Nhóm 9-Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung PDF

Title Nhóm 9-Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung
Author Hồ Thị Thu Thủy
Course quản trị học
Institution Đại học Đà Nẵng
Pages 41
File Size 2.5 MB
File Type PDF
Total Downloads 585
Total Views 869

Summary

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---  ---ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNGGiảng viên hướng dẫn : Nguyễn Bảo Phương Lớp : 47K18. Nhóm : 9 Thành viên nhóm 9 : Lê Nguyễn Khánh Hồng Hồ Thị Thu Thủy Lê Huỳnh Minh Thư Trịnh Thị Quỳnh Trần Phương NamMục lục 1. Giớ...


Description

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Bảo Phương Lớp : 47K18.1 Nhóm : 9 Thành viên nhóm 9 : Lê Nguyễn Khánh Hồng Hồ Thị Thu Thủy Lê Huỳnh Minh Thư Trịnh Thị Quỳnh Trần Phương Nam

Mục lục 1. Giới thiệu công ty: ..................................................................................................... 3 1.1.Quá trình hình thành và phát triển.................................................................... 7 1.1.1.Bối cảnh thành lập : ....................................................................................... 7 1.1.2. Các hoạt động nổi bật ................................................................................... 7 1.2.Sứ mệnh,viễn cảnh hay tầm nhìn và giá trị cốt lõi ........................................... 9 1.2.1.Tầm nhìn......................................................................................................... 9 1.2.2.Sứ mệnh: ......................................................................................................... 9 1.2.3.Giá trị cốt lõi ................................................................................................... 9 1.3.Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu công ty thuộc loại cấu trúc chức năng .................... 10 2.Phân tích môi trường bên ngoài và văn hóa tổ chức ............................................ 10 2.1.Môi trường bên ngoài ........................................................................................ 10 2.1.1.Môi trường toàn cầu .................................................................................... 10 2.1.2.Môi trường vĩ mô ......................................................................................... 14 2.1.3.Môi trường vi mô ......................................................................................... 29 2.2.Môi trường văn hóa ........................................................................................... 33

2

1. Giới thiệu công ty: - Tên: SPD + Tên đầy đủ: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung + Tên giao dịch: SEADANANG + Tên tiếng anh: DANANG SEAPRODUCTS IMPORT-EXPORT CORPORATION - Vốn điều lệ: 120,000,000,000 đồng - Năm thành lập: 1983 - Logo:

Hình 1.Logo của công ty - Trụ sở chính: Số 01 Bùi Quốc Hưng - Phường Thọ Quang - Quận Sơn Trà- TP Đà Nẵng - Website: www.seadanang.com.vn - Email: [email protected] - Điện thoại: 0236.3821436 - Fax: 0236.3921958

3

- Mã cổ phiếu: SPD - Mã số thuế: 0400100778 - Lĩnh vực và phạm vi hoạt động: + Chế biến - xuất khẩu thuỷ sản: Chủ đạo về tôm thẻ chân trắng, các dòng sản phẩm của Seadanang đa dạng từ truyền thống đến giá trị gia tăng như tôm nguyên con, tôm vỏ, tôm thịt, tôm xiên que, tôm luộc, tôm nobashi, tôm tẩm bột,… Song song với mặt hàng chủ lực, Công ty còn chế biến các loại cá biển như cá hố, cá dũa, cá sòng, cá đổng, cá bánh đường, cá hồi, cá basa,… Điều này giúp thương hiệu Seadanang chinh phục được các thị trường khó tính trên thế giới như Nhật, châu Âu, Mỹ, châu Á, châu Úc,… với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm không ngừng tăng trưởng.

Hình 2.Lĩnh vực chế biến-xuất khẩu thủy sản + Sản xuất - kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản: Thức ăn nuôi thủy sản là lĩnh vực quan trọng trong chuỗi quy trình khép kín của Seadanang. Chất lượng sản phẩm thức ăn được nâng cao và hoàn thiện, quy trình sản xuất kiểm soát chặt 4

chẽ, hệ số tiêu tốn thức ăn tối ưu, tổng hợp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡ ng cho nuôi thuỷ sản. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện các dịch vụ kỹ thuật công nghệ, vật tư, thiết bị phục vụ nuôi trồng thuỷ sản góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản Việt Nam phát triển. Công ty Phát triển Nguồn lợi Thuỷ Sản là đơn vị có 100% vốn của Công ty CP XNK Thuỷ Sản Miền Trung (Seadanang), ra đời năm 1989, là Công ty chuyên sản xuất thức ăn tôm, cá, thức ăn chăn nuôi và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, vật tư cho nghề nuôi trồng thuỷ sản.Cùng với sự phát triển của nghề nuôi thủy sản tại Việt Nam, chất lượng sản phẩm thức ăn nuôi thủy sản và các dịch vụ của Công ty ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. Công suất sản xuất thức ăn nuôi tôm là 15.000 tấn/năm, công suất sản xuất thức ăn nuôi cá là 10.000 tấn/năm, góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản Việt Nam phát triển.

Hình 3.Lĩnh vực sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản + Kinh doanh vật tư nhập khẩu: Kinh doanh vật tư nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh truyền thống, chuyên nghiệp của Seadanang với hơn 30 năm kinh nghiệm, đã khẳng định được thương hiệu, uy tín của một nhà cung cấp, một nhà bán buôn và bán lẻ lớn của các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư cho ngành công nghiệp nhựa, sắt thép, hàng tiêu dùng, thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất... + Dịch vụ cho thuê kho lạnh:

5

Công ty có hệ thống kho lạnh tại Đà Nẵng có công suất trên 4000 tấn. Với năng lực thiết bị cao, Công ty có thể cung cấp các dịch vụ cấp đông và bảo quản lạnh các loại hàng hóa như thủy sản, nông sản, súc sản và nhiều loại thực phẩm cần bảo quản lạnh của khách hàng.

Hình 4.Dịch vụ cho thuê kho lạnh - Địa bàn kinh doanh: + Thành phố Đà Nẵng (hoạt động chế biến, xuất khẩu thủy sản) + Thành phố Hồ Chí Minh (hoạt động kinh doanh vật tư nhập khẩu) + Tỉnh Quảng Nam (hoạt động sản xuất chế biến thức ăn nuôi thủy sản)

Hình 5 .Trụ sở công ty Seadanang 6

1.1.Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1.Bối cảnh thành lập : - Trong bối cảnh nhà nước thử nghiệm cơ chế mới “tự cân đối - tự trang trải”, cùng với nhu cầu khách quan về phát triển kinh tế thuỷ sản khu vực Miền Trung, ngày 26/02/1983, Chi nhánh Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đà Nẵng, tiền thân của Công ty XNK Thuỷ Sản Miền Trung ra đời. - Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung được thành lập theo quyết định số 242/TSQĐ ngày 31/3/1993 của Bộ Thủy Sản, là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, tổ chức hoạt động kinh doanh về thuỷ sản, phục vụ sản xuất kinh doanh thuỷ sản và các ngành nghề khác theo quy dịnh của pháp luật. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính. - Thực hiện chủ trương của nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Bộ Thủy Sản đã có quyết định số 1226/QĐ-BTS ngày 21/10/2005 về việc cổ phần hoá Công ty XNK Thuỷ Sản Miền Trung. - Ngày 09/12/2006, Công ty đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung. - Ngày 01/01/2007, Công ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ 55 tỷ đồng. - Trải qua hơn 38 năm hoạt động,kiến tạo nên những giá trị bền vững cho xã hội. Ngày nay, Seadanang đã vươn lên trở thành doanh nghiệp chế biến- xuất nhập khẩu thủy sản và dịch vụ mạnh trên thị trường. 1.1.2. Các hoạt động nổi bật Năm 1983

Sự kiện Chi nhánh Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đà Nẵng được thành lập, tiền thân của Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung

1989

Công ty Phát triển Nguồn lợi Thuỷ Sản là đơn vị có 100% vốn của Công ty CP XNK Thuỷ Sản Miền Trung (Seadanang) ra đời

7

1993

Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung được thành lập, là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập.

2006

Công ty XNK Thủy sản Miền Trung đã hoàn thành thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

2007

Công ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, với vốn điều lệ 55 tỷ VNĐ.

2008

Công ty thông qua phương án tăng vốn điều lệ thành 75,6 tỷ VNĐ.

2010

Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội chấp thuận giao dịch cổ phiếu của Seadanang.

22/04/2010

Công ty có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn UpCom với mã chứng khoán SPD.

2012

Công ty tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ VNĐ bằng cách chào bán cổ phiếu ra công chúng.

2015

Công ty chuyển đổi từ Công ty có vốn nhà nước chi phối sang công ty cổ phần nhà nước không chi phối.: + Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức nhân sự + Thay đổi tên viết tắt của công ty từ Seaprodex Đà Nẵng thành Seadanang. + Thay đổi logo công ty

2016

Công ty phát hành riêng lẻ 2 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ VNĐ.

Đến nay

Công ty vẫn giữ nguyên mức vốn điều lệ 120 tỷ đồng và không ngừng phấn đấu nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu hoạt động hàng năm được ĐHĐCD giao phó cũng như đảm bảo được các nghĩa vụ đóng góp vào Ngân sách Nhà nước. 8

- Bên cạnh đó, với sự nỗ lực không ngừng, Seadanang đã được ghi nhận nhiều thành tích hoạt động: + Huân chương lao động của Nhà nước trao tặng (Hạng ba - năm 1992, Hạng nhì - năm 1998, Hạng nhất - năm 2003). + Danh hiệu Anh Hùng Lao Động trong thời kỳ đổi mới (năm 2000). + Được vinh danh là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” 17 năm liền do Bộ Công Thương xét chọn (2004-2020). + Được công nhận là doanh nghiệp có mối quan hệ lao động tốt thông qua các Bằng khen của UBND Thành phố Đà Nẵng về thành tích “Xuất sắc - tiêu biểu trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động”, “Xuất sắc trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở”. + Được công nhận là doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” do Chủ tịch, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng trao tặng. + Và nhiều danh hiệu quan trọng khác... 1.2.Sứ mệnh,viễn cảnh hay tầm nhìn và giá trị cốt lõi 1.2.1.Tầm nhìn - Trở thành doanh nghiệp tiêu biểu vì cuộc sống lành mạnh – Mang lại lợi tức tốt cho nhà đầu tư – Nơi đáng để đến SPD: Safety life – get more Profit – Best of Destination http://seadanang.com.vn/vn/gioi-thieu/dinh-huong-pha%CC%81t-trie%CC%89n/ 1.2.2.Sứ mệnh: - Seadanang cam kết cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao, mẫu mã đẹp mắt, đem đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm ẩm thực phong phú, giá cả phải chăng với tất cả sự nỗ lực, cống hiến và trách nhiệm đối với cuộc sống con người và xã hội. http://seadanang.com.vn/vn/gioi-thieu/dinh-huong-pha%CC%81t-trie%CC%89n/ 1.2.3.Giá trị cốt lõi - Đầu tư vào con người là đầu tư vào chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm - Lấy chữ tín đối với khách hàng và các bên liên quan làm phương châm hoạt động

9

- Lấy các giá trị “đoàn kết - năng động - chuyên nghiệp” làm nền tảng văn hóa doanh nghiệp. - Hợp tác cùng phát triển là môi trường và sức mạnh để tồn tại, cạnh tranh lành mạnh hướng vào thị trường, phát triển bền vững. 1.3.Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu công ty thuộc loại cấu trúc chức năng

Hình 6.Cơ cấu tổ chức của công ty 2.Phân tích môi trường bên ngoài và văn hóa tổ chức 2.1.Môi trường bên ngoài 2.1.1.Môi trường toàn cầu - Những sự kiện kinh tế nổi bật trong năm 2020 + Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung tiếp tục gây lo ngại trong năm 2020, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung được đánh giá là yếu tố tác động lớn nhất đến nền kinh tế toàn cầu khi gây ra những biến động trên thị trường chứng khoán trong nhiều tháng, và đẩy nền kinh tế toàn cầu đến gần với sự suy giảm nghiêm trọng.

10

Hình 7.Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung + Dịch covid-19: Trong báo cáo “Viễn cảnh toàn cầu” mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gọi điều đang xảy ra do tác động của dịch bệnh COVID -19 là “Đại phong tỏa”. Cụm từ này nói đến một thực tế là nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II và là thảm họa kinh tế lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930. dịch COVID-19 được ví như một “cú đấm chí mạng” với sức tàn phá ghê gớm, giáng vào nền kinh tế thế giới 2020. Theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế quốc tế, hậu quả của đại dịch COVID19 đối với kinh tế toàn cầu sẽ còn dai dẳng. Tăng trưởng GDP có thể đối mặt với triển vọng ảm đạm trong năm 2022-2023, với đầu tư tư nhân và tăng năng suất thấp hơn. + Thương mại điện tử “bùng nổ” và làn sóng dịch chuyển đầu tư: Cuộc khủng hoảng COVID-19 mang đến những thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các nhà bán lẻ thay đổi nhằm theo kịp sự phát triển của thương mại điện tử. Mua sắm trực tuyến đang thay thế cho việc mua sắm tại cửa hàng khi hàng tỷ người trên khắp thế giới phải tuân thủ các sắc lệnh yêu cầu ở trong nhà để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID -19. Thương mại điện tử trong bối cảnh đó đang bùng nổ ở nhiều khu vực trên toàn cầu. Doanh thu thương mại điện tử toàn cầu dự báo đạt 3.900 tỷ USD trong năm 2020, trong đó riêng khu vực châu Á -Thái Bình Dương là 2.450 tỷ USD, theo hãng nghiên cứu thị trường Statista… 11

- Ảnh hưởng của các sự kiện toàn cầu đến ngành thủy sản và doanh nghiệp + Tốc độ lây lan chóng mặt của COVID-19 trong năm 2020 đã buộc các quốc gia phải áp đặt các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để chống dịch gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến tất cả các khâu của quá trình sản xuất - phân phối - trao đổi tiêu dùng vốn được liên kết trên cấp độ thế giới rơi vào tình trạng tê liệt. Thương mại toàn cầu đình trệ, làn sóng doanh nghiệp phá sản lan khắp thế giới. Thủy sản nước ta cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, xuất khẩu khó khăn trong khi hầu hết các loại nguyên liệu giá chạm đáy.

Hình 8.Tình hình phong tỏa của các nước trên thế giới tháng 4/2020 + Năm 2020 là năm tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong thập kỷ qua của Việt Nam với gần 70% doanh nghiệp dừng hoạt động, cũng đã khép lại một chu kỳ 05 năm phát triển, hội nhập của ngành thuỷ sản, có cả sự tái cấu trúc mạnh mẽ để thích nghi môi trường kinh doanh cạnh tranh và cũng có cả sự đào thải đến từ chủ quan, khách quan của Covid, của thiên tai và dịch bệnh…. Năm 2020 cũng là năm ngành thuỷ sản có sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong liên tiếp 3 năm qua, các vùng nuôi tôm vẫn chưa được quản lý có hệ thống và đồng bộ, và trong khi xu hướng hiện đại đang kiểm soát truy xuất theo chuỗi thì ở Việt Nam vẫn đang tập trung sản phẩm cuối cùng, nguồn nguyên liệu trong nước cạnh tranh khốc liệt. Với Công ty, năm 2020 là một năm khó quên: Công ty vẫn hoạt động trong tình trạng dịch bệnh Covid bùng phát tại thành phố Đà Nẵng, Công ty có F1, F2,… nhưng không dừng hoạt động sản xuất ngày nào, vẫn thực hiện được đầu tư nên kịp hỗ trợ cho sản xuất, phát triển được mặt 12

hàng mới là tôm tẩm bột, hoạt động gia công cá đã trở thành hoạt động chính (cộng thêm 2 đợt bão xảy ra trong tháng 9, tháng 10 có ảnh hưởng đến sản xuất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của năm vẫn tăng lần lượt 18% và 9,4%) . Tuy vậy, 2020 vẫn là một năm Công ty còn phải tiếp tục gánh vác chi phí tài chính cho lĩnh vực vật tư và lĩnh vực đầu tư, nên nên lợi nhuận trước thuế ghi nhận lỗ 18,75 tỷ đồng.

Hình 9. Kết quả kinh doanh của Seadanang trong năm 2020 + Chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp lấp khoảng trống về thị trường nhập khẩu của Mỹ khi tất cả sản phẩm thủy sản của Trung Quốc bị áp thuế 10% tuy nhiên thị phần ở Mỹ của doanh nghiệp cũng bị cạnh tranh gay gắt bởi nhiều nước khác nhau như Ấn Độ, Ecuador, Banglades, Indonesia…khiến cho giá xuất khẩu giảm và góp phần khiến cho doanh thu quý 3 năm 2019 là 192,1 tỷ VNĐ, giảm 32,9% so với năm 2018 (249,1 tỷ VNĐ). Điều này buộc doanh nghiệp đầu tư phải phát triển kho lạnh để đảm bảo chất lượng về hình thức sản phẩm và hình thức của sản phẩm đồng thời phát triển hệ thống nhận diện, truy suất sản phẩm như QRcode, Blockchain…để tránh bị “mượn danh” xuất sang Mỹ và bị chính phủ Mỹ áp thuế. + Hiệp định EVFTA: thị trường EU là một trong những thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm. Thuế suất thuế nhập khẩu đối với thuỷ sản vào thị trường EU tương đối cao, từ 5% đến 20% đối với thuỷ sản thô, sơ chế và từ 5,5% đến 26% đối với thuỷ sản chế biến. Trong Hiệp định EVFTA, ngoại trừ cá ngừ đóng hộp và chả cá surimi EU áp dụng hạn ngạch thuế quan (lần lượt là 11,5 nghìn tấn và 500 tấn), các mặt hàng 13

thuỷ sản còn lại được EU cam kết xoá bỏ thuế quan với lộ trình dài nhất là 7 năm. Như vậy, cơ hội để ngành thuỷ sản Việt Nam mở rộng thị trường tại EU thông qua việc tận dụng ưu đãi từ hiệp định EVFTA là rất lớn. Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 là cú hích rất lớn, giúp SPD gia tăng lợi nhuận nhờ mức thuế giảm cũng như tối đa hóa lợi thế cạnh tranh nhờ giá cả thấp cũng như chất lượng cao hơn nhờ công ty đã nâng cấp hệ thống kho lạnh cũng như trang bị băng chuyền cấp đông IQF để đáp ứng tốt điều kiện bảo quản cũng như chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của EU. Điều này khiến công ty nghiên phải có chiến lược quảng cáo cũng như phân phối để có vị thế vững chắc trên thị trường khắc nghiệt này cũng như phát triển cơ sở nghiên cứu để phát hiện, đáp ứng yêu cầu về dư lượng tối đa đối với lượng thuốc trừ sâu và các chất có trên và bên trong thực phẩm. Hiệp định EVFTA đã góp phần vào tăng trưởng doanh thu quý 1 năm 2021(183,1 tỷ VNĐ) tăng trưởng 33.8% so với quý 1 năm 2020 (136,8 tỷ VNĐ) - Định hướng trong tương lai của Seadanang + SPD không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường để thích ứng và tăng giá trị xuất khẩu. Công ty định hướng hoạt động chính vẫn là xuất khẩu thủy sản, duy trì và tăng thêm tỷ trọng thị trường EU, mục tiêu xây dựng các sản phẩm tốt, sạch, giá cả hợp lý, vượt qua rào cản thương mại, tìm kiếm thị trường phù hợp và tự bảo vệ mình trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch. Song song đó, Công ty tiếp tục chú trọng vào năng lực cốt lõi là sản xuất và chế biến tôm thẻ chân trắng, nâng cao uy tín hàng hóa và hệ thống quản lý chất lượng, đầu tư thêm thiết bị cấp đông cho xưởng cá, chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và tối ưu hóa lợi nhuận của các phân khúc giá trị khác nhau. Đồng thời, Công ty nỗ lực tạo ra sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của khách hàng. + Ngành thủy sản dần dần đã có sự sắp xếp lại, tạo cơ hội cho Seadanang có những cải tiến và chiến lược kinh doanh đúng đắn tiếp tục tồn tại và lớn mạnh. Công ty sẽ có những bước đi vững chắc trong việc mở rộng thị tường, ổn định doanh thu và lợi nhuận. 2.1.2.Môi trường vĩ mô - Bối cảnh tự nhiên: + Nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Tất cả các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp với biển, và biển ở đây rất giàu về hải sản (cá, tôm), ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm, phá, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, khai thác và nuôi trồng thủy sản 14

(nước mặn, nước lợ); khí hậu nhiệt đới ẩm, mang sắc thái của khí hậu xích đạo cho phép khai thác thủy sản quanh năm, với sản lượng lớn. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp công ty có thể đáp ứng nhu cầu của các khách hàng muốn những sản phẩm tươi ngon hay đáp ứng tiêu chuẩn của những thị trường khó tính chẳng hạn như Nhật Bản,Châu Âu,Mỹ,Châu Úc…

Hình 10.Bản đồ khu vực Duyên hải miền Trung + Nhờ lợi thế địa hình miền Trung bằng phẳng, giáp biển và có nhiều cảng giúp cho quá trình vận chuyển hàng hoá dễ dàng, ổn định nhất là với một công ty chuyên về xuất nhập khẩu như Seadanang thì đây là một lợi thế to lớn, bên cạnh đó cũng giúp cho ngành logistics phát triển mạnh. + Ngoài ra các yếu tố như thời tiết, khí hậu, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam cũng ảnh hưởng phần nào, đặc biệt là công ty nằm ở duyên hải miền Trung thường xuyên phải đối phó với các diễn biến bất thường.Thời tiết thay đổi theo hướ ng cực đoan – nắng nóng, mưa bão, ngập mặn kéo dài và không theo quy luật. Nguồn nước có sự ô nhiễm cục bộ do tình trạng xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường vẫn còn tiếp diễn. Các thông số quan trắc chất lượng môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn, độ pH tại một số thời điểm vượt ngưỡng cho phép tạo điều kiện cho dịch bệnh ở thủy sản phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, thời tiết biến đổi thường xuyên như hiện nay đã tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát sinh, gây ra một số bệnh ở tôm như hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng… Trong khi đó, nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty phụ thuộc hoàn toàn vào các vùng nuôi trồng. Vì vậy 15

khi xảy ra các tình trạng trên, nguồn cung nguyên liệu tôm, cá sẽ vừa trở nên khan hiếm, vừa bị suy giảm chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm và lợi nhuận của công ty. + Ô nhiễm môi trường biển là một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp như Seadanang bởi môi trường biển đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi trồ...


Similar Free PDFs