Nhóm 5 - ĐGTScwjc hay PDF

Title Nhóm 5 - ĐGTScwjc hay
Course Định giá tài sản
Institution Học viện Tài chính
Pages 9
File Size 256.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 88
Total Views 720

Summary

HỌC VIỆN TÀI CHÍNHKHOA NGÂN HÀNG - BẢO HIỂMBÀI TẬP NHÓM MÔN: ĐỊNH GIÁ TÀISẢNNhóm 5: 15Thành viên nhóm:21 - Nguyễn Ngọc Linh22 - Ngô Thị Khánh Ly23 - Phan Hiền Minh24 - Trần Tuyết Nga 25 - Trần Thị Hồng NhungĐỀ BÀITrình bày phương pháp định giá doanh nghiệp theo phương pháp chứng khoán? Ứng dụng tại ...


Description

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM

BÀI TẬP NHÓM MÔN: ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN Nhóm 5: 15.2LT1 Thành viên nhóm: 21 - Nguyễn Ngọc Linh

24 - Trần Tuyết Nga

22 - Ngô Thị Khánh Ly

25 - Trần Thị Hồng Nhung

23 - Phan Hiền Minh ĐỀ BÀI Trình bày phương pháp định giá doanh nghiệp theo phương pháp chứng khoán? Ứng dụng tại Việt Nam?

BÀI LÀM PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG KHOÁN 1.1.

Cơ sở phương pháp luận

Năm 1962, M.I Gordon đã đưa ra công thức lượng giá chứng khoán nổi tiếng, với ý nghĩa rằng: Nhà đầu tư bỏ tiền ra mua chứng khoán (tức là mua doanh nghiệp) không phải là để lấy những tài sản hiện hành trong doanh nghiệp, mà là để đổi lấy các khoản thu nhập trong tương lai. Giá trị thực của một chứng khoán phải được đánh giá bằng độ lớn của khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn sẽ nhận được từ chính doanh nghiệp đó, chứ không phải thu nhập có được do yếu tố đầu cơ chứng khoán. Theo đó giá trị doanh nghiệp sẽ bằng tổng giá trị các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đã phát hành. 1.2.

Phương pháp xác định

1.2.1. Công thức tổng quát

Trong đó: PV0: Giá trị hiện hành của một cổ phiếu. dt:

Thu nhập từ cổ tức của một cổ phiếu ở năm t.

Pn: Giá trị cổ phiếu tại năm n. i:

Tỷ suất hiện tại hóa.

n:

Số năm nhận được thu nhập.

1.2.2. Xác định giá trị thực của trái phiếu Triển khai công thức tổng quát có thể tính toán được giá trị của số trái phiếu mà doanh nghiệp đã phát hành: =[++ Trong đó: : Mệnh giá trái phiếu phải trả vào năm thứ n Thu nhập của trái phiếu vào năm thứ t Vì lợi tức trái phiếu thường giữ ở mức ổn định hàng năm, chẳng hạn ===….==R nên công thức có thể được viết gọn lại như sau:

= + =R 1.2.3. Xác định giá trị cổ phiếu Giả định 1: Doanh nghiệp có thể chi trả lợi tức cổ phần một cách ổn định hàng năm: d1=d2=…=dn=d Cho t +, ta có: PV0= Giả định 2: Lợi tức cổ phiếu chi trả hàng năm một cách đều đặn theo một tỷ lệ ổn định là g (với g < i), ta có: PV0= Giả định 3: Lợi tức cổ phiếu cho trả hàng năm khác nhau cho tới thời điểm n, từ n+1 trở đi giả thiết tăng đều với tốc độ là g ( với g< i): Trên đây là 3 giả định cơ bản về những tình huống biến động của lợi tức cổ phần. Về mặt lý thuyết, người ta còn đưa ra nhiều giả định khác nhau. Đó không phải là một sự võ đoán mà là những cơ sở lý thuyết quan trọng, để trong thực tế, dựa vào khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, người ta đánh giá phải tự xây dựng được một mô hình thích hợp nhất về sự biến động của lợi tức cổ phần, tạo căn cứ cho các quyết định đánh giá của doanh nghiệp. 1.3.

Ưu điểm và hạn chế

1.3.1. Ưu điểm Phương pháp định giá chứng khoán là phương pháp đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần để xác định giá trị chứng khoán. Thông qua việc phân tích người ta có thể đánh giá được giá cả chứng khoán trên thị trường có đi quá xa so với giá trị thực hay không, từ đó xác định mức độ đầu cơ đối với từng loại chứng khoán và đầu cơ trong mua bán doanh nghiệp. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với quan điểm nhìn nhận và đánh giá về giá trị của doanh nghiệp của các nhà đầu tư thiểu số - những người mà không có khả năng thâu tóm quyền kiểm soát doanh nghiệp. Phương pháp định giá chứng khoán – xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên dòng lợi tức cổ phần, thích hợp với những doanh nghiệp chứng khoán được giao dịch trên thị trường trong việc xác định giá trị tài sản thuần gặp nhiều khó khăn. Ở những doanh nghiệp có tài sản hữu hình không đáng kể nhưng được đánh giá rất cao ở những giá trị vô

hình, chẳng hạn như các doanh nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,… 1.3.2. Hạn chế Trên thực tế, việc xác định và dự báo lợi tức cổ phần là điều không hề dễ dàng, các giả thuyết về sự ổn định của cổ tức và mức độ tăng trưởng đều đặn thường không thuyết phục các nhà thực hành. Cổ phiếu là loại chứng khoán có nhiều rủi ro nhất. Để xác định lợi tức cổ phần còn phải xây dựng được một lý thuyết định hướng phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai. Trên thực tế, chính sách phân chia lợi tức cổ phần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: Nhu cầu đầu tư, nhu cầu trả nợ, khả năng tích lũy vốn khấu hao, chính sách thuế thu nhập của nhà nước,… Việc tính toán các yếu tố này cũng không đơn giản, nhất là khi các nhà đầu tư lại là cổ đông thiểu số không có quyền quyết định đối với chính sách phân chia lợi tức cổ phần ổn định hay chính sách lợi tức cổ phần thặng dư. Việc lượng định các tham số có thể đơn giản về mặt lý thuyết, giúp cho mô hình hóa một cách dễ dàng, nhưng các giả định về thời gian tồn tại của doanh nghiệp không đúng trong thực tế. Việc tính toán tỷ suất hiện tại hóa đòi hỏi phải có một lý thuyết hoàn chỉnh về rủi ro, mà điều này gần như chưa có câu trả lời thật chính xác, các phương pháp lượng định yếu tố rủi ro cho đến nay vẫn còn mang nặng những yếu tố chủ quan. PHẦN II: THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỊNH GIÁ TẬP ĐOÀN PHÚC LỘC 2.1. Thực trạng phương pháp chứng khoán tại Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường mà nước ta đang hướng đến, nhu cầu xác định định giá doanh nghiệp là một đòi hỏi hoàn toàn tự nhiên. Trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong hoạt động quản trị kinh doanh luôn cần thiết thông tin về giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và thế nhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến các doanh nghiệp được đánh giá. Một trong những phương pháp nổi bật để định giá doanh nghiệp là phương pháp định giá chứng khoán. Tuy đã có những thành công bước đầu để tiến hành cổ phần hóa, nhưng phương pháp định giá chứng khoán đang áp dụng tại Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế.

*Thiếu thông tin Thiếu thông tin là vấn đề cơ bản làm cho thị trường chứng khoán không có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Việc thiếu thông tin ảnh hưởng đến phương pháp định giá như sau: - Thiếu thông tin thống kê về thị trường: hoạt động thống kê theo ngành, theo lĩnh vực kinh doanh và theo các tiêu thức khác vẫn là một vấn đề chưa giải quyết được hoàn toàn, nguyên nhân là chúng ta chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu thống nhất toàn quốc, đặc biệt chưa có chế tài cần thiết để các doanh nghiệp phải công bố những thông tin cơ bản của mình. Đa số các doanh nghiệp trừ các công ty niêm yết, công ty có vốn nước ngoài bắt buộc phát kiểm toán, còn lại hầu hết là không có báo cáo kiểm toán. Vì vậy chất lượng những thông tin công bố không có sự đảm bảo nào, do vậy không có một cơ sở dữ liệu chung để thống kê phục vụ cho công tác định giá. - Thiếu những thông tin nghiên cứu về chứng khoán như những tờ báo của tổ chức xếp hạng tín dụng. Việc không tồn tại các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam là một trở ngại lớn cho quá trình định giá. *Những giao dịch có vấn đề Những giao dịch có vấn đề thường nảy sinh đối với thị trường các nước mới nổi, do có sự quản lý lỏng lẻo của pháp luật cũng như sự thiếu hiểu biết của những người tham gia thị trường. Những thông tin nội gián được sử dụng để kiếm lời riêng thường là những hành động làm ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất non yếu, chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn: thao túng giá chứng khoán, những hoạt động nằm thao túng giá tạo chênh lệch đã và đang xảy ra. Vì vậy giá giao dịch thời gian trước đây có khoảng cách rất lớn với giá trị nội tại của cổ phiếu. - Thiếu những thông tin nghiên cứu về chứng khoán như những tờ báo của tổ chức xếp hạng tín dụng. Việc không tồn tại các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam là một trở ngại lớn cho quá trình định giá. *Tiêu chuẩn kế toán Tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam liên quan đến cổ phiếu còn nhiều vấn đề như cổ phiếu ngân quỹ chỉ được Bộ tài chính ra văn bản

hướng dẫn sau khi các công ty niêm yết đã thực hiện mua bán một số công ty cổ phần chưa niêm yết trước đây thậm chí có thể vay vốn ngân hàng để mua cổ phiếu của chính mình. Mặt khác, vấn đề liên quan đến tài sản vô hình, cách thức hạch toán và khấu hao chúng như thế nào? Vấn đề đất đai, vốn… *Vấn đề công ty gia đình Những công ty cổ phần vốn nhỏ từ 10-15 tỉ đồng rất dễ trở thành một dạng công ty gia đình với thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), và Ban Tổng giám đốc (TGĐ) là người nhà. Điển hình ở Việt Nam là công ty cổ phần Giấy Hải Phòng cả CTCP Đồ Hộp Hạ Long. Đối với những công ty cổ phần gia đình như vậy việc định giá rất khó khăn do có thể bị chi phối bởi gia đình nắm giữ. *Trình độ hiểu biết chung về chứng khoán còn hạn chế Thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động, nên tất cả những vấn đề liên quan đến nó còn rất mới mẻ đối với người dân, các tổ chức kinh doanh chứng khoán và các cơ quan quản lý. 2.2. Định giá Tập đoàn Phúc Lộc Mặc dù phương pháp này có nhiều khó khăn khi áp dụng nhưng cũng có rất

nhiều doanh nghiệp sử dụng kết quả của phương pháp này làm kết quả định giá hoặc kết quả so sánh. Ví dụ: Thông tin Tập đoàn Phúc Lộc tại thời điểm 31/12/2020 như sau: 1. Vốn điều lệ của Tập đoàn là 2.000 tỷ đồng. 2. Lợi nhuận sau thuế và vốn chủ của Tập đoàn trong giai đoạn 2016-2020 như sau: (đơn vị: tỷ đồng) Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Lợi nhuận sau thuế

765

682

786

640

631

6.000

6.400

6.700

6.800

Vốn chủ (không bao 5.500 gồm số dư quỹ)

3. Tập đoàn xây dựng kế hoạch lợi nhuận sau thuế trong 5 năm trong tương lai như sau: (đơn vị: tỷ đồng)

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

Lợi nhuận sau thuế

900

1.200

1.350

1.500

1.700

4. Lãi suất trong điều kiện không rủi ro bằng 10%/năm, phụ phí rủi ro bằng 4%/năm. Yêu cầu: - Ước tính giá trị một cổ phần của Tập đoàn Phúc Lộc tại thời điểm 31/12/2020 bằng phương pháp định giá chứng khoán, biết chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế trong các năm tương lai của Phúc Lộc là 55%/ năm để chia cổ tức, 30% để tăng vốn, 15% trích Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen thưởng, phúc lợi,... Bài làm Ta có kế hoạch lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức 5 năm trong tương lai ở Tập đoàn. Đơn vị: tỷ đồng Năm

2021

Lợi nhuận 495 sau thuế để chia cổ tức

2022

2023

2024

2025

660

743

825

935

i= Rf + Rp = 10% + 4% = 14% Giá trị ước tính của tập đoàn theo phương pháp định giá chứng khoán là: PV0= + Trong đó: P5 = Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của cổ tức (g) = Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để tăng vốn x Ta có VCSH dự kiến của Tập đoàn ở 5 năm trong tương lai là: Đơn vị: tỷ đồng Năm

2021

2022

2023

2024

2025

Vốn bổ sung từ lợi nhuận

270

360

405

450

510

Vốn chủ (không gồm số dư quỹ)

7.070

7.430

7.835

8.285

8.795

=> = = 0,169 => g = 30% x 0,169 = 0,0507 = 5,07% => P5 = = 11001,17 = 11001 Vậy giá trị ước tính của tập đoàn theo phương pháp định giá chứng khoán là: PV0= + = 30.985 (tỷ đồng) Tập đoàn Phúc Lộc mặc dù là 1 tập đoàn kinh doanh đa ngành, nhưng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty con và công ty liên kết. Trong đó, các dự án bất động sản của tập đoàn được dự báo sẽ đóng góp trên dưới 70% doanh thu và thu nhập cho toàn tập đoàn. Vì thế, việc xếp Tập đoàn Phúc Lộc vào cùng nhóm với các công ty kinh doanh bất động sản đang niêm yết trên sàn chứng khoán là hoàn toàn có cơ sở. Hiện nay trên thị trường Việt nam có khoảng 30 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó 11 công ty trong bảng trên đã được chọn ra để tính toán các chi số quan trọng cho nhóm công ty cùng ngành (peer companies) dựa trên tiêu chí lựa chọn là các công ty lấy kinh doanh bất động sản là hoạt động kinh doanh cốt lõi. Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm của bọn em sẽ còn nhiều thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự đóng góp của cô để bài làm được trở nên hoàn thiện hơn....


Similar Free PDFs