PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM PDF

Title PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM
Author Nguyen Thi Tue Linh
Course Supply Chain Management
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 58
File Size 1.6 MB
File Type PDF
Total Downloads 260
Total Views 838

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ-------***-------BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Quản lý chuỗi cung ứng – Mã học phần: TMAChủ đềPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNGTẠI CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLAVIỆT NAMNhóm thực hiện: Nhóm số 3 Mã lớp họ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -------***-------

BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Quản lý chuỗi cung ứng – Mã học phần: TMA313 Chủ đề

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM Nhóm thực hiện: Nhóm số 3 Mã lớp học phần: TMA313(2.2/2021).2 Giảng viên giảng dạy: ThS. Lê Mỹ Hương

Hà Nội, tháng 7 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -------***-------

BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Quản lý chuỗi cung ứng – Mã học phần: TMA313 Chủ đề

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM STT

Họ và tên sinh viên

Mã sinh viên

1

Ma Kiều Anh (NT)

1815510005

2

Đặng Thị Hoài Chung

1915510210

3

Nguyễn Thị Hồng H ạnh

1811110200

4

Nguyễn Thị Thương Huyền

1915510074

5

Đặng Thị Lan

1911110215

6

Nguyễn Thị Tuệ Linh

1915510096

7

Hà Kim Ngân

1811120108

8

Cao Như Quỳnh

1915510149

9

Nguyễn Phương Thảo

1911110362

10

Nguyễn Thị Huyền Trâm

1911110389

11

Hà Gia Vũ

1811120170

2

MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................3 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA-COLA VÀ CHUỖI CUNG ỨNG NƯỚC GIẢI KHÁT ........................................................................................7 1.1.

Tổng quan về Coca-Cola toàn cầu .................................................................7

1.2.

Tổng quan về Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam ............7

1.2.1.Thông tin chung ...........................................................................................7 1.2.2.Sản phẩm và thị trường chính ...................................................................... 9 1.2.3.Cơ hội và thách thức .................................................................................. 10 CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ MUA HÀNG .................................................................12 2.1.

Quy trình mua hàng của Coca-Cola Việt Nam ............................................12

2.1.1.Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola toàn cầu .................................................... 12 2.1.2.Hệ thống tổ chức tại Việt Nam .................................................................. 14 2.1.3.Lựa chọn make/buy ................................................................................... 15 2.1.4.Quy trình mua hàng của Coca-Cola tại Việt Nam..................................... 15 2.2.

Hoạt động quản lý nhà cung cấp của Coca-Cola Việt Nam ........................16

2.2.1.Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp cho sản phẩm nước giải khát của CocaCola Việt Nam .................................................................................................... 17 2.2.2.Phương pháp lựa chọn - đánh giá nhà cung cấp của Coca-Cola ............... 18

3

2.2.3.Chính sách phát triển và quản lý nhà cung cấp của Coca-Cola Việt Nam 20 2.2.4.Mạng lưới các nhà cung cấp chính ............................................................ 23 2.2.5.Công nghệ ứng dụng.................................................................................. 26 CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ PHÂN PHỐI CỦA COCA-COLA ..............................27 3.1.

Tổng quan về phng ban quản lý hệ thống phân phối.................................27

3.2.

Mạng lưới phân phối ...................................................................................27

3.2.1.Tiêu chí lựa chọn mạng lưới phân phối ..................................................... 27 3.2.2.Mô tả mạng lưới của Coca-Cola: Nhận hàng tại nơi lưu trữ của nhà bán lẻ (Retail storage with customer pick-up) ..............................................................28 3.2.3.Đánh giá ưu, nhược điểm .......................................................................... 30 3.2.4.Kênh phân phối .......................................................................................... 32 3.2.5.Mạng lưới vận tải....................................................................................... 35 3.3.

Mức độ ph hợp của mạng lưới phân phối với hoạt động kinh doanh .......36

3.3.1. Mức độ ph hợp đối với sản phẩm ........................................................... 36 3.3.2.Mức độ ph hợp với thị trường/khách hàng .............................................. 38 3.3.3.Mức độ ph hợp với chiến lược cạnh tranh mà công ty đang hướng tới .. 38 CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM ................................41 4.1.

Đánh giá chung mô hình chuỗi cung ứng Coca-Cola Việt Nam .................41

4.1.1.Những hành động đáng chú ý của Coca-Cola Việt Nam trong Quản lý chuỗi cung ứng ................................................................................................... 41

4

4.1.2.Giá trị đem lại cho chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh của CocaCola Việt Nam .................................................................................................... 42 4.1.3.Những điểm hạn chế trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của CocaCola Việt Nam .................................................................................................... 43 4.2.

Bài học kinh nghiệm ....................................................................................44

4.2.1.Đối tượng hướng đến và ý nghĩa ............................................................... 44 4.2.2.Bài học về quản lý thu mua ....................................................................... 44 4.2.3.Bài học về quản lý phân phối .................................................................... 46 KẾT LUẬN ..............................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50

5

LỜI MỞ ĐẦU Coca-Cola từ lâu là một trong những thương hiệu thành công trên thế giới với mức độ phủ sóng toàn cầu. Kể từ khi chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 1994, Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều dấu mốc và chinh phục hàng triệu trái tim người tiêu dng. Các nhãn hiệu nước giải khát phổ biến của Coca-Cola tại Việt Nam bao gồm Coca-Cola , Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost, Dasani và Aquarius, trà đóng chai Fuzetea+. Một trong những yếu tố góp phần giúp Coca-Cola Việt Nam duy trì vị thế cạnh tranh trong ngành, hẳn phải kể đến cách mà công ty đã xây dựng rất tốt chuỗi cung ứng của mình. Coca-Cola Việt Nam sở hữu các nhãn hiệu nước giải khát được tiêu thụ nhiều nhất, nhì tại Việt Nam, tất cả là nhờ vào sự vận động và quản lý tốt chuỗi cung ứng của công ty, thực hiện đổi mới một cách đồng bộ, thống nhất. Điều này đi hỏi phải có sự kết hợp tối ưu giữa các khâu trong chuỗi cung ứng như: Nhà cung cấp vật liệu, doanh nghiệp, vận chuyển kho bãi, các nhà phân phối,… Xuất phát từ câu chuyện của Coca-Cola Việt Nam, nhóm chúng em tiến hành nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng các hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty. Từ đó, chúng em có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động Quản lý chuỗi cung ứng cho các công ty cùng ngành thông qua việc phân tích những quyết định trong các khâu mua hàng và phân phối trong chuỗi cung ứng. Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty và chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động Quản lý mua hàng của Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động Quản lý phân phối của Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam Chương 4: Bài học kinh nghiệm về các hoạt động Quản lý chuỗi cung ứng cho Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam

6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA-COLA VÀ CHUỖI CUNG ỨNG NƯỚC GIẢI KHÁT 1.1. Tổng quan về Coca-Cola toàn cầu Công ty Coca-Cola, có trụ sở tại Atlanta, Georgia, được thành lập tại Wilmington, Delaware, là một công ty đồ uống và là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá các đồ uống và siro không cồn đa quốc gia của Hoa Kỳ. Công ty này được biết đến nhiều nhất với sản phẩm hàng đầu Coca-Cola , với công thức ban đầu được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton vào năm 1886 tại Columbus, Georgia. Ông đã sản xuất một loại siro và đem bán thử nghiệm ở quán Jacob’s Pharmacy với giá 5 xu ở dạng thức uống soda, là kết quả của sự kết hợp giữa loại siro này và nước có ga. Đối tác của dược sĩ Pemberton's partner, Frank M.Robinson, gợi ý rằng 2 chữ C trong nhãn hiệu sẽ khá đẹp khi quảng cáo, và đó là cách tên nhãn hiệu nổi tiếng CocaCola ra đời. Dược sĩ Pemberton không nhận ra được tiềm năng của loại thức uống mà ông đã sáng chế. Vào năm 1988, trước khi qua đời, ông đã bán phần cn lại của doanh nghiệp cho Asa G.Candler. Asa G.Candler bắt đầu vận hành một hệ thống phân phối nhượng quyền kinh doanh kể từ năm 1889 và thành lập Công ty Coca-Cola năm 1892. Việc mua lại Minute Maid vào năm 1990 đã góp phần mở rộng danh mục thương hiệu sản phẩm của công ty này. 1.2. Tổng quan về Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam 1.2.1. Thông tin chung Năm 1960, Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam. Tháng 2 năm 1994, Coca-Cola chính thức gia nhập vào Việt Nam trong vng 24h sau khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Coca-Cola là một trong những thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Coca-Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Các nhãn hiệu nước giải khát của Coca-Cola tại Việt Nam bao gồm Coca-

7

Cola, Coca-Cola Light, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy, Schweppes, Dasani và Aquarius, trà đóng chai Fuzetea+, cà phê đóng lon Georgia và Nước tăng lực Coca-Cola ® Energy. Một số dấu mốc của Coca-Cola Việt Nam: Tháng 8 năm 1995, công ty TNHH Coca-Cola Indochina Pte (CCIL) đã liên doanh với Vinafimex, một doanh nghiệp nhà nước thực hiện bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hình thành nên Công ty thức uống có gas Coca-Cola Chương Dương ở TPHCM. Tháng 1 năm 1998. CCIL tiếp tục liên doanh với Công ty nước giải khát Đà Nẵng, hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas Coca-Cola Non nước. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ chấp nhận liên doanh tại miền Nam chuyển sang hình thức công ty 100% vốn nước ngoài. Tháng 3 năm 1999, Chính phủ cho phép Coca-Cola Đông Dương mua lại toàn bộ cổ phần tại Liên doanh ở miền Trung. Tháng 8 năm 1999, Chính phủ cho phép chuyển liên doanh Coca-Cola Ngọc Hồi sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tên gọi Công ty nước giải khát Coca-Cola Hà Nội. Tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam cho phép sáp nhập 3 doanh nghiệp tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành một Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, có trụ sở chính đóng tại Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và 2 chi nhánh tại Hà Tây và Đà Nẵng. Từ ngày 1/3/2004: Coca-Cola Việt Nam được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai nổi danh của Coca-Cola trên thế giới. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2010, Coca-Cola Việt Nam đã có trên 50 nhà nhân phối cng với mạng lưới hơn 300.000 đại lý trên toàn quốc và không ngừng phát triển mạng lưới của mình đến từng ngõ hẻm trên mọi miền.

8

1.2.2. Sản phẩm và thị trường chính 1.2.2.1. Sản phẩm của Công Ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam Công ty Coca-Cola hoạt động trong lĩnh vực nước giải khát với khoảng 300 loại đồ uống khác nhau được phân bố trên 200 quốc gia. Bên cạnh sản phẩm truyền thống là nước ngọt có gas, công ty đã phát triển thêm nhiều sản phẩm khác như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống như Fanta Chanh,dâu, Soda Chanh... Hệ thống sản phẩm chính của Coca-Cola tại Việt Nam hiện nay:

Xếp loại danh mục sản phẩm Nước ngọt có ga

Loại đồ uống

Coca-Cola

Sprite

Fanta Nước trái cây và thức uống sữa Minute Maid trái cây Nutriboost Nước lọc và trà

Dasani

Aquarius

Fuze Tea Nước thể thao và nước tăng lực

Thunder

9

1.2.2.2. Thị trường chính của Coca-Cola tại Việt Nam Tại Việt Nam, Coca-Cola phân đoạn thị trường theo 2 tiêu chí kết hợp: Theo địa lý và nhân khẩu học. ● Phân theo địa lý: Coca-Cola đã xác định: Nhu cầu sử dụng nước ngọt có gas tập trung nhiều tại các thành phố lớn - nơi có mật độ dân số đông và tần suất sử dụng cao. Do đó, công ty đã xây dựng nhà máy sản xuất cũng như trụ sở đại diện ở 3 thành phố lớn nhất Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh) và mở rộng dần sang các đô thị khác ● Phân theo nhân khẩu học: Mặc d Coca-Cola được biết đến như một sản phẩm dành cho tất cả mọi người, mọi gia đình. Tuy nhiên, giới trẻ - những người có độ tuổi từ 16 - 30 mới là thị trường chính mà Coca-Cola muốn nhắm đến. Bởi giới trẻ trong độ tuổi này có những đặc điểm mang lại nhiều cơ hội tiềm năng như: thích tụ họp ăn uống, mức độ yêu thích và tần suất sử dụng nước ngọt có gas cao hơn các nhóm tuổi cn lại. 1.2.3. Cơ hội và thách thức a. Cơ hội -

Thị trường rộng lớn: Theo Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam ở mức 96 triệu người (2021) với độ tuổi trung bình là 32,9 (2019), Như vậy, Việt Nam có dân số khá trẻ, ph hợp với thị trường mục tiêu của Coca-Cola.

-

Nguồn nhân lực dồi dào với giá cả cạnh tranh.

-

Môi trường chính trị ổn định cng những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài thường xuyên được điều chỉnh theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

-

Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp: hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt, đặc biệt ở các thành phố lớn đảm bảo thông suốt về mặt giao thông

10

(đường bộ, đường biển, đường sắt, đường không), thông tin và các công trình phụ trợ. b. Thách thức -

Tính phức tạp và thiếu đồng bộ trong hệ thống quản lý, các cơ chế chính sách cũng như hệ thống pháp luật.

-

Người dân chưa có thói quen tiêu dng thường xuyên sản phẩm nước ngọt có gas.

-

Chất lượng lao động chưa cao: mặc d nguồn lực dồi dào và người dân cần c sáng tạo tuy nhiên chưa được đào tạo bài bản nên chưa phát huy được hết khả năng của người lao động.

11

CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ MUA HÀNG 2.1. Quy trình mua hàng của Coca-Cola Việt Nam 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola toàn cầu a. Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý Coca-Cola là doanh nghiệp hoạt động, vận hành ở nước ngoài với quy mô lớn mà không tập trung vào một quốc gia hay một vng cụ thể (bao gồm cả nước chủ nhà); đặc biệt doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường địa phương tính khác biệt lớn về văn hoá, chính trị, kinh tế và chịu sức ép thích nghi cao. Vì thế, doanh nghiệp Coca-Cola đã lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý để có thể đáp ứng được tính thích nghi địa phương ở các môi trường khác nhau. Cơ cấu tổ chức này được thể hiện qua mô hình dưới đây: ○ Trên thế giới:

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ CỦA COCA-COLA

Chú thích: CBO: nhà máy đóng chai trực thuộc công ty mẹ EEM: khu vực Châu Âu, Châu Á giáp Châu Âu, Trung Đông Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola phân theo khu vực địa lý gồm 5 khu vực: • Khu vực Bắc Mỹ • Khu vực Mỹ Latinh • Khu vực Châu Âu, vng Châu Á giáp Châu Âu và Trung Đông (Euro, Eurasia & Middle East - EEM)

12

• Khu vực Châu Á • Khu vực Châu Phi ○ Tại khu vực Châu Á:

CẤU TRÚC CHI NHÁNH COCA-COLA TẠI CHÂU Á

Chú thích: SEWA: khu vực Tây và Đông Nam Châu Á (South East and West Asia) Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola phân theo nhiều cấp khu vực, ty thuộc vào vị trí từng khu vực mà các bộ phận quản lý có những chức năng và quyền hạn khác nhau về quyền tự chủ tài chính và ra quyết định, điều này ty thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp tại các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, cho d là cấp nào chi nhánh đó cũng chịu sự giám sát của chi nhánh cấp trên. Ví dụ, chi nhánh Coca-Cola tại Việt Nam chịu sự giám sát của chi nhánh tại Đông Dương, hay chi nhánh tại Srilanka chịu sự giám sát của chi nhánh tại Tây Nam Á theo như mô hình trên. b. Cơ cấu tổ chức theo chức năng Công ty Coca-Cola nói chung có cấu tạo gồm 2 bộ phận riêng biệt, đó là: The Coca-Cola Company (TCC) và The Coca-Cola Bottle (TCB). TCC chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt Coca-Cola cho các nhà máy, chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu. TCC chịu trách nhiệm sản xuất, dự trữ kho bãi, phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola. Điều đó có nghĩa là TCC chịu trách nhiệm cho 3 chữ P là Price (giá cả), Product (sản

13

phẩm), Promotion (xúc tiến) và và TCB chịu trách nhiệm về chữ P thứ 3 - Place (địa điểm) và mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. 2.1.2. Hệ thống tổ chức tại Việt Nam Theo The Coca-Cola Company, Coca-Cola có 99% nhân viên là người Việt, trong tổng số khoảng 4.000 nhân viên tại Việt Nam. Mỗi năm, doanh nghiệp đầu tư hơn 1,4 triệu USD (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng Việt Nam) cho các hoạt động tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực trong nước. Tại Việt Nam, Coca-Cola có 3 nhà máy lớn đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Các nhà máy lớn tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội hiện tại đều hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty, được xem là mắt xích cố định không thể thay thế của chuỗi cung ứng Coca-Cola Việt Nam. Các công ty con của Coca-Cola được quyền lên kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình tại khu vực mình phụ trách dưới sự giám sát của các chi nhánh Coca-Cola Đông Dương. Bên cạnh đó, công ty con được chia thành các phng ban thực hiện các nhiệm vụ chức năng khác nhau nhằm đảm bảo mục tiêu vận hành chung của công ty có thể kể đến như: -

Phng Tài chính Kế toán

-

Phng Sản xuất tác nghiệp

-

Phòng Marketing

-

Phòng Bán hàng

-

Phòng Nhân sự

-

Bộ phận Công nghệ thông tin

Trong đó, phng Sản xuất tác nghiệp đảm nhận nhiệm vụ, chức năng mua sắm nguyên liệu đầu vào. Phng ban này trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp, thiết bị, bao bì để đảm bảo cung cấp đúng, đủ, kịp thời.

14

2.1.3. Lựa chọn make/buy Những câu chuyện xoay quanh công thức bí mật của nước uống Coca-Cola chưa bao giờ được mọi người ngừng bàn tán, rằng công thức chế biến các loại nước giải khát Coca-Cola và Pepsi đều được bảo mật ở mức cao nhất và chỉ có hai người trên thế giới biết công thức bí mật này. Điều này khiến Coca-Cola duy trì việc sản xuất của mình bằng cách nhập các nguyên liệu đầu vào và tự sản xuất nước cốt tại các nhà máy của họ như một cách để bảo vệ bí mật kinh doanh. Tại Việt Nam, Coca-Cola có kế hoạch rõ ràng trong việc nhập và sử dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước như hương liệu, chất cô đặc pha chế cng với đường, chất tạo ngọt, nước và khí CO2 và thực hiện sản xuất nước cốt rồi đóng chai, đóng lon tại các nhà máy của công ty để tạo ra các sản phẩm nước giải khát hoàn chỉnh. Vào năm 2018, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ nâng cao năng lực ngành mía đường với Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam. Theo đó, 2 bên đã cam kết rằng từ 2018 – 2020, Coca – ...


Similar Free PDFs