Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế PDF

Title Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế
Author Phạm Thị Mai
Course Chính sách thương mại quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 26
File Size 776.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 207
Total Views 272

Summary

Download Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ---------*****---------

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CÁC QUY ĐỊNH HẠN CHẾ NHẬP KHẨU CÀ PHÊ CỦA NHẬT BẢN

Sinh viên thực hiện

: Phạm Thị Mai

Mã sinh viên

: 2014510062

STT

: 76

Lớp tín chỉ

: TMA301.(GĐ1-HK1-2021).6BS

Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thành Toàn

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 NỘI DUNG ............................................................................................................... 2 Chương I: Nhu cầu thị trường và tình hình nhập khẩu cà phê của Nhật Bản ........... 2 1.1. Cà phê và thị trường cà phê tại Nhật Bản ...................................................... 2 1.1.1. Giới thiệu mặt hàng cà phê ..................................................................... 2 1.1.2. Thị trường cà phê Nhật Bản .................................................................... 2 1.2. Tổng quan về tình hình nhập khẩu cà phê của Nhật Bản............................... 4 1.3. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản hiện nay ............................................................................................................................... 7 Chương II: Các quy định hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản đối với cà phê ............. 8 2.1. Thuế quan ....................................................................................................... 8 2.2. Các quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) ............ 10 2.3. Các rào cản kỹ thuật (TBT).......................................................................... 13 2.4. Thủ tục Hải quan .......................................................................................... 16 Chương III: Những thuận lợi, khó khăn và một số đề xuất nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản ............................. 19 3.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 19 3.2. Khó khăn ...................................................................................................... 20 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hoạt động sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nhật ........................................................................ 21 3.3.1. Đối với Nhà nước .................................................................................. 21 3.3.2. Đối với doanh nghiệp ............................................................................ 22 3.3.3. Đối với người trồng cà phê ................................................................... 22 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 24

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng trở nên tốt đẹp. Tháng 10 năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản. Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Việt - Nhật, nâng tầm quan hệ hai nước hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á, cả hai thủ tướng đều nhất trí phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2015. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu cà phê lớn trên thế giới, đứng thứ 7 trong 15 quốc gia nhập khẩu cà phê có giá trị đô la cao nhất (theo số liệu năm 2020). Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê lớn thứ hai Nhật Bản và có xu hướng tăng tỷ trọng trong những năm gần đây. Dịch Covid -19 vẫn chưa được hạn chế nên việc tiêu thụ cà phê hòa tan với giá thấp đang được người tiêu dùng Nhật Bản lựa chọn. Thói quen tiêu dùng dịch chuyển từ mua hàng tại quán sang thưởng thức tại nhà. Xu hướng này đã khiến Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam và giảm nhập khẩu cà phê từ Braxin. Dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2021 tiếp tục tăng do nguồn cung trong nước dồi dào, cùng với đó nhu cầu tiêu thụ cà phê Robusta tại Nhật Bản ngày càng gia tăng. Nhật Bản một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nông sản nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối với hàng nhập khẩu. Với hàng nông sản nhập khẩu, Nhật Bản không chỉ đơn thuần tiến hành kiểm tra, xét nghiệm tồn dư về thuốc bảo vệ thực vật hoặc dư lượng kháng sinh mà phía bạn còn phải nắm bắt được việc trồng trọt, nuôi trồng theo kỹ thuật nào, bón những lo ại phân gì, xử lý sâu bệnh ra sao… Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh khiến cho tình hình cạnh tranh diễn ra khốc liệt. Từ thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu thị trường Nhật Bản một cách sâu sắc hơn và đưa ra được những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Do đó, em chọn đề tài “Những quy định nhập khẩu mặt hàng cà phê vào thị trường Nhật Bản” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1

NỘI DUNG Chương I: Nhu cầu thị trường và tình hình nhập khẩu cà phê của Nhật Bản 1.1. Cà phê và thị trường cà phê tại Nhật Bản 1.1.1. Giới thiệu mặt hàng cà phê Mặt hàng cà phê được nhập khẩu vào Nhật Bản bao gồm hạt cà phê xanh, cà phê thông thường, cà phê hòa tan và chiết xuất, ... Đồ uống cà phê (không bao gồm các sản phẩm được phân loại là đồ uống sữa) được thảo luận trong mục nước giải khát thay vì mục này. Tên mục

Mô tả

Hạt cà Hạt giống được chuẩn bị bằng cách loại bỏ vỏ, bột giấy phê xanh bên ngoài và bên trong khỏi trái cây của cây cà phê sản

Mã H.S. 0901.11-000 0901.12-000

xuất. Chúng được sấy khô trong bước chế biến tiếp theo. Cà phê

Hạt cà phê rang xay được chế biến bằng cách rang hạt cà

0901.21-000

thông

phê xanh từ quả cây cà phê. Danh mục này cũng bao gồm

0901.22-000

thường

các sản phẩm cà phê được chuẩn bị bởi xay những hạt đậu rang này.

Cà phê hòa tan

Cà phê trong bột hòa tan, hạt và các dạng rắn khác được chuẩn bị bởi sấy chiết xuất hạt cà phê rang xay.

Chiết xuất cà

Chiết xuất đậm đặc của hạt cà phê, được sử dụng cho công 2101.11-100 nghiệp hoặc mục đích chế biến, chẳng hạn như cà phê 11-290,12-110

phê

đóng hộp, kẹo cà phê và các loại bánh kẹo khác, ….

2101.11-210 2101.12-121

12-122

1.1.2. Thị trường cà phê Nhật Bản Năm 1888, Eikei Tei, du học sinh vừa trở về, đã mở cửa hàng cà phê Nhật Bản đầu tiên ở Ueno. Bị ảnh hưởng bởi các cửa hàng cà phê ở Pháp, nơi các nghệ sĩ và nhà văn sẽ tụ tập để giao lưu, anh ấy muốn tạo ra một cái gì đó tương tự ở quê nhà của mình. Thật không may, quán cà phê đóng cửa chỉ sau một vài năm. Không lâu sau đó, vào cuối thời Minh Trị, cà phê bắt đầu trở nên phổ biến và nối tiếp nhau, các cửa hàng cà phê bắt đầu mở ra khắp Tokyo. Hầu hết các cửa hàng cà phê đều nằm ở 2

quận Ginza tinh tế của Tokyo, chủ yếu là các nghệ sĩ và những người có ảnh hưởng thường xuyên lui tới. Sau khi Nhật Bản tham gia Thế chiến II, nước này đã thực hiện lệnh cấm nhập khẩu cà phê. Mãi đến đầu những năm 1960, lệnh cấm mới được dỡ bỏ hoàn toàn và hạt cà phê, rang và chưa rang, cũng như cà phê hòa tan có thể được nhập khẩu tự do. Vào thời điểm này, cà phê vẫn là một sản phẩm xa xỉ, chủ yếu được tiêu dùng bởi tầng lớp thượng lưu. Nhưng khi nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu nở rộ, và với sự phổ biến của loại cà phê hòa tan tiện lợi đến Nhật Bản vào những năm 1960, cà phê ngày càng tr ở nên dễ tiếp cận và có giá cả phải chăng. Mọi người có thể tìm thấy cà phê thông thường tại các khách sạn và quán cà phê, trong khi cà phê hòa tan có vị trí quan trọng trong gia đình người Nhật. Với sự gia tăng hương vị và các món ăn từ phương Tây, cũng có nhiều thức ăn hơn kết hợp tốt với đồ uống này. Năm 2020, hơn 7,386 triệu bao cà phê lo ại 60 kg được tiêu thụ tại Nhật Bản, tăng từ mức dưới 5,1 triệu bao năm 1990. Nhu cầu ở nước này đang dần tăng lên khi sở thích của người tiêu dùng chuyển từ trà sang cà phê. Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Do việc trồng cà phê bị giới hạn ở một số ít nông trại địa phương, nên ngành công nghiệp Nhật Bản phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nước này là nhà nhập khẩu cà phê lớn, chủ yếu tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ nước xuất khẩu lớn nhất Brazil. Tại Nhật Bản, tiêu thụ cà phê bình quân đầu người là 207 cốc vào năm 2014, so với 240 cốc ở Hàn Qu ốc, 369 cốc ở Mỹ và 1.252 cốc đối với nhà vô địch toàn cầu là Phần Lan, theo TheWallStreet Journal. Theo Hiệp hội Cà phê Toàn Nhật Bản, một trong những lý do chính của tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cà phê nhanh chóng này là do sự tăng trưởng của các cửa hàng cà phê, số lượng cửa hàng cà phê đạt mức 162.000 cửa hàng với mức cao nhất vào năm 1982. Thị trường Nhật Bản phân phối nước giải khát dưới nhiều hình thức và kênh bán hàng. Trong khi các cửa hàng cà phê cung cấp đồ uống mới pha từ hạt xay, các cửa hàng bán lẻ bao gồm đồ uống làm từ cà phê đóng chai trong phạm vi sản phẩm của họ. Ngoài ra, để tăng cường lượng tiêu thụ cà phê, các máy bán hàng tự động 3

bán đồ uống cà phê đóng hộp được làm nóng hoặc làm lạnh tùy theo mùa. Chính sự tiện lợi của cà phê hòa tan và cà phê đóng hộp đã giúp thức uống này tiếp cận được nhiều đối tượng hơn và trở thành một điểm đặc biệt trong văn hóa của họ. 1.2. Tổng quan về tình hình nhập khẩu cà phê của Nhật Bản

Hình 1. Số liệu kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nhật Bản giai đoạn 2009-2020

Trị giá nhập khẩu cà phê của Nhật Bản đạt 1,18 tỷ USD vào năm 2020, giảm 69 triệu USD so với trị giá nhập khẩu cà phê vào Nhật Bản năm 2019 đạt 1,24 tỷ USD. Doanh thu của mặt hàng này giảm 5,58% về trị giá so với năm 2019. Hàng hóa nhập khẩu mặt hàng cà phê chiếm 0,185% tổng lượng nhập khẩu vào Nhật Bản (năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu vào Nhật Bản lên tới 635 tỷ USD). Tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu vào Nhật Bản tăng 0,012% so với năm 2019 (năm 2019 là 0,173% và nhập khẩu lũy kế sang Nhật Bản là 720 tỷ USD). Tuy lượng nhập khẩu cà phê vào thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm trong 10 năm gần đây, Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Theo số liệu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nhật Bản là 1,18 tỷ USD, đứng thứ 7 trong 15 quốc gia nhập khẩu cà phê có giá trị đô la cao nhất. 4

1. Hoa Kỳ

: 5,7 tỷ USD (18,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê)

2. Đức

: 3,5 tỷ USD (11,4%)

3. Pháp

: 2,9 tỷ USD (9,3%)

4. Ý

: 1,5 tỷ USD (4,8%)

5. Canada

: 1,21 tỷ USD (3,9%)

6. Hà Lan

: 1,19 tỷ USD (3,8%)

7. Nhật Bản

: 1,18 tỷ USD (3,8%)

8. Bỉ

: 1,13 tỷ USD (3,6%)

9. Tây Ban Nha : 1,01 tỷ USD (3,3%) 10. Anh

: 1 tỷ USD (3,2%)

11. Thụy Sĩ

: 855,4 triệu USD (2,8%)

12. Hàn Quốc

: 737,8 triệu USD (2,4%)

13. Nga

: 651,7 triệu USD (2,1%)

14. Ba Lan

: 648,5 triệu USD (2,1%)

15. Úc

: 473,6 triệu USD (1,5%)

Theo giá trị, 15 quốc gia được liệt kê ở trên đã nhập khẩu khoảng một phần tư (76,4%) tổng lượng cà phê nhập khẩu vào năm 2020. Trong ngoặc đơn là tỷ lệ phần trăm của các lô hàng cà phê tổng thể cho mỗi khu vực nhập khẩu. Dựa trên thống kê của Chính phủ Nhật Bản, 7 tháng đầu năm 2021, Nhật Bản đã nhập khẩu 258.520 tấn cà phê với kim ngạch nhập khẩu đạt 837,394 triệu USD. Trong đó, bốn đối tác thương mại, nhà xuất khẩu cà phê chính vào thị trường Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2021 là Brazil (89.536 tấn); Việt Nam (64.041 tấn); Colombia (30.764 tấn); Indonesia (14.883 tấn) và chiếm 78% tổng khối lượng nhập khẩu cà phê của Nhật Bản. Brazil và Colombia chủ yếu xuất khẩu hạt cà phê Arabica, Việt Nam và Indonesia là nước xuất khẩu hạt cà phê Robusta. Trong số các quốc gia châu Phi, Ethiopia, nổi tiếng với sản lượng cà phê, đã xuất khẩu một lượng đáng kể sang Nhật Bản, với 8.446 tấn trên cơ sở khối lượng và 29,846 triệu USD trên cơ sở giá trị. Tanzania, nổi tiếng với cà phê Kilimanjaro, cũng xuất khẩu 12.088 tấn với giá trị 39,502 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2021. 5

Quốc gia xuất khẩu cà phê

Khối lượng (kg)

Giá trị (triệu USD)

Brazil

89.535.567

244,114

Việt Nam

64.041.243

123,989

Colombia

30.764.212

128,363

Indonesia

14.882.544

39,597

Guatemala

12.708.887

53,989

Tanzania

12.088.336

39,502

Ethiopia

8.455.645

29,846

Honduras

5.639.097

17,571

Switzerland

615.918

23,660

USA

1.590.026

22,879

Other

18.198.918

114

Dựa theo số liệu bảng trên, ta có tỷ trọng cà phê nhập khẩu vào Nhật Bản theo khối lượng và giá trị của các quốc gia như sau: Honduras 2% Ethiopia 3% Tanzania 5% Guatemala 5%

Other 7%

USA 3%

Other 14% Brazil 29%

Switzerland 3% Honduras 2%

Brazil 35%

Ethiopia 3%

Indonesia 6%

Tanzania 5% Guatemala 6%

Colombia 12% Việt Nam 25%

Indonesia 5%

Hình 2. Tỉ trọng khối lượng cà phê nhập khẩu theo quốc gia

Việt Nam 15% Colombia 15%

Hình 3. Tỉ trọng giá trị cà phê nhập khẩu theo quốc gia

Vì Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cà phê nhập khẩu lớn, vì thế Nhật Bản cần nghiên cứu và đưa ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ con người khỏi những nguy cơ gây hại từ hàng hóa nhập khẩu, …kiểm soát hàng nhập khẩu cà phê và sản phẩm cà phê phù hợp với các tiêu chu ẩn về an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và phù hợp nhu cầu của người dân trong nước. 6

1.3. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản hiện nay Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 1,565 triệu tấn cà phê ra thế giới, thu về kim ngạch xuất khẩu 2,74 tỷ USD.Trong đó, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ tư sau Đức, Mỹ và Italia, có xu hướng tăng tỷ trọng lượng cà phê xuất khẩu, chiếm 7% tổng khối lượng và 7% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Mặt hàng cà phê hiện đang đứng đầu về kim ngạch trong nhóm hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Từ năm 2017 đến nay, khối lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản không ổn định, kim ng ạch cũng biến động nhưng có xu hướng tăng trong 2 năm gần đây. Cụ thể, năm 2020, với 102,215 nghìn tấn cà phê, Việt Nam đã thu về từ Nhật Bản 180,503 triệu USD, tăng 2,18% về lượng và tăng 5,98% về giá trị, giá trị bình quân 3,22% so với năm 2019. Số liệu kim ngạch cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản giai đoạn 2017-2020 250

110 105

200

100 150 95 100 90 50

85

80

Lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

89.725 209.768

105.119 206.001

100.034 171.125

102.215 180.503

0

Cà phê Việt Nam đang chứng tỏ sự hiện diện của mình trong lĩnh vực cà phê đang ngày càng sôi động tại Nhật Bản và đang là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Việt Nam tận dụng sự gần gũi và giá rẻ để tiếp cận thị trường Nhật Bản - Tokyo và “đe dọa” vị trí hàng đầu của Brazil. Trong 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã cung cấp 25% sản phẩm cà phê nhập khẩu cho Nhật Bản. Hầu hết các hạt cà phê của Việt Nam thuộc giống Robusta, được biết đến là tương đối dễ trồng và chống lại bệnh tật và sâu bệnh – những yếu tố đảm bảo cho cây trồng ổn định. Những hạt cà 7

phê tạo ra một loại cà phê có vị hơi đắng, có hương vị ngọt hơn, dịu nhẹ hơn; trái ngược với những hạt cà phê Arabica đắt tiền hơn của Brazil. Robusta cũng đang giữ vai trò quan trọng trong thị trường sản xuất bia tại nhà, vì các nhà cung cấp trộn nó với Arabica để giảm giá. Robusta cũng được tìm thấy ở nhiều cửa hàng cà phê hơn và để tạo ra các nhãn hiệu riêng, có giá bình dân cho các nhà bán lẻ. Sự gần gũi mang lại cho Việt Nam và hạt Robusta một lợi thế tại thị trường Nhật Bản, vì việc vận chuyển từ Việt Nam hoặc các nhà sản xuất khác trong khu vực chỉ mất kho ảng một nửa thời gian so với vận chuyển Arabica từ Mỹ Latinh. Và trong số các nhà sản xuất cà phê tại Đông Nam Á, cơ sở sản xuất lớn hơn của Việt Nam cung cấp nguồn cung ổn định hơn. Một yếu tố khác đằng sau sự gia tăng của Robusta là tình trạng ảm đạm của ngành sản xu ất cà phê toàn cầu do biến đổi khí hậu. Khi nhiệt độ tăng và hạn hán tăng lên, hạt cà phê tốt sẽ ngày càng khó trồng. Một số ước tính dự đoán rằng khoảng một nửa “vành đai cà phê” nơi Arabica chất lượng cao được trồng – một dải kéo dài 25 độ bắc và nam của đường xích đạo – có thể không còn đạt hiệu suất vào năm 2050.

Chương II: Các quy định hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản đối với cà phê 2.1. Thuế quan Thuế quan Nhật Bản áp dụng 4 hệ thống thu ế như sau: - Thuế suất chung: mức thuế cơ bản căn cứ vào Luật thuế quan hải quan, áp dụng trong một thời gian dài. - Thuế suất tạm thời: là thuế suất trong một thời gian ng ắn, thay thế cho thuế suất chung. - Thuế suất ưu đãi phổ cập (GSP): là mức thuế áp dụng cho các nước đang phát triển hay các khu vực lãnh thổ. Mức thuế có thể thấp hơn mức thuế đang áp dụng cho các nước phát triển. Hệ thống GSP của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực vào từ ngày 1/8/1971. 8

- Thuế suất WTO: là mức thu ế căn cứ vào cam k ết WTO và các hiệp định quốc tế khác. Thuế quan đối với cà phê được thể hiện trong bảng dưới đây. Để áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước được ưu đãi, nhà nhập khẩu phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hệ thống ưu đãi tổng quát (GSP) (Mẫu A) do hải quan hoặc cơ quan cấp khác ở nước xuất khẩu cấp, cho Hải quan Nhật Bản trước khi thông quan nhập khẩu (không bắt buộc nếu tổng trị giá chịu thuế không lớn hơn ¥ 200,000). Chi tiết có thể được kiểm tra với C ục Hải quan và Thu ế quan của Bộ Tài chính. Nếu nhà nhập khẩu muốn kiểm tra phân lo ại thuế quan hoặc thuế suất trước, có thể thuận tiện để sử dụng hệ thống hướng dẫn trước đó, trong đó người ta có thể đặt câu hỏi và nhận trả lời trực tiếp, bằng văn bản hoặc qua e-mail. Mã H.S. 0901

11 12 21 22 90

Mô tả -000 -000 -000 -000 -100 -200

2101 -100 11 -210 -290 12 -110 -121 -122

Chung

Cà phê chưa rang, chưa tách caffein Cà phê chưa rang, đã tách caffein Cà phê rang, chưa tách caffein Cà phê rang, đã tách caffein Vỏ cà phê Sản phẩm thay thế cà phê có chứa cà phê Chiết xuất, tinh chất và cô đặc của cà phê 1. Chứa thêm đường 2. Khác a) Cà phê hòa tan b) Khác Các chế phẩm có thành phần chiết xuất, tinh chất và cô đặc 1. Chứa thêm đường 2. Khác a) Cà phê hòa tan b) Khác Các chế phẩm từ cà phê 1. Không ít hơn 30% thành phần sữa tự nhiên theo trọng lượng, tính theo chất khô

9

Free Free 20% 20% Free 20%

Thuế suất Tạm WTO thời Free Free 12% 12% Free 12%

GSP LDC

10% 10%

Free Free

Free

24%

24%

15%

12.3% 16%

8.8% 15%

Free

24%

24%

15%

12.3% 16%

8.8% 15%

Free

Free Free

Free Free Free

35% +799¥ /kg

Lưu ý: 1) Thuế quan khẩn cấp đặc biệt có thể được áp dụng ...


Similar Free PDFs