Thuc hanh Dai cuong 2021 PDF

Title Thuc hanh Dai cuong 2021
Author Phú Ngô Xuân
Course pedagogical chemistry
Institution Đại học Sư phạm Hà Nội
Pages 58
File Size 2.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 128
Total Views 209

Summary

Download Thuc hanh Dai cuong 2021 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BỘ MÔN HOÁ VÔ CƠ - KHOA HÓA HỌC

THỰC HÀNH HOÁ ĐẠI CƯƠNG - VÔ CƠ (Học kì 1: 9 tuần, bắt đầu từ ngày 11 -10 -2021 Địa điểm: Bộ môn Hóa Vô cơ, tầng 2, nhà A4 )

HÀ NỘI - 2021 1THDC

2THDC

CÁC BÀI THỰC HÀNH HOÁ ĐẠI CƯƠNG (Năm học: 2021-2022) K70

STT

Tên bài

Bài 1:

Một số dụng cụ thí nghiệm và các thao tác thực hành cơ bản

Bài 2:

Xác định khối lượng phân tử của khí oxi

Bài 3:

Pha chế dung dịch và chuẩn độ axit-bazơ

Bài 4:

Chuẩn độ oxi hóa-khử

Bài 5:

Xác định biến thiên entanpi và entropi của phản ứng hoà tan borac trong nước.

Bài 6:

Xác định nhiệt bay hơi của nước.

Bài 7:

Thi hết học phần (thi thực hành, chấm thao tác và tường trình).

Ghi chú: -

Thời gian: Buổi sáng: Từ 8h00-11h00

Buổi chiều: Từ 13h30-16h30

-

Tường trình: Sinh viên làm và nộp vào buổi thực hành kế tiếp. Bắt đầu mỗi bài thực hành, giảng viên hướng dẫn kiểm tra tường trình bài cũ của ít nhất

1 số sinh viên (không chấm) 3

và phần chuẩn bị bài mới, nhận xét, góp ý, giải đáp thắc mắc rồi trả lại ngay cho sinh viên. Sinh viên không chuẩn bị bài hoặc không làm tường trình, giảng viên hướng dẫn trừ 0,5 điểm/bài, điểm này sẽ trừ trực tiếp vào điểm thi thực hành cuối mỗi kì. -

Điểm Tín chỉ = Điểm thi thực hành đại cương Nguyên lí 2 (30% - lấy điểm giữa kì) + Điểm thi thực hành Hóa vô cơ (60% - lấy điểm cuối kì).

-

Chuyển buổi: Sinh viên nghỉ buổi thí nghiệm của tuần nào cần sắp xếp thời gian làm bù ngay trong tuần đó. Kinh phí chuyển buổi thực hành áp dụng với tất cả sinh viên là 50.000đ/buổi. Lưu ý chỉ được đổi tối đa 2 lần/học kì.

-

Tuần dự trữ: (8h00 sáng thứ hai, tuần ngay sau khi kết thúc thực hành): Dành cho sinh viên làm bù khi còn thiếu 01 thực hành. Kinh phí làm bù thí nghiệm là 100.000 đ. Nếu thiếu 2 bài trở lên, sinh viên không được làm bù và không được thi.

3THDC

4THDC

Mở đầu NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM A. NỘI QUI Điều 1. Sinh viên vào phòng thí nghiệm phải mặc áo blouse, phải có các thiết bị bảo hiểm khác (khẩu trang, găng cao su, kính bảo hiểm) khi cần thiết. Điều 2. Sinh viên phải nắm được quy tắc bảo hiểm khi làm việc với chất độc, chất ăn da, chất gây bỏng, chất dễ cháy dễ nổ, cũng như cách sơ cứu khi gặp sự cố. Phải học sử dụng những thiết bị cấp cứu thông thường khi cháy: chăn, vòi nước, bình cứu hoả... Điều 3. Tất cả các loại hoá chất không được ngửi, nếm, sờ tay. Không được dùng miệng hút hóa chất bằng pipet, nhất thiết phải dùng quả bóp cao su. Điều 4. Không để các chất dễ cháy, dễ nổ (xăng, dầu hoả, benzen, cồn, ete...) gần ngọn lửa đèn cồn, đèn khí. Điều 5. Khi mang dụng cụ máy móc ra khỏi phòng thí nghiệm phải được phép của người phụ trách. Nếu đưa ra ngoài trường nhất thiết phải được sự đồng ý của Trưởng phòng thí nghiệm. Không dùng phòng thí nghiệm làm nơi hội họp hoặc tiến hành các sinh hoạt khác ngoài chức năng, nhiệm vụ. Không hút thuốc, ăn uống trong phòng thí nghiệm. Điều 6. Dụng cụ máy móc, dùng xong phải lau rửa sạch sẽ, trả lại đầy đủ và sắp xếp theo đúng trật tự ban đầu. Điều 7. Sinh viên làm việc trong phòng thí nghiệm phải có chỗ ngồi quy định không được tuỳ tiện di chuyển, đồ đạc , dụng cụ, máy móc trong phòng. Trước khi làm thí nghiệm phải nắm vững mục đích yêu cầu, nguyên tắc, cấu tạo và cách sử dụng từng dụng cụ máy móc. Thực hiện nguyên tắc: chưa nắm vững lý thuyết chưa thực hành. Cần bám sát yêu cầu thí nghiệm, thực hành nghiêm túc ghi chép số liệu, cân đo…và hoàn thành bản tường trình buổi thực hành. Các bản báo cáo này cần được đánh giá và ghi vào kết quả học tập của sinh viên. Triệt để tiết kiệm vật tư, hoá chất. Điều 8. Sinh viên chỉ được làm những bài thực hành do giảng viên quy định. Những thí nghiệm gây độc hại, nguy hiểm phải có giảng viên hoặc cán bộ thí nghiệm trực tiếp hướng dẫn.

5THDC

B. BẢO QUẢN HÓA CHẤT 1. Mỗi hóa chất cần chứa trong lọ riêng biệt thích hợp Hình dạng, kích thước, màu sắc của lọ chứa hóa chất cần căn cứ vào tính chất và số lượng của từng loại hóa chất. Các lọ hóa chất phải có nhãn ghi rõ công thức hóa học, tên gọi, nồng độ (nếu là dung dịch) và ghi rõ các đặc điểm như chất độc, chất dễ bay hơi, dễ cháy. 2. Các lọ hóa chất cần được xếp đặt một cách khoa học trong các tủ chứa Muốn bảo quản tốt, phòng thí nghiệm phải có tử đựng hóa chất. Không để lẫn lộn các dụng cụ kim loại và dụng cụ quang học vào tủ đựng hóa chất. Hóa chất cần sắp xếp theo loại, phân nhóm theo cation, anion. Các axit ở thể lỏng đặt ở ngăn cuối cùng, ngăn thấp nhất của tủ để khi lấy ra được dễ dàng, tránh đổ vỡ nguy hiểm. Không nên để nhiều và tập trung ở trong phòng thí nghiệm các hóa chất dễ bắt lửa như xăng, benzen, ete cồn đốt, axeton,… Chỉ nên để mỗi loại chất dễ cháy này từ 0,5 đến 1,0 lit và khi làm thí nghiệm phải để các chất này xa lửa. Phải chuẩn bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Cần đựng những hóa chất có tác dụng với cao su như Brom và axit nitric trong lọ có nút thủy tinh. * Đối với những hóa chất dễ bay hơi, dễ tác dụng với oxi, khí cacbonnic, hút ẩm,… cần đựng vào những lọ có nút cao su hoặc nút nhám, bên ngoài có tráng một lớp parafin. Ví dụ : bột magie và bột sắt dễ bị oxi hóa; canxi oxit và canxi cacbua dễ bị rã hỏng trong không khí ẩm; điphotpho pentaoxit, canxi clorua, magie clorua, natri nitrat dễ hút nước và chảy rữa. Xút rắn hút nước rất mạnh và dễ tác dụng với khí cacbonic trong không khí nên phải đựng vào lọ có nút nhám vì kiềm và các chất tạo thành sẽ làm nút nhám gắn chặt vào cổ lọ rất khó mở. * Những hóa chất dễ bị ánh sáng tác dụng như kalipemanganat, bạc nitrat, kali iotdua, nước oxi già… cần được đựng vào lọ màu sẫm và để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy màu đen phía ngoài lọ. * Những hóa chất độc như muối thủy ngân, muối xianua… cần phải để trong tủ có khóa riêng và phải giữ gìn hết sức cẩn thận. * Các kim loại natri và kali phải được đựng trong lọ dầu hỏa hay xăng, khi làm thí nghiệm nếu còn thừa một lượng nhỏ không được vứt bừa bãi vì sẽ gây ra hỏa hoạn do đó cần thu lại hoặc hủy đi. Phot pho trắng được đựng vào lọ có nước, khi cắt nhỏ cũng phải cắt trong nước. Đục hộp chứa photpho trắng phải được tiến hành trong thùng nước. * Không nên đựng dung dịch kiềm đặc vào lọ có nút nhám,vì dung dịch kiềm đặc tác dụng với thủy tinh tạo muối ở miệng lọ rất khó mở nút. * Muối nitrat phải được đựng vào lọ sạch, không được để lẫn với các chất cháy. * Cần có nhãn ghi công thức và nồng độ của hóa chất ở phía ngoài các lọ đựng hóa chất. Các lọ hóa chất để ở bàn cho sinh viên làm thực hành nên có hai nhãn đối diện nhau ở 2 phía của bình, lọ. Các lọ hóa chất trong cùng một nhóm nên để lọ nhỏ ở hàng trước, lọ lớn ở hàng phía sau, nhãn quay ra ngoài để dễ thấy, dễ sử dụng. 3. Thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ bay hơi Phải thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ bay hơi vì hơi hóa chất có thể làm bật nút các lọ chứa. Các chất dễ bay hơi, dễ cháy, dễ biến chất cần để ở nơi mát, đựng trong các lọ nút kín. 6THDC

C. SỬ DỤNG HÓA CHẤT 1. Tiết kiệm - Nên dùng hóa chất với liều lượng vừa đủ để thấy rõ hiện tượng cần chứng minh và giảm bớt khí bay ra ngoài. Thông thường, với hóa chất lỏng chỉ dùng khoảng 1/4 ống nghiệm. - Không chuẩn bị dư thừa dung dịch. Chỉ pha chế một lượng dung dịch đủ dùng cho các thí nghiệm, vì để lâu ngày dung dịch sẽ biến chất. - Cần tận dụng các hóa chất còn dư hoặc sản phẩm của các thí nghiệm. Chẳng hạn tận dụng kẽm còn dư sau thí nghiệm điều chế hiđro,... 2. Đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất - Trước khi lấy hóa chất từ một lọ nguyên ra, cần gạt sạch các chất rắn ở nút lọ (parafin, xi, nhựa...) để tránh hiện tượng các chất này rơi vào hóa chất khi mở lọ. - Trước khi dùng lọ để chứa hóa chất, phải kiểm tra xem lọ đã sạch và khô chưa. Nếu không thì phải rửa sạch và làm khô để đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất. - Khi mở nút các lọ hóa chất phải đặt ngửa nút trên bàn. Với loại lọ có nút kèm ống nhỏ giọt, khi mở nút và nghiêng lọ để rót hóa chất cần kẹp nút giữa hai ngón tay. Không đặt ống nhỏ giọt trên mặt bàn. - Khi lấy hóa chất cần phải đọc kỹ nhãn và xem hóa chất đó có đúng với yêu cầu của thí nghiệm không. - Khi rót hóa chất ra khỏi bình, chú ý hướng nhãn lọ lên phía trên để tránh hóa chất có thể chảy theo thành lọ làm hỏng nhãn. - Cần kiểm tra xem ống hút nhỏ giọt đã sạch chưa và quả bóp cao su có bị thủng không khi cho vào lọ lấy hóa chất. - Khi lấy hóa chất rắn, cần dùng thìa sứ, thìa thủy tinh hoặc thìa nhựa đã được lau sạch và dùng riêng cho từng hóa chất. Khi dùng xong, cần đặt thìa ngay cạnh lọ chứa để tránh sử dụng lẫn hóa chất. - Khi lấy những hóa chất dễ chảy rữa như xút ăn da hoặc hóa chất dễ bay hơi như dung dịch amoniac, axit clohiđric đặc v.v... phải nhanh tay và đậy nút ngay sau khi lấy. Khi đục hộp đựng photpho trắng phải đục ở dưới nước để tránh photpho có thể bốc cháy. Với natri kim loại, sau khi đã cắt dùng, phần còn lại phải ngâm ngay vào dầu hỏa. - Không đổ trở lại những hóa chất dùng thừa vào các lọ chứa để đảm bảo độ tinh khiết của chúng. Cần tính toán cụ thể số lượng hóa chất cần thiết trước khi lấy ra dùng. - Khi cân hóa chất không được đổ trực tiếp hóa chất lên đĩa cân vì có thể làm bẩn hóa chất và hóa chất dính vào đĩa cân làm hỏng đĩa cân và khi đó lượng cân cũng không còn chính xác nữa. Phải để hóa chất trên giấy lót, mặt kính đồng hồ hoặc cốc thủy tinh.

7THDC

BÀI 1: MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ CÁC THAO TÁC THỰC HÀNH CƠ BẢN Phần 1: MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH SỬ DỤNG A. DỤNG CỤ THỦY TINH - Dụng cụ không chia độ: ống nghiệm, cốc, bình cầu, bình tam giác, chậu thuỷ tinh, phễu, mặt kính đồng hồ... - Dụng cụ có chia độ: ống đong, buret, pipet, bình định mức.... - Dụng cụ có tác dụng đặc biệt: bình kíp, bình tinh chế, ống sinh hàn, bình chứa khí, bình hút ẩm... Các dụng cụ thuỷ tinh có những tính chất riêng khả năng chịu nhiệt, không tác dụng với hoá chất có thể làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt, thuỷ tinh đặc biệt hay thạch anh. 1. DỤNG CỤ THỦY TINH KHÔNG CHIA ĐỘ 1.1. ỐNG NGHIỆM Ống nghiệm có nhiều kích thước khác nhau, phân làm 2 loại: ống nghiệm thường và ống nghiệm có nhánh. Ống nghiệm chủ yếu được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm lượng nhỏ và thường được giữ trên các giá gỗ, nhựa. 1.1.1. Giữ ống nghiệm Dùng kẹp gỗ (kẹp sắt) kẹp ở vị trí cách miệng ống nghiệm 1/3 ống.

Hình 1: Ống nghiệm 1.1.2. Lấy hóa chất

Hình 1: Cách kẹp ống nghiệm.

+ Dạng BỘT: 1- Cắt giấy làm máng, dài hơn ống nghiệm khoảng 2 cm, chiều ngang vừa lọt ống nghiệm; 2- Tay trái cầm ống nghiệm đặt nằm ngang, ngửa tay lên trên, tay phải đưa máng vào sâu 1/2 ống nghiệm; 3- Dùng thìa lấy hóa chất vào máng, đẩy nhẹ máng xuống đáy ống nghiệm, dựng đứng ống nghiệm và rút máng ra. + Dạng HẠT: 1- Tay trái cầm ngang ống nghiệm; 2- Đặt hóa chất lên thành miệng ống nghiệm; 3- Nghiêng từ từ để hóa chất trượt xuống đáy ống nghiệm; tổng lượng chất rắn không vượt quá 1/8 ống nghiệm. + Dạng LỎNG: Dùng công tơ hút nhỏ từng giọt (đầu công tơ hút không được chạm vào ống nghiệm; tổng thể tích chất lỏng không vượt quá 1/4 ống nghiệm. 1.1.3. Sử dụng ống nghiệm + LẮC dung dịch trong ống nghiệm: Dùng tay phải cầm ống nghiệm lắc ngang ống nghiệm, có thể đập nhẹ đáy ống nghiệm chạm vào lòng bàn tay trái (không lắc dạng sóc dung dịch-dễ bị bắn hóa chất ra ngoài). + ĐUN nóng dung dịch trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn: Hơ nóng đều ống nghiệm rồi đun tập trung vào đáy ống nghiệm (hướng miệng ống nghiệm ra nơi không có người). + LẮP ống nghiệm vào giá đỡ: Kẹp ống nghiệm bằng kẹp sắt trên giá đỡ ở vị trí cách miệng ống nghiệm 1/3 ống, nghiêng ống nghiệm hướng lên trên. Đối với ống nghiệm có nhánh, cần kẹp ở vị trí ngay dưới nhánh. 8THDC

1.2. CỐC THỦY TINH Cốc thủy tinh được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt với dung tích từ 50 mL đến 2 lít. Cốc thường được dùng để: 1- Đựng hoá chất; 2- Hòa tan, pha chế; 3- Đun nóng, thực hiện phản ứng. 1.2.1. Đựng hóa chất Khi dùng cốc thủy tinh đựng dung dịch, trước hết cần tráng cốc bằng một lượng nhỏ dung dịch đó. Với cốc đựng hóa chất để dùng nhiều lần, cần dán nhãn (hoặc viết tên) hóa chất vào cốc để tránh nhầm lẫn. Không dùng cốc để đựng các bazơ kiềm nồng độ cao (  2M) trong thời gian dài, không dùng cốc để đựng axit HF.

Hình 1: Cốc thủy tinh.

Hình 1: Đun cốc trên đèn khí.

1.2.2. Hòa tan, pha chế Khi hòa tan chất rắn cần: 1- Thấm ướt đều bằng nước cất; 2- Thêm nước hoặc các hóa chất để hòa tan; 3- Khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Khi pha chế các chất tan tỏa nhiều nhiệt (xút rắn, axit sunfuric đặc, oleum,…) cần ngâm cốc trong chậu nước để phân tán nhiệt. 1.2.3. Đun nóng, thực hiện phản ứng Khi đun nóng cốc trên bếp điện, đèn cồn, đèn khí,… phải đặt cốc trên tấm lưới tản nhiệt. Khi đun cần khuấy đều để tránh hóa chất sôi bắn ra ngoài. Đun xong, không được đặt ngay cốc xuống mặt bàn lạnh hoặc ướt để tránh nứt, vỡ cốc. 1.3. BÌNH TAM GIÁC Bình tam giác (bình nón, eclen) thường làm bằng thủy tinh chịu nhiệt, thành mỏng đều, đáy bằng, miệng hẹp. Bình tam giác có công dụng: 1- Dùng lắc quay tròn trộn hoá chất trong chuẩn độ; 2 - Thực hiện các phản ứng cần hạn chế sự bay hơi khi đun nóng. 1.3.1. Dùng trong chuẩn độ Tráng bình tam giác bằng nước cất. Dùng pipet lấy hóa chất vào bình tam giác, thêm chỉ thị (nếu có) rồi dùng bình tia phun nước cất tráng đều bình tam giác để chuyển hết hóa chất Hình 1: Bình tam giác dính trên thành bình xuống. Khi chuẩn độ, dùng 3 ngón tay giữ phần cổ bình (ngón cái đặt phía trước, ngón trỏ và ngón giữa đặt phía sau), lắc quay tròn đáy bình theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (không lắc miệng bình). 9THDC

1.3.2. Dùng đun nóng Khi đun nóng bình tam giác trên bếp điện, đèn cồn, …phải đặt bình trên lưới tản nhiệt. 1.4. BÌNH CẦU Bình cầu có hai loại, bình cầu đáy bằng và đáy tròn. Cổ bình cầu có thể không có nhánh hoặc có nhánh (bình Wurtz). Bình cầu đáy bằng dùng để pha hoá chất, để đun nóng các chất lỏng. Bình cầu đáy tròn dùng để cất, đun sôi hoặc làm những thí nghiệm cần đun nóng. Bình cầu có nhánh dùng để điều chế các chất khí.

Bình cầu đáy bằng

Bình cầu đáy tròn

Bình cầu nhánh

1.5. PHỄU Phễu thuỷ tinh thường dùng ở phòng thí nghiệm có đường kính từ 6 đến 10cm. Phễu dùng để lọc và rót chất lỏng. 1.5.1 Rót chất lỏng Khi dùng, thường đặt phễu trên giá hay đặt trực tiếp lên các dụng cụ hứng như cốc, chai, lọ, bình cầu, bình tam giác, bình định mức,… Khi rót chất lỏng không đổ đầy tới miệng phễu vì nếu phễu hơi nghiêng, chất lỏng trào ra ngoài. Hình 1: Phễu lọc 1.5.2 Lọc Lọc là phương pháp tách những chất rắn không hòa tan ra khỏi chất lỏng. Trong phòng thí nghiệm thường dùng giấy lọc để lọc. + GẤP giấy lọc: Dùng tờ giấy lọc hình vuông, gập đôi rồi gập tư tờ giấy. Dùng kéo cắt tờ giấy theo đường hình vòng cung thành một hình quạt. Tách ba lớp giấy lọc hình quạt thành hình nón (hình 2.1).

Hình 2.1. Cách gấp và cắt giấy lọc 10THDC

Hình 2.2. Cách lọc

Trước hết đặt tờ giấy lọc khô đã gấp thành hình nón vào phễu và điều chỉnh cách đặt sao cho thành tờ giấy lọc hình nón sát với thành phễu. Cần cắt giấy lọc sao cho mép giấy lọc cách miệng phễu khoảng 5-10mm. Thấm ướt giấy lọc bằng nước cất rồi đặt phễu lọc trên vòng đỡ của giá thí nghiệm (hình 2.2) Dùng cốc hứng dưới phễu sao cho cuống phễu chạm vào thành cốc. Khi rót chất lỏng vào phễu lọc nên rót theo một đũa thủy tinh, không đổ đầy chất lỏng đến tận mép giấy lọc. Muốn lọc nhanh, trước khi lọc nên để lắng và gạn bỏ đi phần nước trong trước. 1.6. PHỄU GIỌT Phễu giọt (phễu brom): loại phễu có nút đậy và khoá nhám, cuống dài dùng cho thí nghiệm cần thêm vào hỗn hợp phản ứng từng lượng nhỏ hoặc từng giọt dung dịch. Nên bôi vadơlin vào chỗ nhám của nút để khoá cho kín và dễ mở. Khi không sử dụng, lót giấy vào nút và khoá để cho chỗ thuỷ tinh nhám lâu ngày không gắn chặt với nhau. Hình 1: Phễu giọt 1.7. CHẬU THỦY TINH Đặc điểm: Chậu thuỷ tinh là dụng cụ hình trụ thành đứng, thấp, đáy bằng, có dung tích và đường kính khác nhau. Cách dùng: Chậu thuỷ tinh để đựng nước khi thí nghiệm, đựng hoá chất sau phản ứng, dùng làm bay hơn các dung dịch nên còn gọi là chậu kết tinh. Hình 1: Chậu thủy tinh Chậu thủy tinh không có khả năng chịu nhiệt nên không được rót nước sôi cũng như đun lửa trực tiếp. Việc đun nóng chậu thuỷ tinh chỉ thực hiện trong bình cách thuỷ.

2. DỤNG CỤ THỦY TINH CÓ CHIA ĐỘ 2.1. ỐNG ĐONG Đặc điểm: Ống đong (hoặc ống đo), là dụng cụ đo thể tích gần đúng. Ống đong thường là ống hình trụ, được chia độ thành mL hoặc 0,1mL. Có 2 kiểu chia độ: 1- Để xác định thể tích chất lỏng đổ vào thì độ 0 ở phía dưới; 2- Để tính thể tích chất lỏng rót ra thì độ 0 ở phía trên. Các ống đo hình trụ có dung tích từ 5mL, 10mL đến 2 lít.

11THDC

Hình 1: Ống đong

Cách dùng: Khi đong chất lỏng thì rót chất lỏng vào ống sao cho đáy dưới vòm khum của bề mặt chất lỏng ngang với vạch chia độ, vạch đó sẽ cho biết thể tích chất lỏng (hình bên). Độ chính xác của phép đo thể tích bằng ống đong phụ thuộc vào đường kính ống đong: ống đong càng rộng, độ chính xác càng thấp. Không dùng ống đong lớn để đo thể tích nhỏ. Không được đun nóng ống đong, không được đo chất lỏng khi đang nóng. Hình 2: Đọc thể tích trên ống đong. 2.2. BÌNH ĐỊNH MỨC Đặc điểm: Bình định mức dùng để pha chế dung dịch có nồng độ xác định hay để lấy một thể tích chất lỏng chính xác. Bình định mức là bình cầu đáy bằng, cổ dài, có vạch xác định thể tích và nút nhám. Vạch ở cổ bình xác định dung tích chất lỏng chứa trong bình ở 200C. Các nhiệt độ khác, thể tích chất lỏng đổ tới vạch sẽ khác dung tích ghi trên bình. Nhiệt độ 200C được lấy làm nhiệt độ chuẩn cho phép đo lường về thể tích. Hình 2: Bình định mức Bình định mức thường dùng có dung tích 25 mL, 50mL, đến 2 lít. Cách dùng: Khi rót chất lỏng vào bình định mức cần chú ý: Cầm ở cổ bình, sao cho phải nhìn rõ vạch định mức của bình. Cho chất lỏng cần pha chế vào bình rồi thêm dần nước (hoặc dung môi khác) đến khoảng 2/3 thể tích bình thì lắc tròn đều trộn dung dịch. Sau đó thêm dần nước đến cách vạch khoảng 1mL thì dừng lại, dùng ống nhỏ giọt thêm từng giọt dung môi cho đến vạc sao cho Hình 2: Cách đọc thể tích điểm lõm của chất lỏng tiếp xúc với mặt phẳng ngang của vạch. Khi xác định vòm khum cần để mắt nhìn ngang với ngấn của bình định mức (hình bên). Sau đó đây nút,lắc kỹ để chất lỏng trong bình được trộn đều 2.3. BURET Đặc điểm: Buret dùng để lấy từng lượng nhỏ dung dịch, thường chính xác tới 0,05mL, vạch số 0 ở trên. Buret dùng cho chuẩn độ thường có dung tích 25mL. Buret thường được dùng là loại buret có khoá (hình bên). Cách dùng: Tráng buret bằng chính dung dịch cho vào buret. Đổ chất lỏng vào buret phải dùng phễu cuống ngắn, không chạm tới vạch số không hoặc dùng cốc nhỏ có mỏ rót dung dịch vào buret, đổ dung dịch cho tới quá vạch 0 một ít. 12THDC

Sau đó chỉnh để đuổi hết bọt khí ở phần khóa và đầu vuốt nhọn bằng cách mở khoá để dung dịch chảy xuống lấp không còn bọt khí. Tiếp theo mới đến điều chỉnh vạch 0: Đổ tiếp dung dịch đến quá vạch 0 (nếu dung dịch sau khi chỉnh bọt khí về dưới điểm 0) điều chỉnh khóa để dung dịch về điểm 0 Không nên rót vào buret các chất có tính oxi hóa mạnh, các dung dịch kiềm mạnh vì kiềm làm khoá gắn chặt lại. Dùng xong buret phải rửa sạch bằng nước, cặp vào giá, mở dọc khóa, quay đầu có khóa lên trên rồi lắp vào kẹp càng cua trên giá đỡ.

Hình 2: Buret Hình 3. Đọc thể tích trên buret. Để đọc thể tích trên buret chính xác, thường để sau buret một mảnh giấy trắng, nửa dưới bôi đen làm màn ảnh. Do phản xạ ánh sáng mặt khum sẽ hoá đen và đọc được rõ. Thao tác chuẩn độ bằng buret:

Hình 3: Chuẩn độ bằng buret. 13THDC

Hình 2: Các thao tác khi chuẩn độ.

2.4. PIPET Đặc điểm: Pipet dùng để lấy một lượng chính xác chất lỏng. Có hai loại: loại pipet có dung tích cố định và loại chia độ. Pipet thường có dung tích 5; 10; 20mL và những micro pipet dung tích 1 và 2mL. Cách dùng: Tráng pipet bằng chính dung dịch chuẩn bị lấy. Muốn lấy dung dịch vào pipet phải dùng quả bóp cao su. Tay trái bóp quả cao su để tạo sự chênh lệch áp suất, tay phải cầm pipet, chú ý ngón trỏ của tay phải để gần ...


Similar Free PDFs