Những dấu ấn của Nguyễn Ái Quốc trong những năm hoạt động ở Pháp PDF

Title Những dấu ấn của Nguyễn Ái Quốc trong những năm hoạt động ở Pháp
Author Phương Nguyễn
Course Lịch sử Đảng
Institution Học viện Tài chính
Pages 9
File Size 219.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 64
Total Views 289

Summary

Download Những dấu ấn của Nguyễn Ái Quốc trong những năm hoạt động ở Pháp PDF


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

---------

BÀI TRẢ LỜI MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Phương Mã sinh viên : 2173401010037 Lớp : CQ59/30.01

1.Thời kì ở Pháp (1917 – 1923) đã để lại những dấu ấn sâu đậm và rất quan trọng đối với cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đối với cách mạng Việt Nam. Cách đây 110 năm, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước tại Bến Nhà Rồng. Ngày 6-7-1911, tàu cập bến thành phố Mác-xây (Pháp), đất nước đầu tiên mà Người đặt chân đến. Từ Mác-xây, Nguyễn Tất Thành lại đi đến nhiều quốc gia và châ lục khác trên thế giới. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và hoạt động dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc với ý nghĩa là một người yêu nước, tham gia Đảng Xã hội Pháp – một tổ chức chính trị duy nhất ở Pháp lên tiếng ủng hộ thuộc địa lúc bấy giờ. Tháng 6-1919, tại Hội nghị các nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất tại Véc-xây (Versailles), Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã gửi tới bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Bản Yêu sách đã không được Hội nghị xem xét. Nhưng sự kiện này đã tạo được tiếng vang lớn trong dư luận quốc tế lúc bấy giờ. Qua đó, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy : “Chủ nghĩa Wilson chỉ là một trò bịp bợm lớn”

và “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”. Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo số ra ngày 16 và 17-7-1920. Người nhận rõ Luận cương của Lênin soi sáng con đường giải phóng dân tộc mình. Và chính Luận cương của Lênin đã chính thức đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Sau này khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người viết : “Luận cương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo : “Hỡi đồng bào bị đòa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta , đây là con đường giải phóng chúng ta”! Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”. Tháng 12-1920, Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc là đại biểu chính thức của Đảng và là đại biểu duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương. Tại đại hội này, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba, trở thành

một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu một bước chuyển nhất định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị cả Nguyễn Ái Quốc, Từ đây, cách mạng Việt Nam đi theo con đường của Người đã chọn, con đường cách mạng giải phóng dân tộc gắn với giải phóng xã hội, giải phóng con người mà cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra. Tháng 7-1921, tại Pa-ri, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với nhiều người cách mạng châu Phi, châu Mỹ latinh thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng ở các thuộc địa, trong đó có cách mạng Việt Nam. Hội đã bầu Ban Thường vụ đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc. Ngày 19-1-1922, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp thuộc địa đã họp quyết định lập ra Hội Hợp tác người và ra tờ báo mang tên Người cùng khổ. Ngày 1-2-1922, Nguyễn Ái Quốc cùng với các đồng chí trong Hội Liên hiệp thuộc địa ra lời kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, ủng hộ Hội Liên hiệp thuộc địa, đoàn kết với nhân dân “chính quốc”. Nguyễn Ái Quốc là người phụ

trách chính trong việc xuất bản báo Người cùng khổ , từ việc tổ chức ban biên tập, tòa soạn, viết bài, sửa chữa, đi in, đem báo về tòa soạn, cho đến việc gửi báo đi đến các thuộc địa. Tồn tại trong khoảng 4 năm, đã có 38 số báo Người cùng khổ được phát hành. Bằng ngòi bút sắc bén, Nguyễn Ái Quốc đã nêu một bức tranh toàn cảnh về chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Những sách báo này đã được bí mật chuyển về Việt Nam. Tháng 6-1923, theo yêu cầu của Quốc tế Cộng sản đào tạo Nguyễn Ái Quốc trở thành lãnh tụ tương lai cho cách mạng Đông Dương, Quốc tế Cộng sản cùng với Đảng Cộng sản Pháp tổ chức cho Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga. Tạm biệt Pa-ri, tạm biệt nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc để lại những hình ảnh đẹp về một chiến sỹ quốc tế nhiệt thành đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, thực hiện những lí tưởng cao đẹp của đại cách mạng Pháp : Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Ý nghĩa của giai đoạn này đối với quá trình hoạt động cách mạng của Người.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên sốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm phong phú của mình kết hợp với lí luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng : Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Việc Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và sau đó ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam đã thúc đẩy các phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam phát triển đúng hướng. Qua đó ta thấy những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923) đã đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc : từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản , từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản.

2. Bài học được rút ra cho bản thân Trước hết đó là bài học về lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập dân tộc và phát triển đất nước. Điều này phải được thể hiện bằng niềm tin vững chắc, kiên định lí tưởng và một lòng theo Đảng; bằng đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh được thể hiện từ những công việc rất cụ thể, hằng ngày trong học tập, lao động. Thứ hai, bài học về sự mạnh dạn tìm hướng đi mới, đột biến và khác biệt. Bản thân mỗi chúng ta phải luôn có tinh thần đổi mới, sáng tạo tìm hướng đi mới, cách tiếp cận mới đối với mỗi vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra nhằm nhanh chóng theo kịp quá trình hội nhập quốc tế, sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thứ ba, bài học về kết hợp những giá trị tiến bộ của nhân loại với những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc, dựa trên năng lực của bản thân là chủ yếu. Trong bối cảnh hội nhập, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư giúp bản thân có điều kiện thuận lợi để tiếp thu những giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại và các trào lưu tư tưởng tiến bộ trên thế giới, tuy nhiên, việc tiếp thu phải có chọn lọc, trên nền tảng các giá trị truyền thống cốt lõi của dân

tộc để làm giàu thêm bản sắc dân tộc. Đồng thời, phải tự mình nỗ lực vươn lên, không trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Thứ tư, bài học về nghị lực và ý chí quyết tâm, sự nỗ lực, phấn đấ vươn lên không ngừng. Học theo Người, bản thân mỗi chúng ta phải luôn có ý thức tự rèn thái độ sống đúng đắn, ý chí, nghị lực vươn lên, vượt khó sáng tạo; phải tự làm giàu cho bản thân về tri thức, sức khỏe, kĩ năng, hun đúc khát vọng vươn tới những tầm cao và không bao giờ thỏa mãn với những gì đã đạt được. Thứ năm, bài học về tinh thần tự học, học tập suốt đời. Tấm gương tự học, học tập suốt đời của Bác để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu mà chúng ta cần học tập và noi theo. Chúng ta – đại biểu cho thanh niên ngày nay phải không ngừng tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, đồng thời coi tự học là nhu cầu, thói quen hằng ngày, là một tiêu chuẩn, một giá trị tự thân cần đạt được. Cuối cùng, bài học về việc chăm lo cho thế hệ tương lai. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi đang trong độ tuổi thanh xuân của mình. Vì vậy, Người luôn đặc biệt coi trọng và đánh giá

cao vai trò của thanh niên. Tiếp bước cha anh, bản thân cần nhận thức sâu sắc vai trò của mình với Tổ quốc, không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị, cầu tiến bộ, dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn; ra sức đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điểm sai trái của các thế lực thù địch; kiên quyết chống lại các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, lối sống thực dụng, ích kỉ và tâm lí ngại khó, gian khổ....


Similar Free PDFs