Phân tích thực trạng hoạt động tuyển dụng nhân sự tại tập đoàn Unilever PDF

Title Phân tích thực trạng hoạt động tuyển dụng nhân sự tại tập đoàn Unilever
Author triet nguyen
Course Quản Trị Học
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 23
File Size 978 KB
File Type PDF
Total Downloads 32
Total Views 133

Summary

TRƯỜ NG ĐẠ I H ỌC NG OẠ I TH ƯƠNGKHOA QU ẢN TR Ị KINH DOANH*********TIỂU LUẬNPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TUYỂNDỤNG NHÂN SỰ TẠI TẬP ĐOÀNUNILEVERNhóm thực hiện: Nhóm 02 Lớ p t ín ch ỉ: QTR 403. Giáo viên hướ ng d ẫn: ThS V ũ Thị Hương GiangHà Nội, tháng 3 năm 2022MỤC LỤC PHẦN I. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN UNILEVER T...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH *********

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI TẬP ĐOÀN UNILEVER Nhóm thực hiện: Nhóm 02 Lớp tín chỉ: QTR 403.2 Giáo viên hướng dẫn: ThS Vũ Thị Hương Giang

Hà Nội, tháng 3 năm 2022

MỤC LỤC PHẦN I. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN UNILEVER

2

1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER

2

1.1. Lịch sử ra đời và phát triển 1.2. Tầm nhìn

2 3

1.3. Sứ mệnh

3

1.4 Cơ cấu tổ chức Unilever Việt Nam 1.5 Đặc điểm nguồn nhân lực

3 4

2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

5

2.1. Cơ cấu tài chính

5

2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

5

3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN

7

PHẦN II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG TẠI UNILEVER 1. THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG TẠI UNILEVER

7 7

1.1. Các yếu tố từ Doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng

7

1.2. Thực trạng tuyển dụng tại Unilever

9

1.3. Tiêu chí tuyển dụng 2. QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG

10 11

2.1. Giới thiệu chung về quy trình tuyển dụng

11

2.2. Quy trình tuyển mộ

12

2.2.1. Cơ sở tuyển mộ

12

2.2.2 Phương pháp tuyển mộ

13

2.3. Quy trình tuyển chọn

13

2.3.1. Quá trình xét chọn hồ sơ ứng tuyển

13

2.3.2. Quá trình phỏng vấn

14

2.3.3 Quá trình đánh giá PHẦN III. ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP

14 15

1. Ưu điểm

15

2. Nhược điểm

16

3. Đề xuất các giải pháp tuyển dụng cho Unilever trong tương lai

17

PHẦN IV. KINH NGHIỆM ỨNG TUYỂN

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21

Trang 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN UNILEVER 1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển Sơ lược tổng quan về Unilever: ● Thành lập: Sáp nhập Lever Brothers và Margarine Unie năm 1930 ● Ban lãnh đạo của Unilever: Tại Unilever, ban lãnh đạo gồm 25 người được chia ra ba nhóm chính và bốn nhóm phụ là: Giám đốc điều hành, Giám đốc không điều hành và Thư ký. Trong đó, nhóm Giám đốc điều hành sẽ có thêm các thành viên thuộc Ban Lãnh Đạo Điều Hành (ULE). ● Trụ sở: London và Rotterdam ● Ngành: Sản xuất (thực phẩm, gia dụng, chăm sóc cá nhân) ● Trang web: https://www.unilever.com/ ● Danh mục hàng hóa của Unilever Việt Nam: Unilever là một tập đoàn đa quốc gia về ngành hàng tiêu dùng nhanh, hiện đang có 4 dòng sản phẩm là: Thực phẩm và đồ uống; Hóa chất giặt tẩy và vệ sinh nhà cửa; Làm đẹp và chăm sóc bản thân; Máy lọc nước. Trong đó riêng dòng sản phẩm máy lọc nước là nhóm sản phẩm mới, ba nhóm còn lại là trọng điểm của Unilever với hơn 150 thương hiệu trên toàn thế giới. Trong đó, tại riêng Việt Nam thì Unilever tập trung vào ba nhóm sản phẩm đầu tiên với 25 thương hiệu. Unilever là một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG: Fast Moving Consumer Good). Công ty này có trụ sở được đặt tại hai thành phố là London của Anh và Rotterdam của Hà Lan. Lý giải cho điều này, Unilever là kết quả của sự sát nhập hai doanh nghiệp Lever Brothers của Anh và Margarine Unie của Hà Lan vào năm 1930. Những mặt hàng mà Unilever chuyên sản xuất rất đa dạng, từ mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy cho đến kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm và hơn thế. Hiện Unilever đang có mặt tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Unilever bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 1995. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Unilever đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn tại Việt Nam. Sở hữu mạng lưới với hơn 150 nhà phân phối cùng hơn 300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người cũng như hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho phía bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối.

Trang 2

Ngày nay, rất nhiều nhãn hàng của công ty như OMO, P/S, Clear, Pond’s, Knorr, Lifebuoy, VISO, … đã trở thành những cái tên quen thuộc với các hộ gia đình Việt Nam. 1.2. Tầm nhìn Tầm nhìn của Unilever sẽ có sự khác biệt giữa mỗi quốc gia tuy nhiên nó được xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu. Về tầm nhìn của Unilever toàn cầu, đó là làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến hay cụ thể hơn chính là phát triển song song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội về giảm thiểu tác hại tới môi trường. Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích sẽ giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai phải là doanh nghiệp có khả năng phục vụ được xã hội. Điều này cũng lý giải cho sự hình thành của Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững mà Unilever đã triển khai cách đây 10 năm, trong đó Unilever cố gắng tách biệt giữa sự phát triển của doanh nghiệp với ảnh hưởng tới môi trường, đồng thời gia tăng sức ảnh hưởng tích cực lên xã hội. Trong đó, tầm nhìn của Unilever tại Việt Nam chính là làm cho cuộc sống của người Việt tốt hơn. Unilever đến Việt Nam với mong muốn tạo ra một tương lai tốt hơn cho người dân nơi đây. Thông qua những sản phẩm của mình, Unilever muốn giúp người Việt có cuộc sống tốt về mọi mặt, từ sức khỏe, ngoại hình cho đến tinh thần, giúp họ tận hưởng cuộc sống và dịch vụ tốt cho bản thân cũng như mọi người xung quanh. Ngoài ra, Unilever muốn truyền cảm hứng tới mọi người để chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. 1.3. Sứ mệnh Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh của Unilever là “To add vitality to life” – tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống, và từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này. Ý nghĩa của sứ mệnh này là Unilever muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản phẩm của mình. Cho đến nay, sứ mệnh đó ngày càng được thể hiện rõ qua từng sản phẩm của Unilever khi tất cả sản phẩm của tập đoàn này đều hướng tới chung một mục đích đó là mang lại sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người. Minh chứng cho điều này là những nhãn hiệu nổi tiếng của Unilever rất đa dạng từ bột giặt, dầu gội đầu, kem đánh răng cho đến trà như Omo, Dove, Close-up, Lipton,… 1.4 Cơ cấu tổ chức Unilever Việt Nam Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của 3 công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà. Unilever có hơn 265.000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90 quốc gia trên thế giới, ngoài ra, hãng này còn có mặt trên thị trường của 70 quốc gia khác. Công ty hiện có đội ngũ nhân viên gồm 3.000 lao động trực tiếp và gián tiếp, và gián tiếp tạo việc làm cho khoảng 6.000 người thông qua các nhà cung cấp và đại lý. Công ty hiện Trang 3

tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ. Cơ chế hoạt động của các bộ phận trong công ty Unilever Việt Nam là người giám đốc nhận được sự giúp đỡ của các phòng ban trong việc nghiên cứu, bàn bạc, tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp này. Tuy nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về giám đốc. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu đề xuất. Khi được giám đốc thông qua, mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo quy định. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn hệ thống. Mỗi phòng có nhiệm vụ và quyền hạn riêng, có các mặt hoạt động chuyên môn độc lập. Tuy nhiên các phòng ban này có mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Từ đó, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Các phòng ban tổ chức: ● Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự và công việc hành chính ● Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn, tài sản của công ty, tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách kinh tế, tài chính, thống kê kịp thời, chính xác tình hình tài sản và nguồn vốn giúp giám đốc kiểm tra thường xuyên toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. ● Phòng kinh doanh: Thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu thông qua các hoạt động kinh doanh, từ đó lập kế hoạch kinh doanh, quản lý kênh phân phối của công ty. ● Phòng dịch vụ (Bộ phận giao hàng): Có nhiệm vụ giao hàng tới tận tay khách hàng, tiếp nhận thông tin và xử lý mọi khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. ● Nhà máy sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất, kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Cơ chế hoạt động như trên vừa phát huy tính độc lập sáng tạo của các phòng ban chuyên môn, các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo tính thống nhất, tập trung của toàn hệ thống tổ chức giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả. 1.5 Đặc điểm nguồn nhân lực Unilever xây dựng môi trường làm việc cao cấp với các chính sách lương thưởng cùng chế độ làm việc thân thiện, cởi mở, chuyên nghiệp. Tại doanh nghiệp này, từ lãnh đạo cấp cao tới quản lý đều mang tới những cơ hội cho nhân viên thăng tiến cao hơn. Bên cạnh mức lương thỏa thuận, chính sách nhân sự Unilever rất thoả đáng như: đi công tác đều được hưởng chế độ trợ cấp cùng nhiều chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn khác. Unilever xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự mới và nguồn nhân sự nước ngoài theo hệ thống khoa học. Nhân sự của công ty Unilever được phép tham gia các chương trình đào tạo nhân lực cao cấp nước ngoài, được tiếp xúc với nhiều nhân sự cấp cao ở các

Trang 4

quốc gia khác. Đây chính là cơ hội để nhân sự có điều kiện học tập và làm việc trong điều kiện tốt hơn và phục vụ cho chính doanh nghiệp. Unilever xây dựng phòng nhân sự của mình hoàn toàn khác biệt. Tại đây, phòng nhân sự được phát triển thành phòng đối tác chiến lược, là bộ phận quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. Hệ thống nhân sự chặt chẽ của doanh nghiệp này không chỉ thể hiện tại phòng nhân sự. Chúng thể hiện ở sự phối hợp giữa các phòng ban sao cho chất lượng và hiệu quả nhất. Nhân sự trong chính các phòng sau quá trình tuyển dụng nhân sự của Unilever cần nắm chắc vai trò vị trí của mình, văn hóa doanh nghiệp cũng như những người đồng nghiệp. Quá trình này muốn thành công cần có sự quản lý của của quản lý, nhà lãnh đạo để nhân viên có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc mới. Công tác tuyển dụng nhân sự của Unilever giúp gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp có lâu dài, chất lượng nhân sự cấp cao có ổn định không đều dựa trên kế hoạch phát triển của hệ thống nhân sự. 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1. Cơ cấu tài chính Từ năm 1995 đến nay, Unilever Việt Nam đã đầu tư khoảng 120.000.000 USD chủ yếu được phân bổ trong 3 doanh nghiệp như sau: Công ty

Vốn đầu tư (triệu USD)

Phần vốn góp của Unilever

Địa điểm

Lĩnh vực hoạt động

Liên doanh Lever VN (1995)

56

66,67%

Hanoi/ HCMC

Chăm sóc cá nhân, gia đình

Liên doanh Elida P/S (1996)

17,5

100%

HCMC

Chăm sóc răng miệng

Unilever Best Foods VN (1996)

37,1

100%

HCMC

Thực phẩm, kem và các đồ uống

(Nguồn: Phòng Marketing, Công ty Unilever Việt Nam)

2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 5

Báo cáo lợi tức

Báo cáo kết quả kinh doanh của Unilever Đơn vị tính: 1.000.000 USD Chỉ tiêu

2018

2019

2020

2021

1. Tổng doanh thu

50.982,0

51.980,0

50.724,0

52.444,0

2. Tổng lợi nhuận

22.279,0

22.878,0

22.040,0

-

3. Chi phí kinh doanh

38.189,0

43.237,0

42.401,0

43.816,0

4. Thu nhập kinh doanh

12.793,0

8.743,0

8.323,0

8.628,0

5. Thu nhập trước thuế

12.360,0

8.289,0

7.996,0

8.556,0

9.369,0

5.625,0

5.581,0

6.049,0

6. Thu nhập ròng

(Nguồn báo cáo: Unilever Annual Report) Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cho ta thấy kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây khá là ổn định, tổng doanh thu duy trì ở mức trên 50 tỷ USD và tổng lợi nhuận duy trì quanh 22 tỷ USD trong 3 năm từ 2018 đến 2020. Tuy nhiên, kết quả thu nhập ròng của Unilever từ 2018 đến 2019 lại có sự biến động theo chiều hướng đi xuống làm cho biên lợi nhuận của công ty lại giảm khá sâu ở năm 2019, chỉ còn khoảng hơn 60% so với năm 2018. Điều này một phần do chi phí kinh doanh của công ty đã có sự tăng lên nhanh chóng trong năm 2019 và cho đến nay vẫn duy trì ở mức 43 tỷ USD khiến cho biên lợi nhuận của công ty vẫn chỉ đang vực dậy với một tốc độ khá chậm và chưa thể phục hồi lại được như trước.

Trang 6

3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN Là một tập đoàn đã có mặt tại Việt Nam hơn 25 năm, ngoài việc phát triển kinh doanh, Unilever luôn đặt phát triển bền vững là chiến lược trọng tâm trong mọi hoạt động. Từ những ngày đầu hoạt động tại Việt Nam, Unilever đã cam kết giúp người dân Việt cải thiện cuộc sống thông qua những đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, những chương trình phát triển xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường. Sau 25 năm đồng hành cùng Việt Nam, mở đầu thập kỷ mới 2021 – 2030, Unilever Việt Nam tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển bền vững, hướng đến mục đích "mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến" thông qua mô hình kinh doanh phù hợp với tương lai và hướng tới mục đích tốt đẹp, cùng 3 mục tiêu trụ cột. Một là, "Cải thiện sức khỏe của hành tinh" hướng đến 3 hành động: hành động khí hậu, bảo vệ và tái tạo thiên nhiên, và thế giới không rác thải. Hai là, "Cải thiện sức khỏe, sự tự tin và hạnh phúc của mọi người" với 2 hành động chính: dinh dưỡng tích cực, và sức khỏe và phúc lợi. Ba là, "Đóng góp cho một thế giới công bằng hơn, hòa nhập xã hội hơn" thông qua 3 hành động, bao gồm: công bằng, đa dạng và hòa nhập; nâng cao tiêu chuẩn sống và tương lai của công việc.

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG TẠI UNILEVER

1. THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG TẠI UNILEVER 1.1. Các yếu tố từ Doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng a. Thương hiệu Unilever trên thị trường lao động Theo bà Trịnh Mai Phương, Phó Chủ tịch Nhân sự của công ty đã khẳng định “Tại Unilever, Thương hiệu và Con người là hai tài sản quý giá nhất. …” Từ năm 2013, công ty đã được bình chọn là “Nơi làm việc tốt nhất” và “Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất tại Việt Nam”. Năm 2017, Unilever Việt Nam vinh dự được bình chọn là “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” trong 4 năm liên tiếp. Đến năm 2019, Unilever Việt Nam được vinh danh là một trong các công ty có môi trường làm việc tốt nhất tại Châu Á.

Trang 7

Có thể nói Unilever là một trong những nơi làm việc đem đến môi trường cũng như thực hiện những chính sách phúc lợi tốt dành cho nhân viên của mình. Điều này giúp công ty xây dựng thương hiệu trên thị trường lao động, thu hút người lao động và trở thành đích đến mà nhiều người lao động mơ ước. b. Nguồn lực cho tuyển dụng Hiểu rằng đầu tư cho con người cũng chính là đầu tư cho tương lai, Unilever luôn dành ngân sách thường niên cho nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Không chỉ tập trung vào các chương trình tuyển dụng và đào tạo tài năng trẻ như Nhà lãnh đạo tương lai Unilever (Unilever Future Leaders Programme), Chương trình tuyển dụng Chuyên viên tài năng (Unilever Fresh Programme) dành riêng cho các bạn sinh viên mới ra trường; Unilever còn chú trọng hỗ trợ để phát triển lộ trình nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng và nguyện vọng của mỗi cá nhân. Ngoài ra, Unilever còn ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả tuyển dụng và đào tạo nhân sự của mình. Trước mỗi kỳ tuyển chọn, công ty tổ chức Ngày hội việc làm tại các trường đại học lớn và danh tiếng, điển hình như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Bách khoa Tp.HCM, … bên cạnh đó, thông tin về tuyển dụng của công ty cũng được chia sẻ trên các diễn đàn của các trường đại học, trên các báo, diễn đàn, web tìm việc, trên website của công ty, … Điều đó giúp công ty thành công trong việc tìm kiếm và thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên cũng như những lao động có chuyên môn. c. Chính sách nhân sự Unilever có chế độ lương bổng và chính sách nhân sự tốt nhất Việt Nam. Mọi chế độ lương, thưởng, quyền lợi của nhân viên luôn được đặt lên hàng đầu. Nhân sự tại Unilever, dù mới hay cũ đều có cơ hội học hỏi như nhau, được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, tham gia các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao tại nước ngoài, giao lưu với đông đảo nhân viên cấp cao tại các quốc gia khác. Tại Unilever Việt Nam, tôn chỉ hoạt động được thể hiện rõ ràng: “Con người là tài sản quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp”. Unilever hoạch định phòng Nhân sự là phòng đối tác chiến lược, là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Công tác nhân sự của công ty đã thúc đẩy Unilever có hệ thống nhân sự mạnh qua các năm và thu hút lượng nhân viên cao cấp phục vụ cho doanh nghiệp. d. Văn hóa tổ chức Unilever có một văn hóa tổ chức về hiệu suất, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của kết quả đầu ra của nhân viên. Văn hóa tổ chức hoạt động của Unilever có các đặc điểm sau: 1. Tập trung vào hiệu suất - hiệu suất của cá nhân và hiệu suất của tổ chức 2. Tập trung vào chất lượng - chất lượng đầu ra trong mọi lĩnh vực 3. Hiệu quả - làm việc hiệu quả thông qua công nghệ và các công cụ khác

Trang 8

Ngoài ra, văn hoá doanh nghiệp tại Unilever còn được thúc đẩy bởi một ý thức về mục đích, một sợi chỉ kết nối công ty với những nhiệm vụ xã hội để cải thiện sức khỏe, vệ sinh và văn hóa doanh nghiệp của công ty Unilever. Theo Paul Maxin, giám đốc nguồn cung ứng Toàn cầu của Unilever cho biết, Unilever thực hiện kế hoạch phát triển bền vững với tham vọng tăng gấp đôi quy mô doanh nghiệp trong khi giảm thiểu tác động đến môi trường. Điều này trở thành thông điệp truyền cảm hứng để thúc đẩy mọi người tham gia vào công ty. Unilever luôn tạo môi trường thân thiện, cởi mở, đồng cảm giữa những nhân viên với nhau, giúp nhân viên cảm thấy được tin tưởng và chia sẻ, từ đó phát huy được hết khả năng sáng tạo và gắn bó lâu dài với công ty. Unilever còn có chế độ chăm sóc đời sống, sức khỏe của nhân viên. Điều này khiến cho nhân viên cảm thấy mình được trân trọng, cảm nhận được sự quan tâm từ doanh nghiệp. Đây là một trong những chiến lược nhân sự thu hút người tài, tạo động lực để họ có tinh thần làm việc tốt nhất, dồn toàn sức lực cho công ty. 1.2. Thực trạng tuyển dụng tại Unilever

Tổng số nhân viên Unilever trên toàn thế giới từ năm 2003 đến năm 2020 Unilever sản xuất rất nhiều thương hiệu, bao gồm Axe, Ben và Jerry's, Lipton và TRESemmé, nhưng họ không có sản phẩm cốt lõi dễ nhận dạng như Coca Cola hay nhiều thương hiệu công ty như Disney. Mặc dù vậy, họ đã đánh bại cả hai trong bảng xếp hạng của LinkedIn (2012), xếp sau một số gã khổng lồ như Apple và Google ở vị trí thứ năm trong danh sách những nhà tuyển dụng có nhu cầu cao nhất trên thế giới của LinkedIn. Unilever tuyển dụng hơn 30.000 người mỗi năm và xử lý khoảng 1,8 triệu đơn xin việc. Tính đến năm 2020, công ty đã tuyển dụng tổng cộng khoảng 149.000 nhân viên trên Trang 9

khắp thế giới. Số lượng nhân viên của Unilever đã giảm trong những năm qua và thấp hơn đáng kể so với năm 2003, khi lực lượng lao động tại năm này là trên 230.000 người. Năm 2007, Unilever tuyên bố sẽ cắt giảm khoảng 20.000 nhân sự cho việc tái cơ cấu tổ chức, bao gồm các nhân sự tại các doanh nghiệp được rao bán. Đầu năm 2022, Unilever tiếp tục công bố kế hoạch cắt giảm khoảng 1.500 công việc quản lý trên toàn thế giới theo một cuộc tái cơ cấu lớn của gã khổng lồ hàng tiêu dùng Anh. Unilever cho biết "mô hình tổ chức mới được đề xuất của họ sẽ dẫn đến việc giảm khoảng 15% vai trò quản lý cấp cao".

Biểu đồ phản ánh số lượng...


Similar Free PDFs