (ví dụ thùng đựng hàng dính nước và bị móp) nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng (bao bì đóng gói không sử dụng được, dẫn đến đình trệ dây chuyền sản xuất). Quản lý rủi ro chất lượng là quá trình áp dụng nhiều phương pháp để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước các thay đổi bất thường có thể diễn ra trong quá trình sản xuất. Các quy trình đảm bảo chất lượng, cung cấp hướng dẫn hữu ích về cách tự động hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu lỗi do con người, đồng thời, cũng khuyến khích sử dụng các quy trình tối giản, hiệu quả. 2.3. Rủi ro pháp lý Khi nhà cung cấp vi phạm pháp luật, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể bị liên đới. Ví dụ, theo Đạo luật Chống hối lộ của Anh, khi một nhà cung ứng phạm tội tham nhũng trong quá trình kinh doanh, khách hàng của công ty đó có thể phải chịu các án phạt tài chính nặng nề. Vì thế, khi ký kết hợp đồng, các công ty cần bổ sung các điều khoản giúp bảo vệ mình trước các rủi ro pháp lý từ bên cung ứng. Tuy nhiên, điều này chỉ giúp giải quyết một phần các rủi ro pháp lý mà thôi. Để công ty không bị ảnh hưởng bởi các rủi ro loại này, họ cần phải đào tạo bên cung ứng và đội ngũ 4

thu mua của mình sao cho nhận thức đầy đủ về luật pháp, và phải có thái độ kiên quyết trước các hành vi phạm pháp. 2.4. Rủi ro danh tiếng Đây là loại rủi ro khó lường nhất. Rủi ro này liên quan mật thiết đến quan điểm của công chúng về doanh nghiệp. Danh tiếng của một công ty có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu cộng đồng cho rằng công ty đang vi phạm một vấn đề đạo đức nào đó, hay thậm chí vi phạm luật pháp. Tương tự như rủi ro về pháp lý ở trên, công ty bạn có thể không liên quan đến rủi ro danh tiếng, nhưng nhà cung cấp của bạn lại là người gặp rủi ro, thì sớm hay muộn gì doanh nghiệp của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để tránh tình trạng này xảy ra, doanh nghiệp cần phải chủ động giám sát và thực hiện các tiêu chuẩn, các quy định pháp luật. 2.5. Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính chuỗi cung ứng là khả năng các nhà cung cấp sẽ gặp phải một sự kiện kinh doanh đe dọa tình hình tài chính của họ. Một sự kiện rủi ro tài chính có thể xảy ra do sự phá sản của nhà cung cấp, sự biến động của thị trường và nhiều hơn nữa. 2.6. Rủi ro nguồn nhân lực Rủi ro nhân lực đề cập đến các đối tượng có liên quan đến tài sản con người của tổ chức. Rủi ro có thể gây tổn thương cho quản lý, nhân viên hay các đối tượng có liên quan đến tổ chức như khách hàng, nhà cung cấp... Thiệt hại trong rủi ro nhân lực có thể xảy ra khi nhân lực trong doanh nghiệp bị thương tật, bị tử vong, khi họ tuổi cao phải về hưu, khi một nhân lực rời bỏ doanh nghiệp... 2.7. Rủi ro trong dự trữ bảo quản Trong dự trữ và bảo quản hàng hóa sẽ có một số rủi ro về:  Sự gián đoạn nguồn cung ứng: Đây là một trong những rủi ro thưởng gặp phải khi sản phẩm hàng mua về mang tính chất thời vụ hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, sự gián đoạn nguồn cung ứng còn có thể xảy ra khi hoạt động mua hàng của doanh nghiệp không được thực hiện. Để đối phó với rủi ro này các doanh nghiệp thường đặt trước hàng. Dự trự một lượng lớn hàng tổn kho khá tốn kém. Do vậy, nhiều công ty xác định lượng hàng tồn kho thấp nhất với việc quản trị cô

5

hiệu quả. Ngược lại, các nhà quản trị bán hằng lại muốn hượng tổn kho tương đối cao, đặc biệt khi giảm nguôn cung ứng được bảo trước.  Sự biến đổi về chất lượng hàng hóa: Mức tồn kho hàng hóa ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa trong kho. Nếu công tác bảo quản hàng hóa dự trữ tốt, chất lượng hàng hóa cũng được đảm bảo. Nếu công tác bảo quản không tốt thì hàng hỏa bị giảm sút chất lượng làm hoạt động tiêu thụ bị giản đoạn thì mức tồn kho tăng lên.  Khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp: Nếu khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường lớn tức là doanh nghiệp có thể dự bảo chính xác nhu cầu sử dụng sản phẩm hang hóa trong kỳ. Vì vậy, sản phẩm hàng hóa dự trũ hàng tồn kho cũng phải đảm bảo kịp thời cho hoạt động tiêu thụ trên các thị trường đồ. Còn nếu khả năng xâm nhập và mở rông thị trường thấp thì phải xác định mức tổn kho hợp lý, tránh tình trạng để hàng hóa ứ đọng do khơng khai thác được nhu cầu ở thị trường mới. 2.8. Rủi ro trong quản lý nhà phân phối  Rủi ro lớn nhất mà các nhà quản trị lo lắng đó chính là lượng hàng tồn kho.  Hết hàng hoặc cháy hàng là rủi ro thứ 2 trong quy trình phân phối của Doanh Nghiệp  Rủi ro đến từ nhân viên bán hàng: Đây là bộ phận cốt lõi của Doanh Nghiệp, việc phân phối sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như công ty không có quy trình quản lý chặt chẽ nhất là đối với các công ty với quy mô cả nước, số lượng nhân viên bán hàng lớn. Làm sao để biết được có bao nhiêu nhân viên thực sự làm việc? Đội ngũ bán hàng có hoạt động với hiệu suất 100% hoặc hơn không? Đội ngũ nhân viên có được theo sát hay huấn luyện (Coaching) đầy đủ các kỹ năng bán hàng hay không?  Rủi ro về sự cạnh tranh: với thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp ngoài việc có sản phẩm tốt, giá thành tốt, thị trường tốt, cần phải quan tâm đến yếu tố quản lý hệ thống phân phối tốt để đảm bảo việc bao phủ thị trường, nắm bắt được nhu cầu và sở thích của khách hàng. 2.9. Rủi ro do thiên tai Rủi ro thiên tai chuỗi cung ứng là khả năng chuỗi cung ứng của bạn bị gián đoạn do bão, động đất hoặc các nguy cơ tự nhiên khác. Trong một thế giới toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, loại rủi ro này chỉ đang gia tăng.

6

Thiên tai làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, có thể gây tổn thất về nhân lực, nguồn cung ứng, các mắt xích trong chuỗi… 2.10.

Rủi ro thông tin

Trong một chuỗi, các mắt xích cần phải chia sẻ thông tin với nhau thì mới có thể quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu có sự kiện gây thiếu thông tin hoặc hiểu nhầm thông tin giữa các mắt xích sẽ gây ra rủi ro cho toàn bộ chuỗi cung ứng.

7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 1. Giới thiệu khái quát về công ty 1.1. Thông tin cơ bản Tên đầy đủ Mã cổ phiếu Tên tiếng Anh Tên viết tắt Vốn điều lệ Trụ sở chính Điện thoại Fax Email Website

: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM : VNM : Vietnam Dairy Products Joint Stock Company : Vinamilk : 14.514.534.290.000 đồng : 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TPHCM : (84-28) 54 155 555 : (84-28) 54 161 226 : [email protected] : www.vinamilk.com.vn www.vuoncaovietnam.com Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế: 0300588569 Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company), thành lập năm 1976, với ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Vinamilk là đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 doanh nghiệp Châu Á xuất sắc nhất năm 2010 do tạp chí Forbes Asia bình chọn. Được Vietnam Report (VNR) xếp hạng top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra Vinamilk cũng được Nielsen Singapore xếp vào một trong 10 thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất. Hiện nay Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm 55% thị phần sữa cả nước, trong đó 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 250.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây

8

dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan. 1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh 1.2.1. Tầm nhìn thương hiệu “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người” 1.2.2. Sứ mệnh thương hiệu “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” Mục tiêu của công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh củng cố xây dựng một hệ thống các thương hiệu cực mạnh, phát triển thương hiệu sữa Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín và đáng tin cậy nhất Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người Việt Nam. 1.3. Sản phẩm Vinamilk cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm với các ngành hàng chính:  Sữa nước: sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt trùng, sữa organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super SuSu.  Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi, ProBeauty.  Sữa bột: sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum Gold, bột dinh dưỡng Ridielac, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold.  Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam (Southern Star) và Ông Thọ.  Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc Kem, Nhóc Kem Ozé, phô mai Bò Đeo Nơ.  Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước nha đam, trà, nước đóng chai Icy, sữa đậu nành GoldSoy. 2. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động chuỗi cung ứng của Vinamilk 2.1. Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk

9

: dòng sản phẩm : dòng thông tin : dòng tài chính 2.1.1. Khâu cung ứng đầu vào Khâu cung ứng đầu vào của Vinamilk gồm có nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò trong nước. 2.1.1.1.

Nguồn nguyên liệu trong nước:

Vinamilk hiện có 13 trang trại bò sữa, 12 ở Việt Nam và 1 ở Xiêng Khoảng – Lào, với tổng cộng 27 000 con bò sữa tại VN, 4000 con tại Lào. Ngoài ra, Vinamilk còn hợp tác với 6000 hộ nông dân với tổng cộng hơn 100 000 con bò sữa. Nguồn nguyên liệu này cung cấp khoảng 950-1000 tấn sữa tươi/ngày.

 Các trang trại bò sữa của Vinamilk  Vinamilk tự hào là doanh nghiệp sữa Việt Nam luôn tiên phong trong lĩnh vực chăn nuôi.  Hiện nay, tất cả hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa được Công ty đầu tư xây dựng dựa theo tư vấn thiết kế và công nghệ hiện đại trên Thế giới như Mỹ, Thụy Điển và Israel. Vinamilk còn phát triện các hệ thống chăm sóc sức khỏe đàn bò, xây dựng trung tâm cấy truyền phôi để cải tạo nguồn gen đàn bò, cũng như đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng hợp lý cho bò theo chuẩn Global G.A.P 10

 Nguồn nguyên liệu từ hộ nông dân

Hộ chăn nuôi

Nhà máy chế biến sữa

Trại thu gom sữa

 Sữa tươi nguyên liệu: Các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò có vai trò cung cấp nguyên liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa. Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa.  Trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nông dân, nông trại nuôi bò, thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa, bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Trung tâm sẽ cung cấp thông tin cho hộ nông dân về chất lượng giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu. Đồng thời trung tâm thu mua sẽ thanh toán tiền cho các hộ nông dân nuôi bò. Ngoài ra, các trạm thu mua này còn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho nông hộ về chăn nuôi bò sữa như phân phối thức ăn chăn nuôi, dung dịch vệ sinh vắt sữa, tư vấn, chuyển giao công nghệ và kiểm soát dịch bệnh. 2.1.1.2.

Nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Đối với nguyên liệu sữa nhập khẩu thì có thể được nhập thông qua trung gian hoặc tiến hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất. Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính hiện nay của Vinamilk là Mỹ, New Zealand, và Châu Âu. Tên nhà cung cấp

Sản phẩm cung cấp

Fonterra (SEA) Pte Ltd

Bột sữa nguyên liệu

Hoogwegt International BV

Bột sữa nguyên liệu

Perstima Binh Duong,

Vỏ sữa bằng thiếc Hộp Carton và máy đóng hộp

Tetra Pak Indochina

2.1.2. Khâu sản xuất Trong 5 năm vừa qua, Vinamilk đã đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có để đầu tư xây dựng nhiều nhà máy có trình độ tự động hóa cao Nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và 11

công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay, nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Công ty đã tiến hành nhập khẩu công nghệ từ các nước Châu Âu như: Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất và cũng là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thê giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Ngoài ra, Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm g...


Similar Free PDFs