Thành tựu của nền văn minh Lưỡng Hà PDF

Title Thành tựu của nền văn minh Lưỡng Hà
Course Lịch sử văn minh TG
Institution Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Pages 5
File Size 146.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 35
Total Views 174

Summary

Thành tựu của nền văn minh lưỡng hà bao gồm thành tựu về nghệ thuật, chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuât, toán học thiên văn học và luật pháp...


Description

Thành tựu của nền văn minh Lưỡng Hà 1. Thể chế chính trị: Nhà nước ban đầu của người Sumer được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là nhà vua được gọi là Patêsi nắm tất cả các quyền lực tối cao, lời nói của vua là luật pháp. Đến thời vương quốc Hammurabi thì tổ chức bộ máy nhà nước tương đối hoàn thiện. Người Lưỡng Hà tin rằng các vị vua và vương hậu của họ là hậu duệ từ Thiên giới, tuy nhiên họ không bao giờ cho rằng các vị vua của họ là các vị thần thực sự. Hầu hết các vị vua tự xưng là "vua của vũ trụ", hay "đại vương". Địa lý Lưỡng Hà có tác động sâu sắc đến sự phát triển chính trị của khu vực. Giữa các dòng sông và suối, người Sumer đã xây dựng những thành phố đầu tiên cùng với các kênh đào thủy lợi được ngăn cách bởi những dải sa mạc rộng lớn hoặc đầm lầy nơi các bộ lạc du mục sinh sống. Giao tiếp giữa các thành phố bị hạn chế vì khó khăn và đôi khi nguy hiểm. Do đó, mỗi thành phố Sumer dần trở thành một thành bang, độc lập với các thành phố khác. Đôi khi có một thành phố cố gắng chinh phục và thống nhất khu vực, nhưng thường kết thúc thất bại. Do đó, lịch sử chính trị của Sumer là một chuỗi những cuộc chiến gần như liên tục. Khi Assyria phát triển thành một đế chế, nó được chia thành các phần nhỏ hơn, được gọi là các tỉnh. Mỗi tỉnh được đặt theo tên của các thành phố chính như Nineveh, Samaria, Damascus và Arpad, và đều có tổng trấn riêng có nhiệm vụ giám sát việc thu thuế. Tổng trấn cũng là người chịu trách nhiệm thực thi pháp luật, huy động binh lính nhập ngũ và cung cấp công nhân để xây dựng đền thờ. Theo cách này, việc kiểm soát một đế chế rộng lớn trở nên dễ dàng hơn.. 2. Tôn giáo : Thời kì đầu người Lưỡng Hà theo đa thần giáo, mỗi nơi có một vị thần riêng. Có nơi cùng một lúc thời nhiều thần. Họ thời các lực lượng tự nhiên như thần Trời, thần Mặt Trời, thần Đất, thần Biển , thần Ái Tình...Về sau, cùng với sự xác lập quyền lực tối cao của hoàng đế, thần Macđúc đã trở thành vị thần chung cho toàn đế quốc. Thần Samat được coi là con của thần Mặt Trăng, Samat chuyên chịu trách nhiệm về tư pháp. Người ta còn xây dựng nhiều đền, miếu thờ thần do các tăng lữ tiến hành nhiều nghi lễ rất phức tạp. 3.

Chữ viết

Từ cuối thiên niên kỷ IV đầu thế kỷ III TCN, người Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình. Đầu tiên chữ viết của họ là những hình vẽ, về sau họ đơn giản thành những nét vạch có ý nghĩa tượng trưng cho một hình vẽ nào đó. Họ thường dùng đầu cây gậy vót nhọn vạch lên những tấm đất sét còn mềm để lại dấu vết như hình những chiếc đinh. Vì vậy người ta hay gọi là chữ hình đinh, chữ hình góc hay chữ tiết hình. Ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 2.200 tấm sách bằng đất sét ở nhà bảo tàng của thành phố Ninivơ. Chữ hình nêm do người Sumer phát minh ra đầu tiên, về sau nhiều dân tộc ở Lưỡng Hà đều sử dụng và có biến đổi. Chữ hình nêm trở thành thứ chữ để giao tiếp giữa các dân tộc ở Tây Á thời cổ đại. Về sau, người Phênixi, một dân tộc chuyên buôn bán quanh Địa Trung Hải thời đó đã dựa vào chữ hình góc của người Lưỡng Hà, một phần chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đã đặt ra hệ thống chữ cái A, B,… Từ chữ Phênixi đã hình thành ra chữ Hy Lạp cổ. Từ chữ Hy Lạp cổ đã hình thành ra chữ Latinh và chữ Slavơ và từ đó hình thành nên chữ viết của nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay.

4. Kinh tế : a. Nông nghiệp : Lưỡng Hà là một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. Tên gọi “Lưỡng Hà” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là “vùng đất giữa các con sông”, cụ thể là sông Tigris và Euphrates hàng năm trữ nước tưới mát cho dải đất mênh mông này.... Lũ lụt thường xuyên xảy ra dọc theo hai con sông làm cho vùng đất xung quanh chúng trở nên màu mỡ để trồng cây lương thực.

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, văn minh Lưỡng Hà phát triển mạnh nông nghiệp, cư dân biết dùng bò để cày ruộng, làm đồ gốm bằng bàn xoay, làm hệ thống thủy nông tưới nước cho đồng ruộng. Những cây trồng chính là nho, ô liu, đại mạch và nhiều loại hoa quả khác. Người vùng Lưỡng Hà lúc bấy giờ còn chú trọng chăn nuôi gia súc cũng như phát triển cả nghề đánh cá, đem lại một nguồn lợi thiên nhiên không nhỏ cho quốc gia này. Đặc biệt Lưỡng Hà có được khí hậu nóng ẩm hợp với việc canh tác, sản xuất được các thực vật có thể nói là đa dạng, hàng năm vào tháng Năm hàng năm có nước lũ của hai dòng sông đổ về phù sa màu mỡ đổ vào vùng đồng bằng giúp cho hoa màu phong phú. Chính nhờ có đất đai phì nhiêu như vậy nên khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ, kinh tế ở đây vẫn có điều kiện phát triển, do đó đã sớm bước vào xã hội văn minh. b. Thương nghiệp : Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai con sông Tigrisvà Euphrates, phía Bắc của Lưỡng Hà ngăn cách với các bộ lạc người phương Bắc, bởi đường biên giới tự nhiên là dãy núi Acmênia, phía Tây là sa mạc Xiri, phía Đông giáp Ba Tư và phía Nam là vịnh Ba Tư. Ngày nay tương ứng với phần lớn Iraq, Kuwait, phía đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq. Với vị trí địa lý thuận lợi, kinh tế thương nghiệp cũng là một nét đặc trưng trong sự phát triển của nền kinh tế ở Lưỡng Hà. Babylon sớm trở thành trung tâm thương mại cho cả vùng Tây Á. c. Thủ công nghiệp: Nghề thủ công phát triển mạnh: dệt, đồ da, rèn, đóng thuyền, chế tạo vũ khí, làm đồ gốm bằng bàn xoay. Đặc biệt, do nhu cầu giao thương hàng hóa, người Sume nhận thấy di chuyển bằng đường bộ mất nhiều thời gian và không vận chuyển được hàng hóa số lượng lớn. Người Sume chế tạo ra một loại thuyền hình vuông có một cột cao gắn vải để nhờ sức gió di chuyển vượt các sông Tigris và Euphrates. 5. Khoa học tự nhiên: a. Về toán học: Thành tựu toán học đầu tiên của cư dân Lưỡng Hà cần nói đến là phép đếm độc đáo của họ. Từ thời Xume, cư dân Lưỡng Hã lấy số 5 làm cơ sở của phép đếm. Việc đó bắt nguồn từ cách đếm số ngón tay của một bàn tay. Muổn đếm số lớn hơn 5 thì gọi là 5 + 1, 5 + 2. Về sau người ta lại lấy 60 làm cơ sở. Đồng thời phép đếm thập tiến vị (lấy 10 làm cơ sơ) cũng đã được sử dụng. Cách đếm của cư dân Lưỡng Hà cổ đại còn giữ lại đến ngày nay trong cách tính độ (một vòng tròn có 360°, 1° có 60 phút, 1 phút có 60 giây) và cách tính phút giây thời gian.

Về số học, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết cách làm 4 phép tính, họ còn biết lập các bảng cộng, trừ, nhân, chia đê giúp các nhân viên hành chính tính toán được nhanh. Họ còn biết phân số, lũy thừa, căn số bậc 2 và căn số bậc 3; đồng thời còn biết lập bảng căn số. Họ cũng đã biết giải phương trình có 3 ẩn số. Về hình học, xuất phát từ yêu cầu đo đạc ruộng đất, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn, nhưng khi tính diện tích và chu vi hình tròn họ chỉ mới biết số π = 3. Họ cũng đã biết tính thể tích hình chóp cụt. Ngoài ra, trước Pitago rất lâu, họ đã biết quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông. b.

Về thiên văn học:

Người Lưỡng Hà cổ đại cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Qua một thời gian dài tích luỹ kinh nghiệm, người Lưỡng Hà cho rằng, trong vũ trụ có 7 hành tinh là mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh khác. Họ cũng đã xác định được đường hoàng đạo và chia hoàng đạo làm 12 cung, mỗi cung có một chòm sao tương ứng. Họ còn biết được chu kì của một số hành tinh, ví dụ: Mặt Trăng cứ hơn 18 năm lại quay về vị trí đối diện với Mặt Trời; sao Kim cứ 8 năm lại quay về vị trí cũ; sao Thủy: 46 năm, sao Thổ: 59 năm, sao Hỏa: 79 năm; sao Mộc: 83 năm. Do vậy, họ đã tính được khoảng thời gian giữa hai lần nhật thực, nguyệt thực. Ngoài ra, trong tài liệu để lại còn ghi chép về sao chổi, sao băng, thời gian và địa điểm của động đất và bão. Dựa vào sự quan sát thiên văn, từ thời Xume, người Lưỡng Hà đã đặt ra âm lịch (lịch theo mặt trăng). Âm lịch của người Xume chia một năm làm 12 tháng, trong đó có 6 tháng đủ và 6 tháng thiếu. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, như vậy một năm có 354 ngày. Để khắc phục nhược điểm đó, họ đã biết thêm tháng nhuận. Cũng vào thời Tân Babilon, mỗi tháng được chia thành 4 tuần, mỗi tuần có 7 ngày. Cung hoàng đạo cũng là một phát minh của người Babylon thời cổ đại. Ngày của người Lưỡng Hà bắt đầu từ lúc mặt trời lặn. Mỗi ngày chia làm 12 giờ, mỗi giờ có 30 phút. Như vậy, mỗi phút của người Lưỡng Hà cổ đại bằng bốn phút ngày nay. Lịch của người Babilon cổ đại tuy Là âm lịch nhưng rõ ràng là đã tương đối chính xác. c. Về Y học: Người Lưỡng Hà cổ đại cũng đã có những hiểu biết đáng kể. Trong các tài liệu y học để lại đến ngày nay đã thấy nói đến các bệnh ở đầu, khí quản hô hấp, mạch máu, tim, thận, dạ dày, tai, mắt, phong thấp, ngoài da, bệnh phụ nữ... Trong quá trình chữa bệnh, các thầy thuốc đã được chuyên môn hóa. Họ được chia thành các khoa như khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Mắt... Phương pháp chữa bệnh gồm có cho uống thuốc, xoa bóp, băng bó, tẩy rửa, kể cả giải phẫu. Dược liệu gồm có nước, dầu, các loại thuốc được chế biến từ thực vật, động vật, khóang vật.

6.

Văn học và nghệ thuật : a.

Văn học: Bao gồm hai loại là văn học dân gian, truyền miệng và thơ ca, sử thi.

Nội dung của các dòng văn học này chủ yếu phản ánh tín ngưỡng và cuộc sống hằng ngày của nhân dân lao động và cách cư xử ở đời. Điển hình là hai tập trường ca: thi phẩm Enuma Elet và anh hùng ca Gimgamet. Ngoài hai nội dung chủ yếu trên, văn học thời kì này còn phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tự nhiên và con người, cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên để bảo tồn sự sống, chống hạn hán, lũ lụt để bảo vệ cuộc sống yên bình. Văn học dân gian gồm có cách ngôn, ca dao, truyện ngụ ngôn… Loại văn học này thường là văn học truyền miệng, vì thế ngày nay người ta biết được không nhiều; Sử thi ra đời từ thời Sumer, đến thời Babylon chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó chịu ảnh hưởng của tôn giáo rất mạnh. Chủ đề là thường ca ngợi các vị thần. Thuộc về loại này, có các truyện như “Khai thiên lập địa”, “Nạn hồng thủy”… Có thể nói văn học Lưỡng Hà cổ đại đã đạt được những thành tựu đáng kể, có ảnh hưởng lớn với khu vực Tây Á. Những truyện Khai thiên lập địa sáng tạo ra loài người, hay “Nạn hồng thủy”… trong kinh thánh đều bắt nguồn từ nền văn học Lưỡng Hà. b.

Nghệ thuật: ●

Kiến trúc :

Nghệ thuật tạo hình của Lưỡng Hà cổ đại bao gồm hai mặt chính là kiến trúc và điêu khắc, trong đó đặc biệt là kiến trúc. Các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện, thành, vườn hoa. Vì thiếu đá, gỗ, các công trình kiến trúc của Lưỡng Hà đều xây dựng bằng gạch nhưng cũng rất to lớn hùng vĩ. Người Lưỡng Hà đã xây dựng được các cung điện, đền, miếu lớn ở hai trung tâm lớn là Xume và Atcat và các thành bang Ua, Kit… đạt trình độ kiến trúc cao Thành tựu kiến trúc nổi bật nhất của Lưỡng Hà là hệ thống công trình gồm: thành quách, cung điện, tháp, vườn hoa của Tân Babylon. Do có điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị và vị trí địa lí nên thành Babylon đã trờ thành trung tâm sầm uất phồn thịnh. Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử. Đến đầu thế kỉ VII TCN dưới triều đại vua Nabucodonossor (604- 561 TCN), Babylon được hồi sinh. ● Điêu khắc: Nghệ thuật điêu khắc gồm tượng và phù điêu. Những tác phẩm tương đối tiêu biểu là "Bia diều hâu", "Cột đá Naramxin", "Bia luật Hammurabi", các tượng thần Atxiri... Bia luật Hammurabi phần trên có chạm hình của Hammurabi đang đứng trang nghiêm trước thần Mặt Trời và Samát (thần Tư pháp). Các tượng thần Atxiri thường cao lớn, quái dị. Tượng cao 3-4 m, hoặc là đầu người mình sư tử hoặc là mình bò có cánh. Tác phẩm sinh động nhất là sư tử bị bắn. Mặc dầu cũng có một số tác phẩm điêu khắc như trên nhưng nhìn chung về mặt này ở Lưỡng Hà không nổi bật lắm.

7. Luật pháp : Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật sớm nhất. Từ thời vương triều III cua thành bang Ua (thế kỉ XXIIXXI TCN), ở Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật cổ nhất thế giới nhưng ngày nay chỉ còn lại được một số đoạn. Những đoạn ấy nói đến các vấn đề kế thừa tài sản, nuôi con nuôi, địa tô, bảo vệ vườn quả, trách nhiệm của người chăn nuôi đối với súc vật, sự trừng phạt đối với nô lệ bướng bỉnh và nô lệ chạy trốn. Vào khoảng thế kỉ XX TCN, nước Etnuna ở Đông Bắc Babilon cũng ban hành một bộ luật. Bộ luật này viết trên hai tấm đất sét, được phát hiện ỏ Irắc, nay nguyên bản trưng bày ở Viện bảo tàng Bátđa. Nội dung bộ luật để cập đến các vấn đề như: hệ thống đo lường, giá cả, quan hệ nô lệ, việc vay nợ lãi… ★ Bộ luật Hammurabi Bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là Bộ luật Hammurabi. Bộ luật này khắc trên một bia đá, đội khảo cổ học Pháp phát hiện được ở Xuda (phía Đông Lưỡng Hà), nay trưng bày ở Viện bảo tàng Luvrơ (Pháp). Đây là bộ luật cổ sớm nhất hầu như còn nguyên vẹn mà ngày nay đã phát hiện được. Bộ luật Hammurabi có ba phần: Mở đầu, các điều luật và kết luận. Nội dung có các điểm chính sau: ● · Quy định hình phạt về các tội vu cáo, trộm cắp, gây thương tích hay làm chết người và những hành vi gây rối loạn trong xã hội. ● · Quy định về quyền lợi của những người đóng góp nghĩa vụ quân sự, trong đó đề cập đến tù binh hoặc người không hoàn thành nhiệm vụ quân đội. ● · Quy định về thu sản phẩm của các thành phần dân cư trong xã hội, trong đó chú trọng đến những người canh tác ruộng đất công. ● Quy định về vay nợ và không trả nợ. ● Quy định về buôn bán. ● Quy định về hôn nhân và gia đình trong đó nói tới quyền thừa kế tài sản. ● Ngoài ra còn có những quy định về xử phạt, mức trả công cho người chữa bệnh, thuê mướn… Bộ luật Hamurabi là bộ luật thành văn cổ nhất, hoàn chỉnh nhất của các quốc gia cổ đại phương Đông nói chung và khu vực Tây Á nói riêng....


Similar Free PDFs