Thống kê ứng dụng hay PDF

Title Thống kê ứng dụng hay
Author Duy Ngọc Anh
Course Thống Kê Ứng Dụng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 38
File Size 4.8 MB
File Type PDF
Total Downloads 69
Total Views 190

Summary

Download Thống kê ứng dụng hay PDF


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH UEH KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN Môn học: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh

NGHIÊN CỨU VỀ TẦM ẢNH HƯỞNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA BỮA CƠM GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thảo Nguyên. Danh sách sinh viên - MSSV: 1. Võ Thị Thu Hiền - 31211025141 2. Tô Gia Huy - 31211025138 3. Nguyễn Thanh Lâm - 31211021308

4. Hoàng Đan Nhi - 31211025767 5. Trần Thị Anh Thư - 31211020664 Khóa - Lớp:

K47 - ADC05

Mã lớp học phần:

22D1STA50800545

TP. HCM, ngày 18 tháng 3 năm 2022

MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU:............................................................................................................................ 1 1. Tóm tắt:............................................................................................................................ 1 2. Lời cam đoan: .................................................................................................................. 2 3. Lời cảm ơn: ...................................................................................................................... 3 4. Giả thuyết của dự án: ....................................................................................................... 5 4.1. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất: ............................................................................ 5 4.2. Các giả thuyết ứng dụng thống kê: ............................................................................ 5 II. TỔNG QUAN: .................................................................................................................. 5 1. Đặt vấn đề: ....................................................................................................................... 5 2. Mục tiêu của dự án và những câu hỏi nghiên cứu: .......................................................... 6 2.1. Mục tiêu của dự án: .................................................................................................... 5 2.2. Những câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................................ 5 2.3. Ý nghĩa của dự án: ..................................................................................................... 5 3. Thời gian, địa điểm và phương pháp lấy mẫu khảo sát : ................................................. 6 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ................................................................................ 8 1. Các khái niệm của dự án: ................................................................................................ 6 2. Quy trình thực hiện: ......................................................................................................... 6 3. Cơ sở lý thuyết:................................................................................................................ 5 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN:............................................................ 8 1. Đặc điểm của mẫu khảo sát: ............................................................................................ 5 2. Thực trạng bữa cơm gia đình của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh: .......................... 6 3. Giá trị, lợi ích của bữa cơm gia đình: .............................................................................. 6 4. Suy nghĩa, cảm nhận của giới trẻ về tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong xã hội hiện đại: ................................................................................................................ 5 V. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, HẠN CHẾ: .................................................................. 8 1. Tóm tắt kết quả dự án: ..................................................................................................... 5 2. Một số giải pháp, khuyến nghị: ....................................................................................... 6 3. Hạn chế và phương án tiếp theo: ..................................................................................... 6 3.1. Hạn chế về khảo sát và phương pháp thực hiện ...................................................... 9 3.2. Hạn chế về đối tượng khảo sát: ............................................................................... 9 3.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo:................................................................................... 9 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC: ................................................................... 8

I. MỞ ĐẦU 1. Tóm tắt: Trong mỗi con người chúng ta, hạnh phúc nhất là được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của những người thân yêu trong gia đình. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội và là một mái ấm hạnh phúc mà bất cứ ai khi đi xa cũng cảm thấy nhớ, mong ước được sống trong cái cảm giác sum vầy bên gia đình và đặc biệt hơn là sự ấm cúng quây quần bên nhau trong mỗi bữa cơm gia đình. Bữa cơm gia đình luôn được duy trì để tạo nên tình cảm gắn kết giữa các thế hệ lại gần nhau hơn, hình thành nên nề nếp gia phong của gia đình truyền thống mà còn tạo nên nét độc đáo riêng biệt trong văn hóa gia đình Việt Nam. B ữa cơm gia đình được xem như là linh hồn của sự đoàn tụ yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn con người. Không khí bữa cơm chính là thời gian, không gian quý báu để các thế hệ thành viên trong gia đình có thể ngồi lại tâm sự với nhau, chỉ bảo những điều hay ý đẹp, khích lệ và động viên nhau, …và mỗi thành viên trong gia đình cùng có trách nhiệm vun đắp cho gia đình ngày càng ấm no, tiến bộ, hạnh phúc bền vững và phát triển. Thế nhưng ở hiện tại, cuộc sống dần trở nên bận rộn, tấp nập hơn, chúng ta thường ít dành thời gian cho nhau, ít khi cùng nhau quây quần ăn một bữa cơm, đặc biệt là các bạn sinh viên phải học xa gia đình. Vậy đã bao lâu rồi các bạn chưa về ăn một buổi cơm cùng gia đình mình? Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm tác giả chúng tôi đã quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu về tầm ảnh hưởng và giá trị của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Nhóm tác giả chúng tôi đã tìm hiểu và thu thập thông tin dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ “Google Form” để tạo ra một cuộc khảo sát với số người tham gia là 181 người, họ là những bạn trẻ hiện đang sinh sống, làm việc và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng quát kết quả nhóm tác giả chúng tôi nhận thấy đa số các bạn trẻ thường xuyên có những bữa cơm với gia đình và có cảm xúc tích cực hơn với vấn đề này. Qua đây chúng tôi thấu hiểu hơn và đưa ra được những kết quả khảo sát mang tính chính xác và thiết thực nhất.

2. Lời cam đoan Nhóm tác giả chúng tôi xin cam đoan dự án “Tầm ảnh hưởng và giá trị của gia đình đối với giới trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh” là nghiên cứu được thực hiện một cách công khai, minh bạch và không chồng chéo. Các dữ liệu, tài liệu, bài báo, nghiên cứu tham khảo được thu thập và kết quả điều tra mang lại tính khách quan, trung thực. Nếu phát hiện có bản sao, nhóm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đó trước sự chứng kiến của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy cũng như bộ môn, khoa và nhà trường. Nhóm tác giả.

3. Lời cảm ơn Lời đầu tiên, chúng tôi xin cảm ơn đến cô Nguyễn Thảo Nguyên – người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi. Sự đóng góp ý kiến, nhận xét từ cô là điều vô cùng trân quý giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện bản thân, nó cũng là hành trang tri thức giúp chúng tôi phát triển hơn nữa trong học tập và công việc sau này. Tiếp theo nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn trẻ đã tham gia bài khảo sát, cung cấp cho chúng tôi ngồn dữ liệu phân tích nhằm hoàn thành công trình nghiên cứu một cách tốt nhất. Nhóm chúng tôi đã cố gắng áp dụng những kiến thức có được trong học kỳ học vừa qua để đưa vào và hoàn thành dự án này. Nhưng do kiến thức còn hạn chế và ít kinh nghiệm thực tế trong quá trình nghiên cứu nên khó tránh khỏi những vướng mắc những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và phê bình của các thầy cô giáo và tất cả mọi người. Nhóm tác giả.

4. Giả thuyết của dự án: 4.1. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất: GT1: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh có tần suất ăn bữa cơm gia đình Thường xuyên chiếm 40% GT2: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh chọn hình thức Tự nấu ăn nhiều nhất khi ăn bữa cơm gia đình chiếm 80%. GT3: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên và luôn luôn chọn bữa cơm gia đình ở ngoài nếu họ có đủ điều kiện về thời gian, chi phí,… chiếm 30%. GT4: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố H ồ Chí Minh coi bữa cơm gia đình là thói quen của bản thân chiếm 50%. GT5: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh có cảm xúc tích cực trong bữa cơm gia đình chiếm 80%. 4.2. Các giả thuyết ứng dụng thống kê: H1: Giới trẻ hiện nay đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có ít nhất 60% người thường xuyên chia sẻ về chuyện học tập, công việc trong bữa cơm gia đình. H2: Giới trẻ hiện nay đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có ít nhất 60% người đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng bữa cơm gia đình giúp tiết kiệm thời gian. H3: Giới trẻ hiện nay đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có ít nhất 70% khảo sát cho rằng bữa cơm gia đình là quan trọng (nhưng có thể đi ăn ngoài nếu bận việc). H4: Có ít nhất 50% giới trẻ hiện nay cho rằng guồng quay vội vã của cuộc sống dần cuốn họ ra xo khỏi vòng tay gia đình, ra xa khỏi những bữa cơm đầm ấm cùng gia đình. Mức ý nghĩa kiểm định: α = 0,05.

II. TỔNG QUAN 1. Đặt vấn đề Đối với người Việt Nam, món ăn là tấm gương phản chiếu hạnh phúc gia đình. Duy trì dinh dưỡng cho gia đình là điều quan trọng trong mỗi ngôi nhà hiện đại ngày nay. Văn hóa truyền thống phải được bảo tồn và phát triển. Đó là lý do từ năm 2014, Ngày Gia đình Việt Nam của hàng triệu gia đình đã lấy chủ đề “Bữa cơm gia đình đầm ấm, ngon miệng”. Bữa cơm gia đình là thời gian, không gian để mọi thành viên trong gia đình quây quần, chia sẻ yêu thương, là cầu nối tình cảm gia đình, giao lưu, yêu thương, truyền tải những giá trị văn hóa. Gia đình cũng như xã hội. Tạo ra một gia đình hạnh phúc là tạo ra một xã hội hạnh phúc. Hạnh phúc của bất cứ gia đình nào cũng phụ thuộc vào sức lực, trí tuệ, thời gian ... và sự vun đắp của các thành viên trong gia đình bền bỉ. Hạnh phúc gia đình được hình thành thông qua hành động, sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình như ăn uống, nghỉ ngơi, tin cậy, trò chuyện, vui chơi. Bờ vai giữa các thành viên trong gia đình, sự hỗ trợ…. Nhưng cuộc sống ngày nay bộn bề với bao bộn bề lo toan khiến đôi khi người ta ít tập trung vào bữa cơm gia đình hơn bao giờ hết. Nhưng dù xã hội hiện đại có thế nào đi chăng nữa thì những giá trị truyền thống tốt đẹp - bữa cơm gia đình - luôn chiếm một vị trí quan trọng từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành và về già. Chúng tôi mong rằng với dự án này, “bữa cơm gia đình” sẽ luôn được duy trì trong mỗi ngôi nhà Việt, gắn kết mọi thành viên trong gia đình lại với nhau. 2. Mục tiêu của dự án và những câu hỏi nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu của dự án: “Cuộc nghiên cứu về tầm ảnh hưởng và giá trị của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích hướng đến: 1) Tìm hiểu về sự quan tâm của giới trẻ sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về giá trị của bữa cơm gia đình trong thời buổi hiện nay. 2) Biết được mức độ nhận thức về tầm quan trọng của bữa cơm gia đình của giới trẻ. 3) Biết được thực trạng của bữa cơm gia đình trong đời sống hiện tại. 4) Tim hiểu mức độ sẵn lòng ăn một bữa cơm gia đình trọn vẹn của giới trẻ. 5) Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến việc một bộ phận giới trẻ đang dần dần rời xa bữa cơm gia đình, từ đó đề ra giải pháp để có được một bữa cơm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. 2.2. Những câu hỏi nghiên cứu: 2.2.1. Thực trạng về bữa cơm gia đình của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh: ○

Bạn có thường xuyên ăn cơm cùng gia đình hay không?



Bạn hiện tại đang sinh sống với ai và mỗi bữa cơm có đầy đủ các thành viên trong gia đình không?



Khi ăn thì bạn chọn hình thức nào nhiều nhất?



Người phụ trách dọn dẹp sau mỗi bữa ăn là ai?

2.2.2. Giá trị, lợi ích của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ. ○

Bạn thường chia sẻ chuyện gì khi ăn cơm cùng gia đình?



Những giá trị và lợi ích của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ.



Giả sử rằng bạn có đủ điều kiện về thời gian, chi phí thì bạn sẽ ưu tiên?

2.2.3. Suy nghĩ, cảm nhận của giới trẻ về tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong xã hội hiện đại? ○

Đối với bạn, bữa cơm gia đình là một hình thức? (bắt buộc, thói quen, truyền thống,…)



Cảm xúc của giới trẻ khi ăn bữa cơm gia đình?



Bữa cơm gia đình có quan trọng hay không? Và hình ảnh bữa cơm gia đình đối với giới trẻ.



Nguyên nhân dẫn tới việc một bộ phận giới trẻ đang dần dần rời xa bữa cơm gia đình?

2.3. Ý nghĩa của dự án: Thông qua cuộc khảo sát để nắm bắt được suy nghĩ của giới trẻ về mâm cơm gia đình trong đời sống hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển văn hoá mâm cơm của người Việt, gắn kết tình cảm giữa các thành viên để cùng nhau xây dựng gia đình tiến bộ hạnh phúc. 3. Thời gian, địa điểm và phương pháp lấy mẫu khảo sát: ○

Địa điểm: Online qua các trang mạng xã hội (chủ yếu là Facebook).



Phạm vi khảo sát: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.



Đối tượng khảo sát: Giới trẻ (độ tuổi từ 15 đến 30).



Số lượng: 181



Thời gian: Từ ngày 22/2/2022 đến ngày 1/3/2022.



Cách lấy mẫu: Khảo sát online qua Google biểu mẫu.



Phương pháp lấy mẫu: Phi ngẫu nhiên.



Phương pháp phân tích: sử dụng các công cụ thống kê mô tả (trình bày dữ liệu bằng bảng biểu, đồ thị,...) và suy diễn thống kê (ước lượng khoảng).

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Các khái niệm của dự án:

a. Khái niệm “Giới trẻ”: “Giới trẻ” hẳn là một cụm từ khá quen thuộc trong đời sống chúng ta. Tuy thuộc vào từng lĩnh vực mà “giới trẻ” có thể được định nghĩa theo những cách khác nhau. Trong nghiên cứu này, thì họ là những người có độ tuổi từ 15-30, đã có suy nghĩ và nhận thức không còn non nớt, ấu trĩ nhưng vẫn chưa đạt đến độ chín muồi, trưởng thành một cách hoàn toàn. b. “Bữa cơm gia đình” được định nghĩa như thế nào: “Bữa cơm gia đình” là nơi, là khoảnh khắc mà các thế hệ, các thành viên của một gia đình quây quần, sum họp với nhau bên mâm cơm sau một ngày làm việc và học tập vất vả. Đó cũng là nơi để các thành viên chia sẻ, quan tâm nhau cũng như là nơi để ông bà, cha mẹ dạy cho con trẻ những văn hóa, cách cư xử trên bàn ăn cũng như trên xã hội. 2. Quy trình thực hiện:

Quan sát thực tế

Đặt ra vấn đề cần nghiên cứu

Đặt ra mục tiêu nghiên cứu

Đặt câu hỏi cho bài khảo sát

Kết luận

Xử lý và phân tích dữ liệu

Thu nhập dữ liệu

Khảo sát

3. Cơ sở lý thuyết: Các thang đo được sử dụng

STT Câu hỏi Độ tuổi 1

Thang đo Danh nghĩa

Từ 16 đến 20 tuổi Từ 21 đến 25 tuổi Từ 26 đến 30 tuổi

2

Giới tính

Danh nghĩa

Nam Nữ Bạn hiện tại đang sống với ai? 3

4

5

Danh nghĩa

Ông, bà, bố, mẹ, bạn bè, anh chị em ruột, người yêu, cô dì chú bác, anh chị em họ, vợ (chồng), ở một mình,... Bạn hiện tại đang ở?

Danh nghĩa

Nhà riêng, trọ, chung cư, ký túc xá,... Công việc hiện tại của bạn là?

Danh nghĩa

Học sinh, sinh viên, đã đi làm, chưa đi làm,... Bữa cơm gia đình của bạn như thế nào? Bạn có thường xuyên ăn bữa cơm gia đình không?

Thứ bậc

Không bao giờ 6

Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn Bữa cơm gia đình bạn có thường xuyên đầy đủ các thành viên Thứ bậc không? Không bao giờ

7

Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn Hiện tại, bạn thường chọn hình thức nào nhiều nhất khi ăn cơm Danh nghĩa cùng nhau?

8

Đi ăn ở ngoài Đặt thức ăn giao tận nhà Tự nấu ăn Khác

9

Người phụ trách nấu ăn, dọn dẹp thường xuyên sau mỗi bữa ăn Danh nghĩa là ai?

Chủ yếu là nữ giới. Chủ yếu là nam giới. Những người trong gia đình thay phiên nhau nếu rảnh. Khác. Bạn cảm thấy bữa cơm gia đình đối với bạn là…

Danh nghĩa

Thói quen 10

Truyền thống Bắt buộc Khác Cảm xúc của bạn trong bữa cơm gia đình như thế nào?

11

Danh nghĩa

Tích cực Tiêu cực Khác Bạn thường chia sẻ những chuyện gì trong bữa cơm gia đình?

Danh nghĩa

Không chia sẻ Chuyện học tập, công việc 12

Chuyện tình cảm Các vấn đề về mối quan hệ xung quanh Tin tức, thời sự Khác

Tầm ảnh hưởng và giá trị của bữa cơm gia đình đối với giới trẻ 1 - Hoàn toàn không đồng ý 2 - Không đồng ý 3 - Trung lập 4 - Đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý Tầm ảnh hưởng của bữa cơm gia đình đối với bạn? Bữa cơm gia Thứ bậc đình sẽ… 13

Giúp bạn tiết kiệm chi phí và an toàn. Giúp bạn tiết kiệm thời gian. Giúp bạn hạnh phúc, vui vẻ hơn.

Là nơi để bạn giải tỏa căng thẳng, trò chuyện với mọi người. Là bí quyết để gia đình thêm gắn kết. Là một trong những cách dạy con tốt. Suy nghĩ của bạn về giá trị của bữa cơm gia đình trong xã hội Thứ bậc hiện nay. Bữa cơm gia đình… Quan trọng, nhưng có thể đi ăn ngoài nếu bận việc. Không quan trọng lắm, vì cuộc sống giờ bận rộn hơn. 14

Là giá trị văn hóa của người Việt, cần được giữ gìn và phát huy. Giữ gìn hạnh phúc cho gia đình nhưng khá tốn thời gian. Luôn phải đầy đủ thành viên mới là một bữa cơm đúng nghĩa. Biểu tượng cho sự sum họp, đoàn viên, là không gian kết nối yêu thương.

Giả sử rằng bạn có đủ điều kiện về thời gian, chi phí thì bạn sẽ Danh nghĩa ưu tiên...? Luôn chọn bữa cơm gia đình tại nhà. 15

Chọn bữa cơm gia đình, có thể là ra ngoài hoặc ở nhà tùy nhu cầu. Chọn bữa cơm gia đình ở ngoài thường xuyên hơn. Luôn chọn bữa cơm gia đình ở ngoài.

Một bộ phận giới trẻ đang dần dần rời xa bữa cơm gia đình, vậy Danh nghĩa theo bạn nguyên nhân là do đâu?

16

Khách quan: sự thay đổi quá nhanh về nền kinh tế và xã hội, cuộc sống trở nên bận rộn tấp nập. Chủ quan: do bản thân của mọi người quyết định rằng có chọn bữa cơm gia đình không. Cả hai nguyên nhân. Khác Sau khi thực hiện khảo sát này, bạn có muốn có ngay một bữa Danh nghĩa cơm gia đình với người thân yêu của mình không nè? Rất muốn.

17

Không cần thiết lắm. Không muốn.

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm của mẫu khảo sát: Với số lượng là 181 người tham gia khảo sát, nhóm đã thu được kết quả như sau: Giới tính

Độ tuổi 8,8% 10,5%

39,8% 60,2%

Nam

80,6%

Nữ

Từ 15 đến 20 tuổi

Từ 21 đến 25 tuổi

Từ 26 đến 30 tuổi

Xét theo giới tính: người tham gia khảo sát có giới tính là nữ chiếm tỉ lệ 60,2% với 109 phiếu và giới tính nam chiếm tỉ lệ 39,8% với 72 phiếu. Xét theo độ tuổi, tỉ lệ học sinh sinh viên tham gia khảo sát là lớn nhất khi có đến 80,6% người tham gia khảo sát thuộc độ tuổi 15-20, cao gấp 8 lần so với tỉ lệ người tham gia khảo sát có độ tuổi từ 21-25 (10,5%) và xấp xỉ 10 lần so với tỉ lệ người tham gia khảo sát có độ tuổi từ 26-30 (8,8%). Công việc hiện tại 5,5% 11,6%

82,9%

Học sinh, sinh viên

Đã đi làm

Chưa đi làm

Đối với công việc hiện tại của người tham gia khảo sát, chiếm tỉ lệ lớn nhất vẫn là học sinh sinh viên với 82,9% tương đương 150 phiếu khảo sát, kế đó là 11,6% người tham gia khảo sát hiện đã đi làm và 5,5% chưa đi làm.- Và cũng do tỉ lệ học sinh sinh viên tham gia khảo sát chiếm tỉ lệ rất lớn, vẫn còn sống chung với gia đình nên tỉ lệ người khảo sát ở nhà riêng lên đến 61,9% và phần còn lại ở nhà thuê như là trọ, ký túc xá, chung cư,…

Đặc điểm Giới tính

Độ tuổi
<...


Similar Free PDFs