Phan tich chien luoc marketing của TH PDF

Title Phan tich chien luoc marketing của TH
Author luffybrave choppercute
Course Principle of Marketing
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 59
File Size 909.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 41
Total Views 237

Summary

Đề tài: Phân tích chiến lược Marketing của Công ty CP Chuỗi Thực Phẩm THLỜI MỞ ĐẦUNgày nay trong nền kinh tế hiện đại đầy những mối quan hệ phức tạp, liên tục biến động, Marketing được coi là công cụ hữu ích và hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu như mọi nhà doanh nghiệp thàn...


Description

Đề tài: Phân tích chiến lược Marketing của Công ty CP Chuỗi Thực Phẩm TH

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay trong nền kinh tế hiện đại đầy những mối quan hệ phức tạp, liên tục biến động, Marketing được coi là công cụ hữu ích và hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu như mọi nhà doanh nghiệp thành công trên thế giới đều cố gắng học tập để tìm hiểu nắm vững bản chất của Marketing. Từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp, tạo điều kiện, là nền tảng căn bản để quản lí doanh nghiệp bền vững. Trong môi trường hoạt động kinh tế dưới sự trợ giúp của khoa học, công nghệ hiện đại thì hoạt động Marketing trở thành một trong những khâu then chốt quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Các hoạt động Marketing giúp các quyết định trong sản xuất kinh doanh có cơ sở vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn nhằm thoải mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Marketing xác định rõ phải sản xuất cái gì? Khối lượng bao nhiêu? Sản phẩm có đặc điểm như thế nào? Cần sử dụng nguyên vật liệu gì? Giá bán bao nhiêu? Thông qua chiến lược Marketing, doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế. Vai trò của chiến lược Marketing nói chung đã không còn mới mẻ nữa nhưng thực hiện các hoạt động chiến lược đó như thế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn trở quan tâm của các nhà quản trị kinh doanh. Đó cũng là câu hỏi lớn mà công ty CP Chuỗi Thực Phẩm TH cần trả lời để phát triển lâu dài và xây dựng thương hiệu thành công trong mắt người tiêu dùng. Là một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành thực phẩm, đặc biệt là ngành hàng sữa, TH đã bước đầu đạt được những thành công nhất định nhờ chiến lược Marketing hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường sữa ngày càng cạnh tranh với nhiều đối thủ mới, TH cần một lần nữa thấu hiểu khách hang và biến động của thị trường, từ đó định hình và phát triển chiến lược marketing để thu hút khách hàng mới. Chiến lược marketing sẽ không chỉ dừng lại ở truyền thông quảng cáo, cần một chiến lược tổng thể, toàn diện để giúp doanh nghiệp phát trên mọi khía cạnh, bao gồm phát triển sản phẩm, phân phối, khuyến mãi truyền thông và giá cả. Hay nói cách khác là chiến lược 4P trong marketing.

Hiểu được tiềm năng của ngành hàng, sự tất yếu trong việc phát triển chiến lược marketing của doanh nghiệp, em quyết định chọn đề tài “Phân tích chiến lược Marketing của Công ty CP Chuỗi Thực Phẩm TH” nhằm đào sâu, nghiên cứu chiến lược marketing hiện tại của công ty và đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho TH. Khóa luận này bao gồm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về marketing và chiến lược marketing Chương 2: Phân tích chiến lược marketing của Công ty Chuỗi Thực Phẩm TH Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty CP Chuỗi Thực Phẩm TH Em rất hi vọng qua khóa luận này, em có phát hiện và định hướng cho công ty phát triển chiến lược marketing nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung, giúp TH trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành hàng sữa.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING 1.1. Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing 1.1.1. Khái niệm marketing và chiến lược marketing 1.1.1.1. Khái niệm marketing Thực tế là những yếu tố đã giúp các doanh nghiệp chúng ta làm nên thành công trong quá khứ không còn phù hợp để giúp các doanh nghiệp tiếp tục phát triển thành công trong điều kiện thị trường mới, một thị trường cạnh tranh khốc liệt, một sân chơi mà đối thủ là những công ty nước ngoài, những tập đoàn đa quốc gia đã có kinh nghiệm nhiều chục năm, có nguồn vốn dồi dào, có một dàn nhân sự được trang bị kiến thức đến tận răng với những kinh nghiệm trận mạc dày dặn từ những thị trường khác? Rõ ràng là để chơi được trong môi trường thị trường mới một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải được trang bị kiến thức để nắm được luật chơi mới, phải có trong tay những kỹ năng và kiến thức phù hợp với yêu cầu của thị trường mới, và năng lực marketing là năng lực quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh của một công ty trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Từ chỗ tập trung sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất có thể được, các doanh nghiệp đã phải dịch chuyển sự chú tâm của mình ra thị trường. Đơn giản là vì họ muốn khách hàng tin dùng và mua sản phẩm của họ hơn là của đối thủ cạnh tranh. Và để làm được việc đó doanh nghiệp cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng tốt hơn, họ cần truyền thông tốt hơn về những giá trị mà sản phẩm/ dịch vụ/ giải pháp của họ mang lại cho khách hàng. Doanh nghiệp cần xây dựng quan hệ gắn bó lâu dài giữa thương hiệu với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Với nhận thức này, marketing ngày càng trở nên một chức năng quan trọng trong các doanh nghiệp của các nước phát triển. Tại các công ty thành công hàng đầu trên thế giới, với họ marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn cho nhu cầu của khách hàng. Họ hiểu rằng lợi thế cạnh tranh từ marketing chỉ có thể có được từ năng

lực marketing của cả một doanh nghiệp, chứ không thể là năng lực của một vài cá nhân. – Theo Viện Marketing Anh quốc: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu thực sự của người tiêu dùng về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến.” - Quan điểm của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (America Marketing Associate-AMA) + Năm 1960: “Marketing là toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm hướng các luồng hàng hóa và dịch vụ mà người cung ứng đưa ra về phía người tiêu dùng và người sử dụng”. Khái niệm này chịu ảnh hưởng của tư tưởng Marketing truyền thống, nhấn mạnh khâu phân phối, lưu thông hàng hóa. Tức là nỗ lực nhằm bán cái đã sản xuất ra, chưa thể hiện được tư tưởng làm sau có thể sản xuất ra một sản phẩm có thể bán được. + Năm 1985: “Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thoả mãn những mục tiêu của cá nhân, tổ chức và xã hội”. Khái niệm này tiếp cận theo quan điểm chức năng Marketing, khi nói đến Marketing là nói đến 4P, đây cũng là cách tiếp cận của một số giáo trình về Marketing tại Việt Nam vì nó mang ưu điểm là đơn giản và hướng dẫn thực hiện cao. – Khái niệm của Philip Kotler: “Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhu cầu và ước muốn thông qua việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên.” Khái niệm này được trình bày dưới dạng triết lý, phương châm của con người. ông xác định rõ ý tưởng cội nguồn của Marketing là nhu cầu và ước muốn và nội dung cơ bản của Marketing là sự trao đổi giá trị. Vì vậy, Marketing cần cho tất cả mọi người. – Khái niệm của GS. Vũ Thế Phú: “Marketing là toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn của người tiêu dùng, để tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể sản xuất được, tìm cách phân phối

chúng đến những địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp nhất cho người tiêu thụ.” Khái niệm này có ưu điểm là rõ ràng, dễ tiếp cận, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường và chỉ rõ các hoạt động chính của Marketing. Có nhiều cách tiếp cận khi hiểu về Marketing, có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại marketing bao gồm hai điểm chính sau: -

Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

-

Marketing là hoạt động quản lí doanh nghiệp hướng ra thị trường. Thị trường vừa là điểm xuất phát, vừa là đích đến. Hoạt động marketing bao trùm lên tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh chứ không phải chỉ ở khâu bán hàng.

-

Quan điểm của Marketing là chỉ bán những thứ thị trường cần chứ không phải bán những thứ mình có sẵn.

Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về khái niệm marketing, hiểu sai marketing là quảng cáo, bán hàng, hiểu bề nổi marketing là đem hàng hóa đến tay người tiêu dùng, chứ không nắm được bản chất là marketing còn sinh ra trước khi hàng hóa có mặt - marketing tìm hiểu nhu cầu của hàng hóa và sản xuất ra sản phẩm vật chất đáp ứng đúng nhu cầu đó. Do vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về marketing và vận dụng vào thực tiễn là rất cần thiết cho thành công của các doanh nghiệp hiện nay. 1.1.1.2. Khái niệm chiến lược marketing Chiến lược marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lí làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình. Nó bao gồm những chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với phức hệ marketing và mức chi phí cho marketing. (trích nguồn: Võ Trọng Hùng, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê 2011)

Chiến lược marketing là sự lý luận marketing nhờ đó một đơn vị kinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình. Do thực tiễn phức tạp và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên khi xây dưng chiến lược marketing cần dựa vào nhiều căn cứ khác.Có 3 căn cứ chính mà một marketer thường sử dụng để hoạch định chiến lược marketing của mình: Căn cứ vào khách hàng, căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp và căn cứ vào đối thủ cạnh tranh. Để xây dựng chiến lược marketing, trước tiên cần đánh giá tình hình kinh doanh của công ty và xác định mục tiêu kinh doanh, dựa vào đó xác định mục tiêu và marketing và kế hoạch để đạt mục tiêu đó. Cách thức đạt được mục tiêu thường được triển khai qua hỗn hợp marketing (hay còn gọi là marketing mix), để đảm bảo mục tiêu được triển khai đồng bộ, hiệu quả từ việc thiết kế sản phẩm, bao bì, định giá, đến hoạt đồng truyền thông quảng bá sản phẩm đến khách hàng. 1.1.2. Vai trò của chiến lược marketing đối với doanh nghiệp Marketing giúp phát triển doanh nghiệp Hiện nay, thị trường hàng hóa, dịch vụ đang có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt giữa các đối thủ cùng ngành, lôi kéo giành giật khách hàng về phía mình. Trong những lúc như thế này, chúng ta mới càng nhận thấy được vai trò của Marketing trong doanh nghiệp quan trọng cỡ nào: - Hoạch định, sử dụng linh hoạt chiến lược Marketing giúp khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình. - Cạnh tranh với đối thủ, định được vị thế thương hiệu vững chắc tạo bước ngoặt chiếm lĩnh thị trường trong tương lai. Giúp tăng doanh thu Mọi điều kiện tiên quyết trong các hoạt động Marketing chính là tạo ra lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời, mang lại lợi nhuận cao và tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm mới ra thị trường tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng. Xây dựng mối quan hệ khách hàng

Marketing giống như một chất keo siêu kết dính giúp cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng ngày càng thân thiết hơn. - Doanh nghiệp hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Từ đó quan tâm và có những cách phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. - Nhờ vào các chiến lược Marketing mà hình ảnh thương hiệu được khắc sâu trong tâm trí khách hàng, giúp hiểu chính xác và rõ nét về các thông tin về sản phẩm mà đơn vị cung cấp. Đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng Marketing không chỉ có lợi cho chính doanh nghiệp mà còn mang lại nhiều giá trị và sự trải nghiệm mới dành cho khách hàng. Marketing nhằm thỏa mãn, nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Khách hàng trực tiếp phản hồi, góp ý về hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp để cải thiện sản phẩm tốt hơn. Marketing giúp sáng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho mục đích của người tiêu dùng. Người sử dụng sở hữu được sản phẩm, nắm bắt được nhiều thông tin và có sự so sánh giữa các mặt hành với nhau để đưa ra lựa chọn tốt nhất. Tăng trưởng kinh tế Marketing tạo ra nhu cầu. Nhu cầu tăng khuyến khích các hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm tăng. Kết quả là tăng trưởng công nghiệp được thúc đẩy và mức thu nhập được cải thiện do tăng cơ hội việc làm. Chính vì thế mà một trong những vai trò của Marketing phải kể đến đó là mang lại sự tăng trưởng về kinh tế. 1.2. Quy trình xây dựng chiến lược marketing 1.2.1. Phân tích môi trường marketing 1.2.1.1. Môi trường marketing vĩ mô Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, có tác động đến toàn bộ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể kiểm soát, thay đổi được các yếu tố của môi trường vĩ mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô mang lại những cơ hội mới cũng như các thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp không thể thay đổi được môi trường vĩ mô, do vậy phải tìm cách thích ứng với nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được.

Môi trường nhân khẩu học Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu về dân số trên các phương diện như tỷ lệ tăng trưởng, phân bố dân cư, cơ cấu lứa tuổi, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết, cơ cấu lực lượng lao động, mức thu nhập, giáo dục và các đặc tính kinh tế - xã hội khác. Những kết quả nghiên cứu trên về dân số có thể được sử dụng để dự đoán nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong tương lai. Biểu hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau đây: -

Quy mô, tốc độ tăng dân số là hai chỉ tiêu phản ánh khái quát và trực tiếp quy mô nhu cầu thị trường ở cả hiện tại và tương lai. Nếu đi sâu xem xét hai chỉ tiêu trên ở từng khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng địa phương cho thấy từng nơi có quy mô và tốc độ tăng dân số là không giống nhau. Với các thay đổi như vậy dẫn đến sự cần thiết phải xác định lại những nhà kinh doanh và các điểm bán buôn hay bán lẻ.

-

Sự thay đổi về cơ cấu lứa tuổi của dân cư sẽ làm thay đổi cơ cấu khách hàng tiềm năng theo lứa tuổi đối với các loại sản phẩm.

-

Tỷ lệ các bộ phận của dân số tham gia vào lực lượng lao động xã hội bao gồm các loại lao động: nam, nữ; lao động trong tuổi và ngoài tuổi. Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề của các loại lao động do tác động của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước cũng làm thay đổi về nhu cầu về sản phẩm, hàng hoá. Những thay đổi nói trên đều có tác động đến Marketing đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải tính đến.

-

Trình độ văn hoá giáo dục của dân cư. Hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào trình độ văn hoá, giáo dục của họ. Đó là văn hoá tiêu dùng như văn hoá ẩm thực, văn hoá thời trang, văn hoá trà… Những người có văn hoá cao sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn, họ có nhu cầu tiêu dùng những hàng hoá có chất lượng cao hơn.

Môi trường chính trị và pháp luật Các quyết định Marketing chịu tác động mạnh mẽ của những tiến triển trong môi trường pháp lý và chính trị. Môi trường này được tao ra từ các luật lệ, cơ quan chính quyền và những nhóm áp lực đã gây được ảnh hưởng cũng như sự ràng buộc được

mọi tổ chức lẫn các cá nhân trong xã hội. Chúng ta sẽ phân tích vai trò và tác động của của môi trường này qua các khía cạnh chủ yếu sau: - Tác động của hệ thống luật pháp trong nước tới Marketing có thể phân làm hai loại: + Hệ thống các Luật, Pháp lệnh, Nghị định… có tác dụng điều chỉnh hành vi kinh doanh, quan hệ trao đổi, thương mại… của doanh nghiệp. Các luật này quy định rõ quyền và nghĩa vụ, lĩnh vực được cho phép kinh doanh,… của doanh nghiệp. + Các hình thức bảo vệ người tiêu dùng. - Cơ chế điều hành của chính phủ có tác động đến Marketing trong kinh doanh. Sự tác động của cơ chế thể hiện trên hai khía cạnh: + Tính hiệu lực của pháp luật và các chính sách kinh tế của chính phủ + Mức độ can thiệp và hình thức can thiệp của chính phủ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế Các yếu tố chủ yếu trong môi trường kinh tế là hoạt động của nền kinh tế và mức độ tin tưởng của người tiêu dùng. Đây là hai bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng không giống nhau. Hoạt động của nền kinh tế là những gì thực tế đang diễn ra, còn mức tin tưởng của người tiêu dùng như thế nào về điều đang diễn ra. Hoạt động của nền kinh tế được đánh giá bằng hệ thống các chỉ tiêu, trong đó quan trọng nhất là các chỉ tiêu: giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GNP và GDP); mức thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ thất nghiệp; lượng hàng hoá bán ra hàng tháng của các nhóm sản phẩm chủ yếu; tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản; chỉ số tăng sản xuất của sản phẩm… Mức độ tin cậy của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu sau: -

Sự biến động của chỉ số giả cả hàng hoá, tỷ lệ lạm phát. Khi người tiêu dùng thấy rằng giá cả đang tăng nhanh hơn thu nhập của họ, thì họ quan tâm nhiều hơn tới việc duy trì sức mua hiện tại của họ.

-

Các thông tin kinh tế được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

-

Các sự kiện khác về đời sống kinh tế - xã hội diễn ra ở trong nước và trên thế giới cũng có thể ảnh hưởng tới mức độ tin tưởng của người tiêu dùng.

Môi trường văn hóa - xã hội Văn hoá là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi được một tập thể giữ gìn, được hình thành trong những điều kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, lịch sử của cộng đồng và dưới tác động của các nền văn hoá khác. Hành vi tiêu dùng của khách hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá của dân tộc họ. Nói cách khác, các yếu tố văn hoá có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần hiểu biết môi trường văn hoá mà họ đang kinh doanh để làm cho hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với môi trường văn hoá đó. Môi trường công nghệ - kỹ thuật Internet đã thay đổi nhu cầu và phương thức mua sắm của người tiêu dùng. Ngày nay để mua một sản phẩm, người tiêu dùng có thể lên các trang Thương mại điện tử để đặt hàng. Có thể nói đây là một kênh phân phối mới và có tiềm năng tăng trưởng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược khai thác kênh này. Đặc biệt là sau Covid19, thói quen và hành vi mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến, vậy đâu là động lực để mua sắm online, những vấn đề nhức nhối của con người khi đặt hàng trên Thương mại điện tử là những câu hỏi lớn mà doanh nghiệp phải trả lời. Bên cạnh đó, Internet còn thay đổi cách người tiêu dùng tiếp nhận truyền thông. Trước đây những kênh truyền thông để tăng nhận biết cho thương hiệu là các kênh truyền thống như TV, biển quảng cáo ngoài trời. Ngày nay nhờ sự phát triển của Internet, marketing trên nền tảng kỹ thuật số đã và đang trở thành một kênh truyền thông chủ lực của nhiều doanh nghiệp, giúp tiếp cận số lượng lớn khách hàng với chi phí thấp, tức thời, có thể áp dụng chiến lược cá nhân hóa giúp tăng hiệu quả chuyển đổi khách hàng.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào doanh nghiệp có thể khai thác tối đa các kênh thương mại điện tử, nền tảng kỹ thuật số để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp? Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm môi trường sinh thái, thời tiết, khí hậu, tài nguyên, năng lượng. Các nhà quản trị marketing cần xem xét các cơ hội và đe doạ có liên quan đến các xu hướng chính trong sự biến đổi của môi trường tự nhiên: sự khan kiếm các nguồn nguyên liệu, mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, chi phí năng lượng ngày càng gia tăng, sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên. Về phương diện marketing, các vấn đề trên đặt ra cho các nhà quản trị marketing nhiều thách thức, đòi hỏi phải tư duy và tìm ra những định hướng phù hợp cho hoạt động marketing của mình. 1.2.1.2. Môi trường marketing vi mô Khách hàng Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mức độ hiệu quả mà doanh nghiệp đó đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng cung cấp giá trị cho khách hàng. Doanh nghiệp cần phải phân tích những gì khách hàng mong đợi từ sản phẩm và dịch vụ của họ để từ đó đưa ra những định hướng, chiến lược đáp ứng tốt nhất các mong đợi đó. Doanh nghiệp cần phải hiểu rằng không có khách hàng thì không doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài. Vì vậy, mục tiêu chính của doanh nghiệp là tạo ra và giữ chân khách hàng, để duy trì hoạt động của mình. Khách hàng ở đây sẽ là những tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng và những người tham gia vào ...


Similar Free PDFs