Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Daikyo Nishikawa PDF

Title Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Daikyo Nishikawa
Author Quỳnh Ngọc
Course Chuyên đề Kinh Doanh Thương mại Dich vụ
Institution Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Pages 72
File Size 1.8 MB
File Type PDF
Total Downloads 15
Total Views 172

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA QUẢN LÝ KINH DOANHNGUYỄN THỊ QUỲNH NGỌCCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆPĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANHTên chuyên đề: Nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của Công ty cổ phần Daikyo NishikawaHÀ NỘI - 2021TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA QUẢN LÝ KINH DOANHCHUYÊN ĐỀ TỐT...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ QUỲNH NGỌC

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tên chuyên đề: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Daikyo Nishikawa

HÀ NỘI - 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tên chuyên đề: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Daikyo Nishikawa

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc Lớp, Khóa, Ngành: QTKD1 - K11 Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Hương

HÀ NỘI - 2021

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Cơ sở thực tập Công ty DaikyoNishikawa có trụ sở tại: Khu công nghiệp 5-1 Jike, Thành phố Higashi Hiroshima, Tỉnh Hiroshima, Nhật Bản 739-0049 Số điện thoại: 81- (0) 82-493-5600 Trang web: http://www.daikyonishikawa.co.jp Địa chỉ Email: Xác nhận: Chị: Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc Là sinh viên lớp: Đại học quản trị kinh doanh 1 Mã sinh viên: 1141090049 Có thực tập tại Công ty TNHH DaikyoNishikawa trong khoảng thời gian từ ngày 02/07/2019 đến ngày 02/02/2021 trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty DaikyoNishikawa chị Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi.

Hiroshima, ngày 28 tháng 1 năm 2021 Xác nhận của Cơ sở thực tập (Ký tên và đóng dấu của đại diện Cơ sở thực tập)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CỘNG HÒA XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc Lớp: Quản trị kinh doanh 1

Mã số sinh viên: 1141090049 Ngành: Quản trị kinh doanh

Địa điểm thực tập: Daiwachokamigusai, Mihara, Thành phố Hiroshima, Tỉnh Hiroshima Giáo viên hướng dẫn: TS Hoàng Thị Hương Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn:…………………………………… ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Đánh giá bằng điểm

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Hà Nội, ngày tháng

năm 2021

Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

6

1.1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh

6

1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh................................................6 1.1.2. Vai trò của nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp....................................................................................................................9 1.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

11

1.2.2. Tác động của môi trường vi mô................................................................17 1.2.3. Yếu tố Marketing – Mix và quản trị Marketing........................................22 1.3. Xây dựng chiến lược để lựa chọn 23 1.3.1. Phân tích ma trận BCG: (Boston Consulting Group)................................23 1.3.2. Phân tích ma trận SWOT...........................................................................24 1.3.3. Ma trận QSPM...........................................................................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DAIKYO NISHIKAWA

27

2.1. Giới thiệu chung về công ty Daikyo Nishikawa

27

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp...................................27 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp................................................30 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý.................................................................31 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Daikyo Nishikawa....

39 1

2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh.................39 2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Daikyo Nishikawa..........42 2.2.3. Những khó khăn, thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Daikyo Nishikawa.................................................................................49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

54

3.1. Phòng chống cháy nổ tại các xưởng sản xuất 54 3.1.1. Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ trong sản xuất của Công ty......................54 3.1.2. Giải pháp phòng cháy cháy nổ trong nhà xưởng.......................................54 3.2. Phương hướng phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo sức khỏe cho người lao động

56

3.3. Phương hướng phát triển và mục tiêu nâng cao hoạt động kinh doanh của Công ty

57

3.3.1. Phương hướng phát triển của công ty tới năm 2023................................57 3.3.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty...............58 3.3.3. Quy trình đổi mới sản xuất........................................................................60 3.3.4. Tăng cường năng lực R&D.......................................................................63 3.3.5. Các sáng kiến bền vững.............................................................................63 3.3.6. Nỗ lực phát triển sản phẩm thế hệ tiếp theo..............................................65 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng nhân viên theo các phòng ban.............................................31 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động..................................................................................38 Bảng 2.3: Báo cáo thu nhập của công ty Daikyo Nishikawa...............................43 Bảng 2.4: Bảng doanh thu bán hàng theo khu vực của.......................................45 Bảng 2.5: Thay đổi các chỉ số liên quan đến dòng tiền (tham khảo)..................48

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Phân tích ma trận BCG........................................................................23 Hình 1.2: Ma trận SWOT....................................................................................23 Hình 3.1: Phương hướng về đổi mới sản xuất.....................................................60 Hình 3.2: Cách tiến hành đổi mới sản xuất.........................................................60 Hình 3.3: Các máy phân tích vật liệu..................................................................62

3

LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị vượt trội. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc,...đã rất chú trọng phát triển ngành công nghiệp ô tô của riêng mình. Đặc biệt đối với Nhật Bản quốc gia sản xuất ô tô nhiều thứ 2 sau Mĩ và sản lượng ôtô của Nhật Bản trong những năm gần đây chiếm tới hơn 30% số xe sản xuất toàn cầu. Sẽ thấy đáng ngạc nhiên hơn nếu biết rằng ngành công nghiệp này của Nhật khởi sự chậm hơn rất nhiều so với Mỹ và các nước phương Tây, và thậm chí trở thành khu vực công nghiệp lớn thứ 2 của Nhật, sau ngành điện máy và thiết bị, từ đó trở thành một trong những đầu tàu đưa kinh tế Nhật đi lên. Thực tế để nền công nghiệp ô tô Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ như vậy, tất cả đều nhờ sự tỉ mỉ trong từng sản phẩm, đem đến chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Từ đó tạo niềm tin, uy tín đối với các đối tác trên thế giới. Đồng thời khẳng định vị thế kinh doanh trên thị trường quốc tế. Năm vừa qua chúng em đã có dịp thực tại Công ty cổ phần Daikyo Nishikawa một công ty rất thành công và có uy tín trong việc chế tạo lắp ráp linh kiện ô tô tại Nhật Bản. Trải qua hơn 1 năm thế giới đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh Covid, các ngành nghề đều chịu tổn thất trước dịch bệnh không ngoại trừ ngành công nghiệp ô tô. Buộc các công ty trong ngành phải đưa ra những giải pháp khắc phục hậu quả do bệnh dịch gây ra. Đây có thể là thách thức có thể là cơ hội mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Ngoài việc khắc phục những hậu quả do dịch bệnh mang lại, công ty còn phải chú ý đến việc sáng tạo trong kinh doanh, biết nắm bắt cơ hội, tranh thủ lợi thế thương mại thì Công ty rất cần chú trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp mình. Trong quá trình 4

thực tập tại Công ty, em nhận thấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là công tác quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động quản lý kinh doanh của Công ty. Thông qua việc nâng cao các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện Công ty sẽ có cơ sở để đánh giá một cách đầy đủ nhất các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình, từ đó tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản trị doanh nghiệp, xác định được những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, Công ty sẽ đề ra những giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, em quyết định chọn chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Daikyo Nishikawa”. Trong quá trình thực tập tại công ty em đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình của các cán bộ và nhân viên trong công ty và đặc biệt là sự giúp đỡ, chia sẻ của các thầy cô trong khoa, giáo viên hướng dẫn tập nên em đã hoàn thành tốt công tác được giao. Rất cảm ơn Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng em học tập và làm việc tại Nhật Bản – một môi trường đáng để làm việc. Cảm ơn Công ty Daikyo Nishikawa đã giúp chúng em có cơ hội làm việc tại quý công ty. Đồng thời cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo TS. Hoàng Thị Hương - người trực tiếp hướng dẫn, giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Vì kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, do đó khó tránh khỏi sẽ có điều sai sót trong chuyên đề này. Rất mong quý thầy/cô đóng góp ý kiến và sửa sai để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện và tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh  Các quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh : Ngày nay, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Dưới đây là một số quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh:  Nhà kinh tế học người Anh – Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh đồng nhất với kết quả kinh doanh. Adam Smith đã không đề cập đến các chi phí kinh doanh, tức là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra cùng một kết quả thì có cùng một mức chi chí.  Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí.” Quan điểm này đã xác định được hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Hạn chế của quan niệm là chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, nó không xem xét đến chi phí và kết quả ban đầu.  Quan điển thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồng thời phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất.” Quan điểm này đã chú ý đến sự so sánh tốc độ vận động của hai 6

yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh, đó là tốc độ vận động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí. 

Để làm sáng tỏ bản chất và đi đến một khái niệm hiệu quả kinh doanh hoàn chỉnh chúng ta nên xuất phát từ luận điểm của triết học Mác – Lênin và những luận điểm của lý thuyết hệ thống kinh tế hiện đại.

 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực và vật lực dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu chung là tối đa hóa lợi nhuận với chi phí thấp nhất. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng tưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.  Bản chất và đặc điểm của hiệu quả hoạt động kinh doanh  Về bản chất: Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực và chi phí. Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.  Về đặc điểm của phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phức tạp và khó đánh giá. Khái niệm trên cho ta thấy hiệu quả kinh doanh được xác định bởi mối tương quan giữa hai đại lượng là kết quả đầu ra và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Về kết quả, chúng ta ít xác định được kết quả doanh nghiệp thu được. Ví dụ kết quả thu được của hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của thước đo giá trị đồng tiền – với những thay đổi trên thị trường của nó. 7

 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh danh: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phạm trù hiệu quả kinh tế được thể hiện dưới các dạng khác nhau. Nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu và định mức hiệu quả kinh doanh. Sau đây là một số cách phân loại hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp:  Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân:  Hiệu quả tài chính: phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Biểu hiện chung của hiệu quả doanh nghiệp là lợi nhuận cao và ổn định.  Hiệu quả kinh tế quốc dân hay còn gọi là hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh tế quốc dân mà doanh nghiệp mang lại cho nền kinh tế là sự đóng góp của doanh nghiệp vào phát triển xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.  Hiệu quả chi phí xã hội: Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn với môi trường và thị trường kinh doanh của nó. Doanh nghiệp nào cũng căn cứ vào thị trường để giải quyết các vấn đề then chốt như: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Và Phân phối ở đâu?  Hiệu quả tổng hợp. Hiệu quả tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh. Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân.  Hiệu quả của từng yếu tố: 8

 Vốn lưu động: Cần có những biện pháp tích cực hơn để đẩy mạnh tốc độ quay của vốn lưu động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.  Vốn cố định: Được thể hiện qua sức sản xuất và mức sinh lời của tài sản cố định. Hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng lớn.  Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp: Đánh giá ở mức sinh lợi bình quân của lao động trong năm. Năng suất lao động bình quân trên đầu người của doanh nghiệp. 1.2. Vai trò của nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp.  Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh doanh được xác định là mục tiêu cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, mục tiêu bao trùm và lâu dài của doanh nghiệp chính là tạo ra lợi nhuận, tối ưu hóa hiệu quả tức là chi phí cho các yếu tố đầu vào ít nhất và bán hàng với giá cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận.  Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh rất quan trọng: Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là yếu tố cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là 9

một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Thứ hai: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Do vậy, yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Thứ ba: Mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong sản xuất xã hội nhất định. Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và trở thành vấn đề sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. 2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm: các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, các yếu tố thuộc môi trường vi mô, các yếu tố về Marketing – Mix và quản trị Marketing. 2.1. Tác động của môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, có tác động đến toàn bộ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể kiểm soát, thay đổi được các yếu tố của môi trường vĩ mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô mang lại những cơ hội mới cũng như các thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp không thể thay đổi được môi trường vĩ mô, do vậy phải tìm cách thích ứng với nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Môi trường nhân khẩu học: Môi trường dân số là mối quan tâm chính yếu đối với các nhà làm Marketing, vì dân chúng là lực lượng làm ra thị trường. 10

Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu về dân số trên các phương diện như tỷ lệ tăng trưởng, phân bố dân cư, cơ cấu lứa tuổi, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết, cơ cấu lực lượng lao động, mức thu nhập, giáo dục và các đặc tính kinh tế - xã hội khác. Những kết quả nghiên cứu trên về dân số có thể được sử dụng để dự đoán nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong tương lai. Biểu hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau đây: 

Quy mô, tốc độ tăng dân số là hai chỉ tiêu phản ánh khái quát và trực tiếp quy mô nhu cầu thị trường ở cả hiện tại và tương lai. Nếu đi sâu xem xét hai chỉ tiêu trên ở từng khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng địa phương cho thấy từng nơi có quy mô và tốc độ tăng dân số là không giống nhau. Với các thay đổi như vậy dẫn đến sự cần thiết phải xác định lại những nhà kinh doanh và các điểm bán buôn hay bán lẻ.



Sự thay đổi về cơ cấu lứa tuổi của dân cư sẽ làm thay đổi cơ cấu khách hàng tiềm năng theo lứa tuổi đối với các loại sản phẩm. Đến lượt nó, cơ cấu lứa tuổi lại tuỳ thuộc các nhân tố khác của đất nước như chuyển từ giai đoạn chiến tranh sang hoà bình, sự phát triển của ngành y tế bảo vệ sức khoẻ của nhân dân…



Tỷ lệ các bộ phận của dân số tham gia vào lực lượng lao động xã hội bao gồm các loại lao động: nam, nữ; lao động trong tuổi và ngoài tuổi. Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề của các loại lao động do tác động của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước cũng làm thay đổi về nhu cầu về sả...


Similar Free PDFs