THI LUẬTHello mọi người nha khum có gì đâu mình viết z tui PDF

Title THI LUẬTHello mọi người nha khum có gì đâu mình viết z tui
Author Đinh Anh
Course Chủ Nghĩa xã hội Khoa học
Institution Học viện Tài chính
Pages 11
File Size 247.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 241
Total Views 429

Summary

Download THI LUẬTHello mọi người nha khum có gì đâu mình viết z tui PDF


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -----o-----

Họ và tên: Đinh Phương Anh

Mã Sinh viên: 2173402011002

Khóa/Lớp: (Tín chỉ) LT1

(Niên chế): CQ59/10.25

STT: 01

ID phòng thi: 580 058 0007

Ngày thi: 07/04/2022

Ca thi: 9h15

BÀI THI MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Hình thức thi: Bài tập lớn Mã đề thi: BTLĐC – 7/2022 Thời gian làm bài: 1 ngày Tổng số trang: 10 1

BÀI LÀM Câu 1: a, - Cơ quan hành chính nhà nước trong tình huống trên là: Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh H, Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh H * Giải thích: + Cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp thành lập, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao, chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Theo Hiến pháp 2013, cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam bao gồm: Chính Phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. + Theo Điều 94 Hiến pháp 2013, Chính Phủ: “là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chính Phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Chính phủ là cơ quan được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. + Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân cùng cấp thành lập, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp thành lập và 2

cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp. Ủy ban nhân dân được tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm có: ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ủy ban nhân dấn cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện); ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã). Nhiệm vụ của ủy ban nhân dân được quy định tại Điều 114,115,116 Hiến pháp 2013. + Trong tình huống trên: Chính phủ, Bộ Y tế là cơ quan hành chính nhà nước trung ương Ủy ban nhân dân tỉnh H và Sở Y tế là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. - Theo em, nhận định: “Mọi quan hệ pháp luật mà trong đó có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều là quan hệ pháp luật hành chính” là một nhận định Sai. * Giải thích: Vì không phải mọi quan hệ pháp luật mà trong đó có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều là quan hệ pháp luật hành chính. Các quan hệ pháp luật thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hành chính sẽ được chia thành 3 nhóm sau: + Thứ nhất, các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. + Thứ hai, các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. + Thứ ba, các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Nếu trong một quan hệ pháp luật dù có sự tham gia của cơ quan nhà nước mà quan hệ pháp luật đó không thuộc một trong ba nhóm quan hệ pháp luật trên cũng 3

không được coi là quan hệ pháp luật hành chính. Ví dụ khi Cơ quan hành chính nhà nước đi thuê tòa nhà của công ty A làm trụ sở tạm thời thì quan hệ giữa Cơ quan hành chính nhà nước và Công ty A là quan hệ pháp luật dân sự chứ không phải là quan hệ pháp luật hành chính. Hay quyết định hành chính của Cơ quan hành chính nhà nước bị khởi kiện đến Tòa án nhân dân thì Cơ quan hành chính nhà nước tham gia với tư cách người bị kiện trong tố tụng hành chính. b, - Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Ví dụ về một văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành: Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội * Giải thích: Nghị định số 15/2022/NĐ-CP là một một văn bản quy phạm pháp luật vì nó có các đặc điểm sau: + Do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền ban hành ( Chính phủ ). + Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng khi có sự kiện pháp lý xảy ra, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. + Được ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp có mâu thuẫn về cùng một vấn đề giữa các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành, cần tuân theo các nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm 4

pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật) như sau: 2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Câu 2: a, Quan hệ pháp luật phát sinh trong tình huống trên là: - Quan hệ pháp luật hành chính: Doanh nghiệp A trong quá trình sản xuất, kinh doanh đã không thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và bị Sở Y tế tỉnh H ra quyết định xử phạt với mức tiền phạt là 10 triệu đồng. * Giải thích: + Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật hành chính. + Cụ thể trong tình huống trên: Trước tình hình dịch bệnh Covid, mặc dù đã được UBND tỉnh phối hợp với các đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục về việc thực hiện 5K nhưng doanh nghiệp A lại đã không thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Do đó khi được tiến hành kiểm tra đã nảy sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa doanh nghiệp A và Sở Y tế tỉnh H. - Quan hệ tư pháp quốc tế: Doanh nghiệp A đã ký hợp đồng bán bột mì cho Công ty cổ phần MB trụ sở chính tại Hoa Kỳ 5

* Giải thích: + Quan hệ tư pháp quốc tế là quan hệ pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự (các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài. + Cụ thể trong tình huống trên: Doanh nghiệp A và Công ty cổ phần MB ký hợp đồng phù hợp với ý chí nguyện vọng của cả hai bên và không vi phạm pháp luật từ đó nảy sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài vì thuộc trường hợp một trong các bên chủ thể là cá nhân, pháp nhân nước ngoài cụ thể là Công ty cổ phần MB trụ sở chính tại Hoa Kỳ. - Quan hệ tư pháp quốc tế: Công ty cổ phần MB đã nộp đơn tại Tòa án nhân dân tỉnh H để giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp A * Giải thích: + Cụ thể trong tình huống trên: Doanh nghiệp A và Công ty cổ phần MB đã xảy ra tranh chấp do Doanh nghiệp A không giao hàng theo đúng thời gian thỏa thuận. Công ty cổ phần MB đã nộp đơn tại Tòa án nhân dân tỉnh H để giải quyết tranh chấp từ đó quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài vì thuộc trường hợp một trong các bên chủ thể là cá nhân, pháp nhân nước ngoài cụ thể là Công ty cổ phần MB trụ sở chính tại Hoa Kỳ. b, Ví dụ về một quan hệ pháp luật dân sự được xác lập giữa các bên chủ thể đều là pháp nhân Doanh nghiệp X và Công ty TNHH Y cùng tỉnh B đã ký kết hợp đồng kinh doanh về các sản phẩm may mặc, từ đó lợi nhuận hai bên tăng mạnh. * Giải thích:

6

Doanh nghiệp X và Công ty TNHH Y đều là chủ thể có tư cách pháp nhân vì thỏa mãn các đặc điểm sau: + Được thành lập hợp pháp + Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm bộ phận lãnh đạo điều hành và bộ phận bị lãnh đạo điều hành + Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm trong khối tài sản đó + Nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật thông qua hành vi của người đại diện Hai bên đã ký kết hợp đồng kinh doanh từ đó nảy sinh quan hệ pháp luật dân sự.

Câu 3: a, Các hình thức thực hiện pháp luật trong tình huống trên: - Thi hành pháp luật: UBND tỉnh H cùng với TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về việc thực hiện 5K của Bộ Y tế và chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch cho người dân. * Giải thích: + Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành vi chủ động + Cụ thể trong tình huống trên: Theo chỉ đạo Chính phủ, UBND tỉnh H cùng với TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về việc thực hiện 5K của Bộ Y tế và chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch cho người dân.

7

- Áp dụng pháp luật: Sở Y tế tỉnh H đã ra quyết định xử phạt với mức tiền phạt đối với Doanh nghiệp A là 10 triệu đồng. * Giải thích: + Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước sự (thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc người có quyền) tổ chức cho các chủ thể thực hiện quy định của pháp luật. + Cụ thể trong tình huống trên: Doanh nghiệp A trong quá trình sản xuất, kinh doanh đã không thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo quy định do đó Sở Y tế tỉnh H ra quyết định xử phạt với mức tiền phạt là 10 triệu đồng để Doanh nghiệp A nghiêm túc chấp hành tốt quy định của pháp luật. - Sử dụng pháp luật: Công ty cổ phần MB đã nộp đơn tại Tòa án nhân dân tỉnh H để giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp A * Giải thích: + Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép + Cụ thể trong tình huống trên: Công ty cổ phần MB là pháp nhân nước ngoài đã sử dụng quyền tố tụng dân sự của mình để nộp đơn tại Tòa án nhân dân tỉnh H để giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp A b, * Giải thích: Quyết định xử phạt của Sở y tế tỉnh H không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Vì nó không thỏa mãn tất cả các đặc điểm sau: + Do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền ban hành

8

+ Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng khi có sự kiện pháp lý xảy ra, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. + Được ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Như vậy, Quyết định xử phạt của Sở y tế không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 4: a, Trách nhiệm pháp lý mà Doanh nghiệp A sẽ phải gánh chịu: - Trách nhiệm hành chính: Sở Y tế tỉnh H ra quyết định xử phạt với mức tiền phạt là 10 triệu đồng đối với Doanh nghiệp A * Giải thích: + Doanh nghiệp A đã vi phạm pháp luật hành chính do không thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo quy định + Doanh nghiệp A đã bị Sở Y tế tỉnh H xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền 10 triệu đồng. Đồng thời Doanh nghiệp A cũng phải chịu trách nhiệm hành chính buộc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh - Trách nhiệm dân sự: Doanh nghiệp A vi phạm hợp đồng, giao hàng không đúng hạn cho Công ty cổ phần MB * Giải thích:

9

+ Doanh nghiệp A đã vi phạm pháp luật dân sự do không giao hàng cho Công ty cổ phần MB theo đúng thời gian thỏa thuận dẫn tới việc Công ty cổ phần MB nộp đơn tại Tòa án nhân dân tỉnh H để giải quyết tranh chấp + Doanh nghiệp A sẽ phải công khai xin lỗi và bồi thường hợp đồng cho Công ty cổ phần MB theo khoản 1 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 b, Chủ thể áp dụng trách nhiệm hành chính là cơ quan quản lý hành chính nhà nước: Sở Y tế tỉnh H Chủ thể áp dụng trách nhiệm dân sự là Tổ chức tài phán nhà nước: Tòa án nhân dân tỉnh H

Câu 5: a, Hành vi cố tình tung các thông tin không đúng về Doanh nghiệp A của chị NG là hành vi vi phạm pháp luật dân sự * Giải thích: + Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân nhân thân phát sinh trong giao lưu dân sự + Đây là hành vi vi phạm pháp luật dân sự bởi có thiệt hại xảy ra, cụ thể trong trường hợp trên là Doanh nghiệp A đã thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín do chị NG đã cố tình tung các thông tin không đúng về Doanh nghiệp A nhằm làm mất uy tín trong kinh doanh và niềm tin của khách hàng đối với Doanh nghiệp A b, - Để bảo vệ hình ảnh, uy tín, Doanh nghiệp A có quyền làm đơn về hành vi của chị NG, yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Ngoài ra có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. 10

- Doanh nghiệp A căn cứ trên cơ sở pháp lý theo Điều 34 của Hiến pháp, trong Bộ luật dân sự 2015 1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ. 4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. 5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hạ

11...


Similar Free PDFs