Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI TP.HCM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PDF

Title Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI TP.HCM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Author Quỳnh Như Huỳnh
Course moi truong
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 29
File Size 2.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 68
Total Views 171

Summary

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Kết cấu của đề tài B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN LÀ GÌ? 1 Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn 1 Phân loại tiếng ồn CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠ...


Description

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................................. 2 6. Kết cấu của đề tài .............................................................................................................................................. 2 B. NỘI DUNG ............................................................................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN LÀ GÌ?..................................................................................................... 3 1.1 Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn........................................................................................................................ 3 1.2 Phân loại tiếng ồn ........................................................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................ 5 2.1 Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới và ở Việt Nam....................................................................... 5 2.2 Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 8 CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM TIẾNG ỒN ........................................................................ 11 3.1 Nguồn phát sinh thiên nhiên .................................................................................................................... 11 3.2 Nguồn phát sinh nhân tạo......................................................................................................................... 11 CHƯƠNG 4. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN ..................................................................................... 18 4.1 Tác động đến con người ............................................................................................................................ 18 4.2 Tác động đến đa dạng sinh học ................................................................................................................ 19 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................................................................................... 22 5.1 Giảm tiếng ồn trong giao thông ............................................................................................................... 22 5.2 Giảm tiếng ồn trong xây dựng ................................................................................................................. 23 5.3 Giảm tiếng ồn trong công nghiệp............................................................................................................. 23 5.4 Giảm tiếng ồn trong dịch vụ và sinh hoạt ............................................................................................... 24 5.5 Nâng cao ý thức con người ....................................................................................................................... 25 C. KẾT LUẬN .......................................................................................................................................................... 25 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................. 25

1

A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài "Một ngày nào đó, con người sẽ phải đối mặt với ô nhiễm tiếng ồn giống như một bệnh dịch”, đó là lời tiên đoán của Robert Koch, một bác sĩ, nhà sinh học người Đức, người được trao giải Nobel Sinh lý và Y học cho các công trình về bệnh lao vào năm 1905. Và cho đến nay, điều này ngày một hiện hữu. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị trên toàn cầu, tiếng ồn từ môi trường cũng vượt lên mức đáng lo ngại. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong vòng 30 năm trở lại đây, ô nhiễm tiếng ồn đang trở thành một vấn nạn gây bức xúc toàn xã hội, nó là một trong những mối đe dọa từ môi trường nguy hiểm nhất đối với sức khỏe. Chỉ tính riêng ở Châu Âu, mỗi năm có khoảng hơn 72.000 ca nhập viện và 16.600 ca tử vong mà nguyên nhân là do ô nhiễm tiếng ồn. Âm thanh vượt quá mức cho phép gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe và cản trở các hoạt động hàng ngày của con người. Mang nhiều tác động tiêu cực như thế, tuy nhiên nó lại ít được quan tâm hơn so với các dạng ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,... Tại Việt Nam, một trong những đô thị lớn đang phải gánh chịu những tác động không nhỏ của loại ô nhiễm môi trường này chính là Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Ô nhiễm tiếng ồn là vấn đề tồn tại ở nơi đây từ nhiều năm và ngày càng trở nên đáng báo động. Kết quả quan trắc tiếng ồn tại các trạm quan trắc của TP.HCM từ năm 2010 – 2017 cho thấy tiếng ồn ở thành phố này luôn vượt tiêu chuẩn cho phép. Vấn nạn tiếng ồn còn trầm trọng hơn ở những khu vực trung tâm tập trung nhiều nhà hàng, cửa hàng buôn bán có sử dụng loa di động phục vụ hát và quảng cáo. Thực tế nhiều người vẫn cho rằng việc này là bình thường nên chấp nhận chung sống với tiếng ồn, chứ ít để ý đến tác hại nguy hiểm của nó. Có lẽ chỉ những người buộc phải trực tiếp bị tiếng ồn tra tấn mới thấy rõ nguy cơ. Mặc dù có nhiều giải pháp được tiến hành nhưng hiệu quả thực sự không cao, còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn ở TP.HCM là vấn đề cấp bách cần được thực hiện để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đứng trước thực tế đó, việc nghiên cứu thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở TP.HCM và những vấn đề liên quan, triển khai các giải pháp cơ bản để giải quyết thực trạng là công việc hết sức cấp thiết. Với những lý do trên, việc chọn đề tài tiểu luận “Ô nhiễm tiếng ồn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng và giải pháp” là có ý nghĩa thiết thực cả lý thuyết lẫn thực tiễn.

2

2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại TP.HCM, nguyên nhân, hậu quả và những vấn đề xoay quay khác. Từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của con người về ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện chất lượng sống cho người dân TP.HCM. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiếng ồn ở khu vực TP.HCM.

4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là Việt Nam và một số quốc gia, song tập trung chủ yếu ở các quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh chịu tác dụng trực tiếp của ô nhễm tiếng ồn.

5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của tiểu luận được làm rõ dựa trên cơ sở phân tích lý thuyết và tận dụng các nguồn tài liệu sách báo, báo điện tử có chọn lọc, uy tín về ô nhiễm tiếng ồn.

6. Kết cấu của đề tài Gồm phần mở đầu, nội dung (5 chương), kết luận và tài liệu tham khảo.

3

B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN LÀ GÌ? 1.1 Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn 1.1.1 Độ ồn là gì? Độ ồn là mức cường độ âm thanh của tiếng ồn, đơn vị đo là dB (decibel). Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe. Những âm thanh phát ra từ nhà máy, xe cộ, động cơ, máy bay hay những thiết bị gia dụng như máy giặt cũng được xem là tiếng ồn. Dưới đây là mức độ ồn tương ứng với âm thanh thực tế ở môi trường xung quanh chúng ta: Độ ồn - Decibel (dB)

Tương ứng với môi trường xung quanh

0 dB

Hoàn toàn không nghe thấy âm thanh

10 dB

Hơi thở của chúng ta

20 dB

Tiếng lá rơi

30 dB

Tiếng lá xào xạc

40 dB

Tiếng thì thầm

50 dB

Lượng mưa vừa phải

60 dB

Cuộc nói chuyện bình thường

70 dB

Văn phòng ồn ào, siêu thị, tiếng ồn ngoài đường

80 dB

Hội trường ồn ào, nhà in

90 dB

Nhà máy sản xuất

110 dB

Tiếng nhạc Rock

130 dB

Phi cơ cất cánh, còi xe cứu hỏa

Bảng 1.1-Mức độ ồn tương ứng với âm thanh thực tế ở môi trường 1.1.2 Ô nhiễm tiếng ồn Đối với nhiều người trong chúng ta, khái niệm ô nhiễm chỉ giới hạn trong tự nhiên và tài nguyên. Tuy nhiên, tiếng ồn có xu hướng phá vỡ nhịp sống tự nhiên là một trong những tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất. Không phải tất cả âm thanh

4 đều được coi là ô nhiễm tiếng ồn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, tiếng ồn trên 65 dB là tiếng ồn gây ô nhiễm. Nói một cách chính xác, tiếng ồn trở nên có hại khi vượt quá 75 dB và gây đau đớn khi trên 120 dB. Về mặt sinh lý, tiếng ồn là những loại âm thanh không có giá trị được phát ra từ môi trường, không đem lại bất cứ thông tin nào cho vỏ não, không có cường độ ổn định và không theo quy luật nào. Về mặt tâm lý, ô nhiễm tiếng ồn được hiểu là một môi trường mà tại đó ngưỡng âm thanh có giá trị vượt quá mức quy định cho phép hoặc xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ, điều này gây nên cảm giác nhức nhối, khó chịu cho những người ở trong môi trường đó. Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc từng người mà có cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết, tiếng ồn từ giao thông đường bộ là tác nhân gây stress nghiêm trọng lớn thứ hai ở châu Âu, chỉ đứng sau ô nhiễm không khí. Tuy nhiên trên thực tế vì nó là một loại ô nhiễm vô hình nên không nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý như ô nhiễm không khí hay ô nhiễm nguồn nước.

Hình 1.1 Một số thông số độ ồn được đo bằng đơn vị Decibel và tác động của nó đến não bộ con người (Nguồn: khoahocphattrien.vn)

5

1.2 Phân loại tiếng ồn 1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc phát sinh và đặc điểm lan truyền • Tiếng ồn khí động: những tiếng ồn phát ra và lan truyền trong không khí, tiếng nói, tiếng hát, tiếng từ các loa phát thanh, tiếng ồn do dòng khí chuyển động gây ra. • Tiếng ồn va chạm: tiếng ồn tạo ra do sự va chạm của các vật thể, kim loại, máy móc, thiết bị…lan truyền theo kết cấu nhà cửa, trong các vật thể rắn, kim loại, trong đất. • Tiếng ồn kết cấu (hay vật liệu): tiếng ồn lan truyền trong các kết cấu nhà cửa hay trong các vật chất ở thể rắn nói chung. Nguồn gốc của nó có thể là tiếng ồn khí động hay tiếng ồn va chạm. 1.2.2 Phân loại theo thời gian của tiếng ồn • Tiếng ồn ổn định: những tiếng ồn có mức ồn theo thời gian thay đổi không quá 5 dB. Chẳng hạn tiếng ồn của các trạm biến thế, những máy móc khi hoạt động. • Tiếng ồn không ổn định: những tiếng ồn có mức ồn thay đổi theo thời gian trên 5 dB, nh tiếng ồn của các phơng tiện giao thông, tiếng ồn từ các sân chơi, sân thể thao, của các loại máy xây dựng, thiết bị sản xuất. Loại tiếng ồn này có thể chia ra thành 2 loại: o Tiếng ồn ngắt quãng: mỗi tác động của tiếng ồn kéo dài trên 1 giây xen kẽ quãng thời gian nghỉ. o Tiếng ồn xung: nếu mỗi tác động ồn kéo dài không quá 1 giây.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới và ở Việt Nam Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới hiện nay đang ở mức báo động đỏ. Trên thực tế, Hoa Kỳ được xếp hạng là một trong những thành phố ồn ào nhất thế giới. Chỉ số tiếp xúc với ô nhiễm tiếng ồn (ENPI) xác định mức độ mà một người tiếp xúc với âm thanh khó chịu, trung bình là 40% trên toàn quốc, cao nhất là ở New York. Hơn 30 triệu người dân Hoa Kỳ bị suy giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Vào năm 1981, Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) ước tính rằng gần 100 triệu người ở Hoa Kỳ (khoảng 50% dân số) có mức độ tiếp xúc hàng năm với tiếng ồn giao thông đến mức gây hại cho sức khỏe. Tại thành phố New York, chỉ trong năm 2012, chính quyền nơi đây đã nhận được hơn 40.000 đơn khiếu nại về những vấn đề xoay quanh tiếng ồn. Gần 1/6 người lớn cho biết họ bị ù tai hoặc mất thính lực và khoảng 20% người dân New York nói rằng họ thường xuyên bị làm phiền bởi tiếng ồn khi ở nhà. Một nghiên cứu

6 của Bộ Y tế năm 2012 cho thấy mức độ tiếng ồn trung bình ngoài trời tại nhiều địa điểm xung quanh thành phố vượt quá các hướng dẫn của liên bang và quốc tế. Tại Ấn Độ, có 70 trạm quan trắc tiếng ồn thuộc mạng lưới giám sát tiếng ồn xung quanh quốc gia tại 7 thành phố: Bangalore, Chennai, Delhi, Hyderabad, Kolkata, Lucknow và Mumbai. Dữ liệu về mức độ tiếng ồn xung quanh của 7 thành phố này cho thấy khoảng 90% các trạm này phát hiện thấy mức độ tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép cả ban ngày và ban đêm. Tại một số trạm, mức độ tiếng ồn được ghi nhận đã cao hơn gần gấp đôi so với tiêu chuẩn cho phép. Tranh chấp giữa những người hàng xóm hoặc tiếng ồn giữa các tầng nhà đã gia tăng trong thời gian giãn cách xã hội của đại dịch Covid-19 khi nhiều người ở nhà hơn kể từ đầu năm 2020 tại Hàn Quốc. Dữ liệu do Tổng công ty Môi trường Hàn Quốc công bố hồi đầu tháng 1 năm 2021 cho thấy số lượng phàn nàn về tiếng ồn từ những người hàng xóm ở tầng trên của các chung cư đã tăng vọt lên 42.250 vào năm ngoái, đánh dấu mức tăng 60,9% và gây lo ngại về các vấn đề xã hội của cuộc sống trong các chung cư cao tầng. Dậm chân trên sàn là vấn đề lớn nhất (61%), tiếp theo là kéo đồ đạc, đập búa, đóng sầm cửa và mở nhạc lớn. Khoảng 60% dân số Hàn Quốc sống trong các căn hộ và biệt thự nhiều tầng, nhưng từ năm 2005, nước này đã ban hành luật yêu cầu sàn phải dày ít nhất 21cm để có thể cách âm đầy đủ. Hầu hết các tòa nhà được xây dựng trước đó đều có sàn dày 13,5cm. Còn ở Việt Nam, gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp và mạng lưới giao thông, hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam ngày càng trở nên đáng báo động và đặc biệt là ở các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp lớn. TT

Khu vực

1 2

Khu vực đặc biệt Khu vực thông thường

Từ 6 giờ đến 21 giờ 55 70

Từ 21 giờ đến 6 giờ 45 55

Bảng 2.1 - Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Tiếng Ồn (Qcvn 26:2010/Btnmt) Theo kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực miền Nam đợt 3 năm 2020 do Tổng cục Môi trường công bố, tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết quả quan trắc tiếng ồn (LAeq) đợt 3 năm 2020 cho thấy có 13/19 điểm quan trắc có giá trị trung bình vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT) tương đương so với đợt 2/2020. Các điểm có giá trị LAeq trung bình cao và vượt QCVN là khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân A (83,9 dBA), ngã ba Vũng Tàu (78,4 dBA), ngã ba Châu Thới (78,0 dBA), KCN Sóng

7 Thần II (77,0 dBA). Các điểm này đều gần đường giao thông lớn, lượng xe cộ lưu thông luôn ở mức cao, đặc biệt có nhiều xe tải hạng nặng, xe buýt, xe container qua lại nên đã gây ra ô nhiễm tiếng ồn cho khu vực xung quanh.

Hình 2.1 Giá trị LAeq tại các điểm quan trắc thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Nguồn: vea.gov.vn)

Tại vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả quan trắc tiếng ồn đợt 3/2020 cho giá trị LAeq đo được tại các điểm quan trắc có giá trị tương đương so với đợt 2/2020, dao động từ 64,6 dBA – 76,7 dBA và có 05/11 điểm có giá trị vượt quy chuẩn.

Hình 2.2 Giá trị LAeq tại các điểm quan trắc thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (Nguồn: vea.gov.vn) Trong một nghiên cứu của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, tại 12 đường và nút giao thông chính ở Hà Nội, tiếng ồn trung bình vào ban ngày đạt mức từ 77,8 đến 78,1 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8 đến 8,1 dBA. Tiếng ồn trung bình vào ban đêm là 65,3 - 75,7 dBA (vượt tiêu

8 chuẩn từ 10 đến 20 dBA). Tại các khu công nghiệp, người lao động ở mọi ngành nghề đều phải tiếp xúc với tiếng ồn. Trong tổng số khoảng 52 triệu người lao động, có khoảng 10-15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn ở mức cao hơn so với mức cho phép. Trung bình một ngày khoa Tai - Mũi - Họng tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận 500 - 600 bệnh nhân đến khám, trong đó, vấn đề thường gặp là về khả năng nghe kém (15-20%).

Hình 2.3 Kết quả quan trắc tiếng ồn tại các trục đường lớn ở một số thành phố phía Bắc giai đoạn 2011-2015 (Nguồn: Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường)

2.2 Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh Cùng chung số phận với các thành phố lớn trên thế giới, với sự phát triển vượt bậc về kinh tế-xã hội, TP.HCM cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường. Nhiều năm qua, vấn nạn tiếng ồn nơi đây ngày càng trở nên nghiêm trọng, khiến người dân gặp rất nhiều phiền toái. Mức độ tiếng ồn của TP.HCM hiện đang ở mức rất cao. Sau khi đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của TP.HCM, tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn, Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, kết luận: "Tiếng ồn mọi nơi mọi lúc ở đây đều vượt mức cho phép”. Theo đó, ở tuyến đường đông xe có hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao. Còn những tuyến đường khác cũng không có kết quả khá hơn. Đáng lo nhất là ngay cả đêm khuya, mức độ ồn đo được vẫn quá giới hạn gấp nhiều lần. Trước năm 2008, mức tăng trung bình tiếng ồn trên địa bàn TP.HCM khoảng 0,2-0,4 dBA nhưng từ năm 2008 đến năm 2009, độ ồn đã tăng rất nhanh bằng 14 năm trước đó cộng lại. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, số liệu đo đạc trong tháng 8/2016 tại 6 trạm quan trắc cho thấy giá trị mức ồn cao nhất dao động

9 trong khoảng 53,2 - 83,3dBA, trong khi tiêu chuẩn quy định mức ồn không vượt quá 75dBA. Số liệu được Thông tấn xã Việt Nam đưa ra vào năm 2015, mức tiếng ồn của các khu vực được đo tại các giao lộ lớn như ngã tư An Sương (cao nhất 83 dBA), vòng xoay Phú Lâm (cao nhất 79 dBA), ngã 4 Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ (cao nhất 82 dBA). Trong số liệu quan trắc vào cuối năm 2019, khu vực vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2) được đánh giá có mức độ ô nhiễm tiếng ồn vượt 100% ngưỡng cho phép. Ngoài ra ở các trạm quan trắc còn lại của thành phố như ngã sáu Gò Vấp, vòng xoay Hàng Xanh và ngã tư Huỳnh Tấn Phát-Nguyễn Văn Linh (quận 7) thường xuyên có nồng độ ô nhiễm vượt quy chuẩn (nhiều lần đạt tới 85dBA). Nếu từng sinh sống và làm việc tại Sài Gòn chắc hẳn bạn sẽ không còn lạ lẫm với “đặc sản” kẹt xe nơi đây. Nhiều người thường nói vui rằng bạn có thể đọc hết một cuốn sách nếu đang mắc kẹt ở đường Trường Chinh - Cộng Hoà. Tình trạng kẹt xe cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn khi nó xảy ra ngày càng thường xuyên, liên tục, nhất là tại khu vực các tuyến đường liên quận đổ về trung tâm vào những giờ cao điểm, giờ hành chính (ví dụ các tuyến từ huyện Nhà Bè quận 7 - quận 4 - quận 1, tuyến từ huyện Củ Chi - quận Tân Bình - quận Phú Nhuận - quận 3, tuyến quận Thủ Đức - quận Bình Thạnh - quận 1). Trong 3 thời điểm khác nhau (trước khi dừng đèn đỏ 84.7 dBA, dừng đèn đỏ 67.3 dBA, khi đèn xanh 86.7 dBA) tại nút giao thông đường Hùng Vương và Ngô Quyền, Quận 5, TP.HCM đều có mức trung bình rất cao trên 80 dBA.

Hình 2.4 Một góc đường phố Sài Gòn giờ cao điểm (Nguồn: thanhnien.vn) Ở rất nhiều nơi tại TP.HCM, đặc biệt là ở khu trung tâm vui chơi giải trí như quận 1, quận 10, quận 3… trong vài năm gần đây đã phổ biến tình trạng các siêu thị điện máy, cửa hàng thời trang, điện thoại di động, giày dép luôn phát nhạc từ dàn âm thanh với công suất lớn để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Hay

10 tại các tụ điểm karaoke, vũ trường, quán bar, nhà hàng lớn làm ảnh hưởng tới đời sống xung quanh của người dân. Người dân sống tại một khu chung cư lâu đời trên địa bàn đường Nguyễn Thiện Thuật (Quận 3) thời gian qua thường xuyên bị "tra tấn" bởi những tiếng ồn từ các nhà hàng, quán nhậu, quán karaoke xung quanh. Một số cơ sở kinh doanh mở nhạc rất to, không kể giờ giấc; thậm chí có nhà hàng còn phục vụ khách hát karaoke đến 23, 24 giờ.

Hình 2.5 Hát karaoke lưu...


Similar Free PDFs