THỐNG KÊ KHẢO SÁT MỨC CHI TIÊU HÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN KHI VÀO ĐẠI HỌC PDF

Title THỐNG KÊ KHẢO SÁT MỨC CHI TIÊU HÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN KHI VÀO ĐẠI HỌC
Course thông lệ
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 22
File Size 870.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 736
Total Views 1,058

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP KHOA TOÁN – THỐNG KÊLớp: DH46KNCTên thành viên:Huỳnh Minh Phương – 31201021805 (nhóm trưởng)Phạm Nguyễn Minh Anh – 31201026789Thiều Phương Thảo – 31201023570Cao Ngọc Phương Quyên – 31201020835Đào Bích Châu – 31201023142Môn: Thống kê Ứng dụng trongkinh tế và kinh doanhGiảng ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TOÁN – THỐNG KÊ

DỰ ÁN THỐNG KÊ KHẢO SÁT MỨC CHI TIÊU HÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN KHI VÀO ĐẠI HỌC

Lớp: DH46KNC01 Tên thành viên: Huỳnh Minh Phương – 31201021805 (nhóm trưởng) Phạm Nguyễn Minh Anh – 31201026789 Môn: Thống kê Ứng dụng trong Thiều Phương Thảo – 31201023570 kinh tế và kinh doanh Cao Ngọc Phương Quyên – 31201020835 Giảng viên: Nguyễn Văn Trãi Đào Bích Châu – 31201023142

TP.HCM, 10/6/2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................4 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...................................................................4 1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu......................................................................4 1.2 Mục tiêu của đề tài.........................................................................................4 1.3 Phát biểu vấn đề nghiên cứu..........................................................................5 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..................................................................5 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................5 2.1 Định nghĩa về chi tiêu hợp lí..........................................................................5 2.2 Lợi ích của việc chi tiêu hợp lí.......................................................................5 2.3 Tầm quan trọng của vấn đề chi tiêu hiện nay.................................................6 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên......................7 CHƯƠNG 3 – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU HÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN KHI VÀO ĐẠI HỌC.....8 3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu.......................................................................8 3.1.1 Biến phụ thuộc........................................................................................8 3.1.2 Biến độc lập............................................................................................8 3.2 Mô tả các biến................................................................................................9 CHƯƠNG 4 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................10 4.1 Thang đo và mã hóa thang đo.......................................................................10 4.2 Bảng câu hỏi.................................................................................................10 4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................11 4.4 Phân tích dữ liệu...........................................................................................11 CHƯƠNG 5 – PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................11 5.1 Thống kê mô tả.............................................................................................11 5.1.1 Số lượng mẫu........................................................................................11 5.1.2 Thống kê mẫu theo từng yếu tố.............................................................11 5.1.3 Kết quả thống kê mô tả xử lý trên phần mềm SPSS.............................17 5.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo........................................................................18 5.3 Kiểm định ANOVA......................................................................................18 CHƯƠNG 6 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................19 6.1 Kết quả của nghiên cứu................................................................................19 6.2 Những mặt hạn chế của nghiên cứu.............................................................19 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................19 PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI DÙNG TRONG TRONG CUỘC KHẢO SÁT “CHI TIÊU HÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN KHI VÀO ĐẠI HỌC”.........21

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.2 Mô tả các biến...............................................................................................9 Bảng 5.1 Thống kê mẫu theo giới tính.......................................................................12 Bảng 5.2 Thống kê mẫu theo bậc đại học...................................................................12 Bảng 5.3 Thống kê mẫu theo mức chi tiêu.................................................................12 Bảng 5.4 Thống kê mẫu theo khoản thu của sinh viên...............................................13 Bảng 5.5 Thống kê mẫu theo mức độ hài lòng...........................................................14 Bảng 5.6 Thống kê mẫu theo mức độ chi tiêu của từng mục đích.............................16 Bảng 5.7 Thống kê theo số tiền tiết kiệm...................................................................16 Bảng 5.8 Thống kê xử lí bằng SPSS...........................................................................17 Bảng 5.9 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha về mục đích chi tiêu.....................................18 Bảng 5.10 Kết quả kiểm định phương sai về giới tính...............................................18 Bảng 5.11 Bảng ANOVA...........................................................................................19

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Biểu đồ tròn các khoản chi tiêu.................................................................13 Biểu đồ 2: Biểu đồ tròn khoản thu sinh viên..............................................................14 Biểu đồ 3: Biểu đồ cột mức độ hài lòng của sinh viên...............................................15 Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện mục đích tiêu dùng........................................................15 Biểu đồ 5: Biểu đồ cột số tiền tiết kiệm.....................................................................16

DANH MỤC MÔ HÌNH Hình 1: Mô hình các nhân tố tác động đến việc chi tiêu của sinh viên hàng tháng.....8

LỜI MỞ ĐẦU Chi tiêu là một đề tài đang rất được sự quan tâm của xã hội. Chi tiêu không chỉ là giải pháp mà nó còn đem đến rất nhiều những điều khó khăn nếu như chúng ta không rèn luyện để chi tiêu trở nên sáng suốt và hợp lí. Một nền kinh tế khỏe mạnh, không chỉ cần sự thấu đáo của chính phủ mà còn nhờ vào từng cá nhân chúng ta, cách chúng ta chi tiêu sẽ ảnh hưởng đến không chỉ mỗi chúng ta mà nó còn ảnh hưởng đến đất nước của chúng ta. Cùng với việc chi tiêu không đúng cách, hoang phí sẽ gây ra hệ lụy nghiêm trọng như có thói quen mua sắm không lành mạnh, thiếu chi phí chi trả cho những việc đột xuất, không những thế chi tiêu không phù hợp khiến chúng ta dễ sa ngã vào những con đường tệ nạn, thậm chí, còn có thể biến ta thành con người ích kỷ, thiếu suy nghĩ, xem nhẹ giá trị của mọi người xung quanh và sống quá hưởng thụ, đua đòi. Trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, phân tích về khoảng thu và mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên khu vực TP.HCM. Nghiên cứu cũng đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy chi tiêu hợp lý cho sinh viên đại học TP.HCM trong những năm tới.

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu: Những năm trở lại đây, tình hình kinh tế Việt Nam nhiều biến động, một số cân đối vĩ mô bất ổn. Lạm phát dù được kiểm soát vẫn duy trì ở mức khá. Hệ lụy tất yếu là giá cả nhu yếu phẩm tăng, ảnh hưởng lớn đến mức sống của người dân nói chung. Đối với sinh viên nói riêng, phần lớn thu nhập từ sự trợ cấp của gia đình, lại sinh sống và học tập ở những thành phố đắt đỏ, trở nên nhạy cảm với sự tăng về giá. Chính vì thế, nghiên cứu về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm của sinh viên đã trở thành mối quan tâm của nhiều viện nghiên cứu, đặc biệt là các trường đại học. Một số ví dụ nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới là Scottish Student Income and Expenditure Survey được thực hiện bởi London South Bank University hay NatCen/ IES Student Income and Expenditure (SIES), khảo sát hàng nghìn sinh viên. Những nghiên cứu này được thực hiện thường kì 2-3 năm một lần. Trong khuôn khổ môn học “Thống kê trong kinh tế và kinh doanh”, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài nghiên cứu thống kê về “Khảo sát chi tiêu hàng tháng của sinh viên khi vào đại học”. Qua đó phác họa tổng quan về tình hình tài chính cũng như chi tiêu và tiết kiệm của một bộ phận sinh viên khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2 Mục tiêu của đề tài: - Xây dựng mô hình nghiên cứu phân tích về khoản thu và mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên khu vực TP.HCM.

4

- Xác định mức thu nhập hiện nay của sinh viên đại học tại TP.HCM và mức độ hài lòng đối với các khoản thu nhập. - Xác định mục đích chi tiêu chủ yếu, từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm thúc đẩy chi tiêu hợp lý, tính tiết kiệm của sinh viên đại học tại TP.HCM. 1.3 Phát biểu vấn đề nghiên cứu: Từ các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Mức thu nhập hiện nay của sinh viên nằm trong khoảng nào, có đủ để hài lòng không? Với thu nhập đó sinh viên sẽ chi tiêu như thế nào, cho những dịch vụ gì? Câu hỏi 2: Sinh viên đánh giá như thế nào về việc kiểm soát, lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và thường tiết kiệm được bao nhiêu/tháng ? → Qua bản khảo sát, nhóm nghiên cứu muốn đi đến việc rút ra nhận xét chung về tình hình và thực trạng về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm của sinh viên, từ đó có thể giúp các bạn tham khảo và điều chỉnh chi tiêu hợp lý. 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ 24/05/2021 đến 10/06/2021 tại TP.HCM. - Thông tin, dữ liệu được nghiên cứu, thu thập từ các bài báo, bài nghiên cứu khoa học, sách chuyên ngành về lĩnh vực chi tiêu, tiêu dùng. - Thông tin, dữ liệu được thu thập từ bảng khảo sát câu hỏi với hình thức google biểu mẫu đến các đối tượng quan sát. Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến chi tiêu của sinh viên UEH nói riêng và sinh viên trong khu vực TP.HCM nói chung.

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Định nghĩa về chi tiêu hợp lí: Chi tiêu là số tiền mà một cá nhân hoặc một hộ gia đình bỏ ra để đổi lấy các hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ cho đời sống. Gồm những chi tiêu trong ngắn hạn và những chi tiêu dài hạn, các khoản phí này tuy không đáng kể nhưng không thể phủ nhận các khoản phí này cũng có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu và thu nhập của mỗi cá nhân. Bằng một cách nào đó, con người luôn chịu tác động bởi việc chi tiêu của mình. Thậm chí, thiếu hụt trong chi tiêu cũng đem đến nhiều tác động vô cùng tiêu cực cho xã hội. 2.2 Lợi ích của việc chi tiêu hợp lí: Chi tiêu hợp lý mà mỗi người có cuộc sống ổn định hơn. Nhờ chi tiêu phù hợp mà luôn có được một khoản ngân sách dự bị cho tương lai. Và trong nhiều trường hợp, chúng ta sẽ có thể chủ động hơn trong việc giải quyết những khó khăn bất chợt ập đến. Cuối cùng, đó là nhờ có kế 5

hoạch chi tiêu chúng ta có thể mua được những gì mình mong muốn nhờ tích góp như nhà cửa, xe cộ,… Ngoài ra, chi tiêu không đúng cách, hoang phí sẽ gây ra hệ lụy nghiêm trọng như có thói quen mua sắm không lành mạnh, thiếu chi phí chi trả cho những việc đột xuất, không những thế chi tiêu không phù hợp khiến chúng ta dễ sa ngã vào những con đường tệ nạn, thậm chí, còn có thể biến ta thành con người ích kỷ, thiếu suy nghĩ, xem nhẹ giá trị của mọi người xung quanh và sống quá hưởng thụ, đua đòi. 2.3 Tầm quan trọng của vấn đề chi tiêu hiện nay: Tại Việt Nam, đa số các hộ gia đình luôn được sắp xếp và chi tiêu vô cùng hợp lí. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn từ đại dịch COVID-19 thì nền kinh tế quốc gia cũng gặp không ít sóng gió, thậm chí rất nhiều đất nước ngoài Việt Nam, người dân lâm vào cảnh khốn cùng, việc chi tiêu cũng trở nên hà khắc hơn. So với các quốc gia khác, hiện nay Việt Nam đang thuộc những top quốc gia có GDP dương. Theo số liệu từ cục Tổng thống kê, thu nhập bình quân của người lao động Việt Nam hàng tháng rơi vào khoảng 5,5 triệu đồng năm 2020, giảm 128,000 đồng so với chu kỳ năm 2019. COVID19 khiến cho thị trường lao động Việt Nam trải qua nhiều biến động do nhiều người lao động mất việc làm, giảm giờ làm, giảm thu nhập, … Lần đầu tiên trong suốt thập kỷ qua, người Việt Nam chứng kiến sự tụt giảm khốc liệt trong thị trường lao động, từ số người có việc làm cho đến số người tham gia lao động đều giảm sút trầm trọng. Đứng từ góc nhìn của một sinh viên thì khó mà cảm nhận được hết những khó khăn thách thức đang đè nặng rất nhiều trên xã hội và gia đình hiện nay. Vì những lý do đó, không thể tránh khỏi việc rất nhiều bạn sinh viên còn phung phí và sử dụng tiền vào những sản phẩm thứ yếu trên thị trường hiện nay. Việc chi tiêu trở nên đặc biệt khó khăn hơn trong mùa dịch, mặc dù Việt Nam vẫn đang cố giữ vững phong độ phòng chống dịch bệnh hoành hành nhưng các nước bạn xung quanh thì đã thất thế nhiều lần trước khủng hoảng đại dịch gây ra. Công nghệ thông tin dần phát triển hơn nhưng nó cũng trở thành một bài toán khó. Nếu như nó phát triển mạnh mẽ nhưng chính phủ lại không có đủ ngân sách cho việc bảo vệ và xây dựng nền tảng cho nó thì liệu rằng con đường phát triển công nghệ thông tin sẽ đi được đúng hướng, phát triển được thuận lợi như người ta thường tưởng. Bản chất của chi tiêu vẫn là sự đánh đổi, chúng ta muốn đánh đổi những gì chúng ta muốn, nhưng không phải tất cả những gì chúng ta muốn đều có thể đánh đổi. Một nền kinh tế khỏe mạnh, không chỉ cần sự thấu đáo của chính phủ mà còn nhờ vào từng cá nhân chúng ta, cách chúng ta chi tiêu sẽ ảnh hưởng đến không chỉ mỗi chúng ta mà nó còn ảnh hưởng đến đất nước của chúng ta. Chúng ta có thể tạm gác lại những ham muốn nhất thời và tiết kiệm cho riêng mình bằng cách chỉ sử dụng những gì 6

thật sự cần thiết. Nhất là trong thời điểm đất nước đối mặt với nhiều sự thay đổi như lúc này, có những thay đổi tiêu cực cũng có những thay đổi tích cực, tuy nhiên, chúng ta cần luôn trong tư thế sẵn sàng để chống chọi với rất nhiều những thay đổi, thách thức mới sắp tới. Không chỉ như vậy, mỗi người chúng ta cũng phải đổi mới và trở nên tiến bộ hơn nữa để mỗi người chúng ta càng tiến gần hơn nữa với sự tiến bộ của nhân loại. Như vậy, trước hết từ việc ý thức phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sống của mình, sinh viên cũng nên biết tạo dựng cho mình một thói quen chi tiêu phù hợp, thông minh để có thể chủ động hơn và tạo cho bản thân những cơ hội tốt đẹp cho chính tương lai của mình. Tục ngữ Bungari có câu: “Muốn biết giá trị của đồng tiền thì bạn hãy đi hỏi những người nghèo”. Rốt cuộc giá trị thật của đồng tiền là gì? Là nước uống, là thức ăn, là nhà cửa hay phương tiện, tất cả đều có giá trị và phải được mua bằng tiền. Vì vậy, liệu rằng chúng ta đã thực sự hiểu rõ giá trị của đồng tiền hay chưa? Hay ta vẫn mơ hồ tìm kiếm nó một cách xa vời. Rốt cuộc sinh viên đã tìm cho mình một câu trả lời cho việc chi tiêu của mình chưa? Vậy giá trị của đồng tiền của những gì bạn bỏ ra để có được có thật sự xứng đáng như những gì bạn nghĩ? Chi tiêu quá dễ dãi sẽ khiến chúng ta lầm tưởng nhiều điều, trong đó có việc chúng ta quên đi nguồn gốc mà chúng ta có được nó. Chính vì vậy việc cố gắng để chi tiêu hợp lí sẽ giúp sinh viên trưởng thành hơn và có suy nghĩ hơn. Đặc biệt là sinh viên của Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, sẽ thật tự hào nếu như tất cả sinh viên đều luôn cần kiệm và trưởng thành hơn từng ngày. 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên: Qua bài khảo sát (xem phụ lục), nhóm nghiên cứu thấy được 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên các trường nói chung và UEH nói riêng, bao gồm: (1) chi phí học tâp, (2) chi phí mua sắm thông thường, (3) chi phí nơi ở, (4) nhu cầu giải trí cá nhân và (5) chi phí đi lại trong tháng. - Chi phí học tập bao gồm học phí, tiền dụng cụ học tập, tài liệu học tập,... - Chi phí mua sắm thông thường bao gồm nhu yếu phẩm hàng ngày, thức ăn,... - Chi phí nơi ở bao gồm tiền thuê nhà hàng tháng, tiền điện, nước, sửa chữa (nếu có),... - Nhu cầu giải trí cá nhân bao gồm đi chơi với gia đình hoặc bạn bè, mua sắm, … - Chi phí đi lại trong tháng bao gồm tiền xăng, tiền sửa chữa xe (nếu có), tiền về quê đối với những sinh viên sống xa nhà,... Những yếu tố trên ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh viên hàng tháng: - Chi phí dành cho đại học chiếm phần lớn khoản chi tiêu của sinh viên do phần lớn sinh viên đi học, không chỉ dành cho đại học mà còn học thêm những môn phụ như tiếng anh, máy

7

tính thông dụng, kỹ năng mềm,... đa số cần thiết và hỗ trợ cho kinh nghiệm làm việc sau này của sinh viên. - Chi phí mua sắm thông thường chiếm một phần không nhỏ do nhu cầu về thức ăn, nước uống, những vật dụng cá nhân cần thiết của mỗi con người, đặc biệt những sinh viên sống xa nhà sẽ có nhu cầu cao hơn với những sinh viên sống cùng gia đình do tính tự lập. - Đối với sinh viên, chi phí nơi ở đặc biệt không kém chi phí đại học (với những sinh viên sống xa nhà) vì khoản chi tiêu mà mỗi sinh viên dành cho nó khá lớn. Nhưng trước đại dịch Covid-19, khoản chi phí này giảm đáng kể do hầu hết sinh viên về nhà do sự lây lan quá nhanh của dịch bệnh, người dân được yêu cầu ở nhà để tránh bệnh. - Nhu cầu giải trí cá nhân của sinh viên cũng chiếm một phần quan trọng.

CHƯƠNG 3 – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU HÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN KHI VÀO ĐẠI HỌC 3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu: Dựa vào bài khảo sát (xem phụ lục) nhóm tác giả đã lựa chọn ra các nhân tố đại diện cho biến phụ thuộc và biến độc lập cùng dạng mô hình nghiên cứu phù hợp. 3.1.1 Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình là số tiền mà sinh viên chi tiêu hàng tháng. Mọi nhân tố làm tăng hay giảm lượng chi tiêu hàng tháng của sinh viên chính là các nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên. 3.1.2 Biến độc lập: Với mục đích của nghiên cứu là xác định mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên nên sẽ có một số các nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu này. Các nhân tố này sẽ được nhóm nghiên cứu đưa vào mô hình các nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên, đây là các nhân tố quen thuộc, gần gũi và mang tính chất đại diện phù hợp cho mục đích nghiên cứu. Theo đó, các nhân tố đã được chọn là: học tập, mua sắm, nơi ở, giải trí, đi lại (xem mục 2.4). → Do đó, mô hình nghiên cứu được xây dựng cho dự án này như sau: Hình 1: Mô hình các nhân tố tác động đến việc chi tiêu của sinh viên hàng tháng

Học tập Mua sắm Mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên khi vào đại học

Nơi ở

8

(Ngu 3.2 Mô tả các biến: Các biến sử dụng trong mô hình đư

Đi lại

Giải trí

)

bảng sau:

Bảng 3.2 Mô tả các biến Tên

Loại

nhân

biến

Mô tả, cách đo

tố

Biến phụ

Chi

thuộc

tiêu

Biến độc

Học

lập

tập

Biến độc

Mua

lập

sắm

Biến độc lập Biến độc lập Biến độc lập

Nơi ở

Mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên đo bằng Việt Nam đồng (đơn vị VNĐ). Số tiền chi tiêu cho các hoạt động phục vụ cho việc học đo bằng Việt Nam đồng (đơn vị VNĐ). Số tiền chi tiêu cho việc ăn uống, quần áo, shopping đo bằng Việt Nam đồng (đơn vị VNĐ). Số tiền chi tiêu cho việc thuê nhà nếu là sinh viên ở xa đo bằng Việt Nam đồng (đơn vị VNĐ). Số tiền chi tiêu cho các hoạt động

Giải trí

vui chơi, giải trí đo bằng Việt Nam đồng (đơn vị VNĐ). Số tiền chi tiêu cho việc sử dụng

Đi lại

các phương tiện di chuyển đo bằng Việt Nam đồng (đơn vị VNĐ). (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

CHƯƠNG 4 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Thang đo và mã hóa thang đo: Nhóm nghiên cứu đã mã hóa các biến trong thang đo như sau: Mục đích chi tiêu MĐ1

Chi tiêu cho nhu cầu ăn uống

MĐ2

Chi tiêu cho nhu cầu quần áo

MĐ3

Chi tiêu cho mục đích đi lại

MĐ4

Chi tiêu cho nhu cầu học tập

MĐ5

Chi tiêu cho mục đích mua sắm

9

MĐ6

Chi tiêu cho nhu cầu giải trí

MĐ7

Chi tiêu cho nhu cầu nơi ở

Biến Giới tính

Bậc đại học

Mức chi tiêu hàng tháng

Khoản thu của sinh viên

Mức độ hài lòng

Tiết kiệm

Giá trị

Cách mã hóa

Nam

1

Nữ


Similar Free PDFs