Tiểu luận về tài chính doanh nghiệp của công ty PDF

Title Tiểu luận về tài chính doanh nghiệp của công ty
Course Tài chính doanh nghiệp
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 28
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 114
Total Views 633

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG------o0o------BÀI TIỂU LUẬN SỐ 2Môn: Tài chính Doanh nghiệpNhóm: KIDOBẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓMMã sinh viên Họ và tên Phần công việc thực hiệnMức độ hoàn thành công việc. (trên 100%) A38985 Lê Thúy Hằng Phần II 100%A37601 Ngô Hương Giang Bài tập cộng điểm 100%A37687...


Description

TRNG ĐI HC THNG LONG ------o0o------

BÀI TIỂU LUẬN SỐ 2 Môn: Tài chính Doanh nghiệp

Nhóm: KIDO

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM Mức độ hoàn thành công việc. (trên 100%)

Mã sinh viên

Họ và tên

Phần công việc thực hiện

A38985

Lê Thúy Hằng

Phần II

100%

A37601

Ngô Hương Giang

Bài tập cộng điểm

100%

A37687

Đỗ Phương Anh

Phần I.2

100%

A39038

Nguyễn Thị Thu Chúc

Phần III.2, tổng hợp bản word

100%

A40456

Bùi Đức Quang Duy

Phần III.1

100%

A40661

Nguyễn Thị Thúy Vân

Phần I.1, I.3

100%

Mục lục I. Tình hình kinh doanh của công ty KIDO. ..................................................... 1 1. Tình hình chung 2021 .................................................................................. 1 1.1. Tình hình nền kinh tế chung : Thế giới và Việt Nam. ........................... 1 1.2. Tình hình các lĩnh vực kinh doanh chính của KIDO. ............................ 4 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ............................................ 5 3. Phân tích bottom up ..................................................................................... 9 II. Phân tích bảng cân đối kế toán và lưu chuyển tiền tệ. ............................. 13 1. Bảng cân đối kế toán .................................................................................. 13 1.1. Tìm hiểu về Bảng cân đối kế toán ........................................................ 13 1.2. Bảng cân đối kế toán của công ty KIDO.............................................. 13 2. Phân tích bản lưu chuyển tiền tệ 2021 và so sánh các năm. ................... 17 2.1. Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ ............................................................ 17 2.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( gián tiếp) của công ty KIDO ................... 17 III. Các chỉ số tài chính KIDO ......................................................................... 20 1. Phân tích các chỉ số tài chính 6 tháng và so sánh các năm ..................... 20 2. Nhận xét chung .......................................................................................... 22

Lời mở đầu Trong điều kiện kinh tế đầy biến động như hiện nay, việc phân tích tài chính doanh nghiệp trở thành một trong những công cụ không thể thiếu của các nhà kinh tế. Kỹ năng phân tích doanh nghiệp giúp ta có thể phân tích tình hình biến động, khả năng duy trì và phát triển của công ty từ trong ra ngoài. Việc phân tích đòi hỏi nhiều kĩ năng, khả năng quan sát, và tư duy lập luận chặt chẽ. Trong môn học Tài chính doanh nghiệp.10 của thầy Thân Thế Sơn Tùng, nhóm KIDO chúng em xin được phân tích bài tiểu luận số 2, với chủ đề phân tích tình hình tài chính của công ty KIDO qua 3 bảng báo cáo tài chính kết hợp với 1 vài chỉ số tài chính quan trọng để đưa ra kết luận và nhận định chính xác về công ty KIDO. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã cố gắng đưa ra những dữ liệu , những phân tích, những tài liệu tham khảo trong sách, internet, bài giảng của thầy Thân Thế Sơn Tùng và nhiều nguồn khác. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và về kiến thức nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót. Rất mong thầy góp ý thêm cho nhóm KIDO chúng em hoàn thiện đề tài tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

I. Tình hình kinh doanh của công ty KIDO. 1. Tình hình chung 2021 1.1. Tình hình nền kinh tế chung : Thế giới và Việt Nam. - Thế giới: Trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh tế thế giới dần có dấu hiệu khởi sắc với sự phục hồi của các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc,… Một số quốc gia đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và đã đạt được những kết quả ban đầu, các nước phát triển dần mở cửa trở lại. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức quốc tế khác đã đưa ra dự báo khả quan về triển vọng kinh tế toàn cầu. Các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU dự báo đạt mức tăng trưởng khá nhờ nỗ lực tiêm vắc-xin và ban hành những gói cứu trợ nền kinh tế. Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, lạm phát, rủi ro tài chính gia tăng ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. - Việt Nam: Trong nước, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi, sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm đạt được những kết quả khá. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và hiện vẫn diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Trước những khó khăn thách thức, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khả quan: + Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64% : Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước (đóng góp 8,17% vào mức tăng chung); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36% (đóng góp 59,05%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 11,42%; khu vực dịch vụ tăng 3,96% (đóng góp 32,78%), trong đó các ngành dịch vụ thị trường như: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,63%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,27%. + Hoạt động thương mại, vận tải, du lịch nhìn chung vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, vẫn đạt được kết quả khả quan: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 1,1%); vận chuyển hàng hóa tăng 11,5%, luân chuyển hàng hóa tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. + Trong 2 quý/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 317,66 tỷ USD, tăng 32,5%, tương ứng tăng gần 78 tỷ USD với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 158,34 tỷ USD, tăng 29%, tương ứng tăng 35,57 1

tỷ USD và nhập khẩu đạt 159,33 tỷ USD, tăng 36,3%, tương ứng tăng 42,43 tỷ USD. Trong đó, 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát đạt 8,49 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020. Trong nhóm hàng này, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 21%, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc tăng 41,9%, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 40,7% về kim ngạch. - Tình hình ngành Dầu ăn: Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 cũng tác động trực tiếp đến thị trường dầu ăn ở Việt Nam. Dầu ăn được xem như một nguyên liệu nấu ăn thiết yếu để sử dụng trong gia đình. Tốc độ tăng trưởng của thị trường ước đạt 9% trong năm 2020, cao hơn mức tăng 6% vào năm 2019 do người tiêu dùng nấu ăn ở nhà thường xuyên hơn trong thời kỳ đại dịch, làm tăng mức tiêu dùng nói chung. Trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, chỉ số đo lường giá dầu ăn và thực phẩm đã tăng 12% trong quý I và tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Giá dầu thực vật đang ở vùng đỉnh 9 năm, dầu hạt ở vùng đỉnh 7 năm. Dầu cọ và dầu đậu nành hiện là 2 loại dầu ăn thực vật được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và chiếm hơn 60% tổng sản lượng dầu ăn toàn cầu. Giá đậu nành, nguyên liệu sản xuất dầu đậu nành, trong tháng 3 đã tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái do sản lượng của khu vực Nam Mỹ suy giảm dưới các tác động của hiện tượng thời tiết La Nina. Giá dầu cọ trong tháng 3 cũng đã tăng trung bình 62% so với cùng kỳ năm trước do thời tiết xấu tại khu vực Đông Nam Á - khu vực cung cấp dầu cọ chính cho toàn cầu.Tính đến đầu tháng 5, giá dầu cọ kỳ hạn trên sàn Bursa Malaysia giảm nhưng vẫn giao dịch ở vùng 4.000 ringgit (981,07 USD) mỗi tấn, tăng 23% so với cuối năm trước và tăng 88% so với cùng kỳ năm trước.Ngân hàng Thế giới dự báo giá dầu cọ sẽ đạt mức trung bình 975 USD/tấn trong năm nay, cao hơn đáng kể so với mức dự báo 668 USD/tấn trong tháng 3 vừa qua của chính phủ Indonesia, quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới. Trong khi đó, giá dầu đậu nành được dự báo sẽ đạt trung bình 1.025 USD/tấn trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức trung bình 838 USD/tấn trong năm ngoái. Mặt khác, dầu cọ là loại thực vật rẻ nhất và được sử dụng rộng rãi trên thế giới, được dùng trong mọi thứ từ sản xuất bánh quy cho đến nhiên liệu sinh học. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), dầu cọ đã tăng giá tháng thứ 10 liên tiếp do lo ngại các nước xuất khẩu lớn gia tăng tồn kho trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu toàn cầu tăng trở lại khi tiêu thụ thực phẩm phục hồi ổn định. Bên cạnh đó, nhu cầu dầu cọ từ ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học vẫn rất mạnh mẽ (đặc biệt là chính sách năng lượng sạch của Mỹ).Trước diễn biến giá thế giới tăng cao thời gian qua, giá dầu ăn trong nước cũng tăng theo. Theo khảo sát của Người Đồng Hành, giá các loại dầu ăn tương đối ổn định trong các tháng 2

đầu năm nhưng gần đây bất ngờ tăng mạnh. Như dầu Cooking Oil Tường An có giá 36.000 – 37.000 đồng/lít thì nay tăng lên 40.000 - 41.800 đồng/lít, dầu đậu nành Simply cũng tăng giá từ 47.000 đồng/lít lên 51.000 đồng/lít, dầu thực vật Cái Lân giá 27.000 – 28.000 đồng/lít nay tăng lên 33.000 đồng/lít… Cả 3 doanh nghiệp dầu ăn Trường An, Công ty TNHH Kido Nhà Bè và dầu ăn Marvela đều là thành viên của Tập đoàn Kido (HoSE: KDC). Theo VNDirect, việc sở hữu 3 doanh nghiệp dầu ăn giúp Kido nắm được 30% thị phần dầu ăn. Trong khi Tường An nhắm tới đối tượng người tiêu dùng thì Vocarimex và Kido Nhà Bè là doanh nghiệp dầu ăn thương mại tích hợp (vừa bán lẻ, vừa khách hàng công nghiệp). - Tình hình thị trường kem Việt Nam: Thị trường kem Việt Nam đang được thống trị bởi 3 doanh nghiệp là Kido Group, Unilever Việt Nam và Vinamilk. Theo báo cáo của Euromonitor International, doanh số bán kem năm 2020 đạt 3.793 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm trước. Mức tăng trưởng này giảm đáng kể khi các năm trước đều ghi nhận trên 2 chữ số. Trong đó, to-go ice cream (kem thưởng thức ngoài đường mang tính ngẫu hứng) vẫn đóng góp chủ yếu với 2.686 tỷ đồng, tỷ trọng 70%. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid19 ảnh hưởng tiêu cực đến sức tiêu thụ to-go ice cream do các biện pháp giãn cách xã hội khiến cho các trường học, địa điểm giải trí và dịch vụ ăn uống phải đóng cửa, người tiêu dùng làm việc tại nhà. Doanh số tiêu thụ sản phẩm kem này chỉ tăng 4,6% so với năm 2019. Ngược lại, take-home ice cream (sản phẩm kem có thể lưu trữ tại nhà để thưởng thức theo nhu cầu, kem dạng hộp nhựa hoặc hộp giấy chứa nhiều cây kem) được tiêu thụ và mức giá tốt hơn, doanh số tăng 11,3%. Báo cáo chỉ ra rằng, người tiêu dùng có nhu cầu ăn kem tăng lên để giúp vượt qua lo lắng và căng thẳng liên quan đến việc ở trong nhà quá lâu, ít có cơ hội giao lưu. Thị trường kem Việt Nam vẫn là cuộc chơi của 3 doanh nghiệp lớn là Kido Group, Unilever Việt Nam và Vinamilk. Thị phần của 3 đơn vị này là 64%, tăng từ mức 58,8% năm 2016. Bộ phận nghiên cứu thị trường của Euromonitor International cho biết thị phần kem của Kido Group tăng từ 43,1% năm 2019 lên 43,5% năm 2020, Unilever Việt Nam cũng tăng từ 10,6% lên 11,1%, riêng Vinamilk giảm nhẹ từ 9,2% xuống 9,1%. - Tình hình ngành bánh kẹo tại Việt Nam: + Theo công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI), mặc dù tăng trưởng của ngành bánh kẹo đã chậm lại ở mức 5% -8% trong giai đoạn 2015-2020 nhưng quy mô doanh thu của ngành này vẫn không ngừng tăng nhanh. 3

+ Thị trường bánh kẹo Việt Nam từ lâu đã chứng kiến những tên tuổi trong nước tham gia và chiếm thị phần nhất định như Bibica, Hữu Nghị, Phạm Nguyên, Hải Hà, Tràng An, Hải Châu, Biscafun, Hanobaco. … Không thể không kể đến các thương hiệu nước ngoài như Kraft (Mỹ), Orion Food Vina, Meiji (Nhật Bản), Perfetti Van Melle, Liwayway / Oishi, Lotte (Hàn Quốc)… Và mới đây nhất, công ty cổ phần tập đoàn KIDO đã gia nhập trở lại đường đua. + Mặc dù là thị trường tiềm năng nhưng theo các đơn vị nghiên cứu thị trường, thị trường bánh kẹo ngày càng trở nên cạnh tranh bởi thời gian gần đây hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Cụ thể, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng và chi tiêu của khách hàng đã thay đổi. Chưa kể, việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vừa được kỳ vọng sẽ tạo đà cho bánh kẹo từ châu Âu tràn vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng trong nước. 1.2. Tình hình các lĩnh vực kinh doanh chính của KIDO. Trong nửa đầu năm 2021, doanh thu thuần ngành dầu ăn tăng 36%, chiếm tỷ trọng 83% tổng doanh thu và ngành hàng thực phẩm tăng 22%, chiếm 17% tổng doanh thu. - Ngành dầu ăn : + Dầu Thực Vật Tường An (TAC): doanh thu thuần 6 tháng đạt 2.987 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện 56,7% kế hoạch năm. Lợi nhuận gộp đạt 255 tỷ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế đạt 106 tỷ, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và đạt 45,7% kế hoạch năm. + Vocarimex (VOC): Doanh thu thuần trong kỳ đạt 743 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước do không còn ghi nhận doanh thu hợp nhất từ các công ty con. Nhờ theo dõi chặt chẽ giá nguyên liệu dầu, lợi nhuận gộp tăng 20% lên 40 tỷ đồng. + KIDO Nhà Bè: Doanh thu thuần 6 tháng đạt 829 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm trước; Lợi nhuận gộp đạt 31,8 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 5,8 tỷ đồng. Theo định hướng chung của Tập đoàn, KDNB đã hoàn tất giai đoạn chuyển đổi để phát huy tối đa tiềm lực hiện tại - Ngành kem: - Ngành kem: Do dịch bệnh nhu cầu du lịch của người dân giảm khiến tiêu thụ kem ở các kênh truyền thống như địa điểm vui chơi, trường học gặp khó khăn. Để thích ứng, Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO đã nhanh chóng dịch chuyển kênh bán hàng về khu vực dân cư, các cửa hàng tiện lợi, siêu thị…

4

2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 Chênh lệch Chỉ tiêu

Năm 2021 (1)

Năm 2020 (2)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

(3)=(1)-(2)

(4)=(3)/(2)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

4.979.263.590.119

3.727.755.317.454

1.251.508.272.665

33.57%

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

(91.529.053.672)

(60.895.309.391)

(30.633.744.281)

(50.3%)

4.887.734.536.447

3.666.860.008.063

1.220.874.528.384

33.29%

(1.070.212.358.022 )

(37.2%)

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn bán hàng và dịch vụ cung cấp

(3.946.764.727.507) (2.876.552.369.485)

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

940.969.808.940

790.307.638.578

150.662.170.362

19.06%

6. Doanh thu hoạt động tài chính

74.375.363.536

33.945.535.975

40.429.827.561

119.1%

(92.158.088.774)

(73.076.181.990)

(19.081.906.754)

(26.11%)

(85.814.531.054)

(64.642.137.593)

(21.172.393.461)

(32.75%)

8. Chi phí quản lý doanh nghiệp

(34.347.881.588)

(205.039.207.905)

(170.691.326.317)

(83.24%)

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

337.658.686.992

179.360.811.451

158.297.875.541

88.26%

10. Thu nhập khác

1.859.287.352

5.455.314.669

(3.596.027.317)

(65.92%)

7. Chi phí tài chính (Trong đó chi phí lãi vay)

5

11. Chi phí khác

(2.845.163.374)

(1.564.154.217)

(1.281.009.157)

(81.9%)

(985.876.022)

3.891.160.452

(2.905.284.430)

(74.66%)

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

336.672.810.970

183.251.971.903

153.420.839.067

83.72%

14. Chi phí thuế TNDN

(32.372.187.871)

(44.493.222.939)

(12.121.035.068)

(27.24%)

15. Lợi nhuận sau thuế TNDN

362.425.260.311

133.173.641.146

229.251.619.165

172.14%

12. Lợi nhuận khác

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2020, 2021: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một thành phần của Báo cáo tài chính, thể hiện các số liệu về doanh thu, chi phí, lãi lỗ trong kỳ được nhà quản trị quan tâm mà kế toán thường xuyên phải lập định kỳ (tuần, tháng, quý, năm). Qua đó ta có thể khái quát chung về tình hình hoạt động của công ty trong năm vừa qua. Kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là mục tiêu đầu tiên để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Cụ thể như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2021, công ty có doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 4.979.263.590.119 đồng, tăng 1.251.508.272.665 đồng, tương ứng với mức tăng 33.57% so với năm 2020 là 3.727.755.317.454 đồng. Sự tăng này một phần là đại dịch COVID-19 vừa rồi. Để ứng phó với những tình huống khó lường của Covid-19, tập đoàn KIDO đã triển khai nhiều biện pháp với phương châm vừa sống chung với đại dịch, vừa phát triển kinh tế, đồng thời tận dụng những lợi thế hiện hữu trong ngành thực phẩm thiết yếu để chia sẻ khó khăn với cộng đồng. Cụ thể, KIDO đã tiến hành các hoạt động dịch chuyển bán hàng, bố trí phương án bán hàng phù hợp, đẩy mạnh các kênh bán hàng trực tuyến đồng thời tăng cường công tác vận chuyển… để đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa cho người dân trong thời gian giãn cách toàn xã hội. Các khoản giảm trừ doanh thu: Năm 2021, các khoản giảm trừ doanh thu là 91.529.053.672 đồng, giảm 30.633.744.281 đồng, tương ứng với mức giảm 50.3% so với năm 2020 là 60.895.309.391. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã hạn chế được những khoản phát sinh làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có thể thấy, do dịch Covid-19 bùng phát đột ngột khiến cho nhiều doanh nghiệp nói chung và 6

KIDO nói riêng, phải nhanh chóng có những chiến lược kinh doanh để kịp thời thích ứng với thời điểm dịch bệnh. Ngoài ra, các khoản giảm trừ doanh thu có thể xuất phát từ những lí do khác như: chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, hàng bán bị trả lại… Với chỉ định “ai ở yên chỗ nấy”, người dân hạn chế việc đi lại, nhiều người thậm chí tạm thời thất nghiệp, khiến cho việc mua sắm bị cắt giảm đi đáng kể. Vì vậy, nhiều những mặt hàng không thiết yếu sẽ không nhận được số lượng người mua lớn, dẫn tới việc giảm giá bán hàng. Bên cạnh đó, nhiều nơi thuộc khu vực phong tỏa, hàng khi giao tới nơi nhưng không nhận được khiến cho tỷ lệ hoàn trả tăng cao. Hiện tại, khi số lượng người dân được tiêm hầu hết đã phủ rộng toàn nước, việc kinh doanh bán hàng trở về guồng cũ, doanh nghiệp cũng sẽ kết hợp các phương án bán hàng hợp lý để giảm thiểu được nhiều khoản phát sinh hơn. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2020, nên doanh thu về doanh nghiệp vẫn tăng cao. Cụ thể doanh thu thuần ở các năm là như sau: 2021 là 4.887.734.536.447 đồng, tăng 1.220.874.528.384 đồng so với năm 2020 có doanh thu thuần là 3.666.860.008.063, tương ứng với mức 33.29%. Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể (trong một kỳ). Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm. Giá vốn bán hàng năm 2021 là 3.946.764.727.507 đồng, giảm 37.2% so với năm 2020 là 2.876.552.369.485 đồng. “Doanh thu thuần tăng mà giá vốn bán hàng lại giảm” có thể là sẽ là thắc mắc của nhiều người. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho vấn đề đó: thay đổi nguồn nhập nguyên liệu khác có giá hữu nghị hơn, cắt giảm nhân công. Điều này thường thấy tại các khu công nghiệp sản xuất, sức lao động của con người được thay thế bằng máy móc nhằm đảm bảo năng suất hơn. Dù vẫn cần sự can thiệp của con người nhưng đa phần nhiều công nhân sẽ bị cắt giảm để dùng chi phí vào những khâu khác. Lợi nhuận gộp:...


Similar Free PDFs