Phân tích và hoàn thiện chiến lược marketing cho Vietnam Airlines PDF

Title Phân tích và hoàn thiện chiến lược marketing cho Vietnam Airlines
Author Nguyễn Trung Hiếu
Course Marketing Management II
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 24
File Size 694 KB
File Type PDF
Total Downloads 170
Total Views 564

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIViện Kinh tế và Quản lýTIỂU LUẬN CÁ NHÂN QUẢN TRỊ MARKETING IIPhân tích và hoàn thiện chiến lược marketing choVietnam AirlinesĐỗ Anh Hoàng Hoang@ sis.hust.edu Giang Việt Hưng [email protected] Nguyễn Trung Hiếu [email protected]ảng viên TS. Nguyễn Tiến Dũng Bộ môn Qu...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Viện Kinh tế và Quản lý

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN QUẢN TRỊ MARKETING II Phân tích và hoàn thiện chiến lược marketing cho Vietnam Airlines Đỗ Anh Hoàng Giang Việt Hưng Nguyễn Trung Hiếu

Giảng viên Bộ môn

Hoang.DA202392M@ sis.hust.edu.vn [email protected] [email protected]

TS. Nguyễn Tiến Dũng Quản trị Kinh doanh

Chữ ký giảng viên

Hà Nội, 10/2021CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------- o0o ---------------

LỜI CAM ĐOAN

Chúngtôi đã đọc và hiểu về hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Chúng tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do chúng tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nếu sai, chúng tôi xin chịu các hình thức kỷ luật của nhà trường theo quy chế.

Nhóm tác giả tiểu luận Họ và tên Đỗỗ Anh Hoàng Giang Việt Hưng Nguyễỗn Trung Hiễếu

2

Mã sốố sinh viên

Chữ ký

20202392M 20202303M 20202504M

EM 6050-2-20 Tiểu luận nhóm 05

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Bách khóa Hà Nội và Khoa Viện Kinh tế và Quản lý đã đưa bộ môn Quản trị Marketing II vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - T.S. Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt học kỳ vừa qua. Trong thời gian tham dự lớp học của thầy, chúng em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc của chúng em. Bộ môn Quản trị Marketing II là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích. Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của chúng em vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận của chúng em khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3

EM 6050-2-20 Tiểu luận nhóm 05

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ VIETNAM AIRLINES...................................................7 1.1 Giới thiệu về Vietnam Airlines.........................................................................................7 Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức TCT Hàng Không Việt Nam (Vietnam airlines)........................................8

1.2 Kết quả kinh doanh và kết quả Marketing gần đây..........................................................9 Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh năm 2019 và năm 2020 của VNA Hình 1.2 Kết quả kinh doanh năm 2015 - 2020 của VNA

Đ/v tỷ..........................9 Đ/v Tỷ......................9

1.3 Vấn đề quản trị Marketing.............................................................................................10 CHƯƠNG 2.............................................................................................................................12 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VIETNAM AIRLINES.......................................................................12 2.1 Chiến lược phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu.................................................12 2.1.1 Các tiêu chí phân khúc.......................................................................................................12 2.1.2 Nhận diện và đánh giá các khúc thị trường........................................................................12 Bảng 2.1 Bảng tiêu chí nhận diện khúc thị trường của VNA.......................................................12 2.1.3 Chiến lược thị trường mục tiêu...........................................................................................14 2.1.4 Nhận xét và đánh giá về chiến lược phân khúc và thị trường mục tiêu của VNA................14

2.2 Chiến lược tạo sự khác biệt và định vị...........................................................................15 2.2.1 Chiến lược tạo sự khác biệt................................................................................................15 2.2.2 Chiến lược định vị..............................................................................................................15 2.2.3 Nhận xét và đánh giá về chiến lược tạo sự khác biệt và định vị của VNA...........................17

2.3 Chiến lược marketing-mix: sản phẩm, giá bán và kênh phân phối................................17 2.3.1 Chiến lược sản phẩm hữu hình và dịch vụ..........................................................................17 2.3.3 Chiến lược phân phối.........................................................................................................18

2.4 Chiến lược truyền thông marketing................................................................................18 2.4.1 Thông điệp: từ concept chính, triển khai ra các thông điệp in ấn, audio, video như thế nào .................................................................................................................................................... 18 2.4.2 Kênh và phương tiện truyền thông......................................................................................19 2.4.3 Công cụ truyền thông & xúc tiến bán: quảng cáo, khuyến mại, PR, marketing trực tiếp, bán hàng trực tiếp..............................................................................................................................19 2.4.4 Cường độ truyền thông và chi tiêu cho truyền thông..........................................................20 2.4.5 Nhận xét và đánh giá..........................................................................................................21

CHƯƠNG 3.............................................................................................................................22 CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO VNA.....22 3.1 Hoàn thiện chiến lược thị trường...................................................................................22 3.2 Hoàn thiện chiến lược định vị & tạo sự khác biệt..........................................................22 3.3 Hoàn thiện chiến lược marketing-mix: sản phẩm, giá bán, kênh phân phối..................22 3.4 Hoàn thiện chiến lược truyền thông marketing..............................................................23

4

EM 6050-2-20 Tiểu luận nhóm 05

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................25

5

EM 6050-2-20 Tiểu luận nhóm 05

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ VIETNAM AIRLINES 1.1 Giới thiệu về Vietnam Airlines Quá trình hình thành và phát triển: Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956. Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines, viết tắt VNA) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt. Những cột mốc đáng nhớ  Năm 1993: Thành lập Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.  Năm 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và 20 doanh nghiệp trong ngành.  Năm 2002: Giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay.  Năm 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi đầu chương trình hiện đại hóa đội bay.  Năm 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA.  Năm 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam.  Năm 2014: Chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM.  Năm 2015: Tháng 4/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015.Tháng 7/2015: Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới.  Năm 2016: Tháng 7/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax. Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC (Nhật Bản).  Năm 2017: Tháng 1/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường.Tháng 12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm 

6

EM 6050-2-20 Tiểu luận nhóm 05



thành lập và đạt 1,5 triệu hội viên Bông Sen Vàng.  Năm 2018: Tháng 7/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4 sao (2016,2017,2018). Tháng 11/2018: Chính thức đón tàu A321 NEO đầu tiên; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của VNA được mô tả ở Hình 1.1 dưới đây: Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức TCT Hàng Không Việt Nam (Vietnam airlines)

Source: VNA, Báo cáo thường niên 2020, p. 12

7

EM 6050-2-20 Tiểu luận nhóm 05

1.2 Kết quả kinh doanh và kết quả Marketing gần đây  Kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh năm 2019 của VNA (trước khi có dịch Covid-19) là rất ấn tượng đạt mức kỷ lục trong giai đoạn 2015-2020 với lơi nhuận hợp nhất lên tới 2.537 tỷ Theo Bảng 1.1 và 1.2 Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh năm 2019 và năm 2020 của VNA

STT 1 2 3

4 5

Thực hiện 2019 Tổng Doanh thu hợp nhất 100.350 Trong đó: Công ty mẹ 74.694 Tổng chi phí hợp nhất 96.961 Trong đó: Công ty mẹ 71.795 Lợi nhuận trước thuế hợp 3.389 nhất Trong đó: Công ty mẹ 2.899 Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2.537 Trong đó: Công ty mẹ 2.418 Nộp ngân sách hợp nhất 7.930 Trong đó: Công ty mẹ 2.776 CHỈ TIÊU

Đ/v tỷ

Kế hoạch 2020 40.586 32.535 55.763 47.022 -15.177

Thực Thực hiện hiện 2020 2020/2019 42.433 42,3% 33.266 44,5% 53.394 55,1% 42.010 58,5% -10.960 -323,4%

Thực hiện 2020/2020 104,6% 102,2% 95,8% 89,3% 72,2%

-14.487 -15.177 -14.487 3.694 471

-8.743 -11.178 -8.755 3.949 525

60,4% 73,7% 60,4% 106,9% 111,5%

-301,6% -440,5% -362,0% 49,8% 18,9%

Source: VNA, Báo cáo thường niên 2020, p. 132

Hình 1.2 Kết quả kinh doanh năm 2015 - 2020 của VNA

Đ/v Tỷ

Source: VNA, Báo cáo thường niên 2020, p. 132

8

EM 6050-2-20 Tiểu luận nhóm 05

 Thị trường nội địa: Vietnam Airlines là hãng hàng không có mạng đường bay nội địa lớn nhất, ngoài ra có mạng đường bay khai thác và hợp tác với các hãng, khai thác khách quốc tế đi kết hợp nội địa.Thị trường nội địa được cạnh tranh chủ yếu bởi các hãng hàng không là JPA và Vietjet Air, ngoài ra còn có Bamboo Airlines – hãng hàng không mới gia nhập thị trường từ tháng 1/2019. Vietjet Air được định vị là hãng hàng không giá rẻ, Bamboo Airlines định hướng trở thành hãng hàng không lai ghép giữa mô hình hàng không giá rẻ và hàng không truyền thống. JPA là công ty con của Vietnam Airlines, hoạt động theo mô hình hãng hàng không chi phí thấp, khai thác trên các đường bay nội địa và quốc tế khu vực có cạnh tranh giá rẻ và phối hợp chặt chẽ với Vietnam Airlines về sản phẩm và hỗ trợ chia sẻ các nguồn lực khai thác.  Thị trường quốc tế: Với vị trí địa lý nằm giữa Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Nam Thái Bình Dương và Trung Quốc, Việt Nam được coi là cửa ngõ của các khu vực. Đến hết năm 2018, Vietnam Airlines có mạng đường bay quốc tế gồm 54 đường bay đến 29 điểm thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, mạng đường bay nội địa gồm 37 đường bay đến 22 điểm, trong đó mạng đường bay quốc tế đã nhanh chóng mở rộng và phát triển tại các khu vực Châu Âu (Anh, Nga, Pháp, Đức), Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công) và Tiểu vùng Campuchia - Lào - Myanma (CLMV). Tại thị trường Châu Âu, bên cạnh việc cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh cửa ngõ truyền thống (Thai Airways, Singapore Airlines, Cathay Pacific), các hãng tại khu vực Trung Đông như Emirates, Qatar, Ethiad đang tiếp tục đẩy nhanh việc mở rộng khai thác đi/đến Việt Nam, chiếm thị phần ngày càng lớn trên phân thị khách đi lại giữa châu Âu và Việt Nam. Với ưu thế về tần suất cao, chất lượng dịch vụ tốt và giá bán hợp lý, các hãng này sẽ ngày càng tạo sức ép cạnh tranh lên Vietnam Airlines trên thị trường khu vực Châu Âu. Theo số liệu thống kê của Vietnam Airlines, trong năm 2018, thị phần vận chuyển hành khách quốc tế đạt 25,5%. 

Kết quả Marketing:  Vietnam Airlines tập trung quảng bá thương hiệu theo chiến lược phát triển thương hiệu được xây dựng dài hạn phù hợp với năng lực, nguồn lực, theo sát định hướng phát triển của Vietnam Airlines đến năm 2020 trở thành hãng hàng không đứng đầu tại thị trường Việt Nam, hàng đầu ASEAN về quy mô; được ưa chuộng ở Châu Á về chất lượng dịch vụ, đặc biệt dịch vụ trên không; được nhận biết ở trên toàn thế giới. Công tác thương hiệu và quảng cáo tiếp tục được thực hiện với sự tư vấn của các đại lý chuyên nghiệp.  VNA được khách hàng đánh giá là Hãng hàng không có chất lượng dịch vụ cao, tỉ lệ đúng giờ cao, chỗ ngồi rộng rãi, hành lý thoải mái, suất ăn hấp dẫn. Thực tế VNA đã được Skytrax (một tổ chức về Hàng Không Uy tín trên thế giới) đánh giá và cấp chứng chỉ 4 sao.

1.3 Vấn đề quản trị Marketing Tình hình tài chính: tình hình tài chính trong năm 2020 của Vietnam Airline cho thấy sự suy sụp của ngành hàng không và những tác động to lớn do đại dịch Covid-19 gây ra. Lỗ lũy kế tính đến 31/3/2021 của Vietnam Airlines đã lên đến 14.219 tỷ đồng, vượt cả vốn điều lệ (14.183 tỷ đồng) dẫn đến vốn chủ sở hữu chỉ còn vỏn vẹn hơn 1.000 tỷ đồng

9

EM 6050-2-20 Tiểu luận nhóm 05

Khả năng vận chuyển: khả năng vận chuyển bị hạn chế do có kế hoạch bán đấu giá 11 máy bay Airbus A321 CEO sản xuất năm 2004, 2007, 2008. Ngoài ra, các tàu bay ATR-72 cũ đến 12 năm tuổi sẽ được bán và thay thế bằng các tàu bay phản lực, khoảng thời gian thay thế này sẽ tạo lỗ hổng về năng lực vận chuyển của Vietnam Airline. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp: do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, số lượng người được tiêm chủng đầy đủ >70% dân số chỉ tập trung ở những nước phát triển, có điều kiện tiếp cận nguồn vaccine dồi dào. Do đó, người dân tại các nước nghèo và đang phát triển là đối tượng dễ bị tổn thương do dịch covid, từ đó gây ra những tác hại như: biến chủng khó lường, điều kiện kinh tế không ổn định, chính sách về kinh tế, chính trị hạn chế đi lại. Chính sách cắt giảm: Vietnam Airlines cho biết đã triển khai các biện pháp cắt giảm và tiết kiệm chi phí khoảng 9.450 tỷ đồng. Trong đó tập trung vào tổ chức lại lao động và sản xuất, tối ưu hóa hoạt động bảo dưỡng, thanh lý đội tàu bay cũ, cải cách tiền lương, áp dụng chính sách lương mới. Do đó sẽ gây khó khăn cho 1 số mảng như nhân sự, truyền thông, cơ sở vật chất. Cũng bởi các ảnh hưởng trên, chính sách Marketing của VNA cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phải cắt giảm chi tiêu cho quảng cáo/truyền thông. Doanh thu từ quảng cáo trên các ấn phẩm của VNA cũng bị sụt giảm. Hình ảnh hãng hàng không quốc gia bị dư luận hoài nghi do kết quả kinh doanh kém khả quan và cổ đông lớn nhất của VNA là Nhà nước phải bơm thêm vốn đê tăng vốn điều lệ, đảm bảo khả năng chi trả của VNA.

10

EM 6050-2-20 Tiểu luận nhóm 05

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VIETNAM AIRLINES 2.1 Chiến lược phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu 2.1.1 Các tiêu chí phân khúc Hiện VNA thực Hiện phân khúc thị trường tiêu chí sau:  Theo vị trí địa lí VNA thực hiện phân khúc thành các thị trường sau:  Thị trường nội địa  Thị trường khu vực Châu Âu  Thị Trường Khu vực Đông Bắc Á  Thị Trường Khu vực Đông Nam Á – Úc  Thị Trường Khu vực CLMV (Campuchia-Lào-Myanma-Việt Nam)  Theo hành vi mua hàng:  Phân khúc giá rẻ (Low Cost): Hành khách nhạy cảm với giá, thường tìm mua vé low cost không bao gồm các dịch vụ kèm theo.  Phân khúc truyền thống (Full Service): Phân khúc hành khách yêu cầu chất lượng dịch vụ cao (Ít quan tâm đến giá), thường mua vé full services hoặc ghế hạng thương gia và có các yêu cầu về dịch vụ tiện ích đi kèm như phòng chờ thương gia, ưu tiên check-in.

2.1.2 Nhận diện và đánh giá các khúc thị trường Căn cứ thị phần và các ưu thế của VNA ta có thể lập được bảng hai tiêu chí nhận diện khúc thị trường của VNA ở Bảng 2.1 dưới đây. Bảng 2.1 Bảng tiêu chí nhận diện khúc thị trường của VNA

Tiêu chí 2

Tiêu Chí 1 Khu vực Khu Vực Châu Âu Đông Bắc Á

Biểu hiện

Nội địa

Low Cost

Vietjet

Other Airlines

Full Service

VNA

Singapore Airlines

Khu vực ĐNA - Úc

Khu vực CLMV

Vietjet

Jesta Pacific

Vietjet

VNA

Cathay Pacific

VNA

Đánh giá các khúc thị trường: quy mô, sự tăng trưởng, sự hấp dẫn về cạnh tranh  Thị trường nội địa: Vietnam Airlines là hãng hàng không có mạng đường bay nội địa lớn nhất, ngoài ra có mạng đường bay khai thác và hợp tác với các hãng, khai thác khách quốc tế đi kết hợp nội địa. Thị trường nội địa được cạnh tranh chủ yếu bởi các hãng hàng không là JPA và Vietjet Air, ngoài ra còn có Bamboo Airlines – hãng hàng không mới gia nhập thị trường từ tháng 1/2019. 11

EM 6050-2-20 Tiểu luận nhóm 05

Vietjet Air được định vị là hãng hàng không giá rẻ, Bamboo Airlines định hướng trở thành hãng hàng không lai ghép giữa mô hình hàng không giá rẻ và hàng không truyền thống. JPA là công ty con của Vietnam Airlines, hoạt động theo mô hình hãng hàng không chi phí thấp, khai thác trên các đường bay nội địa và quốc tế khu vực có cạnh tranh giá rẻ và phối hợp chặt chẽ với Vietnam Airlines về sản phẩm và hỗ trợ chia sẻ các nguồn lực khai thác. Thị trường nội địa trước khi có dịch Covid-19 đạt 30,8 triệu lượt khách/năm, tăng trưởng trung bình ở mức 7,7% (Năm 2018) so với mức tăng trưởng bình quân 20 – 30% của năm trước (Theo báo cáo nêu trong Bản cáo bạch của VNA năm 2020).  Quy mô và sự tăng trưởng thị Trường Quốc tế nói chung: Với vị trí địa lý nằm giữa Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Nam Thái Bình Dương và Trung Quốc, Việt Nam được coi là cửa ngõ của các khu vực. Đến hết năm 2018, Vietnam Airlines có mạng đường bay quốc tế gồm 54 đường bay đến 29 điểm thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, mạng đường bay nội địa gồm 37 đường bay đến 22 điểm, trong đó mạng đường bay quốc tế đã nhanh chóng mở rộng và phát triển tại các khu vực Châu Âu (Anh, Nga, Pháp, Đức), Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công) và Tiểu vùng Campuchia – Lào - Myanma (CLMV). Theo số liệu thống kê của Vietnam Airlines, trong năm 2018, thị phần vận chuyển hành khách quốc tế đạt 25,5%. Năm 2017 tiếp tục là năm chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội của ngành hàng không Việt Nam, một phần lớn nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch. Trong năm 2017, Việt Nam đón 12,9 triệu lượt khách quốc tế, trong đó du khách đi bằng đường không ước tính đạt 10,9 triệu lượt khách, tăng trưởng 29,1%. Năm 2018, Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam đạt 12,5 triệu lượt hành khách. Tổng thị trường vận chuyển hành khách năm 2018 đạt 63,4 triệu lượt khách (tăng trưởng 12,6% so với 2017); trong nó, thị trường nội địa đạt 32,9 triệu lượt khách (tăng 6,9% so với 2017), ...


Similar Free PDFs