Niên-luận hay than PDF

Title Niên-luận hay than
Course Kinh tế quốc tế **
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 45
File Size 896.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 112
Total Views 309

Summary

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN--------------NIÊN LUẬNLÀN SÓNG HALLYU TRONG CHIẾN LƯỢC QUYỀN LỰC MỀM CỦA HÀNQUỐC - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP K-POP VÀ K-DRAMASGiáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Hằng Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thùy Dương- Vy Kiều Diễm- Nguyễn Thị Tuyết M...


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------

NIÊN LUẬN LÀN SÓNG HALLYU TRONG CHIẾN LƯỢC QUYỀN LỰC MỀM CỦA HÀN QUỐC - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP K-POP VÀ K-DRAMAS

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Hằng Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thùy Dương-19031862 Vy Kiều Diễm-19031856 Nguyễn Thị Tuyết Mai-19031904 Vũ Thị Khánh Ly-19031902 Lớp: Quốc tế học Khóa: 2019

Hà Nội, 2021

MỤC LỤC

DANH M CỤT

VIẾẾT Ừ TẮẾT

1

M ỞĐẦẦU CH

2

NG ƯƠ1. T NGỔQUAN VẾẦ QUYẾẦN L Ự C MẾẦM CỦA LÀN SÓNG HALLYU

6

1.1. Khái ni m ệvềề quyềền l ự c mềềm

6

1.2. Vai trò c a quyềền ủ l c mềềm ự trong chính sách đốối ngo ạ ic ủ a quốốc gia

10

1.3. T ngổquan vềề Quyềền l ự c mềềm của làn sóng Hallyu CH

11

NG ƯƠ2. LÀN SÓNG HALLYU TRONG QUYẾẦN L CỰMẾẦM C Ủ A HÀN QUỐẾC 17

2.1. Trường hợp K-Pop

17

2.2 Trường hợp K-Dramas

22

CH ƯƠ NG 3. M Ộ T VÀI ĐÁNH GIÁ VẾẦ LÀN SÓNG HALLYU

31

3.1. Đánh giá vềề vai trò c aủlàn sóng Hallyu trong quyềền l ự c mềềm của Hàn Quốốc 31 3.2. M ộ t sốố bài họ c kinh nghiệm cho Việt Nam

36

KẾẾT LUẬN

38

DANH MỤC TÀI LIỆ U THAM KHẢO

39

DANH M CỤT

VIẾẾT Ừ TẮẾT

TỪ VIẾT TẮT

TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

Kpop

Korean popular music

Nhạc pop Hàn Quốc

Kdramas

Korean dramas

Phim truyền hình Hàn Quốc

MV

Music video

Video âm nhạc

OST

Original soundtrack

Album nhạc phim

KOFICE

Korea Foundation for International Culture Exchange

Quỹ giao lưu văn hóa quốc tế Hàn Quốc

KOTRA

Korea Trade-Investment Promotion Agency

Cơ quan xúc tiến thương mại Hàn Quốc

1

M ỞĐẦẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, quyền lực cứng đã không còn phù hợp. Thay vào đó, quyền lực mềm đang ngày càng khẳng định được vị trí và tầm quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia, không những thế, quyền lực mềm còn là công cụ để giúp nhiều quốc gia nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Là một trong những quốc gia đứng đầu về mức độ thành công của việc xây dựng và phát huy tốt quyền lực mềm, Hàn Quốc hướng tới 3 lĩnh vực chính là chính sách quốc gia, hệ giá trị quốc gia và văn hóa quốc gia. Trong đó văn hóa quốc gia là lĩnh vực được ưu tiên hơn cả, tập trung cho các chiến lược văn hóa. Một trong số những thành công phải kể đến là làn sóng Hallyu. Thuật ngữ “Làn sóng Hallyu” đã được sử dụng để mô tả sự phổ biến ngày càng tăng của văn hóa đại chúng, Hallyu bùng nổ trên các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới tạo ra một hiệu ứng gợn sóng. Chính phủ Hàn Quốc đã tận dụng mọi nguồn lực này và bắt đầu hỗ trợ các ngành truyền thông Hàn Quốc xuất khẩu văn hóa đại chúng. Sự phát triển của Hallyu đã thành công quảng bá hình ảnh con người cũng như đất nước Hàn Quốc ra với thế giới. Nhận thấy được tầm ảnh hưởng cũng như vai trò to lớn của làn sóng Hallyu với quyền lực mềm của Hàn Quốc, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Làn sóng Hallyu trong chiến lược quyền lực mềm của Hàn Quốc – Nghiên cứu trường hợp K-Pop và K-Dramas” 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khi nhắc đến quyền lực mềm, chắc hẳn đây là đề tài đã không còn xa lạ. Một cuốn sách về quyền lực mềm được xuất bản năm 2004 là “Soft power: The mean to Success in World Politics” của tác giả Joseph Nye, người đã đưa ra định nghĩa về quyền lực mềm, các nguồn lực tạo ra quyền lực mềm của Mỹ hay vai trò của quyền lực mềm được đặt trong mối quan hệ cùng chính sách đối ngoại của nước này. Bên cạnh đó, ông cũng nói lên bản chất đang dần thay đổi của loại quyền lực này cũng như các thức thức thi nó. Trong “The Routledge Handbook of Soft Power” được xuất bản đầu tiên năm 2017 bởi Routledg. Đây là tập đem tới bức tranh toàn cảnh

2

và chi tiết về quyền lực mềm và có giá trị rất lớn trong các cuộc thảo luận về chính sách và truyền thông. Cuốn sổ tay sáng tạo này cung cấp một nguồn tài liệu chính xác cho sinh viên và học giả đang tìm cách làm quen với các cuộc tranh luận tiên tiến và nghiên cứu trong tương lai về quyền lực mềm. Trong hơn thập kỷ phát triển, văn hóa đại chúng Hàn Quốc dần vượt qua ranh giới của quốc gia, đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia thành công trong lĩnh vực xuất khẩu văn hóa. Về lĩnh vực K-Pop và K-Dramas, trong điều kiện khả năng, nhóm chúng em có tìm thấy một số nghiên cứu liên quan. Trong đó, nghiên cứu có tính quan trọng là “The Korean Wave: Korean Media Go Global” của Youna Kim. Trong nghiên cứu này có đề cập đến khái niệm quyền lực mềm, những biểu tượng góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa Hàn Quốc là K-pop và K-Dramas cũng như cách nhìn nhận đối với Hallyu từ bên trong cũng như bên ngoài. Hallyu White Paper 2018 và 2019 đưa ra số liệu, báo cáo, các thành tựu đã đạt được cũng như phương hướng phát triển, ngoài ra không nhắc đến những vấn đề khác nữa. Tuy nhiên, dù ở Việt Nam hay phạm vi trên thế thế giới, lại chưa có nghiên cứu đặt trường hợp làn sóng Hallyu (bao gồm cả âm nhạc và phim ảnh Hàn) vào trong mối quan hệ với chiến lược quyền lực mềm của một quốc gia. Hầu như những nghiên cứu đi trước chỉ nghiên cứu cụ thể từng khía cạnh, như nghiên cứu tập trung vào quyền lực mềm hay làn sóng Hallyu một cách riêng biệt. Do vậy, nhóm chúng em nhận thấy rằng, chưa có một nghiên cứu đưa làn sóng Hallyu vào trong mối quan hệ với quyền lực mềm dù trong phạm vi trong nước hay ngoài nước. Với đề tài: “Làn sóng Hallyu trong chiến lược quyền lực mềm của Hàn Quốc – Nghiên cứu trường hợp K-Pop và K-Dramas” nhóm chúng em hi vọng rằng mình có thể đưa ra một cái nhìn tổng quan từ việc lồng ghép hai khái niệm. Đồng thời nhóm cũng mong rằng,thông qua đề tài này có cung cấp cho người đọc một cách đầy đủ để tiếp cận và hiểu rõ hơn về làn sóng Hallyu cũng như trong mối quan hệ với quyền lực mềm. 3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

3

3.1. Câu hỏi nghiên cứu Bài luận tập trung trả lời hai câu hỏi sau: 1. Làn sóng Hallyu đóng vai trò như thế nào trong chiến lược quyền lực mềm của Hàn Quốc? 2. Hai trường hợp K-Pop và K-Dramas đã đóng góp như thế nào vào làn sóng Hallyu? 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài luận này nhằm đem lại một cái nhìn tổng quan về làn sóng Hallyu cũng như quyền lực mềm; tiếp đó là đi vào hai trường hợp cụ thể là K-Pop và K-Dramas, từ đó đưa ra một số đánh giá chung về vai trò của làn sóng Hallyu cũng như đưa ra một vài bài học cho Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là làn sóng Hallyu trong quyền lực mềm của Hàn Quốc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: nghiên cứu những thông tin liên quan đến quyền lực mềm của Hàn Quốc, từ đó đi sâu vào nghiên cứu làn sóng Hallyu trong quyền lực mềm của quốc gia này. Phạm vi thời gian: đề tài chủ yếu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay Phạm vi không gian: đề tài lấy Hàn Quốc làm trọng tâm nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ vấn đề được nghiên cứu, bài luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

4

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và phương pháp thống kê số liệu: Đây là hai phương pháp chủ đạo được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm khai thác được những khía cạnh khác nhau của vấn đề, liên kết những mặt, những thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được tạo thành chỉnh thể hoàn chỉnh để tạo nên một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề được nghiên cứu. Phương pháp thống kê số liệu được thực hiện song song với phương pháp phân tích và tổng hợp đã đề cập ở phía trước, nhằm đưa ra những con số thống kê, từ đó tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. Phương pháp phân tích diễn ngôn: Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất, hay được dùng, đặc biệt trong khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu quan hệ quốc tế nói riêng. Thông qua xem xét ngôn từ của các văn bản, phát biểu... của các tổ chức cá nhân có liên quan đến sự kiện, nhóm có thêm dữ liệu để phân tích và đánh giá các sự kiện, hiện tượng được nhắc đến. 6. Bố cục Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, bài luận gồm có 03 chương sau: Chương 1. Tổng quan về quyền lực mềm của làn sóng Hallyu Ở chương 1, chương đầu tiên sẽ trình bày những khái niệm về quyền lực mềm, làn sóng Hallyu và vai trò của quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại các quốc gia. Chương 2. Làn sóng Hallyu trong quyền lực mềm Ở chương 2, bài nghiên cứu này sẽ tập trung trình bày về làn sóng Hallyu trong sức mạnh mềm của Hàn Quốc, cụ thể hơn là hai trường hợp K-Pop và KDramas Chương 3. Một vài đánh giá về làn sóng Hallyu Tại chương 3, chương này sẽ đưa ra một vài đánh giá chung về làn sóng Hallyu và rút ra một vài bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

5

Ch

ng ươ1. T ngổquan vềề quyềền l ự c mềềm của làn sóng Hallyu

1.1. Khái ni m ệvềề quyềền l ự c mềềm “Quyền lực mềm” là khái niệm do Giáo sư Joseph S. Nye, JR1 đưa ra vào cuối những 1980.2 Định nghĩa ban đầu của Joseph Nye về quyền lực mềm lần đầu tiên được đề cập trong cuốn Bound to Lead: The Changing Nature of American Power (Nhảy vọt để dẫn đầu: Sự biến đổi bản chất của quyền lực Mỹ) là “dùng khả năng đạt được những mục đích của mình thông qua việc gây ảnh hưởng khiến người khác tự nguyện làm theo những gì mình mong muốn.”3 Đến năm 1999, Giáo sư đưa ra một khái niệm cụ thể hơn: “Quyền lực mềm là kết quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hoá và ý thức hệ chứ không phải quyền lực cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu chuẩn hành vi hay chế độ do mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình. Quyền lực mềm dựa vào sức thuyết phục của thông tin ở mức độ rất lớn.” Gần đây nhất, trong cuốn Soft Power: The Means to Success in World Politics (Quyền lực mềm: Ý niệm mới về thành công trong chính trị thế giới) phát hành năm 2004 ông đã tiếp tục phát triển khái niệm Quyền lực mềm như sau: “Quyền lực mềm là khả năng đạt được những gì bạn muốn thông qua sự hấp dẫn hơn là ép buộc hoặc thanh toán. Nó phát sinh từ sự hấp dẫn của nền văn hóa, lý tưởng chính trị và các chính sách của quốc gia.” 4Khác với Quyền lực cứng dùng chiến lược tập trung vào can thiệp quân sự, ngoại giao cưỡng bức và trừng phạt kinh tế để gia tăng lợi ích quốc gia ví dụ như chính sách của Mỹ đối với Iran trong vấn đề hạt nhân. Đôi khi ta có thể đạt được những gì mình mong muốn mà không cần đến “cây gậy và củ cà rốt”5. Một quốc gia có thể thuyết phục quốc gia khác bằng giá trị và thành tựu chứ không chỉ buộc họ phải thay đổi bằng đe dọa quân sự hay những chế tài về kinh tế. Không chỉ là sự thuyết phục, Quyền lực mềm theo Giáo sư 1 Joseph S. Nye, JR (19/01/1937) nguyên là hiệu trưởng Trường Hành chính John F. Kennedy thuộc Đại học Havard. Ông từng là trợ lý của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chủ tịch Ủy ban tình báo quốc gia, là cha đẻ của lý thuyết quyền lực mềm. 2 Tuy nhiên, các tiền đề ra đời khái niệm quyền lực mềm hay sức mạnh mềm đã có từ sớm vì nhà nghiên cứu người Mỹ E. H. Carr từ năm 1939 đã phân loại quyền lực quốc tế thành 3 nhóm: quyền lực quân sự, quyền lực kinh tế và quyền lực tư tưởng tức là quyền lực mềm. 3Nye Joseph, Bound to Lead: The Changing Nature of American Power, New York: Basic Books, 1990. 4 Joseph Nye(2004), Quyền lực mềm: Ý niệm mới về thành công trong chính trị thế giới, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr. 7. 5 Một kiểu chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. “Cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa hoặc trừng phạt, “củ cà rốt” tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng.

6

Nye, là khả năng lôi cuốn và quyền lực hấp dẫn các đối tác mong muốn đạt được điều mà bạn cũng muốn, tạo điều kiện để hợp tác hơn là cưỡng chế. Quyền lực mềm không giống với sự ảnh hưởng vì sự ảnh hưởng cũng có thể được tạo ra bởi quyền lực cứng của sự đe dọa hoặc các khoản thanh toán. Quyền lực cứng và quyền lực mềm có liên hệ với nhau. Chúng là hai khía cạnh thể hiện năng lực giành được mục tiêu của một người bằng việc tác động lên hành vi của những người khác. Quyền lực mềm là sự bồi đắp cho những khiếm khuyết của quyền lực cứng chứ không phải là sự phản chiếu hay mặt đối lập của quyền lực cứng. Việc thu hút đó có thể mang lại những kết quả chính sách mong muốn hay không phải được xem xét trong từng bối cảnh cụ thể. Một quốc gia khi chịu sự suy thoái kinh tế và quân sự có thể mất đi không chỉ về các nguồn quyền lực cứng mà còn mất một số khả năng định hình chương trình nghị sự quốc tế và một vài tính hấp dẫn của nó. Một số quốc gia có thể thu hút các nước khác với quyền lực cứng được cho là bất bại.1 Quyền lực mềm dựa trên khả năng định hình những mong muốn của người khác, xét theo cấp độ cá nhân, chúng ta đều bị hấp dẫn bởi quyền lực của sự thu hút và sự quyến rũ. Trong giới kinh doanh, một người lãnh đạo tốt chỉ biết ra lệnh thôi là chưa đủ mà còn là dẫn dắt bằng ví dụ, làm gương và thu hút nhân viên bằng giá trị của mình để họ làm những gì bạn muốn. Quyền lực của một lãnh đạo sẽ lớn hơn nếu người đó có thể làm cho những người khác chia sẻ và đóng góp vào hệ giá trị của mình. Điều này được thực hiện dần dần, kết hợp với những thứ không nhìn thấy được, chẳng hạn như tính cách, các giá trị, sự định hướng và một tầm nhìn được xem là hợp lý và có đạo đức. Trong các nền dân chủ, sự cưỡng ép không phải là lựa chọn hàng đầu, các nhà lãnh đạo dùng quyền lực mềm như một yếu tố chủ yếu của chính trị, với ưu thế tạo ra sự đồng thuận, huy động được vốn xã hội với chi phí ít nhất và đặc biệt là huy động được sự tham gia tự nguyện lớn nhất, các mục tiêu như thúc đẩy dân chủ trong một quốc gia sẽ dễ dàng đạt được hơn. Theo Giáo sư Nye: “Quyền lực mềm của bất kỳ quốc gia chủ yếu xuất phát từ ba nguồn: văn hóa của quốc gia đó (ở những điểm hấp dẫn người khác), các giá

1 Joseph Nye (2004), Quyền lực mềm: Ý niệm mới về thành công trong chính trị thế giới, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr. 34.

7

trị chính phủ (đạt kỳ vọng trong nước và nước ngoài) và các chính sách đối ngoại (khi được cho là hợp pháp, đầy đủ thẩm quyền và hợp với đạo đức)”.2 Khi xếp theo thứ tự quan trọng, nguồn đầu tiên là văn hóa, văn hóa là tập hợp các giá trị và tập tục tạo ra ý nghĩa cho một xã hội. Ta có thể phân biệt dân tộc này với dân tộc khác thông qua yếu tố văn hóa. Văn hoá được chia thành hai loại hình: văn hoá hàn lâm và văn hoá đại chúng, cả hai đều có thể trở thành nguồn quyền lực mềm có tác động khác nhau đối với từng đối tượng và phụ thuộc vào bối cảnh tiếp nhận. Văn hóa hàn lâm có giáo dục, nhạc thính phòng, kịch cổ điển, điển tích,…tác động tới một nhóm đối tượng không lớn hầu hết thuộc tầng lớp thượng lưu nhưng có sức ảnh hưởng mạnh đến các cấp nhà nước và việc quản lý xã hội như hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, văn hoá đại chúng có phim truyền hình, điện ảnh, chương trình truyền hình, thời trang, thể thao,…tác động đến nhóm đối tượng rất lớn gồm nhiều tầng lớp trong xã hội. Những diễn viên, thần tượng, vận động viên thể thao,… trong trường hợp này chính là những chủ thể quảng bá hình ảnh, gia tăng quyền lực mềm cho quốc gia. Khác biệt văn hóa là một trong những nguyên nhân chính khiến các quốc gia có cách tiếp cận vấn đề và mong muốn những lợi ích khác nhau. Do đó mức độ phổ biến và được chấp nhận của văn hoá một quốc gia là một nguồn then chốt của quyền lực mềm. Khi văn hoá của một quốc gia được chấp nhận rộng rãi thì nó sẽ làm tăng khả năng đạt được các kết quả mong muốn vì đã phai bớt phần nào sự khác biệt văn hóa và các chủ thể khác sẽ tự nguyên làm theo để đạt được lợi ích chung. Một số nhà phân tích coi quyền lực mềm đơn giản là quyền lực văn hóa đại chúng. Tuy nhiên, họ đã sai khi đánh đồng hành vi quyền lực mềm với các nguồn lực văn hóa mà đôi khi nó chính là nguồn sản sinh ra quyền lực mềm. Họ nhầm lẫn giữa tài nguyên văn hóa với hành vi thu hút. Ví dụ, nhà sử học Niall Ferguson đã mô tả quyền lực mềm là “những sức mạnh phi truyền thống như các sản phẩm văn hóa và thương mại” và sau đó ông bác bỏ nó với lý do “thực ra thì, nó rất mềm”. Điều này không đồng nghĩa với việc phủ nhận rằng văn hóa đại chúng là một nguồn lực tạo ra quyền lực mềm, nhưng như chúng ta đã phân tích ở trên, hiệu quả của bất kỳ nguồn quyền lực nào cũng phải phụ thuộc vào bối cảnh.

2 Joseph Nye (2004), Quyền lực mềm: Ý niệm mới về thành công trong chính trị thế giới, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr. 38.

8

Thương mại chỉ là một trong những cách truyền tải văn hóa. Sự trao đổi văn hóa cũng diễn ra thông qua liên hệ cá nhân, thăm hỏi và trao đổi. Chính sách nhà nước cũng được coi là một nguồn quyền lực mềm tiềm tàng khác. Các chính sách có thể làm suy giảm hoặc gia tăng quyền lực mềm của một quốc gia, những chính sách đối nội hay đối ngoại nào có vẻ đạo đức giả, kiêu ngạo và thờ ơ trước ý kiến của người khác, hoặc dựa trên cách tiếp cận thiển cận phục vụ cho lợi ích của quốc gia có thể làm suy yếu quyền lực mềm. Ví dụ, phong trào phân biệt chủng tộc trong nước Mỹ những năm 1950 đã làm suy giảm quyền lực mềm của Mỹ ở Châu Phi, hay việc áp dụng án tử hình và luật kiểm soát súng đạn lỏng lẻo đã làm suy yếu quyền lực mềm của Mỹ ở Châu Âu. Tương tự, chính sách có tính hợp pháp, đầy đủ thẩm quyền và hợp đạo đức ảnh hưởng lớn đến quyền lực mềm. Trong những trường hợp cụ thể, cộng đồng thường có xu hướng dễ dàng chấp nhận và ủng hộ những quyết định đến từ một quốc gia có những chính sách hợp pháp, hợp đạo đức và đẩy đủ thẩm quyền. Hàn Quốc thực hiện “Chính sách Ánh Dương” 1 nhằm thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên, chính sách Ánh Dương được đánh giá là đường lối đối ngoại mềm dẻo và hiệu quả nhất của Hàn Quốc trong mục tiêu chấm dứt “chiến tranh lạnh” trên bán đảo Triều Tiên. Các giá trị chính trị của một chính phủ (đạt kỳ vọng trong nước và nước ngoài) ảnh hưởng mạnh đến sự ưa thích của các quốc gia khác. Các chính phủ có thể thuyết phục hoặc đẩy lùi người khác từ hành động của họ. Cách ứng phó của Thủ tướng Đức Angela Merkel với đại dịch Covid đạt được sự tín nhiệm của công chúng trong nước và Đức cũng được các nhà chuyên môn đánh giá là quốc gia xử lý đại dịch tốt đáng kể so với số ca nhiễm khổng lồ ghi nhận tại các nước Châu Âu . Theo bảng xếp hạng Global Soft Power Index 2021 (chỉ số quyền lực mềm toàn cầu) của Brand Finance 2, Đức đã vượt qua Mỹ, giành vị trí hàng đầu. Tuy nhiên Giáo sư Nye cho rằng quyền lực mềm không thuộc về chính phủ xét trong cùng một 1 Chính sách Ánh Dương là một chính sách ngoại giao mà Hàn Quốc áp dụng với Triều Tiên từ năm 1998 cho đến cuộc bầu cử tổng thống Lee Myung-bak năm 2008. Từ khi được đề xuất dưới thời tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, chính sách này đã mang lại sự hợp tác chính trị to lớn hơn cũng như một vài thời khắc lịch sử trong quan hệ liên Triều. Hai cuộc họp thượng đỉnh liên Triều diễn ra tại Bình Nhưỡng (tháng 6 năm 2000 và tháng 10 năm 2007) đã đem đến một số dự án kinh tế thu hút sự chú ý của dư luận và những cuộc gặp mặt ngắn ngủi của những gia đình bị chia cắt bởi Chiến tranh Triều Tiên. 2 Chỉ số Quyền lực mềm Toàn cầu là kết quả của một nghiên cứu thực địa mang tính đột phá với hơn 75.000 người được hỏi ở 100 quốc gia. Nó cho phép chúng ta thấy tổng thể cách thế giới nhìn nhận về các quốc gia quyền lực mềm hàng đầu. Xem tại https://brandirectory.com/globalsoftpower/

9

mức độ với quyền lực cứng. Chẳng hạn như một số nguồn quyền lực cứng thuộc về chính phủ như lực lượng vũ trang, tài nguyên thiên nhiên,…Trái lại, nhiều nguồn quyền lực mềm khác biệt so với chính phủ và chỉ đáp ứng được một phần trong các mục đích, như trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, nền văn hóa đại chúng Mỹ thường gây bất hòa với các chính sách chính thức của chính phủ Mỹ.1 1.2. Vai trò c a quyềền ủ l c mềềm ự trong chính sách đốối ngo ạ ic ủ a quốốc gia Chính sách đối ngoại hay chính sách ngoại giao của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc g...


Similar Free PDFs