Thương mại quốc tế - Hoạt động xuất khẩu VN giai đoạn sau 2000 PDF

Title Thương mại quốc tế - Hoạt động xuất khẩu VN giai đoạn sau 2000
Author Ngô Diễm Quỳnh Phạm
Course Kinh tế Quốc tế
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 56
File Size 1.7 MB
File Type PDF
Total Downloads 905
Total Views 967

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTHƯƠNG MẠI QUỐC TẾCHỦ ĐỀ 6: HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦAVIỆT NAM TỪ 2018 ĐẾN NAYGiảng viên hướng dẫn: Ths. Ngô Thị Hải XuânNhóm thực hiện: Nhóm 6Lớp sinh viên: FTMã lớp HP: 22D1COMTP. HỒ CHÍ MINH 02/THÀNH VIÊN VÀ ĐÓNG GÓPTên thành viên Phầ...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ 6: HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM TỪ 2018 ĐẾN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Lớp sinh viên: FT001 Mã lớp HP: 22D1COM50302204

TP. HỒ CHÍ MINH 02/2022

THÀNH VIÊN VÀ ĐÓNG GÓP

Tên thành viên TR ƯƠNG TH ỊQUẾẾ TRÂN

Phầần trăm đóng góp

PHẠM NGÔ DIẾỄM QUỲNH PHẠM THỊ THU PHƯƠNG HOÀNG TRANG NHUNG LẾ NGUYẾỄN Ý NHƯ ĐOÀN THỊ BÍCH DUYẾN

MỤC LỤC I. II. III. IV. V. VI.

CÁC SỰ KIỆN KINH TẾ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CÁC HIỆP ĐỊNH, THỎA THUẬN NƯỚC TA ĐÃ KÝ KẾT VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 2018 ĐẾN NAY TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 2018 ĐẾN NAY ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT – NHẬP KHẨU VIỆT NAM TỪ 2018 ĐẾN NAY DỰ BÁO XUẤT – NHẬP KHẨU TRONG 2022 VÀ THỜI GIAN DÀI

1

I. 1. 

 





CÁC SỰ KIỆN KINH TẾ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM: NĂM 2018 Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề: “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13/9/2018 có các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đến từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN… tham dự. Hội nghị là một trong những diễn đàn uy tín và quan trọng, tạo ra môi trường đối thoại, chia sẻ và hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài khu vực về cơ hội và các vấn đề đặt ra cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Việc tiếp tục thực hiện các FTA song phương và đa phương đã ký kết hiệu quả (Việt Nam chính thức gia nhập CPTPP) Xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc là bài học cho Việt Nam trong việc duy trì mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ khi tính mở của nền kinh tế cao khiến rủi ro đến từ nền kinh tế Hoa Kỳ tác động đến sẽ tăng caoTổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh về tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm, mở đường cho sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại và cuốn các nước vào cuộc chiến trả đũa thuế quan Cuộc khủng hoảng của WTO khi đối diện với sự quyết liệt của Mỹ trong phản đối bổ nhiệm thẩm phán mới dẫn đến đòi hỏi tất yếu phải cải cách các quy tắc mới cho phù hợp với thương mại thế giới. Cuối tháng 11/2018, Mỹ, Mexico và Canada ký kết Hiệp định thương mại MỹMexico-Canada (USMCA). Tiếp theo, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã phê chuẩn hiệp định đối tác kinh tế giữa hai bên vào ngày 1/2/2019…

Đây là những biểu hiện tiêu biểu cho xu hướng tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường trong tình hình của sự phát triển mạnh của chủ nghĩa bảo hộ thương mại. 2. NĂM 2019  Trong năm 2019, diễn biến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung vẫn còn phức tạp và khó đoán. Đồng thời xảy ra nhiều biến động trong mối quan hệ kinh tế chính trị ở các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kỳ,...  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW . Mục tiêu là định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Khi Nghị quyết được ban hành, không chỉ nhà đầu tư nước ngoài, mà dư luận xã hội nói chung thêm tin tưởng vào các định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam.  Việt Nam chính thức bước vào kỷ nguyên CPTPP:  Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) được kí kết sau 9 năm đàm phán.  Đột phá trong đàm phán RCEP thúc đẩy sự lớn mạnh của chủ nghĩa đa phương: 3. NĂM 2020 2

 Đại dịch COVID-19 đã tạo nên một bức tranh xám xịt về toàn cảnh thế giới, không riêng gì đối với kinh tế. Điều này đã làm cho thế giới đối mặt với những thách thức lớn và có thể kéo dài trong nhiều năm.  Việt Nam trở thành sáng lập viên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới: Ngày 15/11/2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 do Việt Nam tổ chức trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.  Từ ngày 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong giai đoạn tới trong thương mại.  Trong 11 tháng đầu năm 2020 có 93,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể và giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu trong các ngành kinh doanh dịch vụ, ăn uống, bất động sản, dịch vụ môi giới, logistics, sản xuất nhỏ lẻ, vận tải nhỏ…  Kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng.  Ngành hàng không thế giới điêu đứng (ngành hàng không đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu)  Thương mại điện tử “bùng nổ” và làn sóng dịch chuyển đầu tư: 4. NĂM 2021  Nghị quyết 128 tháo gỡ rào cản, thúc đẩy khôi phục kinh tế: Ông Phạm Quang Anh - Tổng Giám đốc Công ty may mặc Dony, TP. Hồ Chí Minh, cho biết: "Nghị quyết 128 đã mở ra những ràng buộc về khó khăn của giai đoạn trước cả về thực tại cả về kế hoạch trong tương lai, để cho mình có thể yên tâm nhận đơn hàng và mở rộng đơn hàng. Các đơn hàng nước ngoài dồn dập trở về Việt Nam cộng với hoạt động nội địa tốt nên công ty đã mạnh dạn đơn hàng mới. Hiện tại các đơn hàng đã được ký đến tận tháng 6/2022".  Chuỗi cung ứng toàn cầu rơi vào khủng hoảng: Dịch COVID-19 lây lan nhanh tại các nhà máy đã làm thiếu hụt lao động, gián đoạn sản xuất, gây ra tình trạng mất cân bằng cung cầu hàng hóa.  Tàu và container tại các cảng biển quan trọng trên thế giới thiếu trầm trọng làm tắt nghẽn các hoạt động vận tải thông qua đường biển. Chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, xu hướng chuyển địa điểm sản xuất về gần nơi tiêu thụ và ứng dụng công nghệ trong phân phối. II. Tháng 10, các đại diện trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã tán thành một thỏa thuận toàn cầu nhằm cải thiện hệ thống thuế doanh nghiệp, trên cơ sở thỏa thuận lịch sử mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7): mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% sẽ được áp dụng đối với các doanh nghiệp có thu nhập từ 870 triệu USD trở lên từ năm 2023. III. CÁC HIỆP ĐỊNH, THỎA THUẬN NƯỚC TA ĐÃ KÝ KẾT VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP):

3

-

-

-

2. -

-

3. 4.

5. -

Trước đây là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết vào tháng 02 năm 2016 tại New Zealand. Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định vào tháng 1/2017. Đây được coi là một FTA thế hệ mới có tham vọng và toàn diện, có tính tiếp cận dựa trên quyền con người khi đề cập việc thực hiện nghĩa vụ về thương mại, đầu tư của các nước, chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết cao nhất từ trước đến nay. Ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định và có hiệu lực từ ngày 14/01/2019. Năm 2020 là năm thứ hai Việt Nam thực thi Hiệp định CPTPP, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động đã đề ra trong Kế hoạch thực thi Hiệp định của Bộ tiêu biểu là xây dựng pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, kịp thời cho việc thực thi cam kết đồng thời phổ biến cho doanh nghiệp và người dân hiểu đúng và rõ về hiệp định này để nắm bắt cơ hội mà CPTPP tạo ra. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA): Vào tháng 6/2017, cấp kỹ thuật hai bên đã hoàn tất việc rà soát pháp lý Hiệp định. Cuối tháng 9/2017, EU đề xuất tách EVFTA thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) , Ngày 30 tháng 6 năm 2019, Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (IPA) đã chính thức được ký kết. Quốc hội Việt Nam phê chuẩn EVFTA vào ngày 08/6/2020 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/8/2020. Cho đến nay, Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động và nỗ lực thực hiện đầy đủ các cam kết, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung có thể tận dụng hiệu quả lợi thế từ Hiệp định này. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA) FTA giữa Việt Nam và Khối EFTA chính thức khởi động đàm phán vào ngày 03/7/2012. Khối EFTA đã cùng Việt Nam ký Biên bản ghi nhớ về việc các nước Khối EFTA công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hai bên khởi động đàm phán FTA. Hiện nay, hai bên đã trải qua 16 phiên đàm phán chính thức và 02 phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn . Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP): Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được chính thức ký kết vào ngày 15/11/2020 bao gồm 15 nước thành viên ( các quốc gia của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là trung tâm và 5 nước đối tác: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand). Mục tiêu nhằm tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực Đông Á, Hiệp định đề ra các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, làm hài hòa quy tắc xuất xứ và đơn giản thủ tục hải quan.

4

-

6. 7.

8. -

-

9.

Điều này sẽ giúp Việt Nam thiết lập và củng cố thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài trong bối cảnh tình hình thế giới đầy biến động đặc biệt là trong chuỗi cung ứng trong thời gian qua. Bên cạnh đó, việc thực hiện Hiệp định RCEP sẽ tạo nên một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực và góp phần tạo nên môi trường thương mại công bằng trong khu vực. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA): Tháng 12/ 2015, Việt Nam và Israel tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA), cho đến hiện tại vẫn đang trong quá trình đàm phán với các nội dung thảo luận chính và mang tính truyền thống gồm: Thương mại hàng hoá, Quy tắc xuất xứ, Mua sắm của Chính phủ và Pháp lý Thể chế; Hải quan, Phòng vệ thương mại, các biện pháp kỹ thuật đối với thương mại (TBT), Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Dịch vụ, Đầu tư, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA): Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hong Kong, Trung Quốc (AHKFTA) đã được hoàn thành thủ tục ký kết vào ngày 28/3/2018 tại Myanmar. ASEAN và Hong Kong đang triển khai các thủ tục nội bộ để phê duyệt Hiệp định. Dự kiến, AHKFTA sẽ bắt đầu có hiệu lực sau khi Hong Kong và ít nhất 4 nước thành viên ASEAN hoàn tất các thủ tục phê duyệt nội bộ và thông báo cho các bên còn lại được biết. AHKFTA tạo ra một hướng đi mới, một cơ hội mới về thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước ASEAN và Hồng Kông - một khu vực kinh tế đầy tiềm năng của Trung Quốc nói riêng; Hiệp định bao gồm 14 Chương, 3 Phụ lục quy định các cam kết về cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA):

ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện (ACFTA) tháng 11 năm 2002. Về phía Việt Nam, tháng 12 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2017/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2022. 10. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA): - Năm 2005, ASEAN và Hàn Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện và sau đó là bốn hiệp định cụ thể tạo nền tảng pháp lý hình thành Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA - Trong AKFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, 14% tổng số dòng thuế còn lại sẽ: giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất thuế nhập khẩu vào năm 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất MFN. 11. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP):

5

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP), về nội dung thương mại hàng hóa, được ký vào tháng 4/2008, có hiệu lực đầy đủ tại tất cả các nước thành viên vào tháng 10 năm 2010. - Thực hiện Hiệp định AJCEP, ngày 14/02/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 24/2015/TT-BTC và 160/2017/NĐ-CP về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2015-2019 và giai đoạn 2018-2023, hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. 12. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA): - Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN - Ấn Độ (AITISA) và Hiệp định Đầu tư ASEAN - Ấn Độ (AIIA) đã được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Ấn Độ ký kết vào tháng 11 năm 2014 tại Myanmar. Cho đến nay, Ấn Độ, Brunei, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã hoàn tất thủ tục phê duyệt hai Hiệp định này và có hiệu lực từ ngày 01/7/2015. 13. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA): Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi rất lớn từ cam kết xóa bỏ thuế quan tới hơn 90% tổng số dòng thuế của Australia và New Zealand (năm 2020, 100% thuế quan của 2 nước này sẽ được xóa bỏ). Với tiềm năng xuất khẩu lớn đến Australia và NewZealand, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước thách thức nâng cao năng lực sản xuất và phát triển chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng được các yêu cầu, quy định rất khắt khe của 2 nước này về nguồn gốc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS), rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu của mình được hưởng ưu đãi thuế quan. 14. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA): - Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) đạt được trên cơ sở kế thừa phần lớn các nội dung của EVFTA cùng những điều chỉnh cần thiết. Ngày 11 tháng 12 năm 2020 tại Hà Nội, hai bên đã ký kết Biên bản kết thúc đàm phán UKVFTA và ký chính thức Hiệp định vào ngày 29 tháng 12 năm 2020 tại Anh. - UKVFTA có một số điểm mới như về thương mại hàng hóa như Vương quốc Anh vẫn dành lượng hạn ngạch nhất định đối với 14 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam đang được hưởng ưu đãi theo cơ chế hạn ngạch thuế quan trong EVFTA, trong đó có những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu. - UKVFTA được nhận định sẽ giúp giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Anh vào Việt Nam. Về phía Việt Nam, những cam kết tiến bộ, tiêu chuẩn cao của EVFTA, UKVFTA được kỳ vọng sẽ tiếp nối động lực thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư của hai bên trong những năm tới. - Các cam kết thương mại hàng hóa của UK đã được kế thừa toàn bộ và đem lại lợi ích bổ sung về lượng TRQ đối với 14 mặt hàng được hưởng ưu đãi. IV. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 2018 ĐẾN NAY 1. NĂM 2018 -

6

1.1.

Tình hình chung - Xuất khẩu của các nền kinh tế xuất khẩu tại châu Á chững lại do tác động của các rào cản thương mại ngày càng gia tăng. - Một số ngành hàng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng trước nguy cơ bị áp thuế bán phá giá, chống trợ cấp. - Tuy vậy, năm 2018 vẫn là một năm với nhiều kỷ lục mới khi kim ngạch xuất khẩu đạt gần 243,5 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD; xuất siêu gần 6,8 tỷ USD (cao gấp hơn 3 lần so với năm 2017). 1.2. Cơ cấu các ngành xuất khẩu a. Nhóm hàng nông sản, thủy sản: - Nhóm nông sản, thủy sản giảm chỉ còn chiếm 10,9%, so với mức 12,1% tổng xuất khẩu cả nước năm 2017. - Phần lớn các mặt hàng nông sản, thủy sản đều được tiêu thụ kịp thời, đảm bảo nguồn cung dồi dào phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. - Năm 2018, 4 mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhóm nông sản, thủy sản đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2017, cụ thể như sau:

7

Mặt hàng

Kim ngạch

Tình hình

Thị trường chủ yếu

Thủy sản (các mặt hàng: cá tra, cá ngừ, mực và bạch tuộc, cua ghẹ và giáp xác, tôm)

8,8 tỷ USD (tăng 5,8%)

- Các chủng loại mặt hàng: cá tra, cá ngừ, mực và bạch tuộc, cua ghẹ và giáp xác tăng trưởng, trong khi tôm có xu hướng sụt giảm - Trong năm 2018, thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu sang 160 nước trên thế giới - Có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu thị trường trong năm 2018, theo đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN tăng trưởng dương, bù đắp cho sự sụt giảm tại Trung Quốc

129 thị trường, trong đó 8 thị trường lớn nhất gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Mexico, Brazil, Colombia và UAE

Rau quả

3,81 tỷ USD (tăng 8,8%)

- Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2018 (73,1% thị phần) - Trái cây nước ta hiện chủ yếu được tiêu thụ trong nước ở dạng tươi, tỷ lệ xuất khẩu không đáng kể so với sản lượng thu hoạch (trừ thanh long và vải)

Trung Quốc, Campuchia, Australia, Pháp, Đức, Hoa Kỳ

Cà phê

1,88 triệu tấn, trị giá đạt 3,54 tỷ USD (tăng 19,9% về lượng và 1,1% về trị giá)

- Dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ. Hiện nay, 90% doanh thu của ngành cà phê Việt Nam đến từ thị trường quốc tế, 10% còn lại đến từ nội địa - Nhờ các chính sách ưu đãi về thuế quan đối với cà phê chế biến từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết, trong thời gian qua, các hãng cà phê của Việt Nam như cà phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe… không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được hoan nghênh ở nhiều thị trường trong khu vực, đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương hiệu cà phê Việt

Đức, Hoa Kỳ, Indonesia, Hy Lạp, Nam Phi

8

b. Nhóm hàng công nghiệp -

-

-

Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp năm 2018 tăng 15,7% so với năm 2017, thấp hơn mức tăng trưởng năm 2017 nhưng cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước và chiếm 82,8% tỷ trọng xuất khẩu cả nước Trong số 32 mặt hàng công nghiệp chế biến có đến 28 mặt hàng tăng trưởng 2 con số, chiếm đến 74% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp năm 2018 Mặt hàng thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh giảm nhẹ so với năm 2017 (giảm 3,3%) Mặt hàng

Kim ngạch

9

Tình hình

Thị trường chủ yếu

Dệt may

- Vải dệt từ sợi tự nhiên đạt 572,90 triệu m2 (tăng 16,20%) - Vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo đạt khoảng 1.079,10 triệu m2 (tăng 18,90%) - Quần áo mặc thường đạt 4,82 tỷ cái (tăng 12,10%)

- Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như các FTA sắp có hiệu lực là yếu tố tiềm năng giúp tăng đơn đặt hàng của Việt Nam, tuy nhiên vẫn phải thận trọng - Những khó khăn trong dài hạn như Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay việc mức lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội tăng mỗi năm và chi phí logistic tăng cao cũng gây ra nhiều áp lực cho các công ty dệt may

Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, ASEAN, Indonesia

Da giày

- Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài đạt trên 553,31 triệu đôi (tăng 33,96%) - Giày, dép có đế hoặc mũ bằng da đạt 283,29 triệu đôi (tăng 27,86%) - Giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic có sản lượng đạt 241,06 triệu đôi (tăng 15,28%)

- Hiện tại Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu giày dép đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, trong đó có sản phẩm da giày

Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada

Điện thoại và linh kiện

- Số lượng sản xuất điện thoại di động của nước ta ước tính đạt 1.203,6 triệu chiếc (giảm nhẹ 3%) - Giá trị xuất khẩu đạt trên 49 tỷ USD (tăng khoảng 12,63%)

- Năm 2018, điện thoại và linh kiện tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu - Các tập đoàn đa quốc gia với sự góp mặt của Samsung, LG,... những doanh nghiệp đã chọn Việt Nam là điểm sản xuất chính trên thế giới và khu vực, kéo thêm hàng trăm nhà cung cấp linh kiện đi cùng

EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, UAE, ASEAN

Máy vi tính

Kim ngạch xuất

- Việt Nam hiện đang là

EU, Hoa Kỳ,

10

và linh kiện điện tử


Similar Free PDFs