LUẬT KINH DOANH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CP PDF

Title LUẬT KINH DOANH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CP
Author Thư
Course Luật kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 286.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 144
Total Views 724

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGBÀI TẬP NHÓMĐỀ TÀI:SO SÁNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ CÔNG TY CỔPHẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu HiềnMỤC LỤCLỜI GIỚI THIỆU .........................................


Description

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: SO SÁNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

MỤC LỤC

2

LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................6 I. KHÁI NIỆM CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN..............................................................................7 1. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn......................................................7 2. Khái niệm công ty cổ phần..........................................................................7 II.SO SÁNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN..............................................................................8 1. Điểm giống nhau........................................................................................8 1.1.

Căn cứ pháp lý..................................................................................8

1.2.

Đặc điểm pháp lý..............................................................................8

1.3.

Vốn...................................................................................................8

1.4.

Thành viên........................................................................................8

2. Điểm khác nhau...........................................................................................9 2.1.

Đặc điểm pháp lý..............................................................................9

2.1.1. Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn........................................9 2.1.2. Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản..............................9 2.1.3. Quyền phát hành cổ phần..........................................................10 2.2.

Cấu trúc về vốn...............................................................................10

2.2.1. Hình thức vốn............................................................................10 2.2.2. Thời hạn góp vốn......................................................................11 2.2.3. Trường hợp không góp vốn đúng hạn.......................................12 2.2.4. Khả năng huy động vốn............................................................13 2.2.5. Tăng, giảm vốn điều lệ..............................................................14 2.2.6. Chuyển nhượng vốn, cổ phần....................................................15 2.3.

Cơ cấu tổ chức................................................................................16

2.3.1. Mô hình tổ chức........................................................................16 2.3.2. Người đại diện doanh nghiệp....................................................17 2.3.3. Quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty...............17

3

III. TỔNG KẾT............................................................................................... 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................20

LỜI GIỚI THIỆU

4

Gần đây, ta có thể thấy xuất hiện trên những phương tiện thông tin đại chúng là những con số lớn về số lượng các doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng đầu năm 2021 tiếp tục có sự gia tăng, với 85.508 doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 43.165 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm đến 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng đầu năm 2021. Số doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại trong 8 tháng đầu năm 2021 là 12.196 doanh nghiệp, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2020. 1 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế đó, ngoài lý do lớn nhất là dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp, việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp không phù hợp cũng là một nguyên nhân đáng kể. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nước ta đang ngày càng đổi mới và phát triển, trên đà thực hiện thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa Xã hội. Trong bối cảnh hội nhập thế giới, hình kinh tế nước ta có có nhiều biến động, việc thích nghi với nó để đứng vững trên thương trường là rất khó khăn đối với các doanh nghiệp. Việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định và tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động sau này của các doanh nghiệp, bởi mỗi mô hình đều có những đặc điểm, tính chất, cơ cấu khác nhau, phù hợp với nhu cầu và mục đích khác nhau của mỗi doanh nghiệp. Lựa chọn hình thức pháp lý của cơ sở kinh doanh tương ứng với việc lựa chọn “hình hài” để các cơ quan nhà nước và các đối tác, tổ chức, cá nhân khác có thể nhận biết về địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh đó. Đồng thời việc chọn lựa loại hình doanh nghiệp cũng sẽ gắn liền với sự lựa chọn các quyền và nghĩa vụ theo luật định của mô hình kinh doanh đó. Trong các loại hình doanh nghiệp được quy định ở Luật Doanh nghiệp 2020, có hai loại hình doanh nghiệp tương đối nổi bật là Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần với nhiều ưu điểm, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, nhất là mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Luật 1 Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

THÁNG 8 VÀ 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2021 (2021), truy cập ngày 13/11/2021 tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/598/5451/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-thang-8-va-8thang-dau-nam-2021.aspx

5

công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 là những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc thành lập và hoạt động của các chủ thể kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tư nhân. 2 Trong đó, Luật công ty 1990 quy định về khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tại Điều 2 như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, gọi chung là công ty, là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty.” Trải qua nhiều giai đoạn sửa đổi, bổ sung, Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời, đem lại những bước đột phá mới và những chỉnh lý về hai mô hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Đặc biệt là Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời đã đánh dấu những đổi mới rất trọng yếu liên quan đến doanh nghiệp cũng như các quy định về hai mô hình doanh nghiệp công ty TNHH và công ty CP. Dựa vào đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ sở pháp lý để cân nhắc ưu, nhược điểm của mỗi mô hình để lựa chọn “chiếc áo” phù hợp nhất. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề đã nêu, nhóm chúng em xin chọn chủ đề “SO SÁNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020” nhằm tìm hiểu, thảo luận, đánh giá và đối chiếu những khía cạnh, phương diện của Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 Tài Giỏi, 2018. Hành trình lịch sử của Luật Doanh nghiệp (phần 1), truy cập ngày 11/11/2021 tại <

https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/bai-viet/hanh-trinh-lich-su-cua-luat-doanh-nghiep-phan-1336.html>

6

Luật Doanh nghiệp 2020

LDN 2020

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH

Công ty cổ phần

Công ty CP

I. KHÁI NIỆM CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN 1. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn

7

Theo Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”. Luật Doanh nghiệp 2020 không đưa ra định nghĩa chung về công ty trách nhiệm hữu hạn mà đưa ra khái niệm cụ thể các loại hình công ty lần lượt ở Chương III Luật Doanh nghiệp 2020. 1.1.

Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 74 Luật Doanh Nghiệp 2020, “Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.” 1.2.

Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020, “Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh nghiệp 2020.” Như vậy, CTTNHH có thể hiểu là loại hình doanh nghiệp được thành lập bởi một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân; có tư cách pháp nhân, có tài sản độc lập, số lượng thành viên được quy định không vượt quá 50 người. Thành viên hoặc chủ sở hữu của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi tài sản đã góp của mình (trách nhiệm hữu hạn). 2. Khái niệm công ty cổ phần Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần như sau: “Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

8

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.” II.

SO SÁNH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CP 1. Điểm giống nhau 1.1.

Căn cứ pháp lý

Đều là loại hình doanh nghiệp được quy định bởi Luật Doanh nghiệp 2020. 1.2.

Đặc điểm pháp lý

Công ty TNHH và công ty CP đều là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH và công ty CP đều có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của chủ sở hữu hoặc các thành viên. Công ty TNHH và công ty CP đều có quyền phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật. 1.3.

Vốn

Trường hợp sau thời hạn quy định mà thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn đã quy định, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ hoặc phần vốn góp bằng với số vốn đã góp hoặc bằng với mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ. Thành viên hoặc cổ đông phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ số vốn đã cam kết hoặc tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. 1.4.

Thành viên

Thành viên của công ty có thể là cá nhân, tổ chức.

9

Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Thành viên được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp (cổ phần đối với công ty cổ phần) khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản. Thành viên phải có trách nhiệm thanh toán, góp đủ và đúng hạn số cổ phần hoặc vốn đã cam kết; cần tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ công ty. 2. Điểm khác nhau 2.1.

Đặc điểm pháp lý

2.1.1. Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn 2.1.1.1. Công ty TNHH Công ty TNHH có số thành viên giới hạn hơn so với công ty cổ phần. a. Công ty TNHH hạn một thành viên Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). (Căn cứ Khoản 1 Điều 74 LDN 2020) b. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có nhiều đồng chủ sở hữu, có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. (Căn cứ Khoản 1 Điều 46 LDN 2020) 2.1.1.2. Công ty cổ phần Chủ sở hữu của công ty là cổ đông của công ty. Công ty CP có số lượng cổ đông tối thiểu 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. (Căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 111 LDN 2020) Nhìn chung, công ty CP có số lượng thành viên không giới hạn, là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp có khả năng huy động vốn từ nhiều cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu mở rộng quy mô. Tuy nhiên, so với công ty TNHH, công ty CP gặp khó khăn trong việc quản lý và điều hành bởi số lượng cổ đông có thể rất lớn, nhiều người không quen biết và có thể phân hóa thành những nhóm đối kháng nhau về lợi ích. 2.1.2. Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản

10

2.1.2.1. Công ty TNHH a. Công ty TNHH một thành viên Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ. (Căn cứ Khoản 1 Điều 74 LDN 2020) b. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp chứ không chịu trách nhiệm toàn bộ vốn điều lệ. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 46 LDN 2020) 2.1.2.2.

Công ty CP

Cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp chứ không chịu trách nhiệm trong toàn vốn điều lệ. (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 46 LDN 2020) 2.1.3. Quyền phát hành cổ phần 2.1.3.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty TNHH chỉ được quyền phát hành trái phiếu theo quy định của Luật, không được quyền phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. (Căn cứ Khoản 3 Điều 46, Khoản 3 Điều 74 LDN 2020) 2.1.3.2.

Công ty CP

Ngoài trái phiếu, công ty CP có quyền phát hành cổ phần và các loại chứng khoán khác của công ty. (Căn cứ Khoản 3 Điều 111 LDN 2020) 2.2.

Cấu trúc về vốn

2.2.1. Hình thức vốn 2.2.1.1. Công ty TNHH Khác với Công ty CP, vốn điều lệ của cty TNHH không chia thành các phần bằng nhau. a. Công ty TNHH một thành viên

11

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. (Căn cứ Khoản 1 Điều 75 LDN 2020) b. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. (Căn cứ Khoản 1 Điều 47 LDN 2020) 2.2.1.2. Công ty CP Khác với công ty TNHH, vốn điều lệ của cty CP được chia thành các phần bằng nhau (gọi là cổ phần). Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. (Căn cứ Khoản 1 Điều 112 LDN 2020) 2.2.2. Thời hạn góp vốn 2.2.2.1.

Công ty TNHH

Chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 01 thành viên) hoặc thành viên (đối với công ty TNHH 02 tv trở lên) phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu hoặc thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. (Căn cứ theo Khoản 2 Điều 47, Khoản 2 Điều 75 LDN 2020) 2.2.2.2.

Công ty CP

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp

12

Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. (Căn cứ Khoản 1 Điều 113 LDN 2020) 2.2.3. Trường hợp không góp vốn đúng hạn 2.2.3.1.

Công ty TNHH

a. Công ty TNHH một thành viên Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ. (Căn cứ Khoản 4 Điều 75 LDN 2020) b. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Sau thời hạn quy định, thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:

 Thành viên chưa góp vốn theo cam kết không còn là thành viên của công ty;

 Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

 Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. (Căn cứ Khoản 3 Điều 47 LDN 2020) 2.2.3.2.

Công ty cổ phần

Sau thời hạn quy định, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định:  Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua không còn là cổ đông của công ty, không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác

13

 Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;  Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán; So với công ty TNHH, ngoài việc cổ đông phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh tương ứng với số cổ phần đã đăng ký mua trước thời hạn công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ (được nêu ở mục 1.3. Các điểm giống nhau về vốn) thì thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua. 2.2.4. Khả năng huy động vốn 2.2.4.1.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Nhìn chung, công ty TNHH có khả năng huy động vốn ít linh hoạt hơn so với công ty cổ phần. a. Công ty TNHH một thành viên Có có thể huy động vốn bằng cách: tăng vốn điều lệ (chủ sở hữu góp thêm hoặc huy động vốn từ người khác), phát hành trái phiếu và huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nếu huy động thêm vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. b. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Có khả năng huy động vốn bằng cách: tăng vốn điều lệ (tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới, tối đa 50 người), phát hành trái phiếu và huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 2.2.4.2.

Công ty cổ phần

Công ty CP có khả năng huy động vốn cao và linh hoạt nhất, bởi:

14

 Công ty có quyền hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.  Công ty có thể huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.  Không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn, dễ dàng huy động vốn không giới hạn theo nhu cầu. 2.2.5. Tăng, giảm vốn điều lệ Nhìn chung, đối với tăng vốn điều lệ, công ty TNHH đặc biệt là công ty TNHH một thành viên gặp nhiều hạn chế hơn so với công ty cổ phần. 2.2.5.1.

Công ty TNHH

a. Công ty TNHH 01 thành viên Tăng vốn điều lệ bằng hai cách: chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động vốn góp của người khác. Trong trường hợp huy động thêm vốn góp, công ty phải đổi thành loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty CP. (Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 87, LDN 2020) Giảm vốn điều lệ trong trường hợp:  Hoàn trả một phần vốn góp ...


Similar Free PDFs